Bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm lớn? Nguyên nhân do đâu?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/03/2023 13:36:37

Vấn đề bé ăn chậm lớn dù cho ăn nhiều khá thường gặp ở rất nhiều các gia đình. Mặc dù đây không phải vấn đề quá nghiệm trọng về sức khỏe, tuy nhiên tình trạng này vẫn khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng. Vậy, nguyên nhân của tình trạng bé ăn chậm lớn do đâu? Phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Cùng Forikid TW3 tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân nào khiến cho bé ăn chậm lớn dù ăn nhiều?

1.1. Ăn nhiều nhưng thiếu dinh dưỡng

Các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt có thể khiến bé nhanh no nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại rất ít

Các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt có thể khiến bé nhanh no nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại rất ít

Điều đầu tiên dẫn tới việc bé ăn chậm lớn dù ăn nhiều mà mẹ có thể chú ý đó là chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng. Trẻ nhỏ thường hay thích ăn bánh kẹo, đồ ăn vặt, nước ngọt… Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của những món ăn vặt lại khá ít. Thông thường sẽ chỉ có đường, tinh bột, chất tạo màu và hương liệu.

Khi bé ăn những đồ này, bé sẽ cảm thấy nhanh no mà hàm lượng dinh dưỡng vào cơ thể lại rất ít. Điều này gây ra tình trạng không có đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Từ đó khiến trẻ chậm lớn dù ăn rất nhiều.

1.2. Ăn nhiều nhưng thừa dinh dưỡng

Không chỉ việc ăn nhiều nhưng thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng trẻ chậm lớn. Mà đôi khi việc ăn thừa các dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không phù hợp cũng khiến bé chậm lớn.

Không phải cứ ăn nhiều thịt là sẽ đủ dinh dưỡng và lớn khỏe

Không phải cứ ăn nhiều thịt là sẽ đủ dinh dưỡng và lớn khỏe

Rất nhiều mẹ thường nghĩ rằng, cho bé ăn nhiều thịt cá, ăn nhiều cơm… sẽ giúp bé lớn khỏe. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Vì như thế sẽ khiến các nhóm chất dinh dưỡng trong cơ thể mất cân bằng. Việc quá tập trung vào một nhóm dưỡng chất khiến cơ thể bị dư thừa các nhóm dưỡng chất đó. Trong khi đó, các nhóm dưỡng chất khác lại không được đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu.

Ăn uống không khoa học, thừa dưỡng chất có thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Khi bé ăn quá nhiều chất dinh dưỡng và không phù hợp với nhu cầu của trẻ. Tình trạng rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng quá trình hấp thu rất dễ xảy ra. Ngoài ra, nếu như mẹ tập trung vào các nhóm chất đạm, tinh bột… Bé sẽ rất dễ bị béo phì, tăng cân nhưng lại chậm phát chiều cao.

1.3. Khả năng hấp thu của bé kém

Khả năng hấp thu kém cũng là nguyên nhân dẫn tới việc bé ăn chậm lớn khá phổ biến

Khả năng hấp thu kém cũng là nguyên nhân dẫn tới việc bé ăn chậm lớn khá phổ biến

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé ăn chậm lớn dù cho bé ăn nhiều. Với khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa kém, bé sẽ không có đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng còi cọc, còi xương chậm lớn, chậm phát triển…

Việc bé hấp thu kém có thể là do hệ tiêu hóa thiếu men tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng hoặc do sử dụng kháng sinh. Đây là tình trạng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển của trẻ. Mẹ không nên chủ quan mà nên có ngay những biện pháp cải thiện một cách nhanh nhất.

1.4. Ảnh hưởng của bệnh lý

Một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ

Một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ

Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu, tiêu hóa gây ra tình trạng bé ăn chậm lớn. Mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý nếu như bé gặp phải các vấn đề như:

  • Trẻ bị giun sán: Giun sán ký sinh trong đường tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng ở cơ thể để phát triển và sinh sản. Vì vậy, dù trẻ ăn rất nhiều những vẫn bị thiếu dinh dưỡng.
  • Những vấn đề tiêu hóa: Một số vấn đề ở hệ tiêu hóa như: táo bón, chướng bụng, tiêu chảy… Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới việc hấp thu chất dinh dưỡng và khiến bé chậm lớn.
  • Cơ quan trong cơ thể bị suy yếu: Những cơ quan trong cơ thể bị suy yếu hay đang gặp vấn đề cũng có thể khiến bé ăn chậm lớn. Suy tuyến giáp, suy thận… là những bệnh lý phổ biến có thể khiến cơ thể kém phát triển.

1.5. Một số nguyên nhân khác

Còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng bé ăn chậm lớn

Còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng bé ăn chậm lớn

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ ăn chậm lớn còn có thể là vì một số lý do như:

  • Do trẻ quá hiếu động: Ở trẻ hiếu động, tiêu hao nhiều năng lượng dẫn đến quá trình chuyển hóa, trao đổi chất diễn ra quá nhanh. Dù chế độ dinh dưỡng đầy đủ bé vẫn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao.
  • Khoảng cách giữa các bữa không hợp lý: Nếu khoảng cách giữa bữa quá ngắn, thức ăn tích tụ trong đường ruột chưa kịp tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu. Ngược lại nếu khoảng cách quá dài sẽ không thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho trẻ. 
  • Thực đơn của bé không đa dạng: Thông thường để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thực đơn của trẻ phải có từ 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày. Vì vậy nếu mẹ xây dựng thực đơn không đa dạng sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất.

2. Phải làm sao khi trẻ ăn nhiều chậm lớn

Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng bé ăn chậm lớn dù ăn nhiều. Mẹ có thể áp dụng các biện pháp như sau giúp cải thiện tình trạng này.

2.1. Xem lại thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ

Điều đầu tiên cần thực hiện để cải thiện tình trạng bé ăn chậm lớn đó chính là xem lại chế độ dinh dưỡng của trẻ. Ở mỗi lứa tuổi, bé lại có một nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng khác nhau. Chính vì vậy, mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà cơ thể bé cần. Từ đó mới giúp cho bé phát triển đều đặn, cao lớn hơn mỗi ngày.

Bữa ăn của trẻ cần đủ các nhóm chất với tỉ lệ hợp lý

Bữa ăn của trẻ cần đủ các nhóm chất với tỉ lệ hợp lý

Hãy đảm bảo cơ thể bé được cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất: Đạm, đường bột, chất béo, Vitamin – khoáng chất. Đây là 4 nhóm dưỡng chất cơ bản đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà lại có trong các thực phẩm hằng ngày.

  • Nhóm chất đạm: Trứng, thịt gà, tôm, thịt bò, cá…
  • Nhóm đường bột: Ngũ cốc, đậu, khoai, ngô…
  • Nhóm chất béo: dầu, bơ, sữa nguyên kem, phomat…
  • Nhóm vitamin, khoáng chất: thịt đỏ,  rau xanh, sữa, hải sản, hoa quả…

2.2. Bổ sung thêm dinh dưỡng từ sữa công thức

Đối với những trẻ thiếu dinh dưỡng dẫn tới tình trạng bé ăn chậm lớn. Mẹ có thể nghĩ tới biện pháp sử dụng thêm sữa công thức để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Sữa công thức sẽ bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Sữa công thức sẽ bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Sữa không chỉ dễ uống, dễ hấp thu mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng như Canxi, Vitamin D, A… Bên cạnh đó, sữa công thức còn bổ sung enzyme, lợi khuẩn đường ruột… Nhờ vậy, bé được cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao và tăng cường khả năng hấp thu, tiêu hóa. Nhờ vậy, bé sẽ ăn ngon hơn, mau lớn cũng như tăng trưởng vóc dáng đều đặn hơn.

Môt lưu ý khi sử dụng sữa cho trẻ là hãy chọn lựa sản phẩm có thành phần dễ tiêu, tránh gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

2.3. Cải thiện hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Việc cải thiện khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa sẽ giúp cho hàm lượng dưỡng chất được hấp thu vào cơ thể bé đạt mức tối ưu nhất. Từ đó, bé sẽ mau lớn, phát triển đều đặn và có sức đề kháng tốt nhất. Một số biện pháp cải thiện có thể kể đến như:

  • Tăng cường hàm lượng men vi sinh, lợi khuẩn: Cho bé ăn thêm sữa chua, bơ lên men, phô mai, đậu Natto… Đây đều là những đồ ăn có hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp cho bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
  • Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa: Có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, thuốc bổ cho trẻ chậm lớn mà mẹ có thể sử dụng cho bé. Một trong số đó là Forikid TW3 với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm có công dụng: Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng. Ngoài ra còn hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón cho trẻ.

2.4. Có cữ giữa các bữa ăn hợp lý

Khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý sẽ giúp bé ăn được nhiều và hấp thu một cách hiệu quả nhất

Khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý sẽ giúp bé ăn được nhiều và hấp thu một cách hiệu quả nhất

Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý cũng là một cách cải thiện tình trạng bé ăn chậm lớn mà mẹ nên áp dụng. Thay vì chỉ có 3 bữa chính 1 ngày hoặc là để bé đói lúc nào ăn lúc ấy, mẹ hãy tạo một thời gian biểu về ăn uống cho bé.

Ngoài 3 bữa ăn chính vào buổi sáng, trưa, chiều; hãy có thêm những bữa ăn nhẹ với hoa quả, sữa chua, bánh ít đường… Vào thời điểm như giữa buổi sáng, hoặc giữa buổi chiều. Khoảng cách giữa các bữa ăn chính nên từ khoảng 4-5 tiếng, giữa bữa ăn phụ và bữa ăn chính là khoảng 2-3 tiếng.

2.5. Đa dạng thêm các món ăn và cách trang trí

Những món ăn đẹp mắt sẽ giúp cho bé hào hứng với bữa ăn và giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt hơn

Những món ăn đẹp mắt sẽ giúp cho bé hào hứng với bữa ăn và giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt hơn

Một trong những cách cải thiện vấn đề bé ăn chậm lớn mà mẹ có thể áp dụng đó là đa dạng thực đơn và cách trang trí. Việc đa dạng món ăn, thực đơn sẽ giúp bé được cung cấp đầy đủ và đa dạng dưỡng chất. Từ đó, cơ thể được đảm bảo có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Bé sẽ mau chóng lớn nhanh và cao khỏe hơn.

Bên cạnh đó, việc trang trí món ăn đẹp mắt cũng là cách giúp cho bé hào hứng với bữa ăn. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn, hấp thu tốt hơn.

2.6. Một số mẹo giúp trẻ lớn nhanh, phát triển đều

Giấc ngủ có tác động vô cùng quan trọng tới khả năng cao lớn và phát triển ở trẻ

Giấc ngủ có tác động vô cùng quan trọng tới khả năng cao lớn và phát triển ở trẻ

Ngoài một số cách cải thiện tình trạng bé ăn chậm lớn kể trên. Mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giúp bé hấp thu tốt, lớn khỏe.

  • Cho bé vận động: Mẹ có thể cho bé vận động nhẹ nhàng bằng các hoạt động: chạy nhảy, đi bộ, chơi cầu lông… Đây đều là những hoạt động phù hợp với lứa tuổi mà còn giúp tiêu hao năng lượng kích thích ăn ngon tiêu hóa tốt.
  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: Có một giấc ngủ đủ giấc sẽ giúp khôi phục và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa sẽ làm việc trơn tru, hiệu quả góp phần giúp bé cao lớn.
  • Tạo tâm lý thoải mái trong bữa ăn: Với tâm lý thoải mái, bé sẽ ăn được nhiều và hấp thu tốt hơn. Mẹ có thể cho bé ngồi cùng bàn ăn với gia đình, tránh quát mắng và luôn có sự khen ngợi đúng mực.

3. Có cần đưa trẻ tới cơ sở y tế?

Khác với khi trẻ biếng ăn chậm lớn, khi mà bé ăn chậm lớn không phải là vấn đề sức khỏe quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ vẫn nên đưa bé tới các cơ sở y tế để đảm bảo khả năng phát triển khỏe mạnh.

  • Trẻ chậm lớn trong thời gian dài: Nếu như việc bé chậm lớn dù ăn nhiều trong thời gian dài. Mẹ đã áp dụng các phương pháp khác nhau mà không thấy cải thiện. Việc đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám là điều nên làm.
  • Vóc dáng trẻ quá thua thiệt so với lứa tuổi: Nếu như bé có vóc dáng, chiều cao thấp bé hơn nhiều so với bạn cùng trang lứa. Mẹ cũng nên lưu ý và đưa bé đi khám kịp thời.
  • Có thêm các biểu hiện khác: Bé ngoài việc ăn chậm lớn còn có các biểu hiện như: mồ hôi trộm, nóng trong, quấy khóc… Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ vì rất có thể bé đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên đây, các bậc phụ huynh đã có được những biện pháp để cải thiện tình trạng bé ăn chậm lớn. Từ đó giúp bé nhà mình cao lớn, khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm lớn? Nguyên nhân do đâu?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC