Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? 15 loại lá trị rôm sảy tốt nhất cho bé

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 14/03/2023 11:54:54

Không phải mẹ nào cũng biết trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì. Sử dụng nước lá để tắm cho con như thế nào để mang lại hiệu quả trị rôm sảy tích cực. Dưới đây là hướng dẫn chọn lá tắm cho trẻ bị rôm sảy tốt nhất. Mẹ hãy tham khảo ngay nhé!

Nước tắm bằng lá thiên nhiên dịu nhẹ, an toàn cho trẻ bị rôm sảy

Nước tắm bằng lá thiên nhiên dịu nhẹ, an toàn cho trẻ bị rôm sảy

1. Hướng dẫn chọn lá tắm cho trẻ bị rôm sảy

Da của trẻ nhỏ rất yếu và dễ bị mẫn cảm. Vì thế, việc lựa chọn loại lá để tắm cho trẻ bị rôm sảy cần hết sức chú ý. Một số tiêu chí chọn lựa lá tắm các mẹ nên tuân theo bao gồm:

  • Nên lựa chọn những loại lá có tính mát. Bởi rôm sảy thường xuất phát từ nguyên nhân nóng bức trong cơ thể gây ra. Do đó, những loại lá có tính mát sẽ giúp làm mát, làm dịu da tốt hơn.
  • Loại lá được lựa chọn thành phần cần có chứa chất kháng viêm, sát trùng.
  • Lựa lá hợp cơ địa trẻ vì mỗi trẻ sẽ có cơ địa khác nhau. Và không phải loại lá nào cũng phù hợp với tất cả các bé.
  • Đảm bảo lá tắm được lựa chọn là loại lá an toàn. Nghĩa là lá đó không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không bụi bẩn, không mọc nơi ô nhiễm…

2. 12 Loại Lá trị rôm sảy tốt nhất cho bé

2.1. Lá chè xanh

Tắm nước chè xanh rất tốt cho trẻ bị rôm sảy

Tắm nước chè xanh rất tốt cho trẻ bị rôm sảy

Theo Đông y, lá chè xanh có tính hàn, vị chát ngọt, không độc, vào tâm, can, tỳ, phế, thận. Lá chè xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, làm lành thương tổn.

Đồng thời, trong lá chè xanh còn chứa EGCG và các tinh chất như: phenol, catechin. Nhờ đó, giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy sự tái sinh cấu trúc da. Đồng thời, cũng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch trên da. Vì vậy sử dụng lá chè xanh để đun nước tắm sẽ giúp đánh bay mụn nhọt, rôm sảy hữu hiệu.

Mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Lấy một nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch, loại bỏ lá úa, lá hỏng.
  • Bước 2: Đun sôi một nồi nước với lượng vừa đủ rồi cho lá chè và một chút muối hạt vào. Đun thêm hoặc ủ một lúc để các tinh chất trong lá chè chảy ra.
  • Bước 3: Chắt lấy phần nước rồi pha với nước đun sôi để nguội và tắm cho bé. Chú ý, tắm nhẹ nhàng phần da bị rôm sảy để không làm tổn thương da con.

2.2. Dùng lá khế chua cho bé bị rôm sảy

Theo Đông y, lá khế chua có vị chát, tính lạnh, có khả năng tản nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị các chứng lở, ngứa, mụn nhọt, mề đay do tích nhiệt trong người. Theo Tây y, lá khế chứa nhiều vitamin C, vitamin A, B5, B9 và nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn hiệu quả cho các trường hợp trị rôm sảy. Lá khế chính là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ bị rôm sảy nên tắm là gì.

Cách sử dụng như sau:

  • Bước 1: Sử dụng một nắm lá khế tươi, rửa sạch. Lưu ý, chọn lá không bị vàng, héo úa, hư hỏng.
  • Bước 2: Giã nát lá khế cùng với một chút muối hạt rồi chắt lấy nước.
  • Bước 3: Hòa nước lá khế vừa chắt được với nước ấm rồi tắm cho trẻ.

Với cách làm này, mẹ nên thực hiện tắm liên tục cho trẻ 1 lần/ngày trong vòng 3-4 ngày là tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện ngay.

2.3. Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá sài đất

Lá sài đất có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc trị rôm sảy hiệu quả

Lá sài đất có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc trị rôm sảy hiệu quả

Lá sài đất theo Đông y có vị ngọt, hơi chua, tính mát, được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu độc. Theo tây y, một số thành phần có tác dụng dược tính trong sài đất là phytosterol, caroten, chlorophylle, tanin, saponin, pectin, mucin, lignin, cellulose… giúp trị rôm sảy hiệu quả.

Để làm nước tắm bằng lá sài đất cho bé, mẹ cần chuẩn bị 300g lá sài đất tươi, một ít muối.

Đem lá sài đất rửa sạch, loại bỏ lá vàng, hỏng rồi cho vào ngâm với nước muối loãng. Sau đó cho lá sài đất vào cối, thêm một chút xíu muối giã nát rồi chắt lấy nước. Sử dụng nước vừa chắt pha với nước ấm rồi tắm cho bé.

2.4. Lá trầu không giúp bé rôm sảy hết ngứa

Trầu không luôn được biết đến là loại lá cây có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, khử trùng. Được sử dụng để trị một số bệnh lý trên da như viêm da, mẩn ngứa, rôm sảy… Đặc biệt, thành phần chứa polyphenol có tác dụng giảm đau, viêm, sưng tấy hiệu quả.

Chính vì những công dụng tuyệt vời đó của lá trầu không mà nó được sử dụng để nấu nước tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ bị rôm sảy.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu gồm có 2-3 lá trầu không tươi, không nên chọn lá vàng hoặc quá non.
  • Cách làm: Lá trầu không sau khi rửa sạch thì vò nát rồi cho vào bát đổ ngập nước sôi vào, hãm khoảng 10-15 phút như hãm nước chè rồi chắt lấy nước pha với nước sôi để nguội tắm cho bé liên tục mỗi ngày cho đến khi bé hết rôm sảy.

2.5. Tắm cho bé bị rôm sảy bằng lá kinh giới

Kinh giới vừa là một loại rau thơm vừa là một loại thảo dược có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên, được sử dụng để điều trị một số bệnh da liễu như rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả.

Cách đun nước tắm cho bé bằng lá kinh giới:

  • Bước 1: Kinh giới nhặt bỏ lá vàng, hỏng rồi đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi khoảng 1000ml nước, sau đó cho lá kinh giới và một chút muối hạt vào đun thêm 2-3 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bước 3:  Chắt lấy phần nước, bỏ phần lá rồi hòa với nước sôi để nguội và tắm cho bé.

Chỉ sau vài ba lần tắm bằng nước lá kinh giới là rôm sảy trên người bé sẽ giảm đi đáng kể.

2.6. Lá tía tô

Theo y học hiện đại, tinh dầu lá tía tô có khả năng chống oxy hóa, dị ứng và các viêm nhiễm trên da an toàn, không gây phản ứng phụ. Vì vậy, lá tía tô được dùng để tắm cho trẻ nhỏ bị rôm sảy hoặc phòng ngừa rôm sảy.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát lá tía tô rồi chắt lấy nước.
  • Bước 3: Hòa nước lá tía tô với nước ấm rồi tắm cho bé hoặc cũng có thể sử dụng trực tiếp nước lá tía tô để chấm lên vùng da bị rôm sảy của con.

2.7. Lá nhọ nồi (cỏ mực)

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì tốt thì không thể thiếu là nhọ nồi. Theo đông y lá nhọ nồi có tác dụng trị rôm sảy cực kỳ hữu hiệu.

Cũng như những loại lá khác, để làm nước tắm trị rôm sảy cho con từ lá nhọ nồi các mẹ có thể sử dụng trực tiếp lá tươi giã nát, chắt lấy nước rồi hòa với nước ấm tắm cho con hoặc cũng có thể đun sôi, để nguội tắm cho bé đều có tác dụng trị rôm sảy.

2.8. Lá mảnh bát

Cây mảnh bát có tác dụng tiêu viêm nhanh liền mụn rôm cho trẻ

Cây mảnh bát có tác dụng tiêu viêm nhanh liền mụn rôm cho trẻ

Lá mảnh bát có tác dụng hạ nhiệt, chống ngứa, tiêu viêm, vì vậy được dân gian sử dụng để trị rôm sảy và một số bệnh ngoài da hiệu quả.

Chỉ cần sử dụng một nắm lá mảnh bát, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi một lúc, sau đó tắt bếp, để nguội là có thể tắm ngay cho trẻ.

2.9. Lá dâu tằm

Theo đông y, lá dâu tằm có vị ngọt tính hàn, có khả năng tản nhiệt vì vậy sử dụng lá dâu tằm để trị rôm sảy ở trẻ nhỏ có hiệu quả tuyệt vời mà không gây kích ứng da.

Để trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả nhất thì nên đun nước lá dâu tằm rồi tắm cho trẻ. Cách thực hiện này khá đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 200g lá dâu tằm, 5 lít nước.
  • Cách làm: Lá dâu tằm rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng một lúc để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Sau đó vớt ra cho toàn bộ lá vào túi vải rồi cho vào nồi đun với 5 lít nước. Đun đến khi sôi tầm 2 phút thì tắt bếp. Tiếp đến, chờ nước nguội rồi lấy nước tắm cho bé.

Với cách làm này, nên thực hiện liên tục trong 3-5 ngày để có tác dụng trị rôm sảy tốt nhất.

2.10. Lá tràm

Lá tràm chứa rất nhiều tinh dầu, vì vậy rất tốt để xông hơi trị cảm cúm cũng như trị rôm sảy cho trẻ.

Cách thực hiện: Sử dụng một nắm lá tràm tươi, rửa sạch rồi đun nước tắm cho bé. Trong trường hợp không có lá tràm tươi thì mẹ có thể sử dụng dầu tràm pha với nước tắm cho bé cũng có hiệu quả tương tự.

2.11. Lá ngũ trảo

Lá ngũ trảo hay còn gọi là mẫu kinh, hoàng kinh, chân chim thường được dân gian sử dụng để giảm sốt, điều trị xương khớp và các bệnh da liễu như ghẻ lở, rôm sảy.

Các mẹ lấy một nắm lá ngũ trảo rửa sạch rồi cho vào nồi đun với một lượng nước vừa đủ. Sau khi đun sôi 2-3 phút thì tắt bếp, chờ đến lúc nguội là có thể tắm cho con.

2.12. Lá mướp đắng

Theo Đông y, lá mướp đắng (hoặc quả mướp đắng) có tính hàn, chống sưng, viêm, giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sử dụng 1 nắm lá mướp đắng, rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát lá mướp đắng rồi cho vào khăn vải màn, vắt lấy nước.
  • Bước 3: Hòa nước vừa vắt được với nước ấm rồi tắm cho bé. Thực hiện liên trong mỗi ngày đến khi bé khỏi rôm sảy thì dừng.

3. Một số loại nước tắm khác cho trẻ

3.1. Rau sam

Rau sam có tính kháng viêm, sát trùng trị rôm sảy hiệu quả

Rau sam có tính kháng viêm, sát trùng trị rôm sảy hiệu quả

Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì tốt không thể không nhắc đến rau sam. Rau sam có khả năng chống viêm nhờ tác dụng của chất nhầy, thành phần chứa omega-3 và một số khoáng chất. Ngoài ra, rau sam còn chứa nhiều chất có giá trị chống oxy hóa cao như vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene, glutathione.

Để trị rôm sảy cho trẻ, mẹ chỉ cần sử dụng một nắm rau sam, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, chắt lấy nước, pha với nước ấm dùng tắm cho bé mỗi ngày là rôm sảy ở trẻ sẽ được cải thiện ngay.

3.2. Nước cốt chanh

Trong nước cốt chanh có nhiều acid có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, chanh cũng là loại quả chứa nhiều vitamin C, có tác dụng giúp phục hồi làn da bị tổn thương. Chính vì vậy, sử dụng nước cốt chanh để tắm cho bé bị rôm sảy sẽ giúp cải thiện tình trạng rõ rệt.

Mẹ lấy 1 đến 2 quả chanh tươi, vắt lấy nước rồi hòa vào nước tắm của bé. Lưu ý, không nên sử dụng quá nhiều chanh bởi chanh chứa nhiều acid nên khi tắm sẽ khiến bé bị đau, rát.

3.4. Hạt cây thì là và dầu dừa

Với phương pháp này, mẹ sử dụng hạt cây thì là giã nát rồi trộn với dầu dừa, thoa lên vùng da bị rôm sảy của bé. Giữ yên trong khoảng 1 giờ đồng hồ rồi tắm sạch lại cho bé sẽ giúp “đánh bay” những nốt rôm sảy khó chịu.

3.5. Cỏ mần trầu

Theo Đông y, mần trầu có vị đắng, tính mát nên có tác dụng trị rôm sảy, mụn nhọt, ban đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mẹ hãy dùng 1 ít lá cỏ mần trầu, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Sau đó, lọc lấy phần nước, bỏ bã rồi chờ nước nguội thì tắm cho trẻ.

Tuy nhiên, cỏ mần trầu có tác dụng hiệu quả nhất với trường hợp trẻ bị ghẻ lở hoặc mụn nhọt hơn là rôm sảy.

3.6. Nước tắm từ bột yến mạch

Trong bột yến mạch có chất kháng viêm tự nhiên, vì vậy sẽ giúp các nốt rôm sảy nhanh lành.

Mẹ chỉ cần xay nhuyễn bột yến mạch rồi hòa với nước tắm. Tốt nhất là sử dụng nước đun sôi để nguội để tắm cho trẻ là an toàn nhất.

Sau khi tắm xong thì tráng lại người cho bé rồi lau khô. Thực hiện liên tục, đều đặn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4. Lưu ý khi tắm dùng lá tắm trị rôm sảy cho trẻ

Như những cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em khác. Khi dùng lá tắm cho trẻ cũng có một số lưu ý mẹ cần biết.

  • Chỉ áp dụng nước lá để tắm cho con trong trường hợp rôm sảy nhẹ, thường là giai đoạn khi con mới bị.
  • Tuyệt đối không tắm nước lá cho con khi rôm sảy có mưng mủ, nhiễm khuẩn, sưng đỏ, viêm nặng.
  • Trước khi tắm nên thử thoa nước lá lên vùng nhỏ trên da con để kiểm tra sự phản ứng trên da con. Từ đó giúp nhận biết da bé có bị dị ứng với loại lá đó không.
  • Không nên nấu nước lá quá đặc. Bởi nước lá đặc thường chứa nhiều bột lá, khiến bé bị ngứa hoặc làm nốt rôm lan rộng.
  • Đảm bảo rửa và ngâm lá thật sạch để loại bỏ hết các chất bụi bẩn, sâu… có thể gây hại cho da.
  • Chú ý nhiệt độ nước khi tắm. Không tắm nước quá nóng vì làm cho da con bị khô và thêm khó chịu.
  • Không nên tắm cho trẻ quá lâu vì con có thể cảm lạnh.
  • Một số loại lá khi tắm xong cần tráng lại người bằng nước sạch để tránh bột lá gây khó chịu cho con.
  • Không kì cọ mạnh trong lúc tắm vì làm vùng da bị rôm sảy trầy xước và lan rộng.
  • Luôn để da bé được thông thoáng, để da được “thở”.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp rôm sảy mưng mủ, gây đau.

Hy vọng với những chia sẻ này, các mẹ đã trả lời được câu hỏi trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì. Từ đó điều trị dứt điểm rôm sảy giúp bé không còn ngứa ngáy khó chịu.

Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? 15 loại lá trị rôm sảy tốt nhất cho bé
4 (80%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC