[Tổng hợp] Trẻ bị RÔM SẢY: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách ĐIỀU TRỊ

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/03/2023 13:50:36

Mùa hè đến là nỗi lo trẻ bị rôm sảy lại xuất hiện khiến mẹ lo lắng không yên. Thế nhưng rôm sảy có thể điều trị tại nhà hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé.

1. Rôm sảy ở trẻ là thế nào? Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy là bệnh da liễu ở trẻ nhỏ, là tình trạng trên da xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti, có dịch trong, xuất hiện ở mặt, chân, tay, lưng… Có 3 loại rôm sảy chính là tinh thể, sần đỏ và rôm sâu.

Những vết rôm sảy ở trẻ thường xuất hiện trên mặt và nhiều vị trí hở khác của cơ thể

Những vết rôm sảy ở trẻ thường xuất hiện trên mặt và nhiều vị trí hở khác của cơ thể

Trẻ bị rôm sảy thường phổ biến vào mùa hè, tuy nhiên, không vì thế bố mẹ mà chủ quan. Vì rôm sảy cũng có khả năng xuất hiện vào các thời điểm khác trong năm, bởi nguyên nhân không chỉ đến từ thời tiết.

Một vài dấu hiệu rôm sảy ở trẻ nhỏ thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Mẩn đỏ, mụn nước xuất hiện trên da khá nhiều. Các nốt rôm sảy xuất hiện theo từng đám và tập trung ở nơi có nhiều tuyến mồ hôi như ngực, lưng và trán…
  • Bé cảm thấy khó chịu với những nốt rôm sảy và không ngừng gãi. Tuy nhiên, càng gãi vết rôm càng lan rộng.
  • Xuất hiện tổn thương da trong và sau khi nốt rôm lặn, có khả năng để lại sẹo trên da bé khi bệnh đã hết.

2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rôm sảy ở trẻ

Thời tiết là một trong những nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ. Nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.

2.1. Tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh

Đây là một trong các nguyên nhân gây ra trẻ bị rôm sảy thường thấy nhất. Khi mà tuyến mồ hôi chưa được phát triển toàn diện, việc bài tiết mồ hôi sẽ gặp nhiều khó khăn. Bã nhờn và chất bẩn tích tụ ở lỗ chân lông, kết hợp với mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển. Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh và bé dưới 1 tuổi.

2.2. Cơ thể của trẻ đang bị nóng trong

Đổ mồ hôi quá nhiều do nóng trong cũng gây nên tình trạng rôm sảy ở trẻ

Đổ mồ hôi quá nhiều do nóng trong cũng gây nên tình trạng rôm sảy

Khi bị nóng trong, cơ thể sẽ tìm cách cân bằng, giải nhiệt bằng cách thoát mồ hôi ra ngoài. Mồ hôi xuất hiện liên tục và không được lau đi, khi gặp bụi bẩn sẽ khiến rôm sảy xuất hiện.

Ngoài ra, trẻ bệnh sốt hoặc bị bệnh cũng có thể bị nóng trong. Do đó, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

2.3. Vi khuẩn gây rôm sảy trên da trẻ

Vi khuẩn trên da cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị rôm sảy thường thấy. Những vi khuẩn xuất hiện trên tế bào da có thể gây ra tình trạng bít tắc hoặc khiến trẻ gãi ngứa. Từ đó gây nên rôm sảy trên da một cách hoàn toàn tự nhiên.

Những vi khuẩn này có thể đến từ các tiếp xúc thường ngày, việc vệ sinh không sạch sẽ… Từ những nguồn này, vi khuẩn xâm nhập và gây ảnh hưởng tới da của bé, dẫn tới rôm sảy, ngứa ngáy, ửng đỏ…

2.4. Nguyên nhân tới từ môi trường, thời tiết

Thời tiết nóng bức cũng khiến trẻ dễ bị rôm sảy, mẩn ngứa hơn

Thời tiết nóng bức cũng khiến trẻ dễ bị rôm sảy, mẩn ngứa hơn

Môi trường và thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới da và các vấn đề trên da của trẻ. Bé sẽ dễ gặp phải các vấn đề như rôm sảy, mẩn ngứa… Nếu như ở trong những thời tiết nóng ẩm như ở môi trường ở Việt Nam. Lúc này da sẽ khó để đào thải mồ hôi và bã nhờn, khiến da bị bít tắc và gây rôm sảy ở trẻ.

2.5. Trẻ bị rôm sảy do quần áo

Nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ một phần có thể đến từ quần áo bé đang mặc. Một số vấn đề có thể kể đến như:

  • Quần áo quá chật: Mặc đồ chật khiến da “bí bách” và mồ hôi không đào thải, đọng trên da. Bã nhờn, bụi bẩn có thể tích tụ và tạo thành mụn nhọt, rôm sảy. Mặc quần áo chật còn khiến bé gãi nhiều hơn, làm vết rôm lan rộng ra xung quanh.
  • Rôm sảy do chất vải: Chất liệu vải không tốt hoặc không phù hợp sẽ khiến cho da bé bị kích ứng. Từ đó, da sẽ dễ bị nổi rôm sảy, kích ứng hơn. Không chỉ vậy, chất liệu vải còn có thể gây ra những căn bệnh ngoài da khác cho trẻ.

3. Điều trị rôm sảy ở trẻ như thế nào?

Theo các bác sĩ, rôm sảy không quá nguy hiểm và có thể tự hết được khi giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ và luôn giữ cơ thể mát, không bị nóng trong. Nhưng mẹ có thể giúp bé khỏi nhanh hơn với các cách trị rôm sảy cho trẻ dưới đây.

3.1. Tắm lá cho trẻ để trị rôm sảy

Trị rôm sảy ở trẻ bằng cách tắm lá là biện pháp tự nhiên, có thể làm tại nhà với nhiều loại lá trong vườn rất dễ tìm như lá dâu tằm, lá khế, lá sài đất, chè xanh… Các loại lá này có chứa chất kháng khuẩn, làm mát, làm săn se vết rôm nhanh chóng. 

Tắm lá để trị rôm sảy ở trẻ là cách điều trị hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ

Tắm lá là cách điều trị hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ

Tuy nhiên, tắm lá chỉ hiệu quả với rôm sảy nhẹ, mới xuất hiện và chưa lan rộng. 

Khi sử dụng, mẹ nên chọn lá không bị sâu bệnh, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi đun thành nước tắm, pha thêm với nước sạch. Sau khi tắm xong, mẹ nên tráng người cho bé một lần nữa để bọt lá không đọng trên da. 

3.2. Chữa rôm sảy cho bé bằng thực phẩm

Thông qua thực phẩm, mẹ có thể giúp con hạ nhiệt cơ thể từ bên trong. Cơ thể được thanh lọc và hết nóng thì tự khắc bệnh rôm sảy cũng chấm dứt. Thêm nữa, thực phẩm còn tăng thêm dưỡng chất cải thiện sức khỏe, phòng chống dị ứng, vi khuẩn gây rôm sảy.

Một số thực phẩm tốt cho trẻ bị rôm sảy như: rau xanh (rau mồng tơi, rau dền, rau muống…), trái cây tươi (bưởi, cam quýt, dưa hấu, việt quất…) và cây họ đậu. Mẹ có thể linh hoạt chế biến và kết hợp các nhóm thực phẩm này với nhau. Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy ăn nhiều nhóm thực phẩm này để có nguồn sữa mát cho bé.

3.3. Sử dụng sản phẩm bôi da

Đây là phương pháp dễ áp dụng, không tốn nhiều thời gian và cho hiệu quả nhanh. Chất kem làm mát và làm dịu ngứa ngáy, các chất kháng viêm, kháng khuẩn sẽ khiến rôm sảy biến mất nhanh chóng.

Sử dụng các sản phẩm ngoài da cũng là cách để bé hết tình trạng rôm sảy trên da

Sử dụng các sản phẩm ngoài da cũng là cách để bé hết tình trạng rôm sảy trên da

Có hai sản phẩm phổ biến là:

  • Phấn rôm: Chỉ dùng khi rôm sảy mới xuất hiện, chưa bị vỡ bọng nước, chưa lan rộng. Mẹ nên lấy một lượng nhỏ và vỗ nhẹ lên da bé sau khi đã tắm sạch sẽ và lau khô người.
  • Kem trị rôm sảy: Nên chọn sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên và hỏi ý kiến chuyên gia kỹ càng để tránh những thành phần gây kích ứng.

3.4. Giải nhiệt trong cơ thể cho bé

Giải nhiệt là cách điều trị tốt nhất để trị bệnh rôm sảy do nóng trong người. Mẹ có thể cho trẻ uống nước hoa quả, nước lá có tính mát, bổ sung món ăn mát…

4. Cách phòng chống tình trạng rôm sảy ở bé

Một số cách sẽ giữ cơ thể luôn mát mẻ, tránh ra mồ hôi quá nhiều hoặc đọng lại trên da mà mẹ nên áp dụng đó là:

  • Cho trẻ mặc đồ rộng rãi: Quần áo cần ưu tiên sự thoải mái, chất liệu mềm mại, thấm mồ hôi tốt. Tránh các loại vải cứng, dễ gây tổn thương, bó quá sát.
  • Chọn quần áo với chất vải an toàn: Các chất liệu được khuyến khích là cotton 100%. Đây là chất liệu dễ thấm hút mồ hôi và an toàn cho sức khỏe làn da và cơ thể bé nói chung.
  • Cho bé ở không gian thoáng mát: Không nên cho trẻ nằm ngủ hoặc sinh hoạt trong không gian nóng bức. Bạn nên để bé có vùng sinh hoạt tự do và thoáng đãng, nhiệt độ phù hợp và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Tắm rửa thường xuyên cho con 1 lần/ngày. Tập thói quen tự vệ sinh sau những hoạt động ngoài trời.
  • Không thoa quá nhiều kem, phấn trên da: Tránh dùng quá nhiều phấn, kem có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó gây ra rôm sảy ở trẻ.

Với các kiến thức trên đây, hy vọng bố mẹ đã trang bị đủ thông tin hữu ích khi trẻ bị rôm sảy. Nếu mẹ cần giải đáp thêm thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi dưới bài viết này nhé!

[Tổng hợp] Trẻ bị RÔM SẢY: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách ĐIỀU TRỊ
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC