Trẻ bị rôm sảy KHÔNG NÊN ăn gì? 5 loại thực phẩm cần TRÁNH XA

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 13/03/2023 14:27:51

Ngoài việc chú ý tới các thực phẩm có thể bổ sung. Việc quan tâm tới trẻ bị rôm sảy không nên ăn gì cũng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho tình trạng rôm sảy ở trẻ không bị nặng thêm cũng như cải thiện tình trạng rôm sảy một cách tốt nhất.

1. Đồ chiên rán

Đồ ăn chiên rán có cảm giác no bụng và hương vị món ăn hấp dẫn, kích thích đối với cả người lớn, trẻ nhỏ. Thế nhưng đằng sau mùi vị thơm phức, màu sắc bắt mắt ấy là vô vàn tác hại không lường trước được đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nói chung.

Trẻ ăn đồ chiên rán nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong và khiến tình trạng rôm sảy tệ hơn

Trẻ ăn đồ chiên rán nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong và khiến tình trạng rôm sảy tệ hơn

Đồ ăn chiên rán cung cấp năng lượng lớn, thành phần dinh dưỡng chủ yếu là: Các chất béo no, bão hòa, đạm, glucid cùng với một lượng lớn Natri. Chưa kể khi chế biến, ở nhiệt độ cao các chất béo bị biến đổi thành các chất có hại như: Acrolein, Acrylamide, tran fats. Các chất này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, hoặc gan, thận.

Đặc biệt, chất béo gây chứng tích nhiệt, nóng trong. Do đó, trở thành một trong nguyên nhân và làm trầm trọng hơn tình trạng rôm sảy ở trẻ.

Một số món ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, sườn rán…

2. Đồ cay nóng

Ngoài việc cung cấp năng lượng trong bữa ăn, đồ cay nóng chứa thành phần như vitamin A, Vitamin C, capsaicin. Đồ ăn cay nóng luôn kích thích vị giác của mỗi người. Nhờ đó giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Ăn cay ở trẻ nhỏ hoàn toàn không hề tốt cho sức khỏe một chút nào

Ăn cay ở trẻ nhỏ hoàn toàn không hề tốt cho sức khỏe một chút nào

Ăn cay ở trẻ nhỏ hoàn toàn không hề tốt cho sức khỏe một chút nào

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây ra chứng ợ nóng. Hợp chất capsaicin trong đồ cay, làm chậm lại quá trình tiêu hóa, hấp thu ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, còn có thể gây: Đau dạ dày, tăng tiết chất nhờn, tích tụ nhiệt trong cơ thể sinh ra mụn nhọt,rôm sảy.

Mẹ cần tránh cho trẻ ăn nhiều một số món như mì tôm, ớt tiêu, ớt cay, sa tế….

3. Thực phẩm nhiều đường 

Các thực phẩm nhiều đường phổ biến như: Bánh kẹo, nước ngọt, kem, socola,… Đây thường là món ăn hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Các thực phẩm này có chứa: Lượng lớn carbohydrate, lipid, muối natri, chất điều vị, chất bảo quản và phụ gia công nghiệp. 

Bánh kẹo và các thực phẩm nhiều đường cũng gây ra tình trạng nóng trong ở trẻ

Bánh kẹo và các thực phẩm nhiều đường cũng gây ra tình trạng nóng trong ở trẻ

Nếu bé ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ gây ra nhiều tác động xấu như: Hỏng men răng, khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, thừa cân, béo phì, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Dung nạp lượng đường lớn sẽ hình thành chứng nóng trong, làm giảm sức đề kháng khiến trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy, viêm da.

4. Đồ có cồn, có ga, chứa caffein

Một trong những thủ phạm gây tích tụ nhiệt trong cơ thể là đồ uống có caffein, cồn, hoặc gas. Thông thường, nước ngọt có ga chứa các acid như malic, tartric, citric, phosphoric… cộng với chất đường.  Trong khi đó, bia chứa 3- 6% nồng độ cồn. Trong rượu nếp 5%, rượu trắng và rượu màu có độ cồn cao có khi đến 39%.

Mặc dù là thức đồ uống khoái khẩu nhưng mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước ngọt khi đang bị rôm sảy

Mặc dù là thức đồ uống khoái khẩu nhưng mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước ngọt khi đang bị rôm sảy

Còn cà phê chứa hàm lượng cao chất kích thích như cafein, acrylamide. Đó là các tác nhân gây hại làm hủy hoại men răng, gây sâu răng, ảnh hưởng tới tiêu hóa. Hơn nữa, còn có thể khiến suy giảm chức năng gan gây tích tụ nhiệt độc, tăng sinh bài tiết chất nhờn gây mụn nhọt, chốc lở, rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Mẹ nên hạn chế cho bé uống: Nước ngọt có gas, nước tăng lực, cà phê.

5. Hoa quả có tính nóng

Chôm chôm là một loại hoa quả có tính nóng mà bạn không nên cho trẻ ăn khi bị rôm sảy

Chôm chôm là một loại hoa quả có tính nóng mà bạn không nên cho trẻ ăn khi bị rôm sảy

Hầu hết chúng ta nghĩ ăn hoa quả trái cây nhiều sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải loại quả nào cũng như thế. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn hoa quả chứa nhiều đường khi bị rôm sảy. Bởi nó có thể tích tụ nhiệt, gây tăng thân nhiệt, mất nước suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể tự sinh mụn nhọt, rôm sảy.

Mẹ nên hạn chế các loại quả như: Mít, nhãn, vải, dưa hấu, xoài…

6. Một số lưu ý khác khi trẻ bị rôm sảy

Bên cạnh việc tránh các loại thực phẩm không tốt cho trẻ trong quá trình điều trị rôm sảy. Các mẹ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác để giúp việc trị rôm sảy cho trẻ đạt hiệu quả cao.

6.1. Bổ sung thực phẩm mát và đủ dinh dưỡng cho trẻ

Bên cạnh việc biết được trẻ bị rôm sảy không nên ăn gì. Việc mẹ thêm vào thực đơn của bé các thực phẩm có tính mát sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc… Từ đó cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ một cách nhanh và an toàn. Những thực phẩm này có thể kể đến như các loại rau: Diếp cá, rau má, rau dền… Các loại hoa quả: Cam, bưởi…

Bổ sung các loại trái cây như cam, bưởi... sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt và cải thiện tình trạng rôm sảy cho trẻ

Bổ sung các loại trái cây như cam, bưởi… sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt và cải thiện tình trạng rôm sảy cho trẻ

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên để ý cung cấp đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất: Đường, đạm, béo và vitamin khoáng chất. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Nhờ vậy vấn đề rôm sảy ở trẻ sẽ được giải quyết một cách tốt nhất.

Ngoài ra các mẹ nên cho bé uống nhiều nước hằng ngày. Điều này giúp thải độc cho cơ thể rất tốt.

6.2. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ bị rôm sảy

Bên cạnh việc để ý tới dinh dưỡng cho trẻ. Giữ vệ sinh cũng là một tiêu chí giúp việc điều trị rôm sảy ở trẻ hiệu quả nhất.

  • Tắm rửa thường xuyên: Điều này giữ da bé luôn khô thoáng, tránh bít tắc, hạn chế vi khuẩn hoạt động gây hại làm trầm trọng hơn chứng rôm sảy ở trẻ.
  • Chú trọng tới không gian: luôn vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn chiếu thường xuyên, hạn chế bụi bẩn và tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Đảm bảo trang phục luôn sạch: Luôn thay bỉm tã thường xuyên, mặc đồ thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc đồ quá chật, gây nóng bức và bí bách cho trẻ.

6.3. Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị rôm sảy

Từ xa xưa, các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên vẫn luôn là một phương pháp tuyệt vời giúp mẹ điều trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu các mẹ bận bịu và không có nhiều thời gian. Các mẹ có thể tìm hiểu các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược để an toàn cho trẻ.

Với những thông tin hữu ích trên đây, chắc hẳn các mẹ đã biết được trẻ bị rôm sảy không nên ăn gì. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Trẻ bị rôm sảy KHÔNG NÊN ăn gì? 5 loại thực phẩm cần TRÁNH XA
3 (60%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC