Nhận biết dấu hiệu trẻ bị rôm sảy

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 13/03/2023 16:15:53

Rôm sảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ vào các thời điểm thời tiết nóng nực hay ẩm ướt. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ bị rôm sảy đặc trưng nhất. Mẹ nên biết để sớm có biện pháp xử trí bảo vệ sự phát triển của con.

Xem thêm:

Rôm sảy là bệnh lý đặc trưng ở trẻ nhỏ

Rôm sảy là bệnh lý đặc trưng ở trẻ nhỏ

1. Sơ lược về rôm sảy

Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ

Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ

Rôm sảy là tình trạng bề mặt da xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti. Nguyên nhân do mồ hôi ứ đọng gây viêm da cùng bụi bẩn, tế bào chết trong lỗ chân lông. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ do chức năng của tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện.

Rôm sảy thường chỉ xuất hiện vào mùa nóng và có thể dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn. Trường hợp nhiễm khuẩn có thể xảy ra khi: Vùng da bị rôm không được vệ sinh sạch sẽ và bị trầy xước, tổn thương do gãi nhiều. Các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi trên cơ thể như: Trán, cổ, vai, lưng, nách,háng là những rôm sảy thường xuyên xuất hiện.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ gồm có:

  • Tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh.
  • Điều kiện thời tiết quá nóng, ẩm ướt.
  • Trẻ hoạt động nhiều dẫn đến tăng tiết mồ hôi quá mức mà không được vệ sinh đúng cách.
  • Bề mặt da bí bách do nằm nhiều, quấn chăn quá kỹ.
  • Vệ sinh không đúng cách.

Chi tiết: TOP 9 nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy

Để nhận biết bé có đang bị rôm sảy không, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

2.1. Nốt sần xuất hiện trên cơ thể

Rôm sảy xuất hiện thành từng đám hoặc mảng ở vùng cơ thể có nhiều tuyến mồ hôi như: Ngực, lưng, trán… Ở một số trẻ bị rôm sảy nặng, các mảng sẩn đỏ  có thể xuất hiện toàn thân.

2.2. Nổi nhiều sần đỏ màu hồng trên da

Nốt sần đỏ là dấu hiệu trẻ bị rôm sảy đặc trưng

Nốt sần đỏ là dấu hiệu trẻ bị rôm sảy đặc trưng

Quan sát vùng thương tổn phát hiện được các nốt sần thường có màu hồng và mụn nước nhỏ ở phía trên, thỉnh thoảng có mụn mủ trắng. Các nốt sần đỏ này có thể tự mất đi khi môi trường xung quanh mát mẻ và mức độ tiết mồ hôi trở về mức bình thường. Khi nốt sần lặn cơ thể để lại các vảy da màu trắng bị bong tróc nhưng không để lại sẹo hay biến đổi màu sắc da.

2.3. Trẻ bị ngứa ngáy, hay gãi

Tại các vùng bị rôm sảy thường xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến cho trẻ gãi gây sứt sát và có thể dẫn đến bội nhiễm. Trong trường hợp vết thương bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng có thể dẫn đến các bệnh lý viêm nang lông, mụn, nhọt.

3. Phân loại rôm sảy

Theo các bác sĩ, hiện nay rôm sảy ở trẻ được chia làm 3 loại chính bao gồm:

3.1. Rôm sảy dạng tinh thể

Rôm sảy dạng tinh thể không ảnh hưởng nhiều đến da bé

Rôm sảy dạng tinh thể không ảnh hưởng nhiều đến da bé

Rôm dạng tinh thể có tên khoa học là miliaria crystalina. Loại này thường xuất hiện khi tuyến mồ hôi của trẻ bị chậm phát triển và là thể nhẹ nhất vì chỉ gây ảnh hưởng tới ống tuyến trên cùng của da. Ngoài ra, trường hợp trẻ sốt cao cũng có thể bị rôm sảy tinh thể. Rôm sảy dạng tinh thể không gây ngứa ngáy hay sưng viêm nên ít khiến trẻ khó chịu

3.2. Rôm sảy đỏ

Rôm đỏ được gọi với tên khoa học là miliaria rubra. Thể rôm sảy này thường gây ra các tổn thương sâu trong da.  Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy đỏ là cơ thể xuất hiện các nốt mụn nước, mủ có chân đỏ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu rất dữ dội. Môi trường nóng, ẩm là điều kiện tốt nhất để gây ra rôm sảy đỏ ở trẻ nhỏ.

3.3. Rôm sảy sâu

Rôm sảy sâu còn được gọi với tên là miliaria profunda. Đây là loại rôm sảy gây tổn thương ở lớp sâu nhất của da. Tình trạng này thường là giai đoạn sau của rôm sảy đỏ và xuất hiện khi các tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng. Tuy nhiên, thể rôm sảy này là loại hiếm gặp nên các mẹ không cần quá lo lắng.

3. Làm gì khi trẻ bị rôm sảy

Vệ sinh đúng cách giúp khắc phục hiệu quả tình trạng rôm sảy ở trẻ

Vệ sinh đúng cách giúp khắc phục hiệu quả tình trạng rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy không chỉ gây nên tình trạng ngứa ngáy, đau rát mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trẻ luôn khó chịu và có cảm giác mỏi mệt, khiến trẻ ăn uống kém ngon miệng. Vậy, làm thế nào khi trẻ bị rôm sảy? Mẹ hãy thực hiện ngay những biện pháp dưới đây.

  • Lựa chọn chất liệu quần áo phù hợp: Mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo có chất liệu mềm, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bé bằng cách mặc quần áo phù hợp cho con, tránh mặc quá nhiều hoặc chật chội khiến con nóng nực, bí bách.
  • Điều chỉnh nhiệt độ môi trường của con: Mẹ nên dùng quạt thông khí hoặc điều hòa khi thời tiết quá nóng nực hoặc ẩm thấp để tránh tình trạng tuyến mồ hôi của con bị kích thích.
  • Vệ sinh cơ thể bé đúng cách: Mẹ nên lựa chọn các loại xà phòng tắm chuyên biệt cho trẻ nhỏ và điều chỉnh nhiệt độ nước vừa phải. Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho da của con.
  • Bảo vệ da cho con: Nếu cho bé đi tắm nắng, mẹ cần tìm hiểu kỹ thời gian tắm nắng phù hợp, tránh để con bị ảnh hưởng bởi các tia cực tím gây cháy nắng, bỏng rát cho con.
  • Tránh để con gãi lên vùng da bị rôm sảy: Mẹ có thể sử dụng các biện pháp giúp làm dịu vùng da bị rôm sảy cho bé, tránh tình trạng bé gãi nhiều làm trầy xước các nốt sần gây nhiễm trùng da.

Huy vọng các thông tin bài viết cung cấp đã giúp mẹ nhận biết các dấu hiệu trẻ bị rôm sảy. Từ đó có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp để giúp con sớm thoát khỏi tình trạng này.

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị rôm sảy
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC