Bé bị rôm sảy nên ăn gì? [ Chia sẻ kinh nghiệm cho mẹ] 

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 14/03/2023 11:26:09

Nếu mẹ đang loay hoay chưa biết bé bị rôm sảy nên ăn gì thì hãy xem ngay những kinh nghiệm thực tế từ chị Yến (Đống Đa) nhé.

Xem thêm:

Chị Yến đã chia sẻ với chúng tôi:

Không như đứa trẻ khác, bé nhà mình lên 2 tuổi mới xuất hiện rôm sảy, nhất là mùa hè. Cứ nóng một chút là con bị nổi rôm ở mặt, lưng, tay chân. Trên da xuất hiện nhiều mụn nước, mọc thành đám, hơi ửng đỏ. Có chỗ nặng thì con mọc mụn mủ, trầy xước đòi gãi liên tục.

Nhìn con nổi rôm sảy khắp người, ngứa ngáy, khóc lóc mà mình thương con kinh khủng luôn. Tìm hiểu kỹ mới biết nguyên nhân chính là do tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ. Vì thế mồ hôi dễ bị tắc bên dưới da. Bên cạnh đó, còn 1 số nguyên nhân khác như: Do khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, môi trường ô nhiễm, trẻ vận động nhiều, mặc quần áo chật,… Tất cả đều làm tăng nguy cơ bị rôm sảy. Vì thế, mình đã vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên. Ngoài ra, mình còn bổ sung các thực phẩm thanh mát, giải độc, có tác dụng tăng sức đề kháng. Nhờ thế, bé đã hết rôm sảy nhanh chóng và không còn khó chịu.

1. Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?

Bé bị rôm sảy nên ăn các loại thực phẩm có tính mát

Bé bị rôm sảy nên ăn các loại thực phẩm có tính mát

Một trong những cách chữa rôm sảy cho trẻ hiệu quả đó là: Bổ sung vào thực đơn các thực phẩm rau, củ, quả giải nhiệt. Mục đích là giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, hạn chế rôm sảy phát triển. Đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, trẻ suy dinh dưỡng lại càng dễ bị rôm sảy, mụn nhọt hơn. Do đó, mẹ nên tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ bằng: Các thực phẩm giàu vitamin C, sắt, kẽm, chất đạm…

Vitamin C có tác dụng: Chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng: Tạo hồng cầu, vận chuyển oxy, CO2 trong quá trình hô hấp, hỗ trợ hô hấp tế bào. Sắt tham gia vào thành phần của enzym trong hệ miễn dịch, giúp trẻ tăng cường sức khỏe tổng thể.

Chất đạm tham gia vào cấu tạo thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Vì vậy, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể, nâng cao sức đề kháng và đảm bảo cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh.

Kẽm có vai trò kích thích sự phát triển các tế bào lympho. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, sự tấn công của vi khuẩn virus.

1.1. Các loại đậu

Sữa đậu xanh có tác dụng thanh lọc giải độc cơ thể giảm tình trạng nổi rôm sảy ở trẻ

Sữa đậu xanh có tác dụng thanh lọc giải độc cơ thể giảm tình trạng nổi rôm sảy ở trẻ

Các mẹ hẳn không còn xa lạ với món ăn chế biến từ các loại đậu. Đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, lại giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt. Mẹ có thể nấu chè, nấu canh hoặc nước uống cho trẻ bị rôm sảy. Mẹ có thể tham khảo một số loại sau đây:

1.1.1. Đậu xanh

Giàu dinh dưỡng và cung cấp các chất thiết yếu như: Protein, vitamin B, C, E, tiền chất vitamin K, các nhóm nguyên tố vi lượng canxi, magie, sắt, kẽm, acid folic, chất xơ, chất chống oxy hóa. Theo đông y, đậu xanh có vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì thế, đậu xanh được sử dụng để chữa mụn, rôm sảy rất hiệu quả.

Mẹ có thể chế biến đậu xanh cùng một số nguyên liệu khác tạo thành các món dễ ăn như: Chè đậu xanh, bột ngũ cốc, sữa đậu xanh.

1.1.2. Đậu đen

Thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm: Protein, lipid, glucid, các acid amin (lysine, methionine, tryptophan…) , các vitamin A, B1, B2, các nguyên tố canxi, photpho, magie.

Công dụng nổi bật của đậu đen là: Giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể hạn chế mụn nhọt, rôm sảy, giúp da mịn màng, khỏe mạnh. Đồng thời giúp hạ huyết áp, bảo vệ tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa. Chính vì vậy đậu đen là thực phẩm không thể không nhắc đến khi bé bị rôm sảy.

Đối với trị rôm sảy, mẹ có thể rang lên đun lấy nước uống hoặc nấu chè cho bé.

1.1.3. Đậu đỏ

Chè đậu đỏ giúp thanh nhiệt giải độc bé bị rôm sảy nên ăn

Chè đậu đỏ giúp thanh nhiệt giải độc bé bị rôm sảy nên ăn

Đậu đỏ giàu giá trị dinh dưỡng, với các thành phần: Chất béo, đạm, đường, các vitamin (Vitamin A, vitamin nhóm B) và khoáng chất khác (kẽm, magie, photpho).

Công dụng: Kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra còn cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, có tác dụng nhuận tràng, thông ruột, giải độc cho ruột và gan một cách hiệu quả.

Giống với hai loại đậu trên, mẹ có thể chế biến các cách khác nhau như: Nấu chè, hoặc nấu nước cho bé uống hằng ngày, sẽ cải thiện tốt tình trạng rôm sảy.

1.1.4. Đậu hà lan

Cung cấp chế độ ăn với các thành phần: Giàu protein, chất xơ, acid folic, các vitamin nhóm B, C, K1, nguyên tố kim loại (mangan, kali và sắt). Trong đông y, đậu Hà Lan có vị ngọt, tính bình, không độc với công dụng: Giúp bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ,  thanh nhiệt, tiêu ung độc.

Mẹ có thể nấu chè, sắc nước uống hằng ngày cho bé, để đạt kết quả tốt nhất.

1.2. Các loại rau

1.2.1. Rau dền

Thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Rau dền đỏ có chứa: Vitamin A, các vitamin nhóm B (B1, B6, B12 ) cùng với hàm lượng khá lớn nguyên tố sắt, canxi. Nhờ thế công dụng của rau dền là: Giúp bổ sung canxi, cải thiện tình trạng thiếu máu. Đồng thời, giúp tiêu hóa tốt và thanh nhiệt thải độc, trị mụn nhọt cho cơ thể.

Mẹ có thể nấu canh rau dền cùng với tôm thịt. Mẹ cũng có thể làm súp rau củ cho bé ăn vào các bữa chính để giảm rôm sảy.

1.2.2. Khoai lang

Khoai lang giàu chất xơ, chứa nhiều tinh bột, protein đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho bé. Bên cạnh đó, khoai lang cung cấp: Nhiều beta-caroten, vitamin C, vitamin B6, vitamin D, magie, kali, sắt, và hợp chất chống oxy hóa.

Công dụng của khoai lang giúp nhuận tràng, có khả năng sát khuẩn và giải nhiệt tốt. Mẹ có thể luộc, hấp hoặc nấu chè cho bé.

1.2.3. Rau má

Canh rau má tôm thịt thanh nhiệt giải độc giảm mụn rôm mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên

Canh rau má tôm thịt thanh nhiệt giải độc giảm mụn rôm mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên

Rau má giàu hợp chất như: Beta carotene, sterol, saponin… các nguyên tố vi lượng Ca, Fe, Mg, Mn, Kali, kẽm và các loại vitamin. Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính bình và có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan, lợi tiểu, giúp sát trùng, chữa thổ huyết, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy.

1.2.4. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A, C, các chất chống oxy hóa như beta-carotene, lutein, zeaxanthin, folate, vitamin B6 (pyridoxine), và riboflavin, nguyên tố kali, mangan, đồng, canxi, magie.

Loại rau này có tính hàn, vị chua. Rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, giảm mụn nhọt, trị rôm sảy.

1.2.5. Rau sam

Đây là loại cây mọc phổ biến trong vườn, chứa nhiều chất tốt cho cơ thể như: Vitamin B1, B2, C, A, PP cùng rất nhiều khoáng chất khác. Theo đông y, rau có vị chua, tính hàn và có tác dụng: Thanh nhiệt và giải độc cơ thể, sát trùng, chống viêm kháng khuẩn tốt. Đồng thời giúp làm lành săn se vết thương, hiệu quả trong các trường hợp bị mụn nhọt, rôm sảy.

1.2.6. Rau ngót

Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A, C dồi dào hơn bưởi, cam, chanh… cùng nguyên tố vi lượng như Canxi, sắt.

Rau ngót có tính mát lạnh, có tác dụng lợi tiểu, bổ huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sinh cơ. Dùng tốt cho trường hợp bé bị rôm sảy, mụn nhọt, nóng trong.

1.3. Các loại trái cây dành cho bé bị rôm sảy

Bên cạnh bổ sung cho bé các loại rau xanh thì trái cây là thực phẩm không thể thiếu. Đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và carotenoids. Nhờ đó, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, thanh lọc và làm mát cơ thể hiệu quả. Có thể điểm danh một số loại quả sau đây:

1.3.1. Cam

Loại quả chứa lượng vitamin C khá nhiều, chất xơ, thiamin (vitamin B1), folate và chất chống oxy hóa. Giúp tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn chống viêm, đẩy lùi một số bệnh nhiễm trùng. Đồng thời giúp cơ thể thải độc và thanh lọc cơ thể.

1.3.2. Dâu tây

Dâu tây cung cấp hàm lượng vitamin lớn rất tốt cho sức khỏe bị rôm sảy

Dâu tây cung cấp hàm lượng vitamin lớn rất tốt cho sức khỏe bị rôm sảy

Dâu tây là nguồn cung cấp chất xơ, carbohydrate cùng vitamin C, mangan, folate (B9), Kali dồi dào … Có tác dụng chống oxy hóa, tốt cho tim mạch, người tiểu đường. Đồng thời, giúp thanh nhiệt, giải độc cực kì hiệu quả, cải thiện rôm sảy, mụn nhọt.

1.3.3. Chanh leo

Các acid amin (prolin, valine, tyrosine…), vitamin A , C của chanh leo tốt cho người bị suy nhược cơ thể.

Chanh leo có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tim mạch, giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra chanh leo còn cải thiện tiêu hóa, giúp làm mát, giải độc cho cơ thể.

1.3.4. Dưa chuột

Dưa chuột chứa nhiều nước, chứa protein, lipid, carbohydrate, Ca, Fe, Mg, P, vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, nhóm chất chống oxy hóa. Theo Đông y, dưa chuột có vị ngọt  mát, quy vào tỳ vị. Công dụng của dưa chuột là: Giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Vì thế được dùng trong các trường hợp: Sốt nóng, khát nước, đau sưng họng, phù nề, mụn nhọt, rôm sảy.

1.3.5. Bưởi

Bưởi là loại trái cây giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B, beta-carotene , axit folic, bioflavonoid, chất béo lành mạnh, protein, chất xơ, chất chống oxy hóa và enzyme.

Theo Y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có tác dụng lưu thông khí huyết, nhuận phế thanh tràng, bổ huyết kiện tỳ, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, giúp mát gan. Không chỉ giúp trẻ nhanh hết rôm sảy mà còn tăng cường sức đề kháng chống ốm vặt.

1.3.6. Dừa

Nước dừa là thức uống tự nhiên không chứa chất béo, ít năng lượng chứa glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein, vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg)… Dừa vị ngọt, tính bình có tác dụng sinh tân, lợi niệu sát trùng, do đó dùng trong trường hợp viêm nhiệt gây nhiệt miệng, rôm sảy mụn nhọt, háo khát.

1.4. Một số loại khác

1.4.1. Bột sắn dây

Nước bột sắn dây chữa rôm sảy rất hiệu quả bé nên uống thường xuyên

Nước bột sắn dây chữa rôm sảy rất hiệu quả bé nên uống thường xuyên

Củ sắn dây là loại củ chứa hàm lượng cao isoflavone gồm: Puerarin, daidzein C15H10O4, daidzein C21H20O9, tinh bột, chất xơ, phospho. Sắn dây có tính bình, vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt giải độc, có thể chữa bệnh cảm mạo, khát nước, phát sốt, nổi ban.

Ngoài ra sắn dây có tác dụng cải thiện tuần hoàn, chống loạn nhịp, trị mụn, tăng cường chống lão hóa được dùng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp cũng như chăm sóc sức khỏe.

1.4.2. Nước râu ngô

Râu ngô chính là bộ phận vòi và núm phơi khô của cây ngô. Các thành phần chính gồm: Saponin, tinh dầu, chất nhầy, muối khoáng, vitamin A, B1, B6, vitamin C, K..

Râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, thông gan mật, hạ huyết áp, thanh nhiệt, giải độc chữa bệnh chốc lở, rôm sảy tốt.

1.5. Các loại lá tốt cho bé bị rôm sảy

Một số loại lá, gia vị quen thuộc chính là lời giải đáp cho câu hỏi bé bị rôm sảy nên ăn gì giúp mẹ đánh bay rôm sảy ở trẻ nhỏ. Có thể kể tên một số loại như sau:

1.5.1. Lá kinh giới

Kinh giới là loại cây khá quen thuộc với nhiều người. Tinh dầu chính của Kinh giới chủ yếu là d-menthol, menthol racemic và một ít d-limonene. Cây Kinh giới có mùi thơm, vị cay, thường được sử dụng trong các trường hợp: Sốt, cần kháng khuẩn, lọc máu, lợi tiểu và chống siêu vi khuẩn cực kỳ tốt, thích hợp chữa bệnh viêm da như rôm sảy, mụn nhọt.

Chế biến: Ăn kèm lá kinh giới với các món rau sống, canh hầm thịt, sắc nước uống.

1.5.2. Lá sài đất

"<yoastmark

Toàn thân cây sài đất có chứa: Wedelolacton, isoflavonoid, caroten, saponin, tanin, một ít tinh dầu và rất nhiều các muối vô cơ. Đây là loài cây kháng khuẩn mạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc. Dùng chữa các bệnh mụn nhọt, chốc lở đinh độc, mẩn ngứa, rôm sảy.

1.5.3. Lá ngải cứu

Chắc hẳn mẹ nào cũng biết tới ngải cứu – vừa là vị thuốc, lại vừa loại rau quen thuộc. Theo đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, quy kinh tỳ, gan thận. Giúp cầm máu, chữa rối loạn kinh nguyệt, giảm đau nhức xương khớp, chữa mẩn ngứa rôm sảy và hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể.

Chế biến: Dùng thuốc sắc hoặc đắp lên người.

1.5.4. Lá nhài

Lá và hoa nhài đều là bộ phận có thể sử dụng làm thuốc. Thành phần chính của lá bao gồm tinh dầu, chất nhầy, béo. Lá nhài có vị cay, ngọt nhưng lại có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy nếu bé có thể trạng hay nóng trong, nổi mụn nhọt, nhiệt miệng, rôm sảy mẹ có thể dùng lá nhài để tắm hoặc sắc nước cho bé uống.

2. Thực phẩm trẻ bị rôm sảy không nên ăn

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm thanh nhiệt, làm mát cơ thể, mẹ nên hạn chế một số thực phẩm cay nóng, tích nhiệt như sau:

Đồ cay nóng (quế, ớt, tiêu) gây nóng trong, kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, tắc tuyến mồ hôi và tạo điều kiện cho rôm sảy cũng như mụn nhọt bùng phát. Hơn nữa thực phẩm này ăn nhiều gây hại cho dạ dày bé.

Đồ chiên rán: Đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo gây béo phì và gây tích tụ nhiệt, nóng trong cho bé. Vì thế khi bé bị rôm sảy ăn nhiều đồ dầu mỡ sẽ làm trầm trọng hơn chứng mụn nhọt rôm sảy.

Thực phẩm nhiều đường: bánh, kẹo, nước ngọt, kem có nhiều tác hại đối với trẻ như gây sâu răng, béo phì, chứng nóng trong khiến trẻ bị mụn nhọt rôm sảy

Cafein, đồ uống có cồn, gas: đây là loại thức uống sinh nhiệt khiến cơ thể nóng , nên hạn chế sử dụng trong những ngày hè nóng bức tránh rôm sảy, mụn nhọt.

3. Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị rôm sảy

Để điều trị rôm sảy cho bé dứt điểm, mẹ nên lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc bé:

  • Đối với chế độ ăn uống: cần xây dựng thực đơn với nhiều món dinh dưỡng, có sự cân đối giữa các thành phần, hạn chế đồ ăn chiên rán cay nóng, thực phẩm nhiều đường. Thức ăn nên tươi mới không nên bảo quản tủ lạnh quá lâu, nên uống đồ thanh mát, ít đá, không chứa chất kích thích có thể khiến cho tình trạng rôm sảy trở nên nặng hơn.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tạo không gian sống thoải mái, sạch sẽ. Tránh sự tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí. Thường xuyên lau dọn nhà cửa, chăn gối, nên tắm bé hằng ngày.
  • Mẹ nên chọn chất liệu áo quần thoáng mát, hút ẩm dễ dàng. Nên để con mặc rộng rãi để tránh gây cọ xát đến các nốt mẩn trên người bé.

Trên đây là những chia sẻ thực trong quá trình điều trị rôm sảy cho bé nhà mình. Hi vọng các mẹ sẽ bỏ túi thêm các phương pháp trị rôm sảy hiệu quả và không còn phải băn khoăn bé bị rôm sảy nên ăn gì nữa.

Bé bị rôm sảy nên ăn gì? [ Chia sẻ kinh nghiệm cho mẹ] 
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC