Con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 13/03/2023 15:41:56

Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì chế độ dinh dưỡng lại phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Vậy, con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì? Dưới đây là danh sách những thực phẩm, món ăn mẹ nên bổ sung vào thực đơn khi con bị rôm sảy.

Xem thêm: 

1. Thực phẩm cho mẹ khi con bị rôm sảy?

1.1. Thực phẩm nên ăn

Con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa

Con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa

Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ bị rôm sảy thì mẹ nên ăn các thực phẩm có tính mát  giúp thanh nhiệt, giảm nóng trong, giải độc hiệu quả. Bao gồm:

1.1.1. Các loại rau xanh

Một số loại rau mẹ nên ăn khi bé bị rôm sảy nhiều:

  • Rau má: Có vị đắng hơi ngọt, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
  • Rau diếp cá: Có vị chua, hơi tanh, có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và có khả năng điều trị một số bệnh do nóng trong gây ra.
  • Rau dền: Giúp giải nhiệt cho cơ thể mẹ nên ăn khi trẻ bị rôm sảy, rau dền có vị ngọt, tính mát không chỉ tốt cho mẹ sau sinh mà còn rất tốt cho bé.
  • Rau muống: Có tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện. Vì thế để thanh nhiệt cho cả mẹ và bé thì đừng quên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày.
  • Rau ngót: Là loại rau nên có trong bữa ăn của phụ nữ sau sinh bởi nó không chỉ giúp đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn mà còn giúp thanh nhiệt, giúp lợi tiểu, nhuận tràng.
  • Rau mồng tơi: Có vị chua, tính hàn, có công dụng tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc và đặc biệt là có công dụng trị rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ hiệu quả. Vì vậy, đây là loại rau các mẹ không thể bỏ qua khi bé bị rôm sảy.

1.1.2. Các loại củ

Khi con bị rôm sảy mẹ nên ăn những loại củ có tính mát sau:

Khoai lang: Có vị ngọt, tính mát, không độc, nhuận tràng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng và giúp bé dễ chịu, bớt ngứa hơn.

Củ cải: Có tính mát, điều hòa thân nhiệt rất tốt. Củ cải là lựa chọn rất tốt cho giải nhiệt giảm kích ứng da.

Củ mã thầy: Có vị ngọt, tính hàn, không độc, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Củ mã thầy có thể dùng ăn sống hoặc ép lấy nước uống đều được. Lưu ý, nên gọt vỏ trước khi dùng.

1.1.3. Các loại trái cây

Lê lựa chọn tuyệt vời cho mẹ khi con bị rôm sảy

Lê lựa chọn tuyệt vời cho mẹ khi con bị rôm sảy

Các loại trái cây có tính mát như cam, chanh, bưởi, dưa hấu, thanh long, lê… là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đặc biệt là với những mẹ có bé đang bú mẹ bị rôm sảy.

Trái cây họ bưởi: Giàu vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, đây cũng là những loại quả có tính mát, vì vậy nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mẹ khi bé bị rôm sảy.  Không nên sử dụng quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị đi ngoài phân lỏng.

Lê: Loại trái cây này có vị ngọt, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, trị ho, tiêu đờm. Vì vậy, các mẹ có thể ăn lê mỗi ngày hoặc ép lấy nước uống cũng sẽ giúp giảm các triệu chứng rôm sảy ở bé và giúp bé nhanh khỏi hơn.

Ngoài ra, các loại quả như dưa hấu, dưa chuột, cà chua, măng cụt, táo, dứa. đu đủ, dưa gang, dâu, chanh leo… cũng là những loại quả mà các mẹ nên ăn khi con bị rôm sảy.

1.2. Thực phẩm mẹ cần hạn chế

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn ở trên thì các mẹ cũng cần tránh những thực phẩm sau:

  • Thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ các mẹ cần tránh xa bởi chúng không chỉ gây nóng trong mà còn làm khó tiêu, dễ tăng cân..
  • Đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều tinh bột cũng cần hạn chế bởi sẽ làm cơ thể bị nóng trong nhiều hơn.
  • Thức ăn có các gia vị cay, nóng như ớt cay, hạt tiêu.
  • Các loại trái cây có tính nóng như xoài, nhãn, vải, đào, mít, sầu riêng… .

2. Món ăn cho mẹ khi con bị rôm sảy

2.1. Món canh

2.1.1. Canh khổ qua thịt nạc

Khổ qua hay mướp đắng, theo Đông y là loại quả có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, giải độc vì vậy rất tốt với trẻ bị rôm sảy.

Để chế biến món canh khổ qua thịt nạc, mẹ có thể tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 3 trái khổ qua, 300g thịt nạc đùi băm cùng một ít hành, ngò.
  • Bước 2: Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt và thái khúc tầm 5-6cm. Thịt băm nêm nếm gia vị, cho một chút hành lá, hạt tiêu vào để hương vị thơm hơn.
  • Bước 3: Nhồi thịt vào từng miếng khổ qua và bắc một nồi nước lên bếp đun sôi.
  • Bước 4: Sau khi nước sôi thì cho khổ qua vào, đun thêm tầm 5-10 phút tùy khẩu vị thích ăn nhừ hay không, khi gần tắt bếp thì nêm nếm lại nước canh để vừa miệng.

2.1.2. Canh rong biển

Canh rong biển có tính mát thanh nhiệt giải độc rất tốt cho mẹ và bé

Canh rong biển có tính mát thanh nhiệt giải độc rất tốt cho mẹ và bé

Rong biển có rất nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Trong đó có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, làm sạch máu nên là thực phẩm tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh có con nhỏ bị rôm sảy.

  • Chống viêm: Rong biển chứa carbohydrate có khả năng giảm viêm nhiễm.
  • Diệt khuẩn, làm sạch máu nhờ thành phần fertile clement – có khả năng điều tiết máu lưu thông, giúp tiêu độc và loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể.

Rong biển là thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ nên ăn thường xuyên.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Sườn bò, rong biển khô, gia vị.
  • Bước 2: Sườn bò rửa sạch rồi cho vào nồi ninh.
  • Bước 3: Rong biển ngâm nước cho nở ra rồi rửa sạch để ráo nước.
  • Bước 4: Nấu thịt bò mềm rồi thì cho rong biển (nên thái khúc ngắn để dễ ăn).
  • Bước 5: Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

2.1.3. Canh hoa thiên lý nấu cua

Hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, có công dụng giải nhiệt, chống viêm… chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C, B1, B2, PP, vitamin A, canxi, photpho, kẽm… .

Với trẻ bị rôm sảy thì hoa thiên lý là một thực phẩm tuyệt vời không thể bỏ qua. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày để giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Hoa thiên lý có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, và món canh hoa thiên lý nấu cua là một món ăn vô cùng hấp dẫn và giàu dinh dưỡng. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1kg cua đồng, 500g hoa thiên lý, bột canh, dầu ăn, hành băm.
  • Bước 2: Cua rửa sạch rồi xay và lọc lấy nước. Hoa thiên lý rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 2 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Bước 3: Lấy nước cua đã lọc cho vào nồi rồi thêm gia vị vào cho vừa miệng. Khi nước sôi thì cho hoa thiên lý vào, chờ nước sôi trở lại thì tắt bếp là hoàn thành món ăn.

2.2. Các món cháo

2.2.1. Cháo đậu xanh thịt gà

Cháo đậu xanh thịt gà có tác dụng giải độc, chứa nhiều sinh dưỡng mẹ nên ăn khi con bị rôm sảy

Cháo đậu xanh thịt gà có tác dụng giải độc, chứa nhiều sinh dưỡng mẹ nên ăn khi con bị rôm sảy

Cháo gà đậu xanh vừa cung cấp dinh dưỡng cho các mẹ bỉm sữa đang cho con bú, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc chính là lời giải đáp cho câu hỏi con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì.

Cách nấu món cháo thịt gà đỗ xanh:

  • Bước 1: chuẩn bị ½ con gà, 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ, 100g đậu xanh và một số gia vị khác.
  • Bước 2: thịt gà rửa sạch, để nguyên và cho vào nồi nước đun sôi. Lưu ý, cho vào 1 ít gừng đập dập để khử mùi tanh của gà.
  • Bước 3: gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh đem vo sạch, để ráo nước.
  • Bước 4: khi nồi luộc gà sôi thì cho toàn bộ gạo và đậu vào ninh lửa nhỏ khoảng 5 phút.
  • Bước 5: vớt thịt gà ra rồi xé thành miếng nhỏ. Tiếp tục ninh nồi cháo đến nhừ.
  • Bước 6: khi cháo đã nhừ thì cho thịt gà và nêm nếm gia vị vừa miệng là hoàn thành món cháo đậu xanh thịt gà thơm ngon.

2.2.2. Cháo bí xanh tôm nõn

Món cháo bí xanh tôm nõn vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mẹ nên cho vào thực đơn hàng ngày.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 150g gạo tẻ, 80g tôm nõn, 100g bí xanh, hành tỏi băm, hành lá, rau mùi tàu, muối, dầu ăn.
  • Bước 2: Tôm rửa sạch, lột bỏ vỏ, chỉ đen và đầu rồi băm nhỏ. Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi thái mỏng. Các nguyên liệu còn lại sơ chế sạch, để ráo nước.
  • Bước 3: Đun sôi 1 nồi nước dùng vỏ tôm rồi vớt vỏ tôm ra, cho gạo vào đun nhỏ lửa đến khi sôi thì cho bí xanh vào. Tôm nõn băm thì phi hành tỏi thơm rồi cho vào đảo đều, nêm nếm 1 chút gia vị.
  • Bước 4: Cho tôm vào nồi cháo, ninh đến khi bí và gạo nhừ thì múc ra bát, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi trang trí thêm 1 chút hành lá, rau mùi tàu để món ăn hấp dẫn hơn.

2.3. Các loại chè

Các loại đậu, hạt sen luôn được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, làm mát, tiêu độc cho cơ thể. Mẹ có thể bổ sung như một bữa ăn nhẹ trong ngày để giúp bé nhanh hết rôm sảy.

2.3.1. Chè hạt sen, dừa

Chè hạt sen dừa có giúp tiêu độc cơ thể rất tốt cho trẻ bị rôm sảy mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Chè hạt sen dừa có giúp tiêu độc cơ thể rất tốt cho trẻ bị rôm sảy mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 300g hạt sen tươi bỏ tâm, 500g đường phèn, 200ml nước dừa non, 100g cùi dừa non.
  • Bước 2: Hạt sen rửa sạch rồi chần qua nước sôi (nên cho thêm 1 chút muối trắng để bớt vị nồng của sen).
  • Bước 3: Đun hạt sen với 400ml nước đến khi sôi thì ninh tiếp với lửa nhỏ.
  • Bước 4: Đến khi hạt sen nhừ thì cho đường phèn và nước dừa vào đun thêm khoảng 20 phút nữa là tắt bếp.
  • Bước 5: Múc chè ra bát, cho thêm cùi dừa non vào là hoàn thành món ăn.

2.3.2. Chè đậu xanh ( đậu đen, đậu đỏ … )

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 100g đậu xanh hấp chín, 2 muỗng canh bột sắn dây. đường phèn, ½ ống vani, 4 bát con nước.
  • Bước 2: Pha bột sắn dây với nước rồi cho thêm đường phèn, đậu xanh vào.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp vào nồi đun sôi thì nhắc xuống cho vani vào để món chè thơm hơn rồi múc ra bát ăn khi còn ấm.

Có thể thực hiện tương tự với đậu đen, đậu đỏ…

2.4. Sữa chua

Sữa chua là một món ăn tốt cho sức khỏe với hàm lượng canxi cao, đồng thời còn cung cấp lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là một món ăn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, đặc biệt là với mẹ bỉm sữa đang cho con bú.

Đối với trẻ bị nổi rôm sảy thì mẹ nên ăn sữa chua hoa quả, sữa chua thạch lá dứa sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn.

2.5. Các loại nước uống, trà

Chắc chắn trong thực đơn hàng ngày của mình không thể thiếu nước, nhưng mẹ nên dùng các loại nước mát hoặc các loại trà có tác dụng giải nhiệt.

2.5.1. Nước chanh leo

Nước chanh leo có tính mát giúp thanh lọc cơ thể mẹ rất tốt

Nước chanh leo có tính mát giúp thanh lọc cơ thể mẹ rất tốt

Nước chanh leo có chứa nhiều acid amin (proline, valine, tyrosine, threonine, glycine…), vitamin A, C rất tốt cho sức khỏe. Không những thế, theo Đông y, chanh leo có vị chua ngọt, tính mát, do đó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Cách pha nước chanh leo:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 quả chanh leo, đường kính trắng và ½ thìa cà phê muối.
  • Bước 2: Chanh dây cắt đôi, nạo lấy bên trong rồi cho vào cốc.
  • Bước 3: Cho thêm ½ thìa cà phê muối và lượng đường tùy theo khẩu vị thích ngọt nhiều hay ngọt ít rồi đánh đều cho đến khi màng bao quanh hạt chanh dây tách ra khỏi nhau.
  • Bước 4: Rót nước đun sôi để nguội vào ⅔ cốc nước, khuấy đều là hoàn thành ly nước. Có thể thêm đá lạnh để uống ngon hơn.

2.5.2. Nước atiso lá dứa

Atiso là thực phẩm giúp thanh lọc, giải độc gan và nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vì vậy, mẹ nên uống nước atiso mỗi ngày để giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 3 bông atiso, 4 viên đường phèn, 1 bó lá dứa.
  • Bước 2: Bông atiso rửa sạch rồi cắt bỏ phần cuống. Lá dứa rửa sạch và cuộn tròn lại.
  • Bước 3: Cho bông atiso và lá dứa vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi.
  • Bước 4: Đun nhỏ lửa cho đến khi bông atiso mềm thì cho đường phèn vào. Tiếp tục đun thêm 1 lúc để đường tan hết là hoàn thành thức uống atiso lá dứa.

Ngoài các loại nước kể trên thì nước rau má, đậu xanh, nước gạo lứt, trà khổ qua, hay trà bông cúc cũng là loại nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà các mẹ nên uống khi trẻ sơ sinh bú mẹ bị rôm sảy.

2.6. Sinh tố hoa quả

Con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì? - Sinh tố hoa quả cung cấp nhiều vitamin mẹ nên ăn để tăng cường sức đề kháng cho con

Con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì? – Sinh tố hoa quả cung cấp nhiều vitamin mẹ nên ăn để tăng cường sức đề kháng cho con

Với những loại quả có tính mát như dưa hấu, thanh long, dứa, dưa chuột, đu đủ… mẹ có thể chế biến thành các món sinh tố thơm ngon, mát lành và giàu dinh dưỡng. Vừa làm phong phú thêm thực đơn vừa thêm tính mát vào dòng sữa cung cấp cho bé.

3. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì khi trẻ bị rôm sảy mẹ phải làm sao? Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ nên thực hiện.

  • Giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, đặc biệt là vùng da nơi bị nổi rôm sảy.
  • Luôn giữ cho vùng da bị rôm sảy khô, thoáng.
  • Khi tắm cho bé nên tắm nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da của con.
  • Không sử dụng phấn rôm để thoa lên da bé, đặc biệt là vùng da bị rôm sảy vì phấn rôm chỉ có khả năng hút ẩm chứ không có tác dụng làm mát hay trị rôm sảy. Ngoài ra, sử dụng phấn rôm còn dễ gây nhiễm trùng, kích ứng da.
  • Sử dụng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên lưu ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Hy vọng với những chia sẻ này, giúp mẹ trả lời được câu hỏi “con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì?”. Tìm ra những thực phẩm tốt và những cách chế biến món ăn để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày giúp bé yêu khỏi rôm sảy nhanh hơn.

Con bị rôm sảy mẹ nên ăn gì?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC