Trẻ bị nước tiểu vàng có phải là bệnh không?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 03/01/2020 15:26:53

Chị Cẩm Tú – Ninh Bình hỏi: Chào chuyên gia. Bé nhà em hiện nay 3 tuổi. Mấy hôm nay em để ý thì thấy nước tiểu của bé có màu vàng đậm hơn bình thường. Bé vẫn ăn uống bình thường, không thấy biểu hiện lạ nào khác. Em muốn hỏi chuyên gia là trẻ bị nước tiểu vàng có bị bệnh gì không? Có ảnh hưởng gì tới đường tiết niệu của bé không ạ? Em xin chân thành cảm ơn.

Chuyên gia trả lời: Chào bạn Cẩm Tú. Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ gửi đến cho chúng tôi. Màu sắc và độ đặc của nước tiểu có thể phản ánh rất nhiều điều về sức khỏe. Các bác sĩ có thể dựa vào đó như một dấu hiệu của một số bệnh lý. 

Với tình trạng nước tiểu vàng đậm chỉ trong vài ngày và không có biểu hiện gì khác thì đây hoàn toàn không phải là biểu hiện bệnh lý. Do đó chị không cần quá lo lắng nhé. Tuy nhiên, nếu tình trạng nước tiểu vàng kéo dài thì cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

1. Nước tiểu vàng ở trẻ em có phải là bệnh? Thế nào là nước tiểu bình thường?

Theo Bác sĩ Jeffrey Jenkins – bác sĩ tiết niệu tại Methodist Physicians Clinic Regency. Nước tiểu của trẻ nhỏ chỉ có màu vàng sậm thì vẫn có thể tạm thời yên tâm được. Trẻ lúc này không gặp bệnh lý nguy hiểm mà chỉ là tình trạng nước tiểu bị cô đặc.

Độ đậm nhạt của nước tiểu theo thang đo y tế

Độ đậm nhạt của nước tiểu theo thang đo y tế

Màu sắc nước tiểu thành 6 màu. Mỗi màu sắc của nước tiểu có thể tiết lộ về tình trạng sức khỏe của chúng ta.

  • Trong suốt: Màu này phản ánh bé đang uống quá nhiều nước. Mẹ nên cắt giảm lượng nước uống mỗi ngày xuống một chút.
  • Màu vàng nhạt: Đây là màu nước tiểu lý tưởng nhất. Nó thể hiện tình trạng sức khỏe của bé bình thường, khỏe mạnh và cơ thể đủ nước.
  • Màu vàng đậm: Màu này phản ánh cơ thể đang bị thiếu nước. Mẹ cần kịp thời bổ sung nước cho bé ngay. 
  • Màu cam: Nếu bé không ăn hoặc uống đồ có màu cam, bé có thể bị mất nước. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bé có thể bị bệnh gan hoặc bệnh liên quan đến ống mật.
  • Màu hồng hoặc đỏ: Nếu bé không ăn hoặc uống đồ có màu đỏ, có thể có máu trong nước tiểu. Đó là một dấu hiệu cảnh báo bệnh thận, khối u, nhiễm trùng đường tiết niệu, vấn đề tuyến tiền liệt hoặc ngộ độc thủy ngân. Hoặc bé thiếu chất Sắt hoặc gặp vấn đề về chuyển hóa Sắt.
  • Màu nâu nhạt: Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng hoặc là bệnh gan.

Tình trạng nước tiểu vàng có thể gặp ở nhiều độ tuổi của trẻ. Thậm chí là trẻ sơ sinh cũng có thể bị nước tiểu vàng. Nếu nước tiểu của trẻ chỉ là màu vàng nhạt, không quá đậm thì mẹ vẫn có thể an tâm. Còn nếu nước tiểu chuyển sang các màu khác như nâu, cam, đỏ thì mẹ cần lưu ý và nên đưa trẻ đi khám sớm.

2. Nguyên nhân nào khiến nước tiểu trẻ vàng đậm

Các bệnh liên quan đến túi mật ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu

Các bệnh liên quan đến túi mật ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu

Mỗi màu sắc của nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe khác nhau của bé và là kết quả của nhiều yếu tố gây nên. Trong trường hợp nước tiểu của bé có màu vàng đậm, nguyên nhân gây ra có thể là:

  • Cơ thể bị thiếu nước: Bên cạnh dấu hiệu này, trẻ nhỏ có thể gặp phải chứng táo bón, mệt mỏi, khát nước, khô miệng và môi, chóng mặt hoặc yếu, khó nuốt thức ăn khô.
  • Ăn các thực phẩm màu vàng, cam: Những thực phẩm có màu vàng, cam như thực phẩm giàu beta-caroten (cà rốt, gấc…) hoặc có thuốc nhuộm (phụ gia) màu vàng khi vào cơ thể khiến cho nước tiểu chuyển thành màu vàng đậm.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Khi dùng thuốc hoặc vitamin, hầu hết được đào thải qua nước tiểu và làm cho nước tiểu đổi màu. Ví dụ, uống vitamin B2 là hợp chất có màu vàng, tan trong nước, khi uống vào sẽ làm cho nước tiểu có màu vàng.
  • Do cơ thể trẻ bị nóng trong: Khi tình trạng cơ thể của trẻ quá nóng cũng có thể dẫn tới nước tiểu chuyển sang màu vàng.
  • Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý như viêm gan B, viêm gan C, bệnh liên quan đến túi mật như tắc nghẽn đường mật cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nước tiểu có màu vàng đậm do sự tăng lên đột ngột nồng độ bilirubin.

3. Các bước xử lý khi trẻ bị nước tiểu vàng

Tình trạng nước tiểu vàng ở trẻ hoàn toàn có thể được cải thiện

Tình trạng nước tiểu vàng ở trẻ hoàn toàn có thể được cải thiện

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị nước tiểu vàng là gì. Từ đó sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất.

  • Nước tiểu vàng đậm do thiếu nước: Cần bổ sung nước cho trẻ. Có thể bổ sung qua nước hoa quả, nước canh ngoài nước lọc.
  • Nước tiểu vàng do ảnh hưởng của thuốc: Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ xem có thể ngừng thuốc không hoặc để tìm ra biện pháp phù hợp với trẻ. 
  • Do ăn thực phẩm có màu vàng, cam: Hạn chế hoặc ăn một lượng vừa phải những thực phẩm có màu vàng, cam hoặc tránh ăn các thực phẩm có chất nhuộm màu vàng, cam.
  • Đối với trường hợp bệnh lý: Đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị ngay. Trong trường hợp trẻ bị viêm gan hay tắc nghẽn túi mật, cần xử lý kịp thời.

4. Khi nào cần đưa bé tới cơ sở y tế

Mặc dù nước tiểu màu vàng thông thường không phản ánh tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần hết sức thận trọng để đảm bảo trẻ không bị mắc bệnh lý. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý quan sát kỹ hơn và thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ. 

Cần cho trẻ đi khám kịp thời để tránh các bệnh nguy hiểm nếu có

Cần cho trẻ đi khám kịp thời để tránh các bệnh nguy hiểm nếu có

Các trường hợp trẻ bị nước tiểu màu vàng nên đưa tới cơ sở y tế để thăm khám:

  • Nếu đã bổ sung nước cho trẻ mà tình trạng không được cải thiện. Trẻ vẫn đi tiểu có nước tiểu có đổi sang màu đậm hơn, nâu hoặc các màu khác nữa.
  • Trẻ có nước tiểu vàng kết hợp với vàng da, thậm chí là vàng mắt, phân nhạt. Hoặc bị đau ở bộ phận tiết niệu, sốt, buồn nôn, đau hạ sườn phải…
  • Trẻ kém ăn, chậm tăng cân, uể oải, mệt mỏi.

Như vậy, tình trạng nước tiểu vàng đậm ở trẻ trong thời gian ngắn thì hoàn toàn không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý theo dõi thêm về tình trạng sức khỏe của bé. Từ đó cải thiện thêm về tình trạng bé bị nước tiểu vàng cũng như đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trẻ bị nước tiểu vàng có phải là bệnh không?
3.4 (68%) 5 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC