Trẻ sơ sinh bị nước tiểu vàng có phải bệnh không? 

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 17/01/2020 10:35:58

Khi trẻ sơ sinh bị nước tiểu vàng, đa số các mẹ đều thấy bất an và bối rối trong cách xử trí. Vậy nước tiểu vàng ở trẻ sơ sinh có phải là biểu hiện của bệnh lý hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Nước tiểu vàng ở trẻ sơ sinh có phải là bệnh? Nguyên nhân do đâu?

Theo các nghiên cứu, màu nước tiểu trẻ sơ sinh ảnh hưởng do rất nhiều yếu tố. Nguyên nhân có thể đến do thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc các vấn đề sức khỏe.

Trẻ sơ sinh nước tiểu vàng không hẳn là dấu hiệu quả bệnh

Trẻ sơ sinh nước tiểu vàng không hẳn là dấu hiệu quả bệnh

1.1. Các trường hợp nước tiểu vàng ở trẻ sơ sinh

Tuy nhiên nếu chỉ có mỗi nước tiểu vàng thì các mẹ không cần quá lo lắng. Đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng về sức khỏe của bé.

  • Màu vàng nhạt: Đây là khi nước tiểu có màu vàng nhạt và trong vắt giống nước trà xanh. Màu nước tiểu này báo hiệu sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường. Mẹ không cần lo lắng gì về sức khỏe của trẻ cả.
  • Màu vàng thẫm (hổ phách): Nếu thấy màu nước tiểu này thì rất có thể bé đang bị thiếu nước. Nguyên nhân có thể do bé bú mẹ không đủ. Ngoài ra, nếu như mẹ ăn các thực phẩm có màu vàng, cam cũng có thể khiến nước tiểu của trẻ có màu này.

Với 2 màu nước tiểu trên thì mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng. Các mẹ chỉ cần điều chỉnh lại thời gian bú của con sao cho hợp lý. Cữ bú hợp lý sẽ là 2 – 3 tiếng, mỗi lần cho con bú 15 – 20 phút. Như vậy, con sẽ đủ nước và giảm nguy cơ bị nước tiểu vàng. 

Ngoài màu vàng, nước tiểu của trẻ có thể chuyển sang nhiều màu sắc khác tùy tình trạng cơ thể

Ngoài màu vàng, nước tiểu của trẻ có thể chuyển sang nhiều màu sắc khác tùy tình trạng cơ thể

1.2. Các trường hợp mẹ cần lưu tâm dựa vào màu nước tiểu

Ngoài 2 màu sắc nước tiểu vàng ở trẻ sơ sinh trên, còn khá nhiều màu nước tiểu mà mẹ cần lưu tâm.

  • Màu nâu: Màu sắc này cho thấy rất có thể bé đang gặp phải các vấn đề về đường tiết niệu. Ngoài ra, cũng là dấu hiệu của các bệnh về gan, thận, túi mật… Nếu như tình trạng nước tiểu màu nâu kéo dài hoặc còn xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, quấy khóc… Thì các mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
  • Màu đỏ: Đây là dấu hiệu cho thấy con gặp vấn đề về nhiễm trùng, bệnh thận hay bàng quang. Các mẹ nên đặc biệt lưu ý và đưa con tới cơ sở y tế nếu tình trạng kéo dài.
  • Màu trắng đục: Màu sắc này cho thấy trong nước tiểu của bé có chứa protein. Một thành phần không bao giờ xuất hiện trong nước tiểu. Do đó, mẹ cần cảnh giác, rất có thể bé đang bị mắc một số căn bệnh. Hãy đưa bé đi khám ngay, nếu thấy nước tiểu có màu trắng đục.

Mặc dù không phải là một tình trạng quá nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu như tình trạng nước tiểu vàng ở trẻ kéo dài, thậm chí là qua độ tuổi sơ sinh. Các mẹ cũng cần đặc biệt chú ý và có những biện pháp xử lý và cải thiện phù hợp.

2. Mẹ có thể yên tâm được không?

Nước tiểu là một trong những dấu hiệu rõ ràng giúp cảnh báo tình trạng sức khỏe. Vậy nhưng, mẹ cần sáng suốt trong việc đánh giá các biểu hiện của con. Từ đó, tránh lo lắng thái quá và áp dụng các biện pháp khắc phục, điều trị không phù hợp.

Điều đầu tiên mà mẹ cần làm khi thấy nước tiểu màu vàng ở trẻ là bình tĩnh để theo dõi tình trạng của bé

Điều đầu tiên mà mẹ cần làm khi thấy nước tiểu màu vàng ở trẻ là bình tĩnh để theo dõi tình trạng của bé

Như đã nói ở trên, nước tiểu có màu vàng nhạt thì mẹ không cần lo lắng. Các bé vẫn đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nếu nước tiểu ngả màu sẫm hơn, mẹ hãy chủ động bổ sung nước. Hãy tăng cữ bú và thời gian bú để tăng lượng nước cho bé nếu cần thiết. 

Ngoài ra, khi đột nhiên mẹ thấy trẻ sơ sinh bị nước tiểu vàng bất thường. Điều đầu tiên, mẹ cần kiểm tra lại khẩu phần ăn xem có xuất hiện các thực phẩm làm biến đổi màu nước tiểu hay không. Tiếp đến, nếu như mẹ đang dùng thuốc, cần xem lại thành phần của thuốc. Ngoài ra, có thể ngưng sử dụng thuốc khoảng 1 tuần để xem tác nhân khiến nước tiểu vàng có phải do thuốc không.

Nếu như tình trạng nước tiểu của trẻ không chỉ vàng mà ngày càng sẫm, màu đỏ, nâu… Mẹ cần đặc biệt lưu ý và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu cần.

3. Khi nào thì cần tới các cơ sở y tế thăm khám?

Trường hợp trẻ sơ sinh bị nước tiểu vàng vì các vấn đề về sức khỏe, mẹ không được tự ý điều trị tại nhà theo kinh nghiệm của bản thân hoặc người quen. Việc làm này có thể khiến bệnh lý của con tiến triển nặng hơn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cản trở quá trình điều trị sau này.

Hãy đưa con đến cơ sở y tế khi nước tiểu vàng nhiều ngày không cải thiện

Hãy đưa con đến cơ sở y tế khi nước tiểu vàng nhiều ngày không cải thiện

Hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám khi thấy các dấu hiệu sau: 

  • Nước tiểu chuyển sang những màu đặc biệt như: nâu sẫm, đỏ, trắng đục hay trong nước tiểu có máu… 
  • Ngoài màu sắc nước tiểu bất thường, bé còn có các dấu hiệu khác như: sốt cao, chán ăn, quấy khóc liên tục…. 
  • Bé bị đau ở bộ phận tiết niệu biểu hiện là bé quấy khóc tự nhiên mặc dù cơ thể không có điều gì bất thường hoặc đau khi mẹ chạm vào vùng cơ thể đó.
  • Trẻ bị nước tiểu vàng kèm vàng da, vàng mắt hoặc có biểu hiện của một số bệnh khác.

Trẻ sơ sinh bị nước tiểu vàng không phải là dấu hiệu quá nghiêm trọng nhưng mẹ cũng không vì thế mà chủ quan. Hãy có những biện pháp phù hợp để bé lớn nhanh và khỏe mạnh nhé.

Trẻ sơ sinh bị nước tiểu vàng có phải bệnh không? 
3.5 (70%) 6 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC