Trẻ bị vàng da kèm nước tiểu vàng – Không được phép coi thường

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 06/01/2020 14:49:25

Trẻ bị vàng da kèm nước tiểu vàng thực sự là tình trạng mà bố mẹ nên quan tâm. Những dấu hiệu này thực sự có thể là dấu hiệu của bệnh lý, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

1. Trẻ vàng da nước tiểu thế nào là bình thường?

Cần đặc biệt lưu ý nếu như trẻ mới sinh bị vàng da

Cần đặc biệt lưu ý nếu như trẻ mới sinh bị vàng da

Vàng da ở trẻ nhỏ có thể do bệnh lý, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên các mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý khi con mình bị vàng da. Ngoài ra, việc để ý tới màu nước tiểu và phân của trẻ cũng sẽ giúp các mẹ biết được tình trạng vàng da của trẻ.

1.1. Tình trạng nước tiểu của trẻ vàng da do sinh lý

Trẻ bị vàng da do sinh lý là tình trạng khá nhẹ, có thể coi là bình thường. Trường hợp này sẽ hết sau khoảng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và khoảng 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng. Do vậy, mẹ có thể yên tâm và không cần quá lo lắng nếu như con bị vàng da thể nhẹ hoặc chỉ bị mỗi tình trạng nước tiểu vàng ở trẻ.

Nếu trẻ vàng da, nước tiểu vàng nhạt, nguyên nhân có thể do thể trạng sinh lý của trẻ

Nếu trẻ vàng da, nước tiểu vàng nhạt, nguyên nhân có thể do thể trạng sinh lý của trẻ

Ở trường hợp này, nước tiểu của trẻ có màu trong, phân sẽ có màu vàng nhạt. Ngoài ra, để chắc chắn, các mẹ có thể đem trẻ tới bệnh viện để kiểm tra nồng độ Bilirubin. Nếu nồng độ Bilirubin trong máu không quá 12 mg% (với trẻ sinh đủ tháng) và không quá 14mg% (với trẻ sinh thiếu tháng). Ngoài ra, tốc độ tăng bilirubin trong máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về tình trạng vàng da của con mình.

Lúc này, các mẹ chỉ cần tăng cường cho con bú thêm sữa mẹ. Từ đó sẽ đào thải Bilirubin nhanh chóng, giúp trẻ mau hết vàng da.

1.2. Tình trạng nước tiểu của trẻ vàng da do bệnh lý

Trong trường hợp, tình trạng vàng da ở trẻ kéo dài hơn 2 tuần sau khi sinh. Hoặc nếu như có thêm dấu hiệu nước tiểu màu vàng sẫm, nâu, phân bị bạc màu. Thì đây rất có thể là tình trạng trẻ vàng da kết hợp nước tiểu vàng do bệnh lý. Trong trường hợp này, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Tình trạng trẻ vang da, nước tiểu vàng sẫm cần đặc biệt lưu ý do nguyên nhân có thể đến từ bệnh lý

Tình trạng trẻ vang da, nước tiểu vàng sẫm cần đặc biệt lưu ý do nguyên nhân có thể đến từ bệnh lý

Có rất nhiều bệnh lý có dấu hiệu bị vàng da kết hợp với nước tiểu vàng. Bố mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ Bilirubin kết hợp kiểm tra sức khỏe. Không được phép để tình trạng này này lâu vì có thể dẫn tới nhiều biến chứng cơ thể. Bilirubin tăng cao vừa đem đến nguy cơ bị bị bệnh gan tăng cao, hủy hoại tế bào máu đỏ…

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh nếu như nồng độ Bilirubin vượt ngưỡng sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Khiến bé bị chậm phát triển, suy giảm khả năng học tập… Nặng hơn nữa có thể xảy đến biến chứng nhiễm độc thần kinh, làm trẻ bị bại não, thậm chí tử vong.

2. Nước tiểu vàng ở trẻ vàng da – Dấu hiệu của một số bệnh lý

Theo các bác sĩ, một số bệnh lý nguy hiểm sau đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị vàng da nước tiểu vàng.

2.1. Viêm gan

Theo nhiều nghiên cứu, nếu mẹ bị viêm gan ở 3 tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ lây sang con khoảng 1%; 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng 10% và 3 tháng cuối thai kỳ có thể đến 60-70%.

Cần kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu ngay nếu trẻ bị vàng da, nước tiểu vàng do viêm gan

Cần kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu ngay nếu trẻ bị vàng da, nước tiểu vàng do viêm gan

Trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường có biểu hiện không rõ ràng. Thông thường, trẻ chỉ xuất hiện các triệu chứng vàng da, nước tiểu vàng, bỏ bú mẹ… Trong trường hợp này, để xác định trẻ có bị viêm gan hay không. Các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ Bilirubin, chỉ số HBsAg, chỉ số HBeAg… 

Ngoài ra, như đã nói ở trên, khi trẻ bị vàng da trong thời gian dài. Lượng Bilirubin trong máu nhiều sẽ ảnh hưởng tới chức năng của gan. Từ đó khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về gan khác chứ không chỉ mỗi viêm gan.

2.2. Tán huyết bẩm sinh

Tán huyết bẩm sinh là bệnh lý di truyền với biểu hiện chính là thiếu máu. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. 

Tán huyết bẩm sinh là căn bệnh không được coi thường ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Tán huyết bẩm sinh là căn bệnh không được coi thường ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Bệnh tán huyết bẩm sinh thực sự là một căn bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ. Khi mà lượng máu không đủ nuôi các tuyến, khiến cho các tuyến không thể phát triển đầy đủ. Trẻ sẽ bị chậm phát triển hơn so với đồng trang lứa… Ngoài ra, nếu tình trạng thiếu máu trọng sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao. Hiện tạ, tán huyết bẩm sinh vẫn là một căn bệnh khiến giới y học phải “nhức nhối”.

Một số biểu hiện của bệnh mà mẹ nên lưu ý: da vàng, nước tiểu sẫm màu, biến dạng xương, chậm phát triển thể chất, thở nông… Nếu thấy những dấu hiệu này, bạn nên đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra. Từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp và đúng đắn nhất.

Các xét nghiệm nên thực hiện gồm có:

  • Điện di huyết sắc tố: Chẩn đoán thể bệnh tán huyết bẩm sinh là thiếu chuỗi α hay thiếu chuỗi β.
  • Xét nghiệm DNA: Xác định chính xác đặc điểm tổn thương gen tổng hợp chuỗi globin.

2.3. Nghẽn đường mật

Nghẽn đường mật ở trẻ là tình trạng tắc nghẽn dòng chảy của mật ra khỏi gan. Từ đó dẫn đến lượng mật dư thừa chuyển hướng vào máu. Điều này làm cho nồng độ Bilirubin trong máu gia tăng trông thấy. Từ đó khiến trẻ bị vàng da, vàng mắt và nước tiểu của trẻ chuyển sang màu vàng.

Nghẽn đường mật cũng dẫn tới tình trạng trẻ vàng da nước tiểu vàng sẫm

Nghẽn đường mật cũng dẫn tới tình trạng trẻ vàng da nước tiểu vàng sẫm

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghẽn đường mật ở trẻ có thể kể đến như:

  • Trẻ bị đột biến di truyền.
  • Gan và đường mật của trẻ phát triển bất thường.
  • Trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn sau khi sinh.
  • Hệ miễn dịch tấn công vào gan hoặc ống dẫn mật.
  • Tiếp xúc với các chất độc hại.

Nếu tình trạng nghẽn đường mật diễn ra trong một thời gian dài. Nước tiểu của trẻ ngày càng sẫm màu, phân chuyển sang màu xám hoặc trắng. Khi đó trẻ sẽ bị chậm tăng cân cũng như ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ.

Mặc dù, tỉ lệ trẻ mắc phải tình trạng nghẽn đường mật dẫn tới vàng da và nước tiểu vàng ở trẻ không cao. Tuy nhiên, các bố mẹ cũng không nên chủ quan, hãy cho trẻ đi khám ngay nếu thấy các dấu hiệu diễn ra thường xuyên trong 2 – 3 tuần liên tiếp.

3. Phải làm sao khi trẻ bị vàng da kèm nước tiểu vàng

Từng trường hợp trẻ bị vàng da, nước tiểu vàng nhẹ hay nặng sẽ có hướng xử lý thích hợp.

Đối với trẻ bị vàng da, nước tiểu vàng nhẹ, do sinh lý:

  • Tăng cường bú cho trẻ để đào thải Bilirubin ra ngoài qua đường tiêu hóa.
  • Tắm nắng cho trẻ trong khung giờ 7 – 9 giờ sáng.
  • Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị hạ thân nhiệt sau khi sinh.

Đối với tình trạng trẻ vàng da, nước tiểu vàng do bệnh lý.

  • Đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra nồng độ Bilirubin.
  • Đặc biệt lưu ý tới các dấu hiệu khác của trẻ như: đau đớn, chướng bụng, ban xuất huyết…
  • Tuân thủ theo chỉ thị của bác sĩ, phác đồ điều trị cho trẻ bị vàng da.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bố mẹ đã có thêm những hiểu biết về tình trạng trẻ vàng da, nước tiểu vàng. Từ đó có được biện pháp xử lý đúng đắn và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ bị vàng da kèm nước tiểu vàng – Không được phép coi thường
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC