Trẻ bị nóng trong người: Biểu hiện và cách chữa hiệu quả

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 16/03/2023 16:26:14

Nhiệt miệng, bỏ ăn, hay cáu gắt là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ bị nóng trong người. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng rất đa dạng nhưng cốt lõi là do gan, thận hoạt động kém, dẫn tới không bài trừ được các độc tố trong cơ thể ra ngoài cơ thể.

1. Biểu hiện của trẻ em bị nóng trong

Trẻ bị nóng trong lâu ngày sẽ bị suy nhược cơ thể

Trẻ bị nóng trong lâu ngày sẽ bị suy nhược cơ thể

Ngọc Huyền – Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội hỏi: “Chào chuyên gia. Con tôi năm nay 2 tuổi. Dạo gần đây bé thường biếng ăn, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra thì con cũng hay bị nhiệt miệng cộng với xuất hiện một số mụn nhọt ở mông. Tôi muốn hỏi có phải bé bị nóng trong người không?”

Chuyên gia y tế trả lời: “Chào bạn. Bé có những biểu hiện như nhiệt miệng, nổi mụn nhọt và biếng ăn, ngủ không ngon là những dấu hiệu điển hình của nóng trong người bạn nhé. Ngoài các biểu hiện kể trên thì nóng trong ở trẻ nhỏ còn có nhiều biểu hiện khác nữa.”

1.1. Trẻ bị nóng trong nổi mụn nhọt

Mụn nhọt xuất hiện do các độc tố tích tụ trong người. Tùy vào lượng độc tố nhiều hay ít mà trẻ nóng trong nổi mụn nhọt, nhiều hay ít, nặng hay nhẹ.

Mụn nhọt thường sưng đỏ, phình to và gây đau đớn cho trẻ. Nguy hiểm hơn, mụn nhọt rất dễ bị vỡ ra, gây nhiễm trùng da nếu trẻ gãi hoặc cọ xát nhiều lần.

Xem thêm: Trẻ bị nóng trong mẩm ngứa và phương pháp chữa trị cho bé

1.2. Bé bị nóng trong hay táo bón

Nóng trong khiến cơ thể mất nước. Từ đó đại tràng thẩm thấu nước trong thức ăn và phân ngược trở lại để bù cho cơ thể. Vì vậy mà trẻ sẽ dễ bị táo bón.

Táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của trẻ.

1.3. Nước tiểu vàng khi bé bị nóng trong

Nếu mẹ thấy nước tiểu của bé có màu vàng đậm hoặc màu đỏ thì đây là dấu hiệu cảnh báo lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể khá cao. Thận đang quá tải do hoạt động quá công suất để giảm bớt nhiệt cho cơ thể.

1.4. Ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, thể trạng thường gầy

Trẻ khó ngủ hay trằn trọc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Trẻ khó ngủ hay trằn trọc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Nóng trong khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, thể trạng người gầy. Trẻ ăn uống không ngon miệng có thể bị suy dinh dưỡng nếu nóng trong kéo dài, chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.

1.5. Bé bị nóng trong người có hơi thở nóng, hơi hôi

Hơi thở nóng do bên trong cơ thể sinh nhiệt lượng lớn, miệng trở nên khô hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hoạt động mạnh mẽ. Chính vì vậy, khi trẻ bị nóng trong sẽ thấy hơi thở của trẻ có mùi rất nồng.

1.6. Khi trẻ bị nóng trong môi và da dẻ thường khô

Cơ thể thiếu nước cũng có biểu hiện là da khô, dễ bong tróc. Làn da mềm mại của trẻ khô hơn bình thường, sờ vào có cảm giác nóng.

1.7. Bé đổ mồ hôi trộm

Thân nhiệt tăng cao khiến hệ bài tiết bài tiết mồ hôi nhiều hơn để làm mát cơ thể, kể cả lúc bé ngủ và làm xuất hiện chứng đổ mồ hôi trộm. Trẻ dễ bị nhiễm lạnh và hay tỉnh giấc do mồ hôi không được lau khô. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con.

1.8. Trẻ bị nóng trong nổi nhiệt miệng, chảy máu chân răng

Trẻ bị chảy máu chân răng thường xuyên gây hôi miệng

Trẻ bị chảy máu chân răng thường xuyên gây hôi miệng

Nhiệt miệng và chảy máu chân răng là 2 biểu hiện khá phổ biến khi trẻ bị nóng trong.

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở má trong, lưỡi, môi, lợi… với những mụn nước hoặc lở loét, khó chịu. Thậm chí là đau đớn cho con khiến con sợ ăn, lười ăn hơn.

Chảy máu chân răng ít gây đau đớn ở trẻ, song đây lại là nguyên nhân khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu.

1.9. Bé nóng trong xuất hiện rôm sảy, mẩn ngứa

Tình trạng đổ nhiều mồ hôi, cơ thể mất nước, suy nhược chính là thời cơ để các vi khuẩn gây bệnh rôm sảy, mẩn ngứa và mụn nhọt xuất hiện. Nếu không cải thiện được tình trạng nóng trong thì những chứng bệnh này lâu khỏi.

1.10. Một số trường hợp bé bị nóng trong sốt, choáng váng

Ngoài những biểu hiện kể trên thì trong nhiều trường hợp, trẻ bị nóng trong còn bị sốt và choáng váng do cơ thể bị mất nước mà không bù lại kịp thời.

2. Tìm hiểu lý do dẫn đến việc nóng trong ở trẻ em

Trà Giang – Từ Sơn, Bắc Ninh hỏi: “Con gái tôi vừa tròn 15 tháng tuổi. Vừa rồi bé bị nóng trong người nên thường lười ăn, ngủ không ngon và hay quấy khóc. Khiến tôi vừa mệt mỏi và cũng vô cùng lo lắng vì sợ con sẽ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Vì vậy tôi muốn hỏi nóng trong do đâu để có thể tìm cách phòng ngừa. Xin cảm ơn chuyên gia ạ.”

Chuyên gia y tế trả lời: “Chào bạn. Nóng trong người có thể do những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể và nguyên nhân do sự tác động của môi trường sống xung quanh.”

2.1. Nguyên nhân bên trong

Theo Đông y, trong cơ thể con người tồn tại 2 trạng thái đối nghịch nhau và cân bằng, đó là âm và dương. Khi cán cân âm – dương này mất cân bằng sẽ xảy ra 2 trường hợp:

  • Dương thịnh, âm suy: Âm suy sinh nội nhiệt, tân dịch bị tiêu hao thì bên trong cơ thể nóng, hay còn gọi là nóng trong.
  • Âm thịnh, dương suy: Có nghĩa là khí âm mạnh hơn khí dương thì sinh ngoại hàn, lúc này cơ thể sẽ lạnh.

Do đó, khi âm hư thì cơ thể phát nhiệt bên trong, người lúc nào cũng cảm thấy nóng.

Theo y học hiện đại, khi hoạt động của lục phủ ngũ tạng yếu, gan và thận, đại trạng yếu không thể đào thải được độc tố ra ngoài sẽ khiến chứng bị tích tụ và gây nóng trong.

2.2. Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân bên trong được gọi là căn nguyên gây nên tình trạng nóng trong ở trẻ nhỏ. Các yếu tố môi trường bên ngoài cũng góp phần khiến cho tình trạng nóng trong trở nên tồi tệ hơn.

  • Môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Ăn phải thực phẩm bẩn, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm.
  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý, chưa cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng mà ăn nhiều đạm, lipid, tinh bột, đường, ít chất xơ.
  • Không bổ sung đủ nước cho cơ thể .
  • Ngoài ra, nếu bé vừa trải qua đợt điều trị kháng sinh lâu ngày thì cũng rất dễ bị nóng trong.

3. Làm gì khi trẻ bị nóng trong?

Kiều Loan – Lục Ngạn, Bắc Giang hỏi: “Chuyên gia ơi. Bé nhà em 21 tháng tuổi, bị nóng trong nên rất hay quấy khóc và mè nheo khiến em rất stress. Em phải làm thế nào để con hết nóng trong, vui vẻ và ngoan ngoãn trở lại được ạ. Em cảm ơn!”

Chuyên gia y tế trả lời: “Chào bạn. Để khắc phục tình trạng nóng trong người ở trẻ có nhiều biện pháp khác như như thay đổi chế độ dinh dưỡng, sử dụng các thảo dược thiên nhiên, sử dụng thuốc… Tùy vào tình trạng cụ thể của bé để lựa chọn biện pháp phù hợp bạn nhé.”

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nóng trong

3.1. Trẻ bị nóng trong người nên ăn uống như thế nào

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Với trẻ bị nóng trong, mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng riêng với những lưu ý sau đây.

  • Lập thực đơn khoa học cho bé: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin,… Những món ăn dễ tiêu như: Rau mồng tơi, rau khoai lang, rau ngót,…
  • Cho bé uống các loại nước mát, nước ép hoa quả tưởi, nước sinh tố từ rau, củ, trái cây có tính mát như: Dưa hấu, lê, dứa, cam, chanh, bưởi, thanh long, dừa, dưa gang, dâu tây, táo, chanh leo…
  • Đối với trẻ uống sữa bột nên cho bé sử dụng những loại sữa chứa chất xơ hòa tan, sữa được nhiều người tin dùng như: Sữa meiji Nhật Bản, sữa Morinaga Nhật Bản, sữa Nan Nestle, ….
  • Không bổ sung các thực phẩm chứa đạm quá nhiều .
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, đồ ăn quá mặn, thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Các loại thức ăn cay nóng không nên dùng cho trẻ em bị nóng trong như hạt tiêu, ớt cay, tỏi, gừng.

Xem thêm:

3.2. Dùng các thảo dược tự nhiên cho bé bị nóng trong

Ngoài việc cải thiện chế độ ăn thì sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên cũng giúp cải thiện nóng trong ở trẻ nhỏ hiệu quả.

3.2.1. Kim ngân hoa

Kim ngân hoa - thảo dược giảm nóng trong hiệu quả

Kim ngân hoa – thảo dược giảm nóng trong hiệu quả

Theo Đông y, kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, không độc. Kim ngân có công dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt nên được sử dụng trong điều trị các bệnh lý nóng trong người gây rôm, sảy, mụn nhọt, thủy đậu, sởi…

Theo y học hiện đại, kim ngân hoa có chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể như flavonoid, saponin… Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp nhanh liền sẹo và đặc biệt là ngăn ngừa quá trình oxy hóa trong cơ thể.

3.2.2. Lá khế

Trong y học cổ truyền, lá khế có vị hơi chua, chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, lợi tiểu. Vì vậy lá khế thường được dùng để đun thành nước uống cho trẻ để trị nóng trong.

Ngoài ra, các bộ phận khác của cây khế như quả, hoa cũng có tác dụng giải khát, thanh nhiệt; hoa khế có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, giảm nóng.

3.2.3. Sài đất

Sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, quy kinh can, thận có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm…

Bài thuốc thanh nhiệt, tiêu độc từ sài đất với nguyên liệu như sau. (Lưu ý, tùy vào thể trạng, cơ địa của trẻ nhỏ mà nêm nếm các thành phần tỉ lệ thay đổi khác nhau):

  • 16g sài đất rửa sạch,
  • 12g thạch môn,
  • 16g thục địa,
  • 10g rễ cỏ xước,
  • 16g thạch cao.

3.2.4. Ké đầu ngựa

Trong Đông y, ké đầu ngựa có tính ôn, vị ngọt, có khả năng lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, trừ thấp… Ké đầu ngựa được sử dụng để trị nóng trong ở trẻ có biểu hiện nổi mụn nhọt.

Bài thuốc như sau:

Sử dụng ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g sắc uống hoặc hãm với nước sôi để uống như trà. Riêng với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên sử dụng liều dùng mỗi vị bằng ½ trọng lượng các vị thuốc ở trên thôi. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa từng trẻ mà sẽ tương ứng với liều lượng khác nhau. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý điều trị tại nhà.

3.2.5. Bông atiso

Hoa atiso được coi là một vị thuốc chữa nóng trong cho trẻ

Hoa atiso được coi là một vị thuốc chữa nóng trong cho trẻ

Bông atiso có tác dụng hiệu quả trong cải thiện sức khỏe và thường được dùng như vị thuốc bồi bổ gan. Hai chất chống oxy hóa đặc biệt là cynarin và silymarin có trong atiso giúp tăng cường chức năng bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể.

Có nhiều cách sử dụng thảo dược Atiso khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chế biến thành món ăn như hầm giò heo, hay đơn giản hơn là bông atiso luộc chấm bơ… Mẹ có thể nấu cho bé ăn hàng ngày hoặc cách ngày.

3.2.6. Nhân trần

Theo Đông y, nhân trần có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan. Uống nhân trần vừa có tác dụng giải khát vừa thanh nhiệt hiệu quả. Mẹ có thể cho bé uống 1 cốc nhân trần mỗi ngày để tăng cường chức năng gan, giải nóng.

3.2.7. Diệp hạ châu

Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hòa thái, cỏ trân châu…,. Cây có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can, giải độc, hỗ trợ điều trị các loại viêm gan do virus.

Diệp hạ châu thường được dùng để đun nước uống. Đối với trẻ nhỏ bị nóng trong, mẹ có thể cho bé uống nước diệp hạ châu. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng từng bé mà tương ứng với lượng bao nhiêu, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Diệp hạ châu nếu dùng quá liều lượng sẽ phản tác dụng, làm tổn thương gan thay vì giải độc như tác dụng vốn có của nó.

3.2.8. Forikid TW3 cải thiện tình trạng biếng ăn, táo bón, tiêu hóa kém

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Sản phẩm cao lỏng Forikid TW3 của dược phẩm TW3 là sản phẩm dành cho trẻ em, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, phát triển dựa theo bài Bổ thận âm.

Các thảo dược trong cao lỏng được nghiên cứu để đưa ra tỉ lệ vị thuốc chính xác, cụ thể:

  • Sinh địa: 1,6g
  • Đảng sâm: 0,8g
  • Thạch hộc: 0,8g
  • Tỳ giải: 0,8g
  • Cam thảo: 0,6g
  • Táo chua: 0,6g
  • Hoài sơn: 0,6g
  • Khiếm thực: 0,6g

Các thảo dược có tác dụng bổ thận, dưỡng âm, sinh tân dịch,… giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, táo bón, tiêu hóa kém.

Liều dùng dành cho trẻ nhỏ:

  • Đối với trẻ em từ 1-5 tuổi: 10ml x 2 lần/ngày
  • Đối với trẻ em trên 5 tuổi: 15ml x 2 lần/ngày

Đặc biệt, sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng, giúp lưu giữ tối đa thành phần dược liệu. Không chỉ phát huy tối đa công dụng của thảo dược, cao lỏng còn có vị ngọt dịu dễ uống nên rất thích hợp cho trẻ nhỏ.

3.3. Khuyến khích trẻ bị nóng trong tăng cường vận động

Thường xuyên vận động hay tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Sẽ giúp giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp tăng cường khả năng trao đổi chất. Nhờ vậy mà khả năng giải độc của cơ thể cũng được tăng cường. Cơ thể bài tiết chất độc dễ dàng và qua nhiều đường hơn như tiết mồ hôi, đi tiểu, đi ngoài.

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà sẽ có những hình thức vận động khác nhau. Ví dụ như trẻ sơ sinh thì mẹ sẽ giúp bé các bài tập vươn vai, bài tập đạp xe. Đối với trẻ lớn hơn thì mẹ có thể cho trẻ tự vận động bằng cách chạy nhảy, chơi các trò chơi vận động, đi xe đạp…

3.4. Thuốc cho trẻ nóng trong cho trẻ

Tình trạng trẻ bị nóng trong không nhất thiết phải sử dụng đến thuốc Tây. Nhưng một số trường hợp như

  • Trẻ bị nóng trong có biểu hiện mẩn ngứa, nổi mụn nhọt ngoài da.
  • Nóng trong kèm theo các triệu chứng khó chịu, mất ngủ, quấy khóc.
  • Trẻ bị táo bón, đổ mồ hôi trộm kéo dài do nóng trong.
  • Trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Lúc này mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc về chữa cho bé. Chỉ mua thuốc tại của có nguồn gốc xuất xứ, thành phần rõ ràng của các nhà cung cấp uy tín.

4. Phòng tránh để bé không bị nóng trong

Minh Huệ – Tân Kỳ, Nghệ An: “Thưa chuyên gia, bé nhà em 3 tuổi, đợt vừa rồi thời tiết nóng bức và bé bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh nên sau đó bé bị nóng trong. Gia đình đã khắc phục được và hiện giờ bé đã khỏi. Dù vậy em vẫn rất lo sợ con sẽ bị nóng trong trở lại. Vì vậy em muốn hỏi làm cách nào để phòng tránh được ạ. Em xin cám ơn!”

Chuyên gia y tế trả lời: “Chào bạn Huệ. Như đã chia sẻ ở trên. Nóng trong có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng cốt lõi là do gan, thận, đại tràng không lọc bỏ được hết các độc tố trong cơ thể khiến chúng tích tụ lại và gây nóng trong. Để phòng ngừa, bạn có thể xây dựng cho bé chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học”. Cụ thể:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất đạm – lipid – đường – tinh bột – chất xơ – vitamin và khoáng chất.
  • Luôn chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể con mỗi ngày:
    • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Bị nóng trong có thể bổ sung thêm 100 – 200ml nước/ngày.
    • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Bổ sung 200 – 300ml/ngày.
    • Trẻ từ trên 12 tháng tuổi bổ sung 500ml/ngày. Tuy nhiên tùy theo cân nặng và nhu cầu của bé mà lượng nước có thể nhiều hoặc ít hơn.
  • Hoạt động thể chất tăng cường sức đề kháng.
  • Sinh hoạt ăn – ngủ – nghỉ đúng giờ sẽ giúp ổn định đồng hồ sinh học góp phần duy trì hệ miễn dịch, sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể.
  • Hạn chế thực phẩm cay, nóng: các đồ ăn cay nóng, ví dụ như hạt tiêu, gừng, tỏi, ớt.

Hy vọng với những chia sẻ này đã phần nào cung cấp được thông tin về tình trạng trẻ bị nóng trong. Giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.

Trẻ bị nóng trong người: Biểu hiện và cách chữa hiệu quả
5 (100%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

Thư forever22986@yahoo.com

2020-12-15 10:49:18

bé em bị nóng trong người, mỗi lần ngủ dậy bị đổ ghèn ở mắt nhiều, nhưng mới bị 2-3 ngày nay thôi, đồng thời móng tay, móng chân của bé bị bong tróc, mong bác sỹ tư vấn để bổ sung vitamin để tránh tình trạng này.

Trả lời
  • Forikid TW3 namnguyen.pveser@gmail.com

    2021-04-23 07:56:32

    Bạn liên hệ theo số hotline để được dược sĩ tư vấn kỹ hơn nhé: 1900 3199

Hằng hangkute037@gmail.com

2020-05-01 21:39:41

Be e 9th15d bieng an nong trong ng,hay do mo hoi trom,ngu k ngon giac lm gi day bs

Trả lời
  • Forikid TW3 namnguyen.pveser@gmail.com

    2020-05-07 11:06:32

    Chào chị Hằng, với trường hợp bé bị nóng trong, mồ hôi trộm chi có thể cho bé sử dụng Forikid tw3 để điều trị ngay nhé. Với liệu trình khoảng 15-30 ngày sử dụng là bé sẽ có tiến triển rõ rệt. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về điểm bán chị vui lòng gọi hotline 1900.3199 để chuyên gia hỗ trợ chị nhé

Xuân Mai Voxuanphuc1984@gmail.com

2020-04-19 09:30:15

Cho em hỏi con trai em 27 tháng nặng 23kg cháu ngủ dậy bị nóng tráng nhưng tay chân mát ko nóng- nguyên nhân tối ngủ cháu ko mặc tả như mọi hôm, dái ước Cả áo nệm cháu lăng ngủ xuống Cả gạch.. xin đc tư vấn gấp ạ

Trả lời
  • Forikid TW3 namnguyen.pveser@gmail.com

    2020-04-24 11:25:29

    Chào chị Xuân Mai, Các dấu hiệu trên của bé có thể kết luận bé gặp chứng mồ hôi trộm. Chị vui lòng liên hệ đến Hotline 1900.3199 để chuyên gia tư vấn chi tiết hơn cho chị nhé.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC