Hãy tham khảo ngay bí quyết về thực đơn những món ăn cho trẻ ngon miệng dưới đây để bé vừa ăn ngon vừa bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Việc nấu ăn cho con mỗi ngày trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhé.
1. Nguyên tắc khi chế biến những món ăn cho trẻ ngon miệng
1.1. Chế biến món ăn hợp yếu tố thời tiết
Thời tiết và chế độ dinh dưỡng cho trẻ thường có sự tương tác và đồng hành với nhau:
- Mùa nóng mẹ nên nấu các món ăn có tính mát giúp giải nhiệt mát gan, thanh lọc cơ thể cho bé.
- Mùa đông nên ưu tiên các món ăn giúp bổ sung protein để tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp trẻ phòng tránh bệnh.
Quan sát tình hình thời tiết để lên thực đơn dinh dưỡng giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả, cho bé ăn ngon miệng và thích thú với bữa ăn hơn.
1.2. Món ăn hợp khẩu vị trẻ
Trẻ em thường rất có xu hướng ăn nhiều các món ăn mà mình thích. Đặc biệt, trẻ em thường thích những món ăn nhiều màu sắc, được tạo kiểu dễ thương. Mẹ có thể tham khảo cách làm cơm bento của Nhật để kích thích sự thích thú và tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn cho bé.
Ngoài ra, nếu bé không thích ăn rau, bạn có thể xay nhuyễn, thái nhỏ và chế biến với một số thực phẩm mà bé thích để bé vừa ăn ngon, vừa được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Xem thêm: 15 Cách kích thích trẻ ăn ngon miệng
1.3. Cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn
1.3.1. Chất đạm
Chất đạm là thành phần chủ yếu giúp nuôi dưỡng các sự sống trong tế bào. Đạm giúp duy trì cân nặng, phát triển não bộ, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chất đạm thường có nhiều trong cá, thịt gà, thịt bò đậu nành hay ngũ cốc… .
1.3.2. Chất béo
Chất béo tham gia vào việc xây dựng cấu trúc cơ thể. Vai trò quan trọng nhất của chất béo là giúp cơ thể dự trữ và cung cấp năng lượng cho hoạt động, bảo vệ cơ thể trẻ khỏi không bị tác động của sự thay đổi thời tiết.
Chất béo thường có trong trứng, cá hồi, đậu phộng, mè đen… .
1.3.3. Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng, bảo vệ cho sức khỏe giúp trẻ ít bị bệnh hơn. Sản sinh tế bào máu, hỗ trợ thị giác, tác động đến quá trình hình thành khung xương giúp trẻ cao lớn và khỏe mạnh, thông minh hơn.
Nhóm vitamin và khoáng chất thường có nhiều trong các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, thịt đỏ… .
1.3.4. Chất bột đường
Chất bột đường tham gia vào quá trình hình thành các tế bào và mô. Có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ phát triển não và thần kinh, giúp trẻ thông minh hơn.
Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây… .
Xem thêm: [Hỏi đáp] Vitamin giúp trẻ ăn ngon miệng
2. Món ăn bữa sáng giúp bé ngon miệng
Chị Minh: Trước đây, công việc khiến tôi khá bận rộn nên thường dậy muộn và chủ yếu cho con ăn ngoài. Tuy nhiên, sau đó tôi phát hiện thấy bé ngày càng có biểu hiện uể oải, mệt mỏi, ốm yếu thì mới biết con hay nhịn ăn sáng vì muộn học. Nên sau đó tôi đã dành thời gian nhiều hơn để nấu bữa sáng cho bé. Chị em có thể tham khảo 2 món dưới đây.
Chị Hoa: Tôi thì khác với chị Minh, thời gian chủ yếu của tôi là ở nhà nội trợ vì vậy tôi đã nghiên cứu rất kỹ thực đơn buổi sáng phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho các con. 3 món ăn mà tôi giới thiệu dưới đây được các con tôi cực kỳ yêu thích nên hy vọng sẽ giúp ích được cho các chị em.
Bữa sáng có vai trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bữa sáng sẽ cung cấp những năng lượng cần thiết cho trẻ hoạt động suốt ngày dài. Phụ huynh cũng cần tạo cho bé thói quen ăn sáng đúng giờ để dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Đồ ăn sáng cho bé nên ưu tiên các món dạng lỏng, nước như súp, bún hạn chế các món ăn khô gây khó nuốt và không tốt cho dạ dày. Đặc biệt hạn chế tình trạng uống sữa thay đồ ăn sáng làm gia tăng nguy cơ bị đau dạ dày ở trẻ nhỏ.
2.1. Soup thịt bò khoai tây
Soup thịt bò khoai tây cung cấp cho bé hàm lượng lớn các vitamin C, B6, kali, sắt và năng lượng hoạt động suốt ngày dài. Cách làm vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu: 1 củ cà rốt, 2 củ khoai tây, 100g thịt bò
Cách làm:
- Khoai tây, cà rốt gọt vỏ rồi rửa sạch.
- Hấp chín khoai tây rồi nghiền nhuyễn, cà rốt thái hạt lựu.
- Thịt bò băm nhỏ, tẩm ướp.
- Ninh hỗn hợp cà rốt thịt bò cho nhừ rồi đổ khoai tây vào và nêm nếm gia vị.
- Cho bé ăn trong lúc còn nóng.
2.2. Cháo sườn củ dền
Cháo sườn củ dền cung cấp cho bé nhiều calo, protein, các vitamin và khoáng chất giúp bé khỏe mạnh, tăng cường tập trung giúp việc học tập đạt hiệu quả tốt hơn. Củ dền cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên liệu: Củ dền, sườn non
Cách làm:
- Sườn non rửa sạch, chặt miếng cho bé vừa ăn đem ninh với cháo cho nhừ.
- Củ dền thái hạt lựu, luộc sơ qua với nước rồi cho vào nồi cháo sườn.
- Ninh đến khi tất cả các nguyên liệu chín nhừ thì tắt bếp.
- Cho bé ăn khi còn nóng kết hợp với một ít tiêu và ngò để làm ấm cơ thể buổi sáng.
2.3. Cháo tôm thịt rau cải
Cháo tôm thịt rau cải là một trong những món ăn cho trẻ ngon miệng cung cấp nguồn protein dồi dào và hàm lượng chất xơ cao. Giúp bé tăng cường sức đề kháng, tốt cho thần kinh và cung cấp thêm năng lượng để bé vui chơi cả ngày mà không mệt mỏi.
Nguyên liệu: Tôm 50 gam, thịt heo 50 gam, 1 cây cải ngọt hoặc cải thìa
Cách làm:
- Tôm đem lột vỏ rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Thịt heo rửa sạch băm nhuyễn.
- Cải thìa rửa sạch đem chần chín rồi vớt ra.
- Cháo ninh nhừ cho thêm thịt heo và tôm ninh đến chín nhừ.
- Dùng ngay khi còn nóng.
2.4. Cháo cá hồi rau ngót
Cá hồi không chỉ giàu protein mà còn cung cấp hàm lượng DHA dồi dào giúp cho sự phát triển về trí não. Các thành phần Omega 3, Omega 6, Omega 9 có tác dụng rất tốt cho mắt và cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả.
Nguyên liệu: 20g rau ngót, 50g cá hồi
Cách làm:
- Cá hồi làm sạch đem luộc chín rồi nghiền nhuyễn.
- Rau ngót cũng làm sạch, luộc chín rồi giã nát.
- Sau khi nấu cháo nhừ, bạn cho hai nguyên liệu trên vào đảo đều, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
- Dùng khi cháo còn ấm.
2.5. Bún mọc
Bún mọc là món ăn đơn giản nhưng rất giàu protein, tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời cung cấp thêm nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng giúp bé tăng cường sức đề kháng.
Nguyên liệu: 500g xương ống, 100g thịt nạc, vài tai mộc nhĩ, hành lá, bún tươi, chả giò.
Cách làm:
- Ninh xương ống thật nhừ để nước dùng có vị ngọt tự nhiên.
- Chuẩn bị mọc và bún.
- Cho thịt viên và chả vào nồi, trụng bún rồi đổ nước dùng.
- Dùng ngay khi còn nóng.
3. Món ăn bữa trưa giúp bé ngon miệng
Chị Hồng: Bé nhà mình đã đi học mẫu giáo nên chủ yếu buổi trưa thường ăn ở trường. Vì vậy chỉ có những ngày lễ hay cuối tuần mình mới có thể nấu bữa trưa cho bé. Mình luôn cố gắng nghiên cứu để lên các ý tưởng về món mặn cho trẻ mẫu giáo để bé ăn ngon miệng hơn. Hy vọng món ăn mình chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ.
Chị Quỳnh: Trước đây mình rất lo lắng do bé rất lười ăn, cân nặng không đủ tiêu chuẩn. Sau đó mình đã thử quan sát tìm ra khẩu vị yêu thích của con để chế biến các món ăn dinh dưỡng mà con thích. Thật may mắn là mình đã thành công nhờ những món ăn này, bé ăn rất nhiều và cải thiện được cân nặng và chiều cao đáng kể.
Chị Hoa: Đối với mình thì bữa trưa cho con cũng quan trọng không kém bữa sáng vì vậy mình cũng chú ý lên thực đơn hợp lý nhất cho con.
Bữa trưa được coi như là “chiếc chìa khóa vàng” trong sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não của trẻ. Khoảng thời gian hợp lý nhất để ăn trưa cho bé là từ 11-12 giờ. Món ăn bữa trưa cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
3.1. Cá phi lê kho tộ
Cá là món ăn rất giàu dinh dưỡng và các hoạt chất omega có tác động rất tốt lên mắt và tim mạch giúp bé khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu: 300g cá ba sa, hành khô, nước mắm, tiêu và một số gia vị khác
Cách làm:
- Cá rửa sạch, tẩm ướp gia vị.
- Chiên cá vàng rồi đem đi kho tộ.
- Cho trẻ ăn khi còn ấm nóng.
3.2. Canh thịt rau ngót
Canh thịt rau ngót cung cấp cho bé rất nhiều vitamin, dưỡng chất, protein, chất xơ. Rau ngót còn có tác dụng tăng cường miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu: 50g rau ngót, 30g thịt heo
Cách làm:
- Xào sơ qua thịt heo băm nhuyễn sau đó cho thêm nước vào.
- Đun sôi rồi thả rau ngót và nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Canh thịt nấu rau ngót ăn cùng cá phi lê kho tộ và cơm trắng rất hợp miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
3.3. Cháo gà hạt sen cà rốt
Hạt sen và cà rốt là hai thực phẩm góp phần tạo nên những món ăn cho trẻ ngon miệng. Kết hợp với thịt gà cho hương vị thơm ngon và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời hạn chế bị cảm cúm hay dị ứng thời tiết một cách hiệu quả.
Nguyên liệu: 150g hạt sen tươi, 1 củ cà rốt nhỏ, 1 củ hành tây nhỏ, 200g thịt gà nạc
Cách làm:
- Ninh cháo bằng nước dùng gà.
- Cà rốt, hành tây, hạt sen làm sạch thái hạt lựu.
- Khi cháo chín nhừ thì cho các nguyên liệu vào ninh thêm.
- Trộn thêm thịt gà xé sợi.
- Cho trẻ ăn khi còn ấm nóng.
3.4. Thịt bò xào rau củ
Thịt bò xào rau củ là món ăn đơn giản, ngon miệng mà hầu như bé nào cũng đều vô cùng yêu thích.
Nguyên liệu: Thịt nạc bò: 300g, Súp lơ xanh 1 cây, Cà rốt: 1 củ, Hành tây: 1 quả, Ớt chuông xanh: 1 quả, Ớt chuông vàng: 1 quả
Cách làm:
- Thịt bò xào sơ.
- Tiếp tục cho lần lượt cà rốt, ớt chuông, hành tây vào đảo.
- Nêm nếm gia vị hết đến khi món ăn chín hẳn thì tắt bếp.
3.5. Canh cua rau dền mồng tơi
Món canh này có tính mát, giúp bé giải độc mát gan rất hiệu quả nhất là trong những ngày hè nóng bức khó chịu. Đây còn là món ăn rất đưa cơm và hấp dẫn các bé.
Nguyên liệu: 200g cua đồng, ½ bó rau dền và ½ bó rau mồng tơi
Cách làm:
- Rau rửa sạch thái nhỏ.
- Cua làm sạch, bóc bỏ mai cho vào cối xay và lọc lấy nước.
- Nấu nước cua đến khi sôi rồi thêm rau và gia vị vừa ăn.
- Thưởng thức món ăn khi còn nóng.
3.6. Thịt gà xào nấm
Thịt gà xào nấm hương là món ngon cho bé 5 tuổi tăng cân hiệu quả mà phụ huynh nên áp dụng. Món ăn cung cấp cho trẻ lượng protein dồi dào, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho máu, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Nguyên liệu: 300g thịt đùi gà, 50g nấm hương, một củ cà rốt nhỏ.
Cách làm:
- Xào thịt gà cho đến khi thịt săn.
- Cho lần lượt cà rốt, nấm hương vào đảo và gia vị.
- Khi tất cả các nguyên liệu đã chín thì tắt bếp.
3.7. Canh cá rô nấu cải xanh
Canh cá rô cải xanh cũng là món canh thơm ngon bổ dưỡng, cung cấp cho trẻ nhiều canxi và dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ cao lớn và thông minh vượt trội.
Nguyên liệu: 2 con cá rô, một bó cải xanh, gừng.
Cách làm:
- Cá rô luộc chín, vớt ra để nguội rồi tách thịt riêng xương riêng.
- Cải xanh rửa sạch thái nhỏ, gừng thái chỉ.
- Nấu nước dùng sôi rồi cho lần lượt rau cải, gừng và nêm nếm gia vị.
- Phần thịt cá có thể cho trực tiếp hoặc xào sơ với hành tỏi rồi cho vào nồi canh.
- Ăn khi còn nóng.
3.8. Thịt trứng xào cà chua
Thịt trứng xào cà chua là món ăn đưa cơm và cực tiết kiệm thời gian làm phù hợp cho những mẹ có công việc bận rộn. Món ăn này cung cấp cho bé nhiều vitamin và các khoáng chất giúp bé có đủ năng lượng để hoạt động suốt ngày dài.
Nguyên liệu: 2 quả cà chua, một quả trứng, 200g thịt
Cách làm: Xào thịt với cà chua chín rồi tiếp tục đập trứng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.
3.9. Canh thịt xà lách xoong
Đây là một trong những món ăn cho trẻ ngon miệng, giải nhiệt rất tốt trong những ngày hè oi bức giúp trẻ giải nhiệt, giảm nóng trong hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 bó rau xà lách xoong, 200g thịt nạc
Cách làm:
- Thịt xào sơ qua rồi đổ nước vào.
- Nước thịt sôi thì cho rau và nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Cho trẻ ăn kèm cùng những món ăn khác ở trên.
3.10. Thịt đậu phụ sốt cà chua
Đây là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao giúp phòng chống chống loãng xương, tăng cường đạm và vitamin cơ thể hiệu quả.
Nguyên liệu: 4 bìa đậu phụ, 50g thịt, 3 tai nấm mèo, 3 quả cà chua.
- Cách làm:
- Làm nhân thịt nạc nấm mèo rồi nhồi lại vô bìa đậu phụ.
- Đem chiên sơ đậu phụ để phần vỏ được giòn và ngon miệng hơn.
- Cà chua xào với với lửa nhỏ sau đó cho đậu phụ vừa nhồi vào để lửa liu riu từ 5- 10 phút là hoàn thành.
3.11. Canh tôm bí xanh
Canh tôm bí xanh cung cấp cho bé nhiều canxi, các vitamin và dưỡng chất giúp cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.
Nguyên liệu: Một quả bí xanh nhỏ, 200g tôm
Cách làm:
- Phi thơm hành tỏi, cho bí vào xào mềm rồi đổ nước vào đun sôi.
- Cho phần tôm băm nhuyễn rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
3.12. Cháo trứng gà đậu hũ
Cháo trứng gà đậu hũ cũng là một món ăn trưa bổ sung dinh dưỡng rất phù hợp cho các bé. Món ăn này giúp tăng cường đạm, protein, tăng sức đề kháng cho trẻ.
Nguyên liệu: 1 miếng đậu hũ non, 1 quả trứng gà, nửa quả trứng gà bắc thảo
Cách làm:
- Đánh tan trứng gà tươi và trứng gà bắc thảo cho tan đều rồi cho vào nồi cháo đã được nấu nhừ.
- Tiếp đó cho đậu hũ vào đảo nhanh, nêm thêm một ít gia vị rồi tắt bếp.
- Dùng khi cháo còn nóng.
4. Bữa tối cho bé
Chị Quỳnh cho biết “Bữa tối cũng rất quan trọng để giúp bé ngủ ngon và lấy lại năng lượng sau cả ngày học tập, vui chơi. Vì vậy tôi luôn cho bé ăn đủ bữa tối mỗi ngày”.
Chị Mai cũng nhận định rằng “ Bữa tối cũng góp phần vào việc bổ sung dinh dưỡng giúp cho bé cao lớn và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên buổi tối bé nên ăn các món dễ tiêu hóa và không ăn quá nhiều để hệ tiêu hóa không bị quá tải”.
Bữa tối là bữa cuối cùng cho bé trước khi đi ngủ vì vậy cần phải dễ tiêu hoá, năng lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều khiến bé bị căng bụng, ngủ kém ngon giấc. Vậy buổi tối bé nên ăn những gì?
4.1. Cháo đậu xanh, nấm và trứng
Cháo đậu xanh, nấm và trứng là món ăn dễ tiêu và đầy đủ dinh dưỡng như chất đạm, canxi cho bé.
Nguyên liệu: 100g đậu xanh, 100g nấm rơm hoặc nấm tùy thích, 1 quả trứng
Cách làm:
- Đậu xanh ngâm mềm, ninh nhừ với gạo.
- Sau đó cho thêm nấm rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Cuối cùng đập trứng vào đảo đều rồi tắt bếp.
4.2. Cháo cá lóc với cà rốt
Trong cháo cá lóc cà rốt có chứa lượng lớn protid, lipid, canxi, photpho, sắt và một số dưỡng chất khác rất tốt cho bé đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm.
Nguyên liệu: 1 con cá lóc nhỏ, 1 củ cà rốt
Cách làm:
- Cà rốt rửa sạch, thái hạt lựu.
- Cá lóc làm sạch, luộc chín rồi lóc thịt xé nhỏ để riêng.
- Cháo ninh gần nhừ thì bắt đầu cho cà rốt vô.
- Cuối cùng nêm nếm lại gia vị rồi cho thịt cá lóc vào là hoàn thành
4.3. Sườn rim me
Nếu vẫn băn khoăn nấu món gì cho bữa tối của bé thì sườn rim me là một lựa chọn khá lý tưởng cho các mẹ. Món ăn cung cấp rất nhiều canxi và protein giúp trẻ cao lớn và thông minh hơn. Do đó nó được xếp vào danh sách những món ăn cho trẻ ngon miệng nổi bật nhất.
Nguyên liệu: 200g thịt sườn non, 1 thìa mứt me, cà chua
- Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu.
- Cà chua xào mềm, thêm nước me đã lọc vào đun sôi
- Cho sườn vào đun lửa liu riu đến khi nước sốt sệt lại và bám đều vào miếng thịt.
- Dùng khi còn nóng kèm cơm trắng.
4.4. Canh nấm đậu phụ
Canh nấm đậu phụ là một món ăn đơn giản nhưng vẫn cung cấp cho bé đầy đủ dinh dưỡng. Món canh này rất tốt cho hệ tiêu hoá, tăng sức đề kháng nên thường dùng làm món ăn buổi tối cho bé.
Nguyên liệu: 2 miếng đậu hũ non, 2 quả cà chua, 1 bịch nấm kim châm
Cách làm:
- Cà chua thái hạt lựu cho vào xào chín rồi cho 300 ml nước.
- Đun sôi cà chua rồi cho nấm kim châm, đậu hũ và gia vị vừa ăn.
- Ăn kèm những món ăn trên sẽ rất thích thú cho bé.
4.5. Thịt gà hầm củ quả
Thịt gà là món ăn rất được các bé yêu thích, đồng thời cũng cung cấp cho bé hàm lượng protein, canxi, các vitamin khá lớn. Thịt gà rất phù hợp để hầm cùng các loại rau củ.
Nguyên liệu: 300G thịt đùi gà hoặc ức gà. Cà rốt, khoai tây mỗi thứ một củ
Cách làm:
- Thịt gà chặt miếng nhỏ vừa ăn đem hầm trong nhừ để phần nước dùng có vị ngọt tự nhiên.
- Khi thịt gà gần nhừ, cho cà rốt, khoai tây đã làm sạch thái quân cờ vô hầm tiếp và nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Khi các nguyên liệu chín đều thì tắt bếp.
- Dùng khi còn nóng.
4.6. Canh tôm rau dền
Canh tôm rau dền giúp giải nhiệt mát gan, dễ tiêu hoá đồng thời vẫn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bé.
Nguyên liệu: 1 bó rau dền, 150g tôm
Cách làm: Dùng tôm nấu canh rồi tiếp tục cho rau dền vào và nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn khi còn ấm.
4.7. Canh xương hầm đu đủ
Một món ăn dinh dưỡng vào buổi tối nhưng vẫn dễ tiêu hóa cho trẻ chính là canh xương hầm đu đủ. Món canh này cung cấp cho bé nhiều canxi, đạm, vitamin C, chất xơ. Đặc biệt tỉ lệ chất béo khá thấp giúp bé hạn chế tình trạng dư cân, béo phì, cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hoá cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu: 200g xương heo, nửa quả đu đủ.
Cách làm:
- Xương heo chặt nhỏ, nêm nếm gia vị, chần sơ qua với nước sôi từ 1- 2 phút.
- Tiếp tục hầm xương lần hai trong vòng từ 15-20 phút thì nêm nếm gia vị
- cho đu đủ đã cắt miếng vào hầm tiếp vài phút cho đu đủ mềm rồi tắt bếp.
- Dùng món ăn khi còn nóng.
4.9. Cháo lươn bí đỏ
Cháo lươn bí đỏ là món ăn chứa đầy đủ các dưỡng chất lại có hương vị thơm ngon lạ miệng chắc chắn sẽ giúp bé thích thú. Cháo lươn bí đỏ cung cấp cho bé nhiều canxi, hỗ trợ cho hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả.
Nguyên liệu: 300g lươn đồng, 200g bí đỏ, gừng, gạo.
Cách làm:
- Lươn làm sạch, luộc chín, tách lấy phần thịt.
- Bí đỏ cắt miếng nhỏ để nhanh nhừ.
- Dùng phần nước luộc lươn để nấu cháo, đến khi cháo gần nhừ cho phần bí đỏ vào nấu liu riu cho nhuyễn.
- Cháo bí đỏ chín thì cho phần thịt lươn vào đảo đều là hoàn thành.
4.10. Miến xào cua
Miến xào cua là một trong những món ăn cho trẻ ngon miệng. Món ăn cung cấp cho cơ thể bé nhiều Omega3, vitamin và các khoáng chất cần thiết như vitamin C, B6, B2, B5 vv… Nhờ đó giúp mắt bé sáng và thông minh, cao lớn, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Nguyên liệu: 500g cua biển, một nắm miến dong, 150g mộc nhĩ, 1 củ cà rốt.
Cách làm:
- Miến dong, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, mộc nhĩ đem thái sợi.
- Cà rốt rửa sạch, thái sợi.
- Cua biển làm sạch, luộc chín rồi tách lấy thịt, sau đó xào sơ với hành tỏi rồi để ra bát riêng.
- Phi thơm hành tỏi, cho lần lượt cà rốt, mộc nhĩ, và miến vào xào cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- sau đó cho thịt cua vào là bạn đã có ngay một món ăn chứa đầy đủ dinh dưỡng cho bữa tối của bé.
5. Bữa phụ
Chị Mai chia sẻ: “Hầu hết mọi ngày tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng một vài món phụ cho bé ăn vào giữa buổi để chống đói. Tôi thường ưu tiên chọn những món ăn nhẹ, như trái cây, sữa để tránh khiến bé bị đầy bụng hoặc ngang bụng không ăn được bữa sau”
Thực chất với trẻ em thì không bữa ăn nào là phụ cả. Mỗi bữa ăn đều có vai trò cung cấp dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên bạn nên tránh nhầm lẫn giữa bữa phụ và ăn vặt.
Bữa phụ nên chọn là các loại trái cây, sữa hoặc các chế phẩm từ sữa hoặc các món ăn có nguồn gốc từ các loại hạt hay ngũ cốc. Đồng thời phụ huynh nên hạn chế các ăn đồ ăn vặt như bánh snack, khoai tây chiên, hotdog. Vì chúng không những không cung cấp dinh dưỡng mà còn khiến bé đầy bụng, khó tiêu, không muốn ăn khi đến bữa ăn chính.
5.1. Trái cây trộn sữa chua
Trái cây trộn sữa chua là món ăn nhẹ được các bé rất yêu thích. Vị ngọt của trái cây cùng sự chua nhẹ của sữa chua khiến món ăn hấp dẫn và ngon miệng đồng thời cung cấp thêm cho cơ thể nhiều vitamin, hỗ trợ việc tiêu hoá tốt hơn ở trẻ nhỏ.
5.2. Yaourt
Yaourt là một trong những món ăn rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho đường ruột, tăng cường chiều cao, cho hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh. Mỗi ngày bé nên ăn từ 1- 2 cốc sữa chua.
5.3. Chè đậu xanh, chè mè đen
Chè đậu xanh, chè mè đen mà những món ăn nhẹ có tính mát rất tốt cho hệ tiêu hóa, giải độc mát gan giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra hai món ăn này có khả năng bổ máu, sáng mắt cho trẻ thông minh lanh lợi hơn.
5.4. Sữa
Sữa là thức uống không thể thiếu để giúp trẻ tăng cường sức khỏe, chiều cao. Hầu hết các loại sữa đều có tác dụng bổ sung canxi, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển về cả thể chất lẫn trí não. Tuỳ vào độ tuổi phụ huynh có thể bổ sung cho bé uống các loại sữa khác nhau như milo, cô gái hà lan, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân… .
5.5. Rau câu hoa quả
Rau câu hoa quả cũng là một món ăn nhẹ thích hợp giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì cân nặng hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ đồng thời làm đẹp tóc và giảm các rối loạn trên da hiệu quả. Mẹ có thể mua rau câu hoa quả từ siêu thị hoặc tự làm cho bé ăn hằng ngày.
5.6. Trà lúa mạch
Trà lúa mạch là thức uống vô cùng tốt cho sức khoẻ mà bạn có thể cho bé uống thường xuyên. Trong trà lúa mạch có hàm lượng oxy hóa cao giúp phòng chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế cảm lạnh và giải độc mát gan được hiệu quả. Nó cũng được xếp vào một trong những món ăn cho trẻ ngon miệng, bổ dưỡng.
6. Thực đơn món ăn cho bé
Mẹ có thể tham khảo thực đơn sau đây đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển.
Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa phụ | Bữa tối | |
Thứ 2 | Súp gà nấu đậu hà lan Bánh mì mềm | 1 cốc nước cam | Cơm Canh rau cải nấu thịt bằm Cá kho Chuối | Trái cây trộn sữa chua | Cơm Canh rau ngót Sườn rim me Kiwi |
Thứ 3 | Bún mọc | 1 cốc sữa milo | Cơm. Canh cua rau dền mồng tơi Tthịt heo kho nước cốt dừa Bưởi | Rau câu hoa quả | Cơm Canh xương hầm đu đủ Thịt gà kho nấm Nho |
Thứ 4 | Cháo cá hồi rau ngót | Sinh tố dâu | Cơm Canh cải thảo thịt bằm Thịt bò xào rau củ Dưa hấu | Nước ép dâu | Cơm Canh cà rốt hầm khoai tây và xương Tôm rim Thanh long |
Thứ 5 | Cháo tôm thịt rau cải Chuối | Uống sữa milo | Cơm Canh tôm bí xanh Đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua Lê | Nước ép cà rốt | Cơm Canh khổ qua nhồi thịt Cá kho tộ Táo |
Thứ 6 | Bún bò huế Táo | Sinh tố chuối | Cơm Canh chua thơm cá Thịt heo luộc | Uống nước cam | Cơm Khoai tây xào thịt heo Canh giá đỗ |
Thứ 7 | Súp thịt bò khoai tây Bánh mì mềm | Uống sữa | Cơm Thịt gà xào nấm Canh thịt xà lách xoong Nước cam Lê | Sinh tố bơ | Cháo lươn bí đỏ Dâu tây |
Huy vọng mẹ không còn lo lắng trẻ biếng ăn khi có trong tay danh sách những món ăn cho trẻ ngon miệng. Chúc các mẹ sẽ có thêm nhiều bí quyết để có thể chăm sóc bé phát triển toàn diện nhất.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.