[REVIEW] Kinh nghiệm kích thích tiêu hóa với thực phẩm

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 16/03/2023 15:55:03

Lựa chọn thực phẩm kích thích tiêu hóa cho trẻ không phải là điều dễ dàng. Nhất là với những chị em lần đầu làm mẹ. Những kinh nghiệm thực tế từ Chị Thu Hà sau đây sẽ gợi ý giúp mẹ dễ dàng lựa chọn thực phẩm hơn.

“Bé trai nhà tôi năm nay cũng đã hơn 5 tuổi rồi ấy thế mà sức khỏe kém lắm, thường xuyên mắc bệnh liên tục. Hơn tháng trước, cháu hay bị khó tiêu, thường xuyên bảo tôi cháu nhìn thức ăn rất ngán, đau bụng và ợ nhiều lần. Điều này làm tôi rất lo lắng vì cháu cứ biếng ăn liên tục khiến cơ thể ốm yếu, xanh xao, thậm chí sụt cân nữa.

Nhưng một điều tốt đã đến, hôm ấy tôi đã dắt cháu đi khám và nhận được rất nhiều lời khuyên bổ ích của bác sĩ, cũng như cách chăm sóc bé tốt hơn mà không cần dùng thuốc Tây Y.

Thế nên tôi viết bài đọc này với mong muốn chia sẻ những thực phẩm kích thích tiêu hóa tốt cho trẻ đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà để các các bố mẹ tham khảo.”

1. Sơ lược về rối loạn tiêu hóa

Bé ngồi trước đồ ăn ngon nhưng cảm thấy chán nản, không muốn ăn

Bé ngồi trước đồ ăn ngon nhưng cảm thấy chán nản, không muốn ăn

Trước khi nói đến những thực phẩm kích thích tiêu hóa. Mình sẽ nói sơ qua cho các mẹ về các biểu hiện cũng như nguyên nhân khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh. Đây là tên gọi chung của bất kỳ tình trạng bất thường nào gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêu hóa.

1.1. Triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa

Chứng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ em do hệ tiêu hóa non nớt rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu.

Rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa. Tùy theo vị trí xuất hiện mà chúng có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ như:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Táo bón.
  • Chán ăn.

1.2. Nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, bao gồm các tác nhân chính như:

  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
  • Ăn quá nhiều thực phẩm có hại cho đường tiêu hóa
  • Sức đề kháng yếu
  • Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiêu hóa còn có thể xảy ra do tác dụng phụ của các chứng bệnh khác như viêm hô hấp, viêm phổi,…hoặc do căng thẳng, stress,…

Sự bất ổn về hoạt động tiêu hóa gây nên những tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Khó tiêu, tiêu hóa không tốt làm trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Chán ăn, ăn không ngon miệng còn khiến trẻ lười ăn, sụt cân, chậm tăng chiều cao.

Tiếp đến đây sẽ là chia sẻ chi tiết về những thực phẩm kích thích tiêu hóa cho trẻ.

2. Thực phẩm kích thích tiêu hóa

Xem thêm: Mách bạn 15 món ăn kích thích tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng

Cam là thực phẩm kích thích cho bé hiệu quả

Một cốc nước ép cam có tác dụng kích thích tiêu hóa cho bé rất tốt

Thay vì nhờ đến thuốc Tây, bố mẹ hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Có nhiều loại thực phẩm hữu ích sẽ cải thiện và nâng cao chức năng tiêu hóa của trẻ.

2.1. Rau xanh giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ tuy không tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng cơ thể. Nhưng đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, thuận lợi. Nếu thiếu hụt chất xơ sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, phân cứng, thô và có thể gây nên chứng táo bón ở trẻ.

Chất xơ có rất nhiều trong rau xanh, củ, quả. Bố mẹ hãy chế biến thành món ăn hoặc làm nước ép, sinh tố cho trẻ uống.

2.2. Bổ sung trái cây – thực phẩm kích thích tiêu hóa

Trái cây cũng là một trong những nhóm thực phẩm kích thích tiêu hóa. Bên cạnh nguồn xơ dồi dào, trái cây còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Cam, dâu, đu đủ,…đều là những loại quả có tác động rất tích cực cho đường ruột, bố mẹ có thể cho trẻ ăn hoặc vắt lấy nước uống.

Chi tiết: Trái cây kích thích tiêu hóa

2.3. Thực phẩm lên men

Tempeh là một trong những thực phẩm kích thích tiêu hóa chứa nhiều lợi khuẩn

Tempeh là một trong những thực phẩm kích thích tiêu hóa chứa nhiều lợi khuẩn

Những loại thực phẩm lên men là loại thực phẩm kích thích tiêu hóa rất tốt. Có thể kể đến những loại thực phẩm lên men điển hình như sau:

2.3.1.Sữa chua

Sữa chua lên men chứa rất nhiều probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Mẹ có thể cho trẻ ăn một hũ sữa chua mỗi ngày và sau bữa ăn 30 phút.

2.3.2. Dưa chua

Dưa muối chua có khả năng đẩy mạnh sự tiêu hóa thức ăn, hạn chế đầy chướng. Tuy nhiên, dưa chua chứa hàm lượng kali khá cao, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì thế bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ.

2.3.3. Bắp cải muối

Cũng như dưa chua, bắp cải muối cũng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt và hiệu quả hơn. Bắp cải muốn là một món ăn có lợi, tuy nhiên món ăn này sẽ trở nên gây hại phản tác dụng nếu các mẹ cho trẻ ăn quá nhiều.

2.3.4. Kim chi

Kim chi chứa rất nhiều chất xơ và có khả năng kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng. Nhờ vào quá trình lên men, kim chi chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho cơ thể, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn. Tuy vậy, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.

2.3.5. Tempeh

Tempeh chứa nhiều dưỡng chất và lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa nhờ vào quá trình lên men đậu nành. Đây là thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa mà bố mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của trẻ, giúp cân bằng lợi khuẩn và nâng cao hiệu quả tiêu hóa đường ruột.

2.3.6. Miso

Miso là loại gia vị dùng trong nấu nướng được tạo ra nhờ quá trình lên men của đậu nành kết hợp với muối, koji và một loại nấm. Do đó đây là loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn có lợi. Misa là thực phẩm kích thích tiêu hóa hiệu quả giúp cơ thể ổn định huyết áp, ngăn ngừa ung thư và giúp cơ thể tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể dùng miso để nêm thức ăn, vùa giúp tăng hương vị vừa bổ sung nhiều lợi khuẩn cho trẻ nhỏ.

2.3.7. Kefir

Kefir là loại thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn probiotic nhất được biết cho đến hiện nay. Bổ sung kefir vào thực đơn có thể giúp tăng lợi khuẩn, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Từ đó có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển.

2.3.8. Natto

Natto cũng là một sản phẩm từ đậu nành qua quá trình lên men, khá giống với tempeh. Không chỉ chứa nhiều khoáng chất, natto còn chứa rất nhiều xơ và các probiotic có lợi cho cơ thể.

2.4. Thức uống tốt cho hệ tiêu hóa

Trà vỏ cam rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Trà vỏ cam rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Bổ sung các loại thực phẩm khác nhau để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa là tốt, nhưng vẫn chưa đủ. Đôi khi các mẹ có thể pha chế cho trẻ một tách trà có hiệu quả ổn định tiêu hóa sẽ rất tuyệt vời.

Việc sử dụng các loại thức uống để xoay vòng thực đơn vừa làm đa dạng sự hấp thu dưỡng chất vừa tạo sự mới mẻ, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

2.4.1. Trà Kombucha

Trà Kombucha là loại thức uống được làm từ trà đen và các loại đường khác như đường mía, mật ong hoặc đường trái cây lên men với nhau tạo thành.

Kombucha chứa nhiều vitamin nhóm B, các enzym, acid và rất dồi dào probiotic. Do đó, mẹ có thể cho trẻ uống trà kombucha thường xuyên để cải thiện chất lượng đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

2.4.2. Trà vỏ cam

Vỏ cam rất giàu chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, các pectin trong vỏ cam còn có tác dụng giúp tiêu hóa ổn định, giảm chứng táo bón hiệu quả trong khi các hoạt chất chống viêm lại giúp hệ tiêu hóa hạn chế được các tình trạng viêm nhiễm, viêm loét.

Mẹ có thể dùng vỏ cam pha chế thành thức uống và cho trẻ sử dụng.

2.4.3. Trà gừng

Một tách trà gừng ấm mỗi ngày không chỉ có thể giúp ấm bụng mà còn có thể giúp trẻ ngăn ngừa nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa rất hiệu quả.

Trong gừng chứa rất nhiều hợp chất chống viêm, tiêu sưng, giảm đau hữu hiệu như: Zingeron, shogaol và đặc biệt nhất là hoạt tính chống viêm cực kỳ cao của gingerol. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng tăng cường chức năng não bộ, chống bệnh truyền nhiễm, điều hòa đường huyết và thanh lọc cơ thể.

2.4.4.Trà bạc hà

Với những đặc tính quý từng được biết đến, trà bạc hà được cho là có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Sử dụng thường xuyên loại thức uống này còn có thể giúp cơ thể hạn chế được các chứng buồn nôn, đau bụng, táo bón, hoặc các chứng kích thích ruột.

Chi tiết: Đồ uống kích thích tiêu hóa TỐT NHẤT

2.5. Một số thực phẩm khác

2.5.1. Hạt lanh

Hạt lanh chứa một lượng lớn chất xơ. Bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Lượng chất xơ này giúp cản trở sự dồn nén thức ăn quá nhanh xuống ruột non, giúp cho quá trình hấp thu dưỡng chất được diễn ra tốt nhất. Ngoài ra, hoạt chất ALA trong hạt lanh còn có thể bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất tốt, từ đó hạn chế tình trạng viêm loét có thể xảy ra.

2.5.2. Tỏi

Tỏi là thực phẩm giúp kích thích tiêu hóa. Trong tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá như vitamin B1, B2, PP, C, photpho, sắt, allithiamine, allistatin, citral, aryl camphor, và allicin.

Tỏi được cho là có tính ôn, vị cay, nóng. Vì thế có hiệu quả trong việc chống viêm, kháng khuẩn, điều vị. Đồng thời, hỗ trợ thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các mẹ có thể bổ sung thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng tỏi với trẻ mắc chứng nóng trong người, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, chóng mặt, dị ứng … .

2.5.3. Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột

Yến mạch là thực phẩm kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột

Trong yến mạch chứa một lượng cực kỳ dồi dào cacbonhydrat và tinh bột. Đây là những thành phần chủ chốt đối với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Yến mạch là thực phẩm kích thích tiêu hóa với lượng chất xơ hòa tan cao. Yến mạch chống táo bón và tăng nhu động ruột rất hiệu quả.

Mẹ có thể kết hợp yến mạch vào các món trong bữa sáng của trẻ, vừa tiện lợi, đủ nhu cầu năng lượng mà còn tốt cho sức khỏe của trẻ.

2.5.4. Nước gạo lứt

Gạo lứt là một trong rất ít loại thực phẩm chứa gần như đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể. Bao gồm:

  • Đạm
  • Vitamin: B1, B2, B6, B5, B12
  • Khoáng chất: photpho, canxi, natri, kali
  • Chất xơ, đường, chất béo.

Gạo lứt có tác dụng điều ổn quá trình tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày và ruột. Sử dụng nước gạo lứt thường xuyên còn giúp điều trị chứng chậm tiêu, táo bón, tiêu chảy và nhiều chứng về rối loạn tiêu hóa.

Ngoài làm nước uống, các mẹ còn có thể nấu cơm hoặc gạo lứt sấy ăn đều rất ngon.

2.5.5. Cây thì là

Theo Đông Y, cây thì là mang đặc tính ấm, có tác dụng lớn trong việc giúp điều khí, ổn định dạ dày và giúp chữa chứng đau dạ dày. Đẩy lùi chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.

Mẹ có thể nấu canh thì là và tập cho trẻ ăn thường xuyên có thể giúp ổn định dạ dày và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.

2.5.6. Mật ong

Mật ong còn là vị thuốc giúp ổn định dạ dày nhờ vào tác động làm ấm cơ thể, giữ dạ dày và hệ ruột ổn định, giảm đau và tiêu viêm hiệu quả.

Mật ong có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mặt khác mẹ cũng có thể cho trẻ uống 1 thìa mật ong mỗi ngày nhưng cần lưu ý không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều vì lượng đường trong mật ong là rất lớn.

3. Thảo dược giúp kích thích hệ tiêu hóa

Ngoài những thực phẩm kích thích tiêu hóa được chia sẻ bên trên. Có một số thảo dược kích thích tiêu hóa được nhiều người tin dùng. Với tác dụng bình ổn, cải thiện và kích thích khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

  • Trần bì
  • Chỉ thực – chỉ xác
  • Tía tô
  • Hoàng liên
  • Hoài sơn

4. Forikid TW3 –  Thực phẩm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Bên cạnh những thực phẩm kích thích tiêu hóa hay các loại thảo dược, việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cũng là một giải pháp được nhiều mẹ áp dụng hiện nay.

Sản phẩm Forikid TW3 được bào chế sẵn dưới dạng cao lỏng tiện dụng dễ uống giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả.

Với chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên nên an toàn khi dùng cho trẻ. Thành phần cao lỏng gồm có:

  • Sinh địa
  • Đảng sâm
  • Thạch hộc
  • Tỳ giải
  • Cam thảo
  • Táo chua
  • Hoài sơn
  • Khiếm thực

Forikid TW3 có công dụng:

  • Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
  • Hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Để đặt mua sản phẩm các bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

  • Địa chỉ: Số 26 Bùi Quốc Khái, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 19003199

5. Thực phẩm cần tránh để tốt cho hệ tiêu hóa

Bên cạnh những thực phẩm kích thích tiêu hóa được nêu ở trên thì các mẹ cũng cần lưu ý đến một số những thực phẩm bất lợi cần tránh.

  • Đồ ăn chiên, rán: Thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ, mỡ động vật …gây nên tình trạng khó tiêu, chậm tiêu hoặc tiêu hóa kém, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng. Đây còn là nguyên nhân của các chứng táo bón, chướng bụng, chán ăn ở trẻ.
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Việc cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn chứa tinh bột sẽ tạo nên áp lực lớn cho dạ dày, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc cật lực hơn. Quá trình tiêu hóa không đạt hiệu quả sẽ làm tinh bột tích tụ lại, gây nên các chứng ăn không tiêu, chướng bụng, chán ăn,….
  • Thực phẩm cay: Thật khó phủ nhận các thực phẩm có vị cay sẽ kích thích cảm giác ngon miệng hơn rất nhiều khi ăn. Tuy nhiên, các chất cay nóng có hiệu ứng ngăn cản sự điều tiết dịch tiêu hóa, làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn gây nên chứng ăn không tiêu.

6. Lưu ý

Chú ý ăn chậm nhai kỹ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn

Chú ý ăn chậm nhai kỹ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn

Việc kích thích tiêu hóa từ bên trong với thực phẩm kích thích tiêu hòa là một phần. Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm, các mẹ hãy biết cách tác động từ bên ngoài giúp trẻ ngon miệng hơn. Dưới đây là những lưu ý cho các mẹ:

  • Ăn chậm nhai kỹ
  • Tập trung khi ăn
  • Cung cấp lượng nước cần thiết
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái
  • Hỗ trợ ruột bằng các chất dinh dưỡng
  • Bố mẹ không nên trách móc, tạo áp lực hoặc gò bó trẻ, làm trẻ khó chịu.
  • Không dùng nhiều đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp
  • Khuyến khích trẻ năng vận động

Như vậy, với những gợi ý trên đây, mẹ đã tìm được thực phẩm kích thích tiêu hóa phù hợp giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn. Hãy phối hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để bé không còn mệt mỏi nữa nhé.

[REVIEW] Kinh nghiệm kích thích tiêu hóa với thực phẩm
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC