Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khiến nhiều mẹ lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần lựa chọn đúng các biện pháp giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường hoạt động chuyển hóa và hấp thu cho cơ thể.
1. Đối tượng cần kích thích tiêu hóa
Quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra tại: miệng, dạ dày, ruột non, ruột già dưới sự hỗ trợ của các dịch tiêu hóa như: dịch mật (tiết ra từ gan), dịch tụy ( tiết ra từ tụy) và dịch ruột. Do vậy, chỉ cần một trong các cơ quan này gặp vấn đề thì quá trình hấp thu dinh dưỡng sẽ bị rối loạn và cần có biện pháp can thiệp để kích thích tiêu hóa.
Cụ thể về các trường hợp cần được kích thích tiêu hóa bao gồm:
1.1. Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Thức ăn khi không được tiêu hóa hết sẽ dẫn đến tình trạng lên men sinh hơi, sinh khí. Lúc này, nếu nhu động co bóp của dạ dày và ruột không ổn định thì lượng hơi sinh ra sẽ không được đưa ra ngoài cơ thể nhanh chóng như bình thường gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng khó tiêu.
Các biện pháp kích thích tiêu hóa trong trường hợp này cần đáp ứng được yêu cầu là giúp tăng khả năng phân giải, hấp thu thức ăn đồng thời ổn định nhu động đường ruột để đưa lượng khí thừa ra bên ngoài cơ thể.
1.2. Hay bị táo bón
Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón thường là do nhu động tiêu hóa của ruột bị giảm. Lúc này, lượng nước trong thức ăn sẽ bị ruột hấp thu quá mức khiến phân bị khô, cứng và không có những cơn nhu động để tống phân ra ngoài như bình thường. Biện pháp kích thích tiêu hóa lúc này cần đảm bảo bổ sung thêm nước và làm tăng nhu động của đường ruột ở mức vừa phải.
1.3. Biếng ăn
Biếng ăn thường là do không có cảm giác ngon miệng khi ăn hoặc sợ phải ăn do tiêu hóa kém. Các trường hợp trẻ biếng ăn cần được bổ sung các dưỡng chất kích thích tiêu hóa và tăng cường cảm giác ngon miệng.
1.4. Hội chứng ruột kích thích
1.4.1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Chức năng chính của đại tràng là tái hấp thu nước và muối khoáng để tạo khuôn phân và gây ra những cơn co thắt để tống phân ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi bị hội chứng ruột kích thích, nhu động đại tràng có thể tăng quá mạnh gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài không kiểm soát… hoặc giảm quá mức gây ra chứng táo bón. Những rối loạn này diễn ra liên tục trong thời gian dài được gọi là hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích rất dễ bị nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa thông thường. Vậy nên mẹ cần thận trọng trong quá trình xác định bệnh.
1.4.2. Phân biệt hội chứng ruột kích thích với rối loạn tiêu hóa
Dưới đây là một số điểm khác biệt mà mẹ có thể dựa vào để phân biệt hai tình trạng này.
Hội chứng ruột kích thích | Rối loạn tiêu hóa | |
Triệu chứng |
|
|
Độ tuổi | Thường trên 35 tuổi | Chủ yếu ở trẻ nhỏ |
Tần suất | Triệu chứng xuất hiện với tần suất đều đặn | Triệu chứng xuất hiện đột ngột sau khi ăn thức ăn không phù hợp |
Điều trị | Bệnh khó điều trị dứt điểm mà chủ yếu nhằm khắc phục triệu chứng cho người bệnh. Thời gian điều trị kéo dài | Dễ khắc phục sau khi có biện pháp ổn định tiêu hóa. |
2. Bổ sung dinh dưỡng thế nào để kích thích tiêu hóa
Rất nhiều thực phẩm hàng ngày trong cuộc sống là biện pháp kích thích tiêu hóa hiệu quả và an toàn cho bé.
2.1. Thực phẩm kích thích tiêu hóa
2.1.1. Hẹ
Tác dụng kích thích tiêu hóa của cây hẹ được thể hiện bởi thành phần dồi dào các vitamin và chất chống oxy hóa. Chúng giúp bảo vệ và cải thiện tình trạng tổn thương trong đường tiêu hóa từ đó kích thích hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Cụ thể:
- Chất xơ: Đây là thành phần quan trọng ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy hay táo bón giúp đại tràng hoạt động tốt hơn.
- Dưỡng chất: Vitamin B1, B3, B5, P, Zn… có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm khó chịu, đầy hơi và kích thích tiêu hóa tốt hơn.
- Allicin: Allicin có tác động như một kháng sinh tự nhiên giúp ức chế vi khuẩn có hại tại đường ruột giúp khả năng tiêu hóa tốt hơn và ngăn chặn tình trạng rối loạn tiêu hóa.
2.1.2. Yến mạch
Yến mạch giàu chất xơ và vitamin E vừa kích thích tiêu hóa vừa làm lành các tổn thương bên trong. Mẹ có thể làm cháo yến mạch, soup yến mạch rau củ, yến mạch trộn sữa, yogurt trái cây và yến mạch…. cho bé ăn hàng ngày.
2.1.3. Dầu gan cá
Dầu gan cá giàu Vitamin A và D giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của đường ruột từ đó kích thích tiêu hóa khỏe mạnh.
2.1.4. Hạt chia
Trong hạt chia có chứa nhiều prebiotic và kefir kích thích sự phát triển của hệ khuẩn trong đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, thành phần chất xơ có trong hạt chia cũng giúp ổn định nhu động đường ruột, ngăn chặn tình trạng táo bón, tiêu chảy, đầy chướng bụng hay khó tiêu.
2.1.5. Một số loại đậu, thực phẩm lên men chứa probiotic
Các loại thực phẩm này giúp bổ sung các lợi khuẩn đồng thời cung cấp thêm các enzyme sinh học giúp cho quá trình phân giải tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.
2.1.6. Chất xơ từ rau củ, quả, trai cây
Chất xơ được bổ sung vào cơ thể nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hấp phụ các cặn bã có trong ống tiêu hóa giúp làm sạch đường ruột.
2.1.7. Kẽm
Kẽm là thành phần quan trọng thường được bổ sung trong trường hợp bị tiêu chảy, viêm đại tràng và các rối loạn tiêu hóa khác. Các nghiên cứu cho thấy, Kẽm có trong thành phần của hơn 80 loại enzyme trong cơ thể. Kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt hóa một số loại enzyme như amylase, pencreatinase … đảm bảo cho hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi nhất.
2.1.8. Glutamine
Glutamine là một loại axit amin có tác dụng làm giảm tính thấm ruột từ đó khắc phục tình trạng viêm trong đường tiêu hóa giúp ổn định tiêu hóa. Các thực phẩm chứa nhiều glutamine như gà tây, trứng, đậu nành và hạnh nhân. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung trực tiếp glutamine qua các chế phẩm dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ.
2.2. Một số lưu ý khác giúp kích thích tiêu hóa
Thói quen sống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa. Do đó mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây.
Tránh đồ ăn fast food: Thức ăn nhanh thường chứa quá nhiều dầu mỡ dễ gây ra tình trạng đầy chướng bụng, ăn không tiêu. Dầu ăn trong chế biến được sử dụng chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo thành các chất gây độc cho tế bào đường ruột làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa thậm chí là ung thư.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Nếu trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa thì việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày chính là một giải pháp hữu hiệu. Thức ăn được đưa vào cơ thể với lượng vừa phải mỗi bữa sẽ giúp cho hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh được tình trạng đầy bụng, tức bụng, ăn không tiêu. Theo các bác sĩ, bữa ăn trong thời gian này chỉ nên bằng khoảng 60% so với các bữa ăn bình thường.
Ăn chậm, nhai kỹ: Nhai kỹ thức ăn sẽ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và ruột trong quá trình co bóp làm nát và phân cắt thức ăn để hấp thu vào cơ thể. Do vậy, mẹ hãy hướng dẫn bé nhai kỹ thức ăn, tránh tình trạng ăn quá nhanh sẽ dễ bị đau dạ dày, khó tiêu.
Bỏ thói quen xấu: Một số thói quen xấu trong việc ăn uống cần được loại bỏ để có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh bao gồm ăn quá khuya, bỏ bữa, vừa ăn vừa xem tivi…
3. Thực đơn giúp kích thích tiêu hóa
Nếu trẻ đang cần một chế độ ăn tốt cho tiêu hóa hơn, mẹ hãy tham khảo thực đơn 1 tuần của chúng tôi:
Bữa ăn | Sáng | Trưa | Tối |
Thứ 2 | Cháo đậu xanh Trứng gà: 1 quả | Cơm tẻ 2 bát Rau cải luộc Cá hấp Thanh long | Cơm tẻ 2 bát Thịt lợn băm viên Đậu phụ Canh rau cải |
Thứ 3 | Cháo loãng ăn cùng giò lụa Sữa đậu nành: 1 cốc | Cơm tẻ: 2 bát Thịt lợn luộc Bắp cải nấu tôm Dưa hấu | Cơm tẻ: 2 bát Đậu nấu cà rốt với thịt bò |
Thứ 4 | bánh mì Sữa tươi | Cơm tẻ: 2 bát Súp khoai tây nấu thịt Đậu phụ hấp Chuối chín | Cơm tẻ: 2 bát Trứng hấp thịt Rau muống luộc |
Thứ 5 | Cháo thịt bằm Sữa đậu nành | Cơm tẻ: 2 bát Thịt kho tôm Canh chua Dứa chín | Cơm tẻ: 2 bát Cá kho dưa Canh rau cải Sữa chua: 1 cốc |
Thứ 6 | Xôi đậu xanh Nước ép táo | Cơm tẻ: 2 bát Thịt gà luộc Canh mướp Táo | Cơm tẻ: 2 bát Đậu phụ nhồi thịt Canh rau ngót |
Thứ 7 | Cháo yến mạch Sữa tươi | Cơm tẻ: 2 bát Cá thu sốt cà chua Canh bắp cải Sữa chua uống: 1 chai | Cơm tẻ: 2 bát Thịt kho tàu Canh bí đỏ |
Chủ nhật | Khoai lang luộc Sữa đậu nành | Cơm tẻ: 2 bát Canh cá nấu chua Đậu phụ hấp Lê | Cơm tẻ: 2 bát Tôm rim Canh cua rau mồng tơi |
4. Kích thích tiêu hóa từ tác động bên ngoài
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, các phương pháp tác động từ bên ngoài cũng có thể giúp kích thích tiêu hóa tốt hơn.
4.1. Massage giúp kích thích tiêu hóa
4.1.1. Massage bụng
Phương pháp massage giúp điều hòa nhu động đường ruột tránh tình trạng nhu động quá nhanh hay quá chậm. Ngoài ra massage tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động co bóp, hấp thu dinh dưỡn. Đồng thời khắc phục hiệu quả triệu chứng đầy chướng bụng, ăn không tiêu, táo bón…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Để trẻ nằm ngửa trên giường, toàn bộ cơ thể thả lỏng, thư giãn thoải mái.
- Bước 2: Đặt hai tay lên bụng và bắt đầu từ hố chậu phải xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn dọc theo khung đại tràng
Thực hiện liên tục từ 3 – 5 phút sau ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng để có được hiệu quả tốt nhất.
4.1.2. Massage huyệt trung quản
Huyệt trung quản nằm ở trung điểm trên đường thẳng nối từ dưới xương ức đến rốn. Huyệt vị này thuộc vào nhâm mạch có tác dụng kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy tức bụng, chướng hơi đặc biệt hiệu quả ở những người bị bệnh dạ dày gặp vấn đề về tiêu hóa
Cách thực hiện: Dùng đầu ngón cái ấn nhẹ vào vị trí huyệt trung quản sau đó massage theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút đến khi hơi có cảm giác tức ở bụng là được.
4.3. Liệu pháp mùi hương giúp kích thích tiêu hóa
Tinh dầu dưới tác dụng của dược liệu sẽ khuếch tán qua niêm mạc mũi giúp thư giãn thần kinh từ đó cải thiện trình trạng rối loạn nhu động tiêu hóa và điều hòa hoạt động tiết dịch trong ống tiêu hóa.
Một số tinh dầu hay được sử dụng như tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng, tinh dầu nghệ….
4.4. Dùng tay kích thích vào khu vực CV6
Kích thích khu vực CV6 ngay dưới rốn sẽ kích thích hoạt động của đường ruột cải thiện rất tốt tình trạng táo bón, đầy hơi. Trong khi kích thích vị trí này, mẹ hãy để trẻ giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái thư giãn, thoải mái, duy trì nhịp thở đều đặn.
4.5. Bài tập thể dục hằng ngày
Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày giúp cho cơ thể dẻo dai và tăng cường sức đề kháng, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Một số bài tập tốt cho hệ tiêu hóa mẹ có thể tham khảo như:
4.5.1. Tập tư thế chó cúi đầu
Tư thế chó cúi đầu giúp cho các cơ vùng bụng và các cơ quan tiêu hóa như gan, lách, dạ dày… trở nên khỏe mạnh từ đó khắc phục các vấn đề về tiêu hóa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đặt 2 tay với khoảng cách rộng bằng vai và 2 chân rộng bằng hông, chân đều chạm sàn.
- Bước 2: Từ từ hít vào sau đó nhẹ nhàng nâng phần hông lên, hai tay và chân duỗi thẳng tạo thành các góc giống như chữ V
- Bước 4: Duy trì tư thế trong vài giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.
4.5.2. Tư thế con bò
Tư thế con bò giúp trẻ giải tỏa lo lắng, căng thẳng đồng thời massage các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Từ đó đảm bảo hoạt động tiêu hóa diễn ra một cách trơn tru, thuận lợi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Để cơ thể ở tư thế thả lỏng với điểm đỡ là lòng bàn tay và đầu gối chân. Điều chỉnh để khoảng cách 2 tay rộng bằng vai và 2 chân rộng bằng hông, đầu gối và cổ tay phải nằm trên đường thẳng.
- Bước 2: Để đầu thoải mái sau đó hít vào, từ từ đẩy mông lên cao, lưng võng xuống, ngực nở. Từ từ ngẩng đầu lên cao hướng về trần nhà.
- Bước 3: Duy trì từ thế trong vài giây rồi thở ra nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu. Thực hiện khoảng 5 – 6 lần cho mỗi lượt tập.
Lưu ý: Tư thế con bò không thích hợp với những người có chấn thương nặng ở vùng cổ, do vậy, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé tập luyện.
5. Vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa
Trong một trường hợp các biện pháp thông thường không đem lại hiệu quả như mong muốn, mẹ có thể sử dụng một số vị thuốc thảo dược dưới đây để có được kết quả tốt hơn.
5.1. Riềng
Củ riềng còn được gọi là Cao lương khương có vị cay, tình ấm được sử dụng để kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn và khắc phục tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa….
Bài thuốc giúp kích thích tiêu hóa từ củ riềng: Riềng: 60g, hương phụ: 60g. Đem hai thứ tán thành bột rồi luyện với mật ong thành viên hoàn. Uống 3g/ lần x 3 lần/ ngày. Bài thuốc này giúp điều trị các cơn đau thượng vị, đau dạ dày tá tràng…
5.2. Chỉ thực – chỉ xác
Đây là 2 vị dược liệu có nguồn gốc từ quả của các cây họ cam quýt được phơi khô. Chỉ thực là quả non còn chỉ xác là quả đã gần chín.
Theo Đông y, hai vị dược liệu này có vị đắng, chua, tính hàn quy vào kinh tỳ vị có tác dụng tiêu đờm, trị trướng bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém… .
Chỉ thực và chỉ xác được sử dụng trong bài thuốc sau:
- Bài 1: Chỉ xác sấy khô rồi tán thành bột uống cùng nước ấm 3g/ lần x 2 lần/ ngày. Bài thuốc dùng để chữa lỵ cho trẻ nhỏ hay biếng ăn, ăn uống kém.
- Bài 2 – Chỉ truật thang: Chỉ thực: 20g; Bạch truật: 6g. Đem dược liệu sắc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml là được. Nước thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ chức năng dạ dày và gan, trị táo bón, khó tiêu hiệu quả.
5.3. Rau mùi
Rau mùi ngoài là gia vị cho các món ăn còn có thể sử dụng làm thuốc trị bệnh bởi hàm lượng tinh dầu dồi dào có trong cây và hạt. Bộ phận được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa là quả mùi. Trong Đông y, quả mùi có vị cay, ôn tính giúp hành khí, thông khí bụng dưới, hỗ trợ tiêu hóa.
Bài thuốc từ cây mùi gồm có:
- Bài 1: Dùng 4 – 10g quả rau mùi hay 10 – 20g lá mùi tươi sắc thành thuốc hoặc ngâm rượu để uống.
- Bài 2: Ăn sống rau mùi để trị đầy chướng bụng, ăn không ngon, khó tiêu.
- Bài 3: Lấy 8g hạt mùi sao thơm rồi uống với nước trong 1 ngày. Bài thuốc giúp cầm tiêu chảy hiệu quả.
5.4. Trần bì
Các sách Y học cổ truyền cho biết trần bì có vị đắng hơi cay, tính ấm quy vào hai kinh tỳ và phế có tác dụng hành khí cầm nôn, hòa vị. Chủ trị các chứng ăn không ngon, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy, trừ đờm, cầm ho.
Bài thuốc từ trần bì: Trần bì: 5g; Hoắc hương: 8g; Gừng sống: 3 miếng. Đem dược liệu sắc chung với nước rồi uống có tác dụng chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng.
5.5. Tía tô
Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ có tác dụng kích thích tiêu hóa rất tốt, thường được dùng hằng ngày cùng các loại rau thơm khác. Tía tô chủ trị các trường hợp cảm lạnh, sốt, không ra mồ hôi, nôn mửa, tiêu hóa kém, dị ứng khi ăn cua, cá bị.
Bài thuốc từ cây tía tô: Lá tía tô: 10g; gừng :8g; cam thảo: 4g. Dược liệu đem sắc với 600ml nước cho đến khi con 200ml thì chia làm 3 lần uống khi còn ấm trong ngày. Đây là bài thuốc điều trị các trường hợp dị ứng, ngộ độc khi ăn cua, cá.
5.6. Forikid TW3 – Sản phẩm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Forikid TW3 giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa của Dược phẩm Trung ương 3 sản xuất. Sản phẩm được phát triển từ bài Bổ thận âm kết hợp với Đảng sâm, Cam thảo.
Thành phần từ các thảo dược tự nhiên cho vị ngọt thơm dễ uống. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho những gia đình đang tìm kiếm giải pháp tăng cường tiêu hóa cho bé. Cụ thể công dụng của Forikid TW3 là:
- Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa.
- Hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng
- Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe
Liều dùng của sản phẩm phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng hiện tại của trẻ. Để tham khảo cụ thể hơn về sản phẩm, mẹ có thể truy cập vào địa chỉ: https://forikid.vn/thong-tin-san-pham.html
6. Một số nhóm thuốc kích thích tiêu hóa khác
6.1. Tác dụng chung của thuốc tiêu hóa
Trên thực tế, các thuốc kích thích tiêu hóa đều hỗ trợ cho quá trình phân giải và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bằng các cơ chế tác dụng khác nhau:
- Giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất khăc phục trường hợp ăn không ngon hoặc chế độ ăn “nghèo dinh dưỡng”.
- Cân mẹg hệ vi khuẩn đường ruột.
- Giảm các triệu chứng đầy bụng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa.
6.2. Nhóm thuốc kích thích tiêu hóa
Cụ thể về thành phần hay tác dụng của các nhóm thuốc tiêu hóa được chúng tôi đề cập trong nội dung dưới đây:
- Các enzyme tiêu hóa: Loại thuốc này giúp bổ sung trực tiếp các loại enzyme có tác dụng phân cắt các nhóm dưỡng chất như protein, lipid, glucid. Sau khi được phân cắt thành các cấu trúc phù hợp, cơ thể sẽ hấp thu các dưỡng chất này tốt hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài vì nó có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tự sản xuất ra enzyme tiêu hóa của cơ thể và gây phụ thuộc.
- Nhóm kích thích ăn ngon: Nhóm thuốc kích thích ăn ngon thường có nguồn gốc từ các bài thuốc Đông y. Các loại thuốc này tập trung vào điều dưỡng các tạng phủ trong cơ thể giúp chúng mạnh lên từ đó làm tăng cường khả năng tiêu hóa, gây đói và tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Thuốc có tính nhuận tẩy: Thuốc có tính nhuận tẩy sẽ làm tăng nhu động ruột, tăng tốc độ làm rỗng ruột từ đó giải quyết tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu và tăng cường cảm giác đói bụng. Nhờ vậy, người bệnh sẽ ăn uống được tốt hơn.
- Các sản phẩm vi sinh bổ sung vi khuẩn có lợi: Nhóm thuốc này tập trung làm ổn định môi trường vi sinh trong ống tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và đảm bảo chức năng tiêu hóa tốt nhất.
6.3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kích thích tiêu hóa
- Không lạm dụng: Tất cả các loại thuốc kích thích tiêu hóa khi sử dụng quá nhiều đều có thể khiến hệ tiêu hóa trở nên “ỷ lại” sự hỗ trợ từ bên ngoài mà không tự mình “làm việc”. Do vậy, mẹ cần tham khảo và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng cho bé.
- Kết hợp chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống là điều bắt buộc phải thực hiện. Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, loại bỏ các thực phẩm không có lợi và tăng cường các loại đồ ăn tươi, sạch và bổ dưỡng.
- Đảm bảo giấc ngủ, tránh stress: Đảm bảo thời gian ngủ một ngày, tránh tình trạng trẻ bị căng thẳng quá mức gây kích thích hệ thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp đến nhu động và hoạt động tiết dịch trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Vận động hợp lý: Trẻ nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện để có cơ thể khỏe khoắn.
Trên đây là thông tin về phương pháp kích thích tiêu hóa và những lưu ý để có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm về bất cứ thông tin nào, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi ngay dưới bài viết này nhé!
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.