Trẻ bị táo bón không đi ngoài được – Từ nhận biết đến cách chữa trị 

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 06/03/2023 10:40:29

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được có thể giải quyết nhanh chóng khi mẹ hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng đúng cách điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ từ A đến Z

Táo bón không đi ngoài được khiến trẻ khó chịu

Táo bón không đi ngoài được khiến trẻ khó chịu

Nội dung bài viết

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón không đi ngoài được

Hệ tiêu hóa là một chuỗi khép kín với quá trình ăn vào và thải ra liên tục. Táo bón gây đùn phân, chậm đi ngoài, rối loạn nhịp tiêu hóa… Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ như là:

1.1. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Cơ thể non nớt chưa hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất và quá trình tiêu hóa của trẻ. Việc tiếp xúc sớm với những loại thức ăn quá đặc, thành phần dinh dưỡng không phù hợp hay các chất đắng, chất cay nóng… có thể làm trẻ bị khó tiêu, táo bón.

1.2. Thiếu cân bằng trong thực đơn

1.2.1. Thiếu chất xơ

Chất xơ có vai trò như những dũng sĩ lót đường cho hệ tiêu hóa. Chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thụ dưỡng chất hiệu quả. Trong quá trình tiêu hóa, chất xơ hấp thụ nhiều nước, nở to khiến phân tăng khối lượng và mềm hơn. Giúp quá trình đại tiện của trẻ được diễn ra dễ dàng.

Do đó, thiếu chất xơ có thể làm trẻ trở nên khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ bị táo bón không đi ngoài được.

1.2.2. Uống không đủ nước

Cơ thể người có đến 70% khối lượng là nước. Thiếu hụt nước có thể gây khô khan cơ thể, đặc biệt là đẩy mạnh quá trình tái hấp thu nước tại ruột già.

Tại đây do phân bị hấp thụ nước mạnh trở nên khô hơn, cứng hơn. Do đó, gây khó khăn hơn cho việc đi đại tiện của trẻ.

1.2.3. Uống sữa công thức không phù hợp

Pha sữa cho trẻ không đúng tỷ lệ làm sữa quá đặc, thừa dinh dưỡng cũng gây nên những rối loạn đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Mặt khác, sử dụng sữa có công thức không thích hợp với nhu cầu của trẻ có thể gây ra sự mất ổn định tại bộ máy tiêu hóa.

1.2.4. Ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng

Các loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên, thức ăn nhanh …. chứa nhiều dầu mỡ và nhiều chất khó tiêu. Do đó, hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn và có thể dẫn đến triệu chứng táo bón ở trẻ.

1.3. Bệnh lý

Âm hư khiến trẻ bị táo bón, nóng trong, đổ mồ hôi khi ngủ

Âm hư khiến trẻ bị táo bón, nóng trong, đổ mồ hôi khi ngủ

Nguyên nhân gây táo bón có thể bắt nguồn từ các bệnh lý bẩm sinh trong cơ thể. Các bệnh lý bẩm sinh phổ biến như: Phình đại tràng bẩm sinh, giãn đại tràng sigma … có thể gây táo bón cơ năng ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ thường xuyên bị cảm, sốt có thể dẫn đến âm hư. Theo Đông y, âm hư thì dương thịnh vì vậy hư hỏa từ dưới bốc lên. Đổ mồ hôi trộm khi ngủ, nóng trong người, tân dịch bị tiêu hao nhiều, lượng nước trong cơ thể bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Âm hư khiến cơ thể bị hư tổn, ốm đau lâu ngày, ăn uống kém, táo bón và nhiều hệ lụy khác.

1.4. Chế độ dinh dưỡng không cân đối của mẹ

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng, chát, đắng hoặc các món khó tiêu, nhiều dầu mỡ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến hệ tiêu hóa của trẻ.

1.5. Trẻ hay căng thẳng, ít vận động

Trẻ có thói quen ngồi nhiều, ham điện thoại ít vận động cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.

Trẻ ngồi lì trong thời gian dài tạo cơ hội cho phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể trở nên khô, cứng và dồn nén thành khối to bất thường. Ngoài ra, trẻ mải chơi, thường xuyên bỏ qua nhu cầu đại tiện lâu ngày có thể làm giảm khả năng biểu hiện nhu cầu tự nhiên của cơ thể.

Xem thêm: 7 loại thuốc trị táo bón cho trẻ

2. Biểu hiện trẻ bị táo bón không đi ngoài được

Cách biểu hiện ở trẻ khi bị táo bón cũng khác nhau, tuy nhiên vẫn có những đặc điểm chung như:

  • Trẻ đi ngoài khó khăn, thường xuyên căng thẳng khi đi đại tiện
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường
  • Bụng trẻ thường căng cứng và khó tiêu
  • Trẻ đi ngoài phân khô, cứng, vón cục
  • Trẻ quấy khóc, lười ăn
  • Có lẫn vết máu trong phân của trẻ

Khi trẻ xuất hiện từ hai hoặc ba biểu hiện trở lên, các bố mẹ cần theo dõi và đề ra hướng xử lý tốt nhất vì rất có thể trẻ nhà bạn đang bị táo bón.

Để hiểu rõ hơn về các biểu hiện của chứng táo bón, các bạn có thể tìm tham khảo thêm các thông tin quý giá trong bài viết: (Hỏi-Đáp) Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần biết!

3. Trẻ bị táo bón không đi ngoài được nhiều ngày có nguy hiểm?

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai mắc phải. Với trẻ con, đó lại là một điều đáng sợ hơn nữa. Táo bón có thể mang đến những hậu quả không thể lường trước được nếu để lâu không chữa trị.

3.1. Gây chứng nứt hậu môn, chảy máu lẫn vào phân

Việc tích tụ phân lâu ngày làm phân trở nên khô, cứng, tụ lại thành khối lớn. Điều này khiến bé đại tiện khó khăn. Trong quá trình vận sức tống khứ khối phân ra ngoài hậu môn của bé có thể bị tổn thương. Gây nên những vết rách hậu môn làm phân bị lẫn máu.

Rách hậu môn nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn, gây khó khăn, đau rát khi hoạt động hay đại tiện.

3.2. Trẻ sợ nên nín nhịn 

Táo bón làm trẻ thấy sợ hãi, khó khăn khi đi đại tiện

Táo bón làm trẻ thấy sợ hãi, khó khăn khi đi đại tiện

Trẻ đi đại tiện khó khăn do táo bón, thậm chí đau rát do rách hậu môn có thẻ làm trẻ trở nên sợ hãi mỗi khi phải đi ngoài. Đa phần những trẻ này sẽ có xu hướng nhịn, bỏ qua đại tiện mỗi khi cơ thể xuất hiện nhu cầu.

Nhịn đi đại tiện lâu ngày làm tăng thời gian tích tụ phân trong cơ thể, khiến phân thô, cứng, đùn lại thành khối to, nặng có thể làm giãn trực tràng. Mặt khác, trẻ sợ hãi nhịn đi đại tiện nhiều lần có thể tạo ra vòng luẩn quẩn khiến táo bón cứ tái đi tái lại nhiều lần.

3.3. Bé bị táo bón lười ăn 

Phân tích tụ nhiều, lâu ngày trong cơ thể gây chèn ép đến dạ dày. Gây ra cảm giác no hơi, biếng ăn, chướng bụng. Do đó, trẻ bị táo bón lâu ngày thường xuyên có cảm giác ăn không ngon, lười ăn dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, sụt cân và suy dinh dưỡng.

3.4. Ảnh hưởng tâm lý, hay cáu gắt

Táo bón khiến trẻ lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, trở nên cáu gắt thất thường. Hơn nữa, chán ăn, ăn ít … khiến trẻ không được cung cấp đủ năng lượng, cơ thể mệt mỏi cũng là nguyên nhân làm bé trở nên cau có, gắt gỏng.

Thay đổi tâm lý, tính tình của trẻ có thể là tác động nhất thời của táo bón. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài, việc tâm lý của bé bị thay đổi ít nhiều là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

3.5. Bệnh trĩ, các bệnh trực tràng khác

Các vết rách hậu môn, nứt kẽ hậu môn do táo bón gây ra có thể dẫn bệnh trĩ. Ngoài ra, phân tích tụ lâu ngày trong trực tràng có thể làm giãn trực tràng. Gây hại cho đại tràng sigma và suy giảm chức năng của nhiều bộ phận khác trong hệ ruột.

3.6. Các thành niêm mạc dễ bị nhiễm độc

Trong phân của trẻ chứa nhiều độc tố và vi khuẩn gây hại. Việc phân bị đùn, tồn đọng lâu ngày trong trực tràng chính là cơ hội cho các tác nhân này sinh sôi và gây hại cho cơ thể. Sự tiếp xúc lâu ngày với các vi khuẩn có thể khiến các thành niêm mạc bị viêm, loét và nhiễm độc.

Người ta còn thấy rằng, trong phân của trẻ bị táo bón không đi ngoài được, táo bón kéo dài có chứa nhiều độc tố gây nên các chứng ung thư hơn trẻ bình thường.

4. Cách điều trị cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được

Điều trị táo bón chính là việc vận dụng các phương pháp nhằm kích thích, hỗ trợ và đưa quá trình đại tiện ở trẻ trở nên dễ dàng và bình thường. 9 phương pháp điều trị táo bón hiệu quả nhất mà bố mẹ có thể tham khảo.

4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng luôn là điều quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Sự thiếu hụt hay thừa dinh dưỡng cũng đều gây ra những tác hại không mong muốn.

Vậy để cải thiện táo bón, bố mẹ nên cho trẻ ăn gì và không nên ăn những gì?

4.1.1. Trẻ bị táo bón không đi ngoài được nên ăn gì?

Rau quả là nguồn chất xơ vô cùng hữu ích

Rau quả là nguồn chất xơ vô cùng hữu ích

Chất xơ rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa bình thường của trẻ. Chất xơ được tìm thấy rất nhiều trong các loại rau, củ, quả.

Dưới đây là top 05 loại quả dễ tìm và rất tốt cho những trẻ bị táo bón không đi ngoài được:

  • Bơ: Bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Các mẹ có thể xay nhuyễn bơ với một ít muối và cho bé sử dụng 02 ly mỗi ngày.
  • Mâm xôi: Chỉ với một chén nhỏ mâm xôi, trẻ đã có thể được bổ sung đến ⅓ nhu cầu chất xơ mỗi ngày. Mẹ có thể cho bé ăn hoặc chế biến thành nước ép.
  • Chuối: Chuối chứa nhiều Vitamin B6, kali, pectin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn ½ đến 1 quả chuối, sau một tuần sẽ cải thiện táo bón.
  • Đu đủ: Không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đu đủ còn chứa lượng chất xơ khổng lồ. Cho trẻ ăn từ 1-2 miếng đu đủ mỗi ngày để cải thiện táo bón cho trẻ.
  • Cà chua: Cà chua chứa nhiều loại dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón như: Acid citric, pectin, vitamin… Hãy bổ sung cà chua vào bữa hàng ngày của trẻ, hoặc ép lấy nước.

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể cho bé sử dụng các loại thực phẩm như: Vừng đen, khoai lang, súp lơ hay rau mồng tơi… cũng giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ rất hiệu quả.

Xem thêm:

4.1.2. Trẻ bị táo bón không đi ngoài được không nên ăn gì?

Đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho trẻ bị táo bón

Đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho trẻ bị táo bón

Đối với trẻ bị táo bón, cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thức ăn không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là:

  • Các nhóm thực phẩm cay, nóng: Các thực phẩm cay, nóng, chát, đắng,…như: các đồ ăn chua cay, cà phê sữa, trà đường,…đều là những món có hương vị trẻ con rất thích. Tuy nhiên những chất này có thể gây: Rối loạn tiêu hóa, gây nên các chứng chậm tiêu, táo bón ở trẻ.
  • Các đồ ăn nhanh, đồ uống có gas: Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần và khí gas trong các loại đồ uống không có lợi cho hệ tiêu hóa. Mặt khác, chúng còn gây ra những vấn đề như khó tiêu, đầy bụng,…và thậm chí là táo bón.
  • Thức ăn quá nhiều đạm: Khẩu phần ăn nhiều thịt, thừa đạm, thiếu chất xơ, vitamin gây mất cân bằng dưỡng chất dẫn đến táo bón. Các bố mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng cho con. Bằng cách bổ sung thêm nhiều rau, củ và hoa quả để kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

4.2. Thay đổi sữa công thức phù hợp với trẻ

Một số loại sữa công thức có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với trẻ cũng có thể gây táo bón.

Khi lựa chọn sữa ngoài cho con, bố mẹ cần căn cứ theo giai đoạn phát triển của trẻ để lựa chọn loại thích hợp. Nếu trẻ vẫn xuất hiện tình trạng táo bón, hãy thay đổi nhãn sữa khác.

Các bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại sữa có bổ sung chất xơ trong thành phần. Chúng có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng thiếu xơ và giúp hạn chế táo bón khi sử dụng sữa công thức.

4.3. Massage bụng

Massage bụng hỗ trợ trị táo bón cho trẻ

Massage bụng hỗ trợ trị táo bón cho trẻ

Massage bụng có thể giúp tăng cường lưu thông máu. Đồng thời kích thích tăng cường nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Mẹ hãy xoa nhẹ nhàng bụng bé theo chiều từ phải sang trái theo khung đại tràng từ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Mẹ nên massage cho bé trước bữa ăn 30 phút.

4.4. Bài tập “ đạp xe”

Tương tự như massage bụng, động tác đạp xe cũng có tác dụng giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị chứng táo bón ở trẻ. Khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được bố mẹ hãy làm như sau: Nắm nhẹ hai cổ chân của trẻ, vận động xoay tròn như động tác đạp xe.

4.5. Ngâm mông bằng nước ấm

Ngâm mông trẻ trong nước ấm từ 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 5-10 phút có thể giúp kích thích các cơ vòng hậu môn của trẻ. Từ đó giúp trẻ đi đại tiện dễ và thoải mái hơn.

Đây được xem là phương pháp hữu hiệu và dễ thực hiện. Tuy nhiên không nên thực hiện thường xuyên vì nó có thể khiến trẻ mất phản xạ đi ngoài tự nhiên.

4.6. Đưa trẻ đi khám

Trường hợp trẻ bị táo bón không đi ngoài được bố mẹ nên đưa bé đi khám nếu kèm các biểu hiện:

  • Táo bón kéo dài, thay đổi nhiều phương pháp nhưng vẫn không khỏi.
  • Phân quá thô cứng, trẻ đi ngoài xuất hiện vết máu trong phân.
  • Trẻ xanh xao, biếng ăn, sụt cân, tâm lý thường xuyên cáu gắt.

Biện pháp tốt nhất chính là đưa trẻ đến những bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và điều trị.

4.7. Tập thói quen đi ngoài mỗi ngày, ngồi đúng tư thế

Dáng ngồi xổm được cho là tư thế đi đại tiện tốt nhất. Tại tư thế này, đường đi của phân đến hậu môn gần như được nối thẳng, do đó phân có thể dễ dàng được tống khứ ra ngoài.

Ngoài ra, tập thói quen đi ngoài mỗi ngày cho bé cũng là một phương pháp khá hiệu quả. Bố mẹ nên cho trẻ đi đại tiện vào những khung giờ nhất định nhằm tạo ra những phản xạ về nhu cầu vệ sinh tự nhiên của trẻ. Điều này tạo nên quá trình đại tiện liên tục và đều đặn, hạn chế tối đa sự tắc nghẽn, đùn phân gây ra chứng táo bón.

4.8. Tăng cường hoạt động thể chất

Vui chơi cùng bé mỗi ngày

Vui chơi cùng bé mỗi ngày

Vận động thường xuyên có thể giúp cơ thể khỏe khoắn và hoạt động tích cực hơn. Khi vận động, các cơ thành bụng, hệ ruột có thể vận động, nâng cao hiệu quả tiêu hóa. Do đó, các bố mẹ cần thường xuyên quan tâm, tạo cơ hội vận động cho trẻ.

4.9. Quan tâm và điều chỉnh tâm lý của trẻ

Trẻ bị táo bón thường có tâm lý nhút nhát. Có những trẻ sợ hãi, căng thẳng hoặc cáu gắt khi cảm thấy sự bất thường trên cơ thể. Các bố mẹ nên quan tâm, động viên con đi đại tiện nhằm hạn chế quá trình đùn phân trong cơ thể.

5. Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh

Thụt hậu môn có thể giúp trẻ nhanh chóng có thể đi đại tiện dễ dàng. Mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Để trẻ nằm nghiêng, gập lại đầu gối đồng thời thả lỏng hai tay sao cho bé cảm thấy thoải mái nhất.
  • Mở nắp ống thụt, nhẹ nhàng đưa thuốc vào hậu môn đến với trực tràng, thực hiện bóp mạnh tạo lực đẩy thuốc vào cơ thể trẻ.
  • Nhẹ nhàng rút ống ra và dùng tay bóp nhẹ hậu môn để ngăn thuốc tràn ra bên ngoài.
  • Cho trẻ nằm nguyên vị trí đến khi xuất hiện nhu cầu đi ngoài (chỉ từ vài phút sau khi thụt hậu môn).

Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, không tốt về mặt lâu dài vì có thể gây mất phản xạ co bóp của trực tràng mẹ nên hạn chế sử dụng.

6. Mẹo và bài thuốc dân gian cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được

Bên cạnh những biện pháp thông thường, các bài thuốc dân gian cũng rất hiệu nghiệm để giúp trẻ khắc phục các triệu chứng của táo bón.

6.1. Bồ kết

Dùng 03 quả bồ kết nướng lên, đem đun sôi với 500ml, để nguội. Sau đó, bố mẹ chỉ việc dùng ống bơm, bơm nước bồ kết vào hậu môn của trẻ 1 lần mỗi ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

6.2. Mật ong

Mật ong giúp trẻ bị táo bón đi đại tiện dễ dàng hơn

Mật ong giúp trẻ bị táo bón đi đại tiện dễ dàng hơn

Dùng tăm bông thấm một ít mật ong và ngoáy sâu khoảng 1cm vào hậu môn của trẻ, và cả khu vực bên ngoài. Do tính nóng, mật ong có thể kích thích sự co bóp của các cơ vòng hậu môn, giúp quá trình đi đại tiện của trẻ thuận lợi hơn.

6.3. Rau mồng tơi

Một cách làm khác khá hữu dụng đó chính là dùng một cọng mồng tơi, rửa sạch và tước vỏ để ngoáy hậu môn của trẻ.

Đầu mồng tơi khá nhớt có tác dụng bôi trơn. Ngoài ra ngoáy hậu môn có thể kích thích nảy sinh nhu cầu đi ngoài của trẻ, giúp trẻ có thể đi đại tiện dễ dàng.

6.4. Kem Vaseline

Bôi một lớp mỏng kem Vaseline hậu môn của trẻ và xoa nhẹ. Cách làm này không chỉ có tác dụng làm mềm mà còn kích thích phân thoát ra ngoài.

Kem Vaseline khá lành tính, hầu như không gây kích ứng trên da. Tuy nhiên để an toàn, các bố mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này đối với những trẻ trên 1 tháng tuổi.

6.5. Baking soda

Pha một muỗng Baking Soda với nước ấm và cho trẻ tắm từ 1-2 lần/tuần có thể cải thiện tình trạng táo bón. Thực tế, nước ấm và bột Baking Soda không chỉ giúp bé thư giãn mà còn làm mềm cơ vòng hậu môn, giúp quá trình thoát phân diễn ra dễ dàng hơn.

6.6 Hà thủ ô đỏ

Theo Đông Y, Hà thủ ô đỏ có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là điều trị chứng táo bón.

Bố mẹ có thể nấu Hà thủ ô đỏ đến cô đặc, lấy nước và dùng nấu cháo cho bé. Dùng ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau một vài ngày sử dụng.

6.6. Chút chít

Chút chít có tính chua đắng, tác dụng nhuận tràng nên thường được nhiều người sử dụng để điều trị táo bón cho trẻ.

Dùng 4g rễ cây Chút chít kèm 4g Cam thảo, nấu với 3 bát nước, đợi nước sắc lại còn 1 bát là có thể sử dụng. Bố mẹ cho trẻ uống ngay khi thuốc còn ấm, ngày chia 2 lần. Sau khoảng 3 ngày bắt đầu có công hiệu.

7. Forikid TW3 – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 - Sản phẩm dùng cho trẻ hay táo bón, biếng ăn, tiêu hóa kém

Forikid TW3 – Sản phẩm dùng cho trẻ hay táo bón, biếng ăn, tiêu hóa kém

Bên cạnh các phương pháp dân gian, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược đang là phương pháp được nhiều bố mẹ tin dùng. Sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón của công ty dược phẩm TW3 là một trong số đó.

Sản phẩm Forikid TW3 được bào chế dưới dạng cao lỏng từ các thảo dược tự nhiên nên an toàn trẻ và có công dụng như:

  • Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa.
  • Hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Sản phẩm được điều chế với hương vị dễ uống, rất thích hợp cho trẻ nhà bạn.

8. Lưu ý cho mẹ khi chăm trẻ bị táo bón không đi ngoài được

Điều trị khi con trẻ mắc chứng táo bón là một điều cần thiết. Nhưng quá “tích cực” trong việc sử dụng vô tội vạ các phương pháp là một điều hoàn toàn không nên. Dưới đây là một vài lưu ý cho các bố mẹ khi chăm trẻ bị táo bón:

  • Chất xơ rất quan trọng, nhưng nước còn quan trọng hơn rất nhiều. Việc bổ sung đột ngột quá nhiều rau quả có thể khiến tình trạng bệnh diễn ra trầm trọng hơn. Thay vào đó, điều đầu tiên mẹ cần chú ý chính là bổ sung đủ lượng nước cho bé.
  • Chỉ sử dụng men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ. Quá lạm dụng men tiêu hóa có thể khiến cơ thể mất dần khả năng tự điều tiết enzym của cơ thể.
  • Ống thụt hậu môn, hiệu quả nhưng không phải thần dược. Việc lạm dụng vô tội vạ ống thụt mỗi khi con mắc táo bón có thể gây mất dần khả năng tự co bóp của các cơ trực tràng và cơ vòng hậu môn. Khiến táo bón ngày càng trở nên tệ hơn.
  • Sử dụng tân dược theo chỉ định của bác sĩ, không nên mua và sử dụng tự phát.

Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến chứng táo bón. Tuy nhiên đối với trẻ thì đây là điều khó khăn hơn rất nhiều do trẻ chưa có khả năng tự nhận thức và phòng tránh. Qua bài viết này bố mẹ hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được phù hợp nhất.

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được – Từ nhận biết đến cách chữa trị 
5 (100%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC