Táo bón ở trẻ em 4 tuổi – Đi tìm biện pháp giải quyết hiệu quả nhất

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 07/03/2023 11:55:41

Táo bón ở trẻ em 4 tuổi khi mới xuất hiện có thể dễ dàng điều trị. Các biện pháp áp dụng có thể bằng các cách tự nhiên ngay tại nhà. Nhưng trước tiên, mẹ hãy xác định chính xác nguyên nhân bé bị táo bón là gì để áp dụng đúng phương pháp nhé!

1. Nguyên nhân nào dẫn tới trẻ 4 tuổi bị táo bón

Táo bón ở trẻ 4 tuổi có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu như: Phần bụng của bé hay bị chướng, sờ vào thấy cứng. Bé gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, số lần đi ngoài ít hơn hẳn so với thông thường. Phân thường có biểu hiện khô rắn. 

Táo bón ở trẻ 4 tuổi khiến trẻ khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt

Táo bón ở trẻ 4 tuổi khiến trẻ khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt

Đối với một số bé bị táo bón nặng, mỗi lần đại tiện bé sẽ cảm thấy: Đau, khó chịu dẫn đến quấy khóc. 

Tương tự như trường hợp bé 3 tuổi bị táo bón. Những nguyên nhân khiến bé 4 tuổi bị táo bón phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ hoặc không uống đủ nước. Điều này làm trẻ khó đi đại tiện, phân khô và rắn, lâu ngày dẫn đến táo bón.
  • Bé ham chơi, hay nín nhịn: Việc bé nín nhịn, không đi ngoài sẽ khiến trẻ mất cảm giác muốn đi đại tiện. Do đó phân bị đùn ứ bị rắn, vón cục, dẫn đến khó đào thải và gây táo bón.
  • Bé kém vận động: Vận động kém khiến nhu động ruột bị “trì trệ” lâu ngày. Hệ tiêu hóa hoạt động kém đi cũng như gây tình trạng táo bón ở trẻ 4 tuổi.
  • Do bé sử dụng thuốc: Một số loại thuốc trị ho, hạ sốt, trị cảm… có gây tác dụng phụ là táo bón.
  • Một số bệnh lý ở trẻ: Thiếu máu, bệnh trực tràng, bệnh thần kinh… Cũng làm cho bé dễ gặp khó khăn khi đi đại tiện lâu ngày hình thành bệnh táo bón.

2. Hướng xử lý tình trạng táo bón ở trẻ em 4 tuổi

Xử lý tình trạng táo bón cần phải tuân theo những nguyên tắc: Nguyên tắc về chế độ chăm sóc và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

2.1. Cải thiện táo bón ở trẻ em 4 tuổi bằng thức ăn 

Muốn hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, cung cấp dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn tốt thì cần: Cung cấp đủ 2 nhóm thực phẩm quan trọng chính là chất xơ và lợi khuẩn.

2.1.1. Chất xơ

Chất xơ đi vào đường ruột có thể kích thích nhu động ruột theo nguyên lý hút nước, trương nở. Nhờ đó làm tăng khối lượng phân, tăng co bóp để hỗ trợ đẩy phân ra ngoài.

Tăng cường chất xơ trong thực đơn của trẻ sẽ giúp cải thiện táo bón một cách hiệu quả

Tăng cường chất xơ trong thực đơn của trẻ sẽ giúp cải thiện táo bón một cách hiệu quả

Chất xơ cũng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tạo môi trường thích hợp để các vi khuẩn có lợi lên men. Đồng thời xây dựng cho hệ tiêu hóa cơ chế hoạt động khỏe mạnh.

Những thực phẩm giàu chất xơ và đặc biệt là giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả mẹ nên bổ sung cho trẻ đều đặn thường xuyên như:

  • Rau xanh: rau ngót, mồng tơi, rau lang, rau bina, súp lơ, rau má…
  • Hoa quả: chuối chín, bơ, đu đủ, lê, bưởi…
  • Các loại củ: cà rốt,  khoai lang, khoai tây, củ cải trắng…
  • Các loại hạt, đậu: gạo lứt, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ…

2.1.2. Lợi khuẩn

Lợi khuẩn (Probiotic) là những vi sinh vật có lợi thường nằm ở ruột non và đại tràng. Chúng giúp bảo vệ các niêm mạc ruột, hỗ trợ cơ thể tránh xa các bệnh đường ruột. Lợi khuẩn còn giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn được hiệu quả. 

Sữa chua là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột nhất

Sữa chua là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột nhất

Việc có đủ lợi khuẩn sẽ giúp tiêu hóa hết phần thức ăn thừa, tạo phân để đẩy ra ngoài. Ngược lại, nếu thành phần lợi khuẩn bị thiếu hụt, phân dễ bị khô cứng, bề mặt không mềm, vón cục. Do đó, gây khó khăn khi đi đại tiện.

Để không thiếu lợi khuẩn, mẹ nên cho con bổ sung lợi khuẩn thông qua những loại thực phẩm như sữa chua, váng sữa, bơ lên men…

Bên cạnh 2 nhóm thực phẩm trên, mẹ còn cần cho trẻ uống đủ nước vì mất nước cũng là nguyên nhân khiến phân dễ bị khô cứng, gây ra tình trạng táo bón. Đồng thời tránh thực phẩm cay nóng, nhiều đường thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ…

2.2. Tăng cường vận động cho trẻ

Thường xuyên vận động chính là chiếc chìa khóa giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ tạo phân và thải phân một cách dễ dàng hơn. Không những thế, vận động đúng cách còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tạo hệ miễn dịch tốt.

Vận động nhẹ khiến nhu động ruột hoạt động tốt và cải thiện táo bón ở trẻ 4 tuổi khá hiệu quả

Vận động nhẹ khiến nhu động ruột hoạt động tốt và cải thiện táo bón ở trẻ 4 tuổi khá hiệu quả

Đối với trẻ 4 tuổi, các kỹ năng đi đứng, chạy nhảy của con đã khá vững vàng nên việc cho bé vận động thường xuyên là điều không quá khó khăn. Mẹ có thể hướng dẫn bé tập đi bộ, chạy bộ, tham gia những trò chơi như đuổi bắt, ném banh, nhảy vòng,… 

Bố mẹ có thể tham gia vận động với trẻ, tạo sự thoải mái, vui thích, khiến trẻ cảm thấy thích thú hơn. Tránh cho trẻ ngồi một chỗ, xem điện thoại… quá 2 tiếng/ngày.

2.3. Tạo thói quen đi ngoài cho bé 4 tuổi

Cũng giống như những hoạt động thường ngày như ăn uống, ngủ nghỉ,… Việc đi ngoài nếu tạo được thói quen từ sớm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, giảm thiểu khả năng táo bón, khó đại tiện. Đồng thời tạo ra lối sống sinh hoạt lành mạnh có lợi cho sức khỏe cũng như sự tăng trưởng mỗi ngày của bé.

  • Hãy trò chuyện thường xuyên để trẻ hiểu đi ngoài là việc cần thiết, không nên nín nhịn. 
  • Tập đi ngoài vào sáng sớm sau khi thức dậy để đào thải độc tố và giúp cơ thể nhẹ nhàng, khoan khoái hơn.

2.4. Sử dụng thuốc để giúp trẻ hết táo bón

Nếu tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến con cảm thấy đau đớn, mẹ có thể nghĩ tới việc sử dụng một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng táo bón như: Duphalac, Citrucel, Norgalax, Bisacodyl, Forlax,  Sorbitol, Rectiofar… 

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần có chỉ định và nên hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ. Không nên tự tiện sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều nguy hiểm không tốt cho bé.

2.5. Sản phẩm bổ trợ giúp cải thiện táo bón ở trẻ 4 tuổi

So với việc sử dụng thuốc, nếu tình trạng táo bón của bé không quá nặng mẹ có thể sử dụng những sản phẩm bổ trợ có tác dụng cải thiện táo bón sẽ an toàn hơn rất nhiều. Nên ưu tiên sản phẩm bào chế từ thảo dược thiên nhiên như Forikid TW3.

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Thành phần chính của Forikid TW3 bao gồm: Sinh địa, Đảng sâm, Thạch hộc, Táo chua, Tỳ giải, Hoài sơn, Khiếm thực… Đây đều là các thảo dược tự nhiên có công dụng vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa và giải quyết táo bón rất tốt.

Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường tiêu hóa. Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng vị dễ uống, rất thích hợp với trẻ nhỏ.

2.6 Một số mẹo vặt làm hết táo bón ở trẻ 4 tuổi

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt, vận động… Mẹ còn có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp trẻ giảm táo bón điển hình như: 

  • Ngâm mông trẻ trong nước ấm: Cho trẻ ngâm mông trong chậu nước ấm 5-10 phút/ngày sẽ làm giảm đau và đi ngoài nhanh hơn.
  • Dùng rau mồng tơi ngoáy hậu môn: Dùng một cọng mồng tơi non, rửa sạch, tước bỏ lớp vỏ bên ngoài. Nhẹ nhàng đưa cọng mồng tơi đưa vào hậu môn của bé và ngoáy khoảng 3, 4 lần. Như vậy, hậu môn của bé sẽ được bôi trơn và giúp phân dễ đào thải ra ngoài.
  • Massage bụng cho trẻ: Mẹ chỉ cần cho con nằm ngửa, dùng tay xoa đều theo chiều kim đồng hồ quanh vùng rốn. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút vào khoảng 1 tiếng sau khi ăn. Như vậy nhu động ruột của bé sẽ hoạt động tốt và cải thiện táo bón.

3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Hãy cho trẻ đi khám kịp thời để tránh việc táo bón ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Hãy cho trẻ đi khám kịp thời để tránh việc táo bón ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Nếu trẻ bị táo bón trong những trường hợp này, cần đưa con đi khám bác sĩ ngay. Tránh để tình trạng kéo dài, thậm chí là kéo dài gây táo bón ở bé 5 tuổi.

  • Tình trạng diễn ra trong thời gian dài không thuyên giảm
  • Bé thấy đau đớn, khó chịu bụng, hậu môn
  • Ngoài táo bón bé còn gặp phải nhiều vấn đề khác như xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, hay ốm vặt,…

4. Biện pháp phòng tránh táo bón ở trẻ em 4 tháng tuổi

Táo bón hoàn toàn có thể phòng ngừa dễ dàng với những biện pháp rất đơn giản sau đây:

  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng, sự phát triển của con, không ép con ăn nhưng cũng cần cân đối khẩu phần đủ dinh dưỡng, đa dạng các chất, đặc biệt là chất xơ, nước, lợi khuẩn và đảm bảo đủ bữa ăn của con trong ngày.
  • Tập cho con đi ngoài vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé hình thành thói quen đại tiện mỗi ngày dễ dàng hơn
  • Có chế độ sinh hoạt phù hợp, lành mạnh, thường xuyên vận động, ngủ nghỉ điều độ.

Táo bón ở trẻ em 4 tuổi sẽ không còn là nỗi lo khi mẹ áp dụng đúng cách các phương pháp trên đây. Quan trọng nhất chính là bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, chất xơ và thêm lợi khuẩn để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Táo bón ở trẻ em 4 tuổi – Đi tìm biện pháp giải quyết hiệu quả nhất
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC