Bé 3 tuổi bị táo bón là một trong những tình trạng vô cùng thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới táo bón do đâu? Cách điều trị như thế nào? Làm sao để phòng tránh? thì không phải mẹ nào cũng biết. Hãy cùng Forikid TW3 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.
1. Bé 3 tuổi bị táo bón do đâu?
Phân khô, rắn, đi ngoài đau rát, thậm chí tổn thương hậu môn… Đây là những dấu hiệu khi bé 3 tuổi bị táo bón, một tình trạng khá thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ, trong đó có thể kể đến như:
- Do chế độ ăn uống: Thực đơn quá nhiều đạm, dầu, chất béo, các chất cay, nóng… nhưng lại thiếu đi rau xanh, chất xơ.
- Không có thói quen đi vệ sinh: Ở độ 3 tuổi, bé thường có thói quen ham chơi mà bỏ qua nhu cầu vệ sinh của cơ thể. Như vậy phân không được đào thải thường xuyên, ứ đọng dẫn đến táo bón.
- Ít vận động: Bé ít vận động khiến các cơ quan tiêu hóa hoạt động kém. Từ đó dẫn đến tiêu hóa không hiệu quả và gây nên táo bón.
- Yếu tố tâm lý: Những trẻ 3 tuổi thường có tâm lý sợ người lạ, nơi ở mới… khiến bé không dám xin đi đại tiện. Điều này kéo dài dẫn đến đùn phân, phân thô, cứng hơn, gây ra chứng táo bón.
- Dấu hiệu của bệnh lý: Đôi khi, táo bón lại là một trong những biểu hiện của các bệnh lý. Chẳng hạn như trĩ, sa trực tràng, các bệnh lý liên quan đến trực tràng và ống tiêu hóa…
- Bẩm sinh: Táo bón còn có thể là kết quả của những khiếm khuyết bẩm sinh của cơ thể. Có thể kể đến như sa trực tràng, hẹp hậu môn…
2. Bé 3 tuổi bị táo bón phải làm sao?
Táo bón không phải là triệu chứng quá nguy hiểm. Vì thế khi phát hiện bé nhà đang bị táo bón, mẹ không nên hoảng hốt mà hãy bình tĩnh áp dụng một số phương pháp sau đây nhằm giúp bé điều trị hiệu quả nhé.
2.1. Cho trẻ uống nhiều nước
Nước rất quan trọng đối với cơ thể. Nếu cơ thể bé thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thụ nước trong phân. Từ đó, phân sẽ bị thô cứng gây khó khăn trong quá trình đại tiện.
Ở các độ tuổi và thể trạng khác nhau mà lượng nước cần thiết ở mỗi bé cũng khác nhau. Thông thường, bé 3 tuổi sẽ cần cung cấp khoảng 1 lít nước cần thiết mỗi ngày (bao gồm cả nước và sữa). Tuy nhiên để biết con số chính xác là bao nhiêu, các mẹ có thể tham khảo công thức ước tính sau:
Lượng nước cần thiết (ml) = 1.000 + 50 x N
Trong đó: N là số kg của bé trừ đi 10
Ví dụ: Bé nhà bạn nặng 16kg, lượng nước cần cho bé uống mỗi ngày sẽ là: 1.000 (ml) + 50 (ml) x 6 = 1.300 (ml) nước.
Như vậy, nếu lượng sữa uống mỗi ngày của bé là 600ml, thì lượng nước mẹ chỉ cần bổ sung thêm cho bé 700 ml nữa thôi.
2.2. Bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa ở trẻ
2.2.1. Bé 3 tuổi bị táo bón nên ăn gì?
Chất xơ có tác dụng rất tốt đối với hoạt động của một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ nên chú trọng tăng khẩu phần rau xanh, hoa quả trong thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị táo bón để bổ sung vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm nên bổ sung cho trẻ như:
- Rau xanh: Mồng tơi, rau đay, rau cải, ngót, súp lơ… Đây là nguồn chất xơ phong phú giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón.
- Hoa quả: Đu đủ, chuối, bơ, cam, bưởi… chứa rất nhiều các loại Vitamin và chất xơ. Nhờ vậy không chỉ đỡ táo bón mà còn đem lại dinh dưỡng cho trẻ. Khi cho bé dùng hoa quả, mẹ nên cho bé ăn sẽ tốt hơn rất nhiều so với chỉ cho bé uống nước ép.
- Ngũ cốc hạt: Các loại hạt như đậu đen, gạo lứt, đậu lăng… Ngoài việc cung cấp nhiều tinh bột, dinh dưỡng cho trẻ. Ngũ cốc hạt còn có tác dụng hỗ trợ ổn định tiêu hóa của bé.
- Hải sản: Các loại tôm, cá, hàu, cua… chứa rất nhiều Magie và Kẽm. Nhờ vậy đem lại tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hoạt động của ống tiêu hóa. Chắc chắn khi sử dụng hải sản vấn đề táo bón ở trẻ 3 tuổi sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.
- Sữa chua: Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh và lợi khuẩn dồi dào. Nhờ vậy, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp bé tiêu hóa khỏe, ăn ngon và hạn chế táo bón.
2.2.2. Những loại thực phẩm cần tránh sử dụng khi trẻ táo bón
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh cho bé sử dụng:
- Đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh: Các loại đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, kém dinh dưỡng và khó tiêu. Do vậy mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm này, kể cả nước hoa quả đóng hộp;
- Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ: Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, dễ gây rối loạn hệ tiêu hóa non nớt của bé. Đây là nhóm thực phẩm mẹ nên lưu ý không nên cho bé sử dụng;
- Sữa công thức nhiều năng lượng: Một số loại sữa công thức chứa quá nhiều dinh dưỡng và năng lượng. Khiến bé không thể tiêu hóa hết được, dư thừa gây rối loạn tiêu hóa.
2.3. Sử dụng men vi sinh cho bé 3 tuổi bị táo bón
Men vi sinh là các chế phẩm sinh học được sử dụng nhằm bổ sung các loại lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Men vi sinh được sử dụng với những mục đích:
- Tăng lượng lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Tiêu diệt hoặc làm giảm đi lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột.
- Kích thích và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn.
- Giảm sự hấp thu đường Lactose.
- Phòng tránh một số bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…
Men vi sinh được sử dụng phổ biến ở chế phẩm, thuốc hoặc sữa chua lên men. Sau khi bổ sung vào cơ thể, men vi sinh sẽ tác động dần lên hệ khuẩn đường ruột và sản sinh tác dụng.
Tuy nhiên, lạm dụng men vi sinh tiêu hóa trong thời gian dài không phải là một biện pháp an toàn cho sức khỏe. Mẹ chỉ nên cho bé dùng tối đa 15 ngày cho 1 đợt sử dụng, hoặc cách tốt nhất là nghe theo các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
2.4. Tăng cường vận động cho bé
Cơ thể thường xuyên vận động sẽ thúc đẩy cơ bụng co bóp, từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động của dạ dày và hệ ruột, giúp quá trình đại tiện ở bé được diễn ra dễ dàng hơn.
Mẹ nên khuyến khích bé 3 tuổi táo bón thường xuyên vận động. Chơi đùa cùng bé hoặc tập cho bé một số bài tập tốt cho hệ ruột như: Bài tập đạp xe đạp, các bài massage bụng dưới…
Tuy nhiên mẹ vẫn nên lưu ý chỉ nên khuyến khích bé vận động vừa phải, không nên quá mạnh, cố quá sức… Chẳng những không gây ra lợi mà còn có thể làm bé đau bụng, gây phản tác dụng.
2.5. Rèn luyện thói quen đi ngoài đều đặn
Như đã nói ở trên, các bé 3 tuổi thường rất ham chơi và thường xuyên nín nhịn. Như vậy, bé sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn và không hề tốt cho tiêu hóa. Do vậy, mẹ cần tạo cho bé thói quen đi ngoài đúng cách và đều đặn. Đây là cách giảm nguy cơ táo bón và hạn chế các vấn đề về tiêu hóa tốt nhất.
Thói quen đi ngoài theo khung giờ nhất định sẽ tạo nên thói quen và hình thành phản xạ có điều kiện. Khi đến những khung giờ nhất định, cơ thể bé sẽ sản sinh nhu cầu vệ sinh, giúp bé đại tiện thường xuyên và đều đặn. Từ đó loại bỏ đi việc nhịn đi ngoài, giúp phòng tránh hữu hiệu chứng táo bón cho bé.
2.6. Tắm bé 3 tuổi bị táo bón với nước ấm
Nước ấm là một trong những phương pháp giải quyết tình trạng bé 3 tuổi bị táo bón hiệu quả. Các mẹ có thể ngâm mông cho bé trong nước ấm hoặc tăm cho bé với nước ấm. Khi ngâm nước ấm, nhu động ruột, cơ vòng hậu môn của trẻ sẽ được kích thích. Từ đó giúp cho trẻ dễ dàng đi ngoài hơn, không còn bị táo nữa.
Ngoài ra, nước ấm còn tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ. Dù trẻ có đang khó tiêu, đầy bụng và có chút cảm giác đau bụng. Nước ấm sẽ làm dịu cơn đau nhanh chóng, không còn những cảm giác khó chịu nữa.
2.7. Kết hợp massage nhẹ nhàng ở bụng
Bên cạnh việc vận động bằng vui chơi, chạy nhảy… ngoài trời. Một cách “vận động” khác mà mẹ có thể áp dụng cho bé đó chính là các bài Massage. Có rất nhiều bài massage bụng cho bé như: massage theo chiều kim đồng hồ, massage kiểu đi xe đạp… Tuy nhiên đối với các bé 3 tuổi bị táo bón thì phù hợp nhất là bài massage “I Love U”.
Để thực hiện bài massage “I Love U”, mẹ hãy thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng tay phải ấn nhẹ lên phần bụng bên phải của bé. Sau đó vuốt nhẹ xuống theo hình chữ “I”.
- Bước 2: Đặt tay lên bụng trái, cao hơn rốn một chút và ấn nhẹ nhàng từ trái sang phải. Tiếp tục ấn nhẹ từ trên xuống theo hình chữ “L”.
- Bước 3: Tiếp tục để tay lên phần bụng trái, thấp hơn rốn một chút. Ấn nhẹ nhàng từ trái sang phải, tạo độ cong như hình chữ “U”.
- Bước 4: Thực hiện lặp lại các động tác trên từ 15 – 20 lần.
Với những động tác massage này, chắc chắn bé sẽ thấy dễ chịu hơn. Đồng thời tình trạng táo bón ở trẻ 3 tuổi cũng sẽ được cải thiện.
2.8. Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên
Ngoài những cách kể trên đây, có một phương pháp cũng được khá nhiều mẹ áp dụng. Đó chính là việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón từ thiên nhiên. Một trong những sản phẩm được tin dùng nhiều nhất hiện nay đó chính là Forikid TW3.
Với thành phần từ các thảo dược thiên nhiên như: Sinh địa, Thạch hộc, Táo chua, Tỳ giải, Hoài sơn, Khiếm thực… Sản phẩm đem lại hiệu quả mà vô cùng an toàn cho trẻ. Ngoài công dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón. Forikid TW3 còn bổ tỳ vị, hỗ trợ bé ăn ngon miệng và tăng cường sức khỏe. Chính vì thế, sản phẩm phù hợp với: Trẻ em tỳ vị kém, tiêu hóa kém, biếng ăn, hay táo bón, mệt mỏi, gầy yếu.
Sản phẩm được bào chế dạng cao lỏng với vị ngọt, thơm mùi dược liệu dễ uống. Do vậy, các bé sẽ rất thích thú khi uống Forikid TW3. Ngoài ra, cách sử dụng sản phẩm cũng vô cùng đơn giản.
- Bé từ 1 đến 5 tuổi:10 ml x 2 lần/ngày
- Bé trên 5 tuổi: 15 ml x 2 lần/ngày
Với Forikid TW3, tình trạng bé 3 tuổi bị táo bón chắc chắn sẽ được giải quyết nhanh chóng.
3. Khi nào mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ?
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà táo bón vẫn không thuyên giảm và trẻ có những dấu hiệu sau thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Tránh để tình trạng nặng thêm, thậm chí táo bón kéo dài đến khi bé 4 tuổi.
- Bé bị táo bón kéo dài, đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị tại nhà khác nhau. Tuy nhiên, vẫn không thấy có hiệu quả.
- Bé ít nói, tâm lý không ổn định, lười và biếng ăn, thường xuyên đau bụng…
- Tình trạng táo bón của bé ngày càng nặng, bé quấy khóc, sợ hãi khi đi ngoài.
- Bé đi đại tiện phân lẫn máu, nứt hậu môn.
Táo bón không phải là một chứng bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, táo bón có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, mẹ hãy ngăn ngừa tình trạng bé 3 tuổi bị táo bón ngay hôm nay bằng những biện pháp được gợi ý trên đây nhé.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.