[Tổng hợp] 8 nguyên nhân dẫn tới táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 04/02/2020 13:12:40

Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi là một nguyên do gây nên tình trạng biếng ăn, chậm lớn. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục và hạn chế được nếu điều trị đúng nguyên nhân gây ra. Hãy cùng Forikid TW3 đi tìm hiểu ngay nguyên nhân nào gây ra tình trạng này qua bài viết dưới đây.

1. Trẻ bị táo bón do thiếu nước

Việc bổ sung nước cho cơ thể không đủ cũng có thể gây ra táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

Việc bổ sung nước cho cơ thể không đủ cũng có thể gây ra táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ nhỏ. Trung bình, mỗi ngày trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cần 100ml nước trên mỗi kg cân nặng cơ thể (kể cả sữa). Nếu không cung cấp đủ thì cơ thể sẽ hấp thu nước từ phân ngược trở lại, làm cho phân rắn và khô, khó đào thải ra ngoài. Lâu ngày làm đùn phân, gây táo bón cho trẻ 3 tháng tuổi trở lên.

Ngoài táo bón thì thiếu nước còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

2. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ

Chất xơ vô cùng quan trọng và là dưỡng chất thiết yếu giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng táo bón. Chất xơ giúp cho sự chuyển động của ruột dễ dàng hơn, giúp tăng thể tích phân và làm cho phân xốp nên việc đào thải phân ra ngoài sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu chất xơ thì phân sẽ trở nên rắn, vón cục, khó đào thải ra ngoài. 

Một chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ chất xơ cũng sẽ giúp giảm nguy cơ viêm ruột thừa, trĩ và sỏi thận ở trẻ trong tương lai.

3. Thay đổi dạng đồ ăn cho trẻ

Dạng đồ ăn mới khiến hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi, dễ gây ra táo bón ở trẻ

Dạng đồ ăn mới khiến hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi, dễ gây ra táo bón ở trẻ

Trẻ dưới 1 tuổi là độ tuổi trẻ dễ bị táo bón do sự thay đổi dạng thức ăn đột ngột (độ 4-6 tháng chuyển từ sữa mẹ sang ăn dặm). Sự thay đổi này khiến cho đường ruột của bé chưa quen với thức ăn mới. Vì vậy, hệ tiêu hóa chưa kịp tiết ra enzyme tiêu hóa thức ăn, thức ăn bị ứ trệ lại trong ruột gây táo bón, đầy bụng, đầy hơi. 

Bên cạnh đó, khi cho bé chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm nhiều mẹ không chú ý bổ sung chất xơ mà chỉ bổ sung đạm, chất béo… khiến cho chế độ dinh dưỡng mất cân đối, gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

4. Ảnh hưởng của sữa công thức

Sữa công thức cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi. Điều này được lý giải là do cơ địa của bé không phù hợp với loại sữa công thức đang dùng hoặc loại sữa công thức đó có quá nhiều năng lượng, ít chất xơ hòa tan gây nóng trong. 

Đây chính là những ảnh hưởng tiêu cực của sữa công thức đối với hệ tiêu hóa của bé, làm cho hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn, bị rối loạn dẫn đến táo bón. Tình trạng ảnh hưởng của sữa công thức này thường gây ra táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi là nhiều nhất.

5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc mẹ đang cho con bú sử dụng các loại thuốc cũng ảnh hưởng tới thể trạng và khả năng tiêu hóa của trẻ

Việc mẹ đang cho con bú sử dụng các loại thuốc cũng ảnh hưởng tới thể trạng và khả năng tiêu hóa của trẻ

Đối với trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón do tác dụng phụ của thuốc trong các trường hợp sau:

  • Bé bị ốm phải uống thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà nó còn tiêu diệt luôn cả các lợi khuẩn trong đường ruột, gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột dẫn đến táo bón và rối loạn tiêu hóa.
  • Mẹ bị ốm phải uống thuốc kháng sinh, bé vẫn bú mẹ: khi mẹ uống thuốc kháng sinh, thuốc không chỉ có tác dụng ở cơ thể mẹ mà còn theo dòng sữa con bú đi vào cơ thể con làm ảnh hưởng đến đường ruột của bé.
  • Bé sử dụng các loại thuốc bổ không phù hợp với cơ địa cũng như khả năng hấp thụ: bổ sung canxi hay sắt… thường dễ có tác dụng phụ là táo bón do canxi khó tiêu, sắt thường gây nóng trong.

6. Trẻ ít vận động

Vận động là cách tiêu hao năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, vận động còn giúp kích thích sự hoạt động của nhu động ruột, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Do đó, trẻ lười vận động sẽ thường gặp phải tình trạng táo bón do nhu động ruột kém hoạt động, việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi phổ biến nhất.

7. Thói quen nhịn đi ngoài

Ham chơi, không có thói quen đi tiêu đúng giờ cũng gây nên tình trạng táo bón, khó tiêu

Ham chơi, không có thói quen đi tiêu đúng giờ cũng gây nên tình trạng táo bón, khó tiêu

Trẻ nhỏ thường ham chơi nên thường nín nhịn, không chịu đi ngoài khi có nhu cầu khiến phân to, cứng, bị đùn thành khối rắn gây đau đớn khi đi vệ sinh và táo bón. 

Bên cạnh đó, việc nín nhịn không chịu đi ngoài lâu ngày sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị “nhờn”, không còn phản ứng với tình trạng đi ngoài, nhu động ruột kém hoạt động gây nên tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, trẻ dễ bị táo bón hơn.

8. Biểu hiện của một số loại bệnh lý

Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi hoàn toàn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý của cơ thể

Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi hoàn toàn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý của cơ thể

Một số bệnh lý liên quan tới trực tràng, hệ thần kinh… Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi.

  • Bệnh cường giáp: cường giáp sẽ làm giảm hoạt động của cơ ruột, gây ảnh hưởng tới việc co bóp dạ dày để tiêu hóa thức ăn, do đó gây ra tình trạng táo bón.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ bị bệnh này trong ruột già thiếu tế bào hạch khiến nó không nhận được mệnh lệnh từ não để hoạt động đúng. Vì vậy trẻ dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa và gặp phải tình trạng táo bón.
  • Đái tháo đường: trẻ bị đái tháo đường cũng dễ bị táo bón hơn trẻ bình thường.
  • Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc bệnh lý liên quan đến cột sống cũng gây ra các ảnh hưởng liên quan đến vận động, cử động ruột dẫn đến táo bón.

Nếu phát hiện trẻ bị táo bón do nguyên nhân bệnh lý, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu để được tư vấn điều trị cũng như chăm sóc trẻ đúng cách.

9. Xử lý thế nào khi trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón

9.1. Tăng cường bổ sung nước cho trẻ

Như đã nói ở trên, nhu cầu nước của bé là khoảng 100ml trên mỗi kg cân nặng (kể cả sữa). Như vậy nếu bé nặng 8kg thì cần cung cấp cho bé 800ml (nước + sữa) mỗi ngày. Ví dụ, nếu bé uống được 700ml sữa (bú mẹ hoặc bú bình) thì cần bổ sung thêm cho bé 100ml nước nữa.

9.2. Bé dưới 1 tuổi bị táo bón nên ăn gì?

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng và thực phẩm cũng là biện pháp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ rất tốt

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng và thực phẩm cũng là biện pháp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ rất tốt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên tăng cường bổ sung thêm chất xơ vào trong thực đơn. Như rau mồng tơi, bông cải xanh, cải mầm Brussels, đậu lăng, đậu thận, đậu Hà Lan, đậu xanh, hạt chia, khoai lang, cà rốt, bơ, táo, chuối, dâu tây, lê…

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần tránh các thực phẩm cay, nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón.  

9.3. Giúp trẻ vận động nhiều hơn

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà các mẹ cho trẻ vận động theo nhiều cách khác nhau.

  • Với trẻ trong giai đoạn bò, lẫy thì mẹ tạo môi trường thuận lợi giúp bé thoải mái bò, lẫy.
  • Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mẹ giúp bé thực hiện bài tập đạp xe thường xuyên mỗi ngày. Ngoài bài tập đạp xe thì các động tác co duỗi chân cũng là những động tác vận động tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ. 

9.4. Rèn luyện thói quen đi vệ sinh

Rèn luyện thói quen đi vệ sinh là biện pháp phòng ngừa táo bón hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên tập cho bé đi vệ sinh vào buổi sáng sớm, sau khi thức dậy. Điều này không những tốt cho hệ tiêu hóa mà đây còn là thời điểm giúp thải các độc tố tích tụ trong cơ thể tốt nhất. 

9.5. Xem lại loại sữa công thức đang sử dụng

Nếu thành phần sữa ít chất xơ hòa tan, giàu protein, nhiều đường… thì cần thay đổi loại sữa ngay. Thay vào đó, mẹ nên chọn loại sữa mát – loại sữa không chứa đường mía, có hương vị tự nhiên, ngọt dịu nhẹ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

Các mẹ ưu tiên chọn sữa có thành phần như

  • Đạm Whey giàu Alpha-Lactalbumin
  • Chất xơ hòa tan FOS
  • Hệ men vi sinh Bifidobacterium
  • BB-12 TM và Lactobacillus GG

Lưu ý: Trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ, chỉ cho uống sữa công thức trong trường hợp bắt buộc hoặc mẹ không đủ sữa cho con.

9.6. Trị táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi bằng sản phẩm hỗ trợ

Sản phẩm bổ thận âm Forikid TW3 cải thiện chứng táo bón, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn

Sản phẩm bổ thận âm Forikid TW3 cải thiện chứng táo bón, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn

Các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên luôn là giải pháp an toàn và hiệu quả. Một trong những sản phẩm đó chính là Forikid TW3. Đây là sản phẩm giúp giải quyết tình trạng táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác ở trẻ. Forikid TW3 có thành phần từ các thảo dược như:

  • Thục địa: Có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể, tốt cho hệ miễn dịch.
  • Thạch hộc: Tăng tiết dịch vị, trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và thông tiện.
  • Hoài sơn: Bồi bổ tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, điều hòa cân bằng trong cơ thể.

Với nguyên liệu thiên nhiên, sản phẩm sẽ là phương pháp giúp cải thiện táo bón một cách hiệu quả. Có thể nói sử dụng các sản phẩm bổ trợ là một trong những cách trị táo bón ở trẻ được khá nhiều bậc phụ huynh áp dụng.

9.7. Một số mẹo trị táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi khác

Một số mẹo trị táo bón đơn giản, dễ thực hiện sau cũng sẽ giúp trị táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả:

  • Massage cho bụng cho trẻ: massage bụng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ hoặc massage theo kiểu “I Love U” cũng sẽ giúp cho phân mềm, kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Thực hiện động tác đạp xe: mẹ nắm hai chân bé rồi di chuyển mô phỏng theo động tác đạp xe từ 5 đến 10 phút sẽ giúp tăng áp lực cơ bụng đến ruột, bé sẽ dễ dàng đi ngoài hơn.
  • Ngâm mông trẻ trong nước ấm: nước ấm sẽ giúp làm mềm cơ hậu môn, giúp cơ hậu môn co giãn tốt hơn, từ đó giúp việc đi ngoài dễ dàng, không đau đớn.
  • Dùng mồng tơi ngoáy hậu môn: cọng mồng tơi tươi, rửa sạch, tước bỏ vỏ rồi ngoáy vào lỗ hậu môn giúp bôi trơn và kích thích việc đi ngoài.
  • Dùng mật ong bôi hậu môn: tác dụng tương tự cọng mồng tơi, mật ong có khả năng bôi trơn, kích thích việc đi ngoài. Đồng thời, các dưỡng chất có trong mật ong sẽ giúp làm mềm lỗ hậu môn, giúp bé không còn bị đau đớn khi đi ngoài.

10. Khi nào nên tới các cơ sở y tế

Táo bón không chỉ khiến trẻ sợ hãi khi đi ngoài, khó chịu, đau đớn và về lâu về dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Do đó khi trẻ bị táo bón nếu áp dụng các phương pháp khắc phục nêu trên mà tình trạng không được cải thiện thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị ngay. Đừng để tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài đến khi bé 2 tuổi.

Cần đưa trẻ dưới 1 tuổi đi khám nếu như tình trạng táo bón diễn ra trong thời gian dài

Cần đưa trẻ dưới 1 tuổi đi khám nếu như tình trạng táo bón diễn ra trong thời gian dài

Cụ thể, khi trẻ bị táo bón rơi vào các tình trạng dưới đây thì cần đưa đi khám kịp thời:

  • Bé bị táo bón kéo dài.
  • Đã áp dụng một số cách khắc phục mà không thấy được hiệu quả.
  • Bé bị táo bón kèm theo các triệu chứng khác như cáu gắt, sốt, sụt cân, đau khi đi ngoài…
  • Bé bị đi ngoài ra máu (đặc biệt nếu là máu đen) trong thời gian dài.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các mẹ đã biết được những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi là gì. Từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp, giúp bé lớn khỏe, phát triển đều đặn.

[Tổng hợp] 8 nguyên nhân dẫn tới táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC