Bé 1 tháng bị táo bón có phải là lỗi tại mẹ?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 12/03/2020 17:27:46

Bé 1 tháng bị táo bón – Có phải lỗi tại mẹ không? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Vậy đáp án là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé.

1. Dấu hiệu để phát hiện bé nhà bạn đang táo bón 

Ở độ tuổi 1 tháng, hệ tiêu hóa ở trẻ còn chưa hoàn thiện và rất dễ bị táo bón. Tuy nhiên, khi trong thời gian táo bón, cơ thể bé sẽ phát đi những “tín hiệu” để mẹ nhanh chóng nhận ra sự khác thường.

Đau đớn, quấy khóc khi đi ngoài là biểu hiện bé 1 tháng bị táo bón rõ rệt nhất

Đau đớn, quấy khóc khi đi ngoài là biểu hiện bé 1 tháng bị táo bón rõ rệt nhất

Những biểu hiện điển hình khi bé 1 tháng bị táo bón bao gồm:

  • Số lần đi ngoài ít hơn: Đối với trẻ sơ sinh, bú mẹ hoàn toàn, bé có thể đi ngoài từ 5-10 lần/ngày. Khi bé đang mắc phải táo bón, chắc chắn việc đi ngoài của bé sẽ ít đi và thưa hơn. Đây là dấu hiệu, triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh dễ thấy nhất.
  • Bụng bé căng cứng: Do việc đào thải phân gặp khó khăn, phân sẽ bị ứ đọng ở trong ruột. Điều này sẽ dẫn tới việc bụng bé căng cứng và bé cảm thấy khó chịu vì điều này.
  • Phân bất thường: Phân của trẻ trong độ 1 tháng sẽ có dạng lỏng và có màu vàng xanh. Nếu như bé bị táo bón, phân của trẻ sẽ bị vón lại, có mùi hôi hoặc sẽ bị sậm màu hơn.
  • Bé đau đớn, khó chịu khi đi ngoài: Do phân bị tắc ứ trong ruột. Hàm lượng nước trong phân sẽ giảm khiến phân khô, vón cục. Điều này khiến việc đào thải gặp khó khăn, bé có thể cảm thấy đau đớn khi phải rặn để phân ra ngoài.

2. Nguyên nhân bé 1 tháng tuổi bị táo bón có phải do mẹ?

Với bé 1 tháng tuổi, thức ăn chính của bé vẫn là sữa mẹ, bé không ăn bất cứ thực phẩm nào ngoài sữa. Và trong giai đoạn này bé cũng chưa thể có bất kỳ hoạt động nào, chủ yếu thời gian dành cho việc ngủ. 

Có thể thấy, mọi vấn đề liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đều phụ thuộc rất lớn vào người mẹ. Tuy nhiên, bé 1 tháng bị táo bón hoàn toàn là tại mẹ là KHÔNG ĐÚNG. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón khác.

2.1. Chế độ dinh dưỡng của bé ít chất xơ

Chế độ ăn không hợp lý của mẹ khiến sữa bị thiếu chất sơ gây ra táo bón ở con nhỏ

Chế độ ăn không hợp lý của mẹ khiến sữa bị thiếu chất sơ gây ra táo bón ở con nhỏ

Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đường tiêu hóa vì chúng có khả năng hút nước và tăng thể tích làm mềm phân nơi đường ruột. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng kích thích nhu động ruột, tăng co bóp tích cực tống phân ra ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh hàng đầu.

Như đã nói ở trên, trẻ 1 tháng tuổi chủ yếu được nuôi bằng sữa mẹ. Cho nên bé 1 tháng bị táo bón trong giai đoạn này là do chế độ ăn hằng ngày của mẹ thiếu xơ. Ngoài ra, mẹ ăn các chất khó tiêu hóa, thức ăn nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ… Điều này cũng gây nóng trong khiến con dễ bị khó tiêu, táo bón.

2.2. Táo bón do sử dụng sữa công thức

Sử dụng sữa công thức quá sớm trong khi hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng cùng sẽ dẫn tới táo bón

Sử dụng sữa công thức quá sớm trong khi hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng cùng sẽ dẫn tới táo bón

Trong 6 tháng đầu trẻ nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất. Tuy vậy, có một số trường hợp trẻ không được bú mẹ vì một số lý do như phải xa mẹ, mẹ không đủ sữa, mất sữa… Dẫn đến việc bé phải sử dụng thêm sữa công thức. 

Sữa công thức hoàn toàn không thể thay thế và đặc biệt tốt cho bé như sữa mẹ. Vì sữa công thức có nhiều chất không quen rất dễ gây ra rối loạn tiêu hóa. Hoặc thành phần sữa không hợp, quá nhiều năng lượng gây nóng trong cũng gây táo bón ở trẻ 1 tháng.

2.3. Tổn thương thực thể đường tiêu hóa

Một lý do nữa cũng thường khiến bé 1 tháng bị táo bón đó chính là bé đang mắc phải một số tổn thương như viêm dạ dày, nhiễm khuẩn tiêu hóa… Chúng ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn, nhu động ruột cũng như quá trình đào thải phân.

Những tổn thương thực thể tiêu hóa ảnh hường trực tiếp tới quá trình tiêu hóa, hấp thu của trẻ

Những tổn thương thực thể tiêu hóa ảnh hường trực tiếp tới quá trình tiêu hóa, hấp thu của trẻ

Bên cạnh đó, những tổn thương này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.

Nếu thấy bé có dấu hiệu bị tổn thương thực thể đường tiêu hóa, bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám ngay để có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời nhằm cải thiện nhanh chóng tình hình bệnh.

2.4. Bé 1 tháng bị táo bón do một số dị tật bẩm sinh

Bên cạnh những yếu tố thường gặp trên, có một số dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa cũng có thể dẫn tới táo bón ở trẻ 1 tháng tuổi như:

  • Hẹp phì đại môn vị
  • Phình đại tràng bẩm sinh
  • Tắc ruột phân su

Đây là những dị tật ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu hóa và phát triển. Nếu mẹ đã kiểm tra kỹ lưỡng bé không mắc phải các vấn đề như đã nêu ở trên thì có thể nghi ngờ về khả năng này. 

Mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám trực tiếp và xác định tình trạng của trẻ. Vì chỉ khi xác định đúng nguyên nhân, mẹ mới có thể tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.

3. Biện pháp xử lý tình trạng táo bón ở trẻ 1 tháng tuổi

Các biện pháp tự nhiên mẹ nên áp dụng để cải thiện tình trạng bé 1 tháng bị táo bón như:

3.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất xơ luôn là biện pháp tốt nhất cho bé 1 tháng bị táo bón

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất xơ luôn là biện pháp tốt nhất cho bé 1 tháng bị táo bón

Với bé 1 tháng tuổi, nguồn thức ăn duy nhất của bé lúc này chỉ có sữa mẹ. Chính vì vậy, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng để tạo ra nguồn sữa mát dồi dào cho con bú và nhận được nhiều chất dinh dưỡng. 

Mẹ hãy bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường chất xơ có trong sữa. Uống đủ nước. Tránh ăn các thực phẩm khó tiêu, cay nóng hay cà phê, rượu… để hạn chế việc mất sữa hoặc sữa xuất hiện những chất khó tiêu, nóng không tốt cho con.

3.2. Tăng cường lợi khuẩn đường ruột

Sữa chua là một trong những món tăng cường lợi khuẩn đường ruột hiệu quả nhất

Sữa chua là một trong những món tăng cường lợi khuẩn đường ruột hiệu quả nhất

Lợi khuẩn có tác dụng hết sức to lớn đối với hệ tiêu hóa. Các lợi khuẩn khi đi vào đường ruột, trú ngụ ở đại tràng làm nhiệm vụ tiêu hóa hết thức ăn thừa và đào thải chúng thành phân mềm. Đồng thời lợi khuẩn còn hệ tiêu hóa tống đẩy phân ra ngoài một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Chính vì lẽ đó, bổ sung lợi khuẩn đầy đủ giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh. Điều này giúp cải thiện tình trạng bé 1 tháng bị táo bón một cách nhanh chóng. Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn nhiều sữa chua, bơ lên men…

3.3. Massage kích thích nhu động ruột

Massage là biện pháp giúp nhu động ruột hoạt động tốt cũng như giải quyết táo bón ở trẻ 1 tháng tuổi hiệu quả

Massage là biện pháp giúp nhu động ruột hoạt động tốt cũng như giải quyết táo bón ở trẻ 1 tháng tuổi hiệu quả

Ngoài các giải pháp dinh dưỡng và ăn uống, mẹ cũng có thể cải thiện tình trạng bé 1 tháng tuổi bị táo bón bằng việc massage. Massage sẽ giúp nhu động ruột của bé được kích thích. Nhờ vậy, nhu động ruột hoạt động tốt, dễ dàng đẩy phẩn ra ngoài hơn. Trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện vấn đề khó tiêu, táo bón.

Cách massage bụng cho bé cũng cần phải được thực hiện bài bản và đúng cách. Mẹ dùng tay ấn nhẹ vào bụng trẻ, xoa vòng tròn quanh rốn khoảng 20 lần. Mỗi ngày thực hiện 1 lần để kích thích nhu động ruột tốt nhất.

3.4. Tắm bé với nước ấm

Có lẽ không nhiều mẹ biết rằng nước ấm ngoài việc mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu, tốt cho xương khớp thì chúng còn có tác dụng làm mềm cơ hậu môn.

Nước ấm sẽ khiến bé dễ chịu, mềm cơ hậu môn và giải quyết táo bón nhanh chóng

Nước ấm sẽ khiến bé dễ chịu, mềm cơ hậu môn và giải quyết táo bón nhanh chóng

Nhờ tính chất này, nước ấm có thể giúp trẻ dễ dàng đẩy phân ra ngoài, làm cho việc đi ngoài không còn là nỗi sợ hãi và trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nước ấm còn giảm đau, giảm khó chịu ở phần bụng của trẻ. 

Cách làm khá dễ dàng và đơn giản. Mẹ chuẩn bị một thau nước ấm để ngâm hậu môn hoặc cả mình bé trong nước ấm khoảng 10-15 phút/ngày mỗi khi tắm cho trẻ.

3.5. Một số mẹo trị táo bón khác

Ngoài những cách để giúp bé 1 tháng tuổi táo bón cải thiện tình hình kể trên. Mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo vặt ở dưới đây. Tuy nhiên, mẹ nên tìm hiểu những mẹo này có phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của con mình trước khi thực hiện.

  • Dùng cọng mồng tơi ngoáy hậu môn: Mẹ lấy một cọng rau mồng tơi non, tước bỏ phần vỏ, ngoáy nhẹ hậu môn bé. Phần nhớt mồng tơi sẽ giúp phân dễ dàng đào thải. Lưu ý chỉ ngoáy ở phía ngoài, không quá sâu có thể khiến hậu môn bé bị tổn thương.
  • Trị táo bón ở trẻ 1 tháng bằng nước bồ kết: Mẹ nướng bồ kết, sau dùng bồ kết để đun nước. Để nước bồ kết ấm, dùng xi lanh chứa để bơm và xịt vào hậu môn của bé. Nước bồ kết rất lành tính và sẽ kích thích bé đi ngoài một cách nhanh chóng.
  • Thoa Vaseline lên hậu môn của trẻ: Mẹ sử dụng Vaseline, thoa một lớp mỏng lên hậu môn trẻ. Vaseline sẽ làm mềm hậu môn cũng như kích thich đẩy phân ra ngay sau đó.

Lưu ý: Những biện pháp này, mẹ không nên thực hiện thường xuyên. Chỉ thực hiện trong trường hợp bé bị táo bón quá nặng và thực hiện tùy cơ địa của trẻ. Biện pháp tối ưu nhất vẫn là chú ý tới chế độ dinh dưỡng và hoạt động ở trẻ.

4. Có cần đi khám bác sĩ khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón?

Đưa bé đi khám kịp thời cũng là cách trị táo bón hiệu quả mà lại an toàn cho trẻ

Đưa bé đi khám kịp thời cũng là cách trị táo bón hiệu quả mà lại an toàn cho trẻ

Với những biện pháp trên, tình trạng bé 1 tháng bị táo bón sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám trực tiếp. Tránh để kéo dài, dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi, thậm chí còn xa hơn.

  • Nếu trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón là do tổn thương hệ tiêu hóa hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Bé có dấu hiệu táo bón, đau đớn quấy khóc liên tục nhiều ngày không thuyên giảm.
  • Ngoài triệu chứng táo bón như bình thường, trẻ còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác: Mồ hôi trộm, không chịu ăn…
  • Táo bón ở trẻ 1 tháng tuổi trong thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm.

5. Những cách phòng ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả

Chỉ cần hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhu động ruột hoạt động tốt, bé sẽ không còn bị táo bón. Do vậy, mẹ cũng nên lưu ý tới các biện pháp phòng ngừa táo bón ở bé 1 tháng tuổi dưới đây.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp: Việc luôn giữ cho bé có chế độ dinh dưỡng là biện pháp phòng ngừa táo bón hiệu quả nhất. Hãy đảm bảo dinh dưỡng của bé không bị thiếu xơ và các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Luôn giữ nhu động ruột hoạt động tốt: Nhu động ruột ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu hóa. Chính vì vậy, mẹ hay đảm bảo nhu động ruột của bé luôn được hoạt động tốt bằng cách massage bụng, cho bé vận động… hằng ngày.
  • Để ý, quan tâm bé hằng ngày: Quan tâm, để ý bé hằng ngày sẽ giúp mẹ nhanh chóng phát hiện và xử lý nếu bé 1 tháng bị táo bón. Tránh để tình trạng táo bón lâu ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ.

Như vậy, bố mẹ chỉ cần nắm được những phương pháp trên đây, chắc chắn tình trạng bé 1 tháng bị táo bón sẽ được giải quyết. Từ đó, giúp trẻ mau lớn, khỏe mạnh và phát triển đều đặn.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC