Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 03/02/2023 14:53:38

Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em chi tiết giúp bố mẹ hiểu rõ và đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả.

Tình trạng táo bón là hiện tượng mà nhiều trẻ em mắc phải. Táo bón nếu kéo dài và không được điều trị có thể khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Trẻ hay bị mệt mỏi, quấy khóc, chậm phát triển.

1. Bệnh học táo bón ở trẻ em

Trẻ phải gồng mình khi đi ngoài, bị đau rát hậu môn

Trẻ phải gồng mình khi đi ngoài, bị đau rát hậu môn

Táo bón có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhất là ở trẻ em và người trưởng thành. Táo bón là tình trạng cơ thể loại bỏ phân ở tình trạng khô cứng ra ngoài. Khi bị táo bón, trẻ sẽ cảm thấy buồn đi ngoài nhưng không thể đi được, ít đi ngoài … .

Nếu có ít nhất 2 dấu hiệu sau trong vòng 1 tháng với trẻ 4 tháng tuổi thì chứng tỏ trẻ đã bị táo bón:

  • Trẻ có số lần đi ngoài ít hơn bình thường, dưới 3 lần mỗi tuần.
  • Trẻ bị són phân lỏng không thể tự kiểm soát.
  • Thời gian đi ngoài mỗi lần lâu, kéo dài hơn 30 phút.
  • Phân rắn, vón cục hoặc phân có kích thước lớn.
  • Phân có thể lẫn máu, có mùi khó chịu.

Nếu có ít nhất 2 dấu hiệu trên trong vòng 2 tháng với trẻ trên 4 tuổi thì chứng tỏ trẻ đã bị táo bón. Trẻ 4 tuổi bị táo bón có các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Trẻ phải gồng mình khi đi ngoài, bị đau rát hậu môn.
  • Trẻ bị chán ăn, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu.

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị táo bón bao gồm:

2.1. Rối loạn cơ năng

Thiếu chất xơ là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Thiếu chất xơ là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Tình trạng trẻ bị rối loạn cơ năng dẫn tới táo bón là do:

  • Dinh dưỡng không phù hợp: Trẻ ăn nhiều chất đạm, uống ít nước, ăn ít rau xanh và hoa quả tươi. Trẻ nhỏ bị cho ăn bột quá sớm, ăn bột quá đặc khiến cho phân trở nên khô cứng, khó đẩy ra ngoài gây ra táo bón.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: Trẻ sử dụng 1 số loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc hạ sốt, thuốc ho … . Trẻ bị sốt cao, kém ăn, ít uống nước.
  • Yếu tố tâm lý: Trẻ nhịn đi ngoài thường xuyên làm phân giữ lâu trong đường ruột lâu dần gây tích tụ, khô cứng do không hấp thụ nước. 

2.2. Nguyên nhân thần kinh

Một số bệnh thần kinh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón như nhiễm độc thần kinh. Trẻ bị táo bón do nguyên nhân này thường kèm theo các triệu chứng khác.

2.3. Nguyên nhân nội tiết chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống

Trẻ có thể mắc táo bón do bệnh hệ thống hoặc nội tiết chuyển hóa. Nội tiết chuyển hóa là các chứng bệnh gây ra do sự thay đổi của hormone tuyến giáp. Chúng có thể khiến cơ thể tăng cường hấp thu Canxi khiến phân khô cứng, rắn và khó thải ra ngoài gây ra táo bón.

3. Các bước khám cho trẻ táo bón

Để thực hiện việc điều trị cho trẻ táo bón, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước khám lần lượt như sau:

3.1. Kiểm tra lâm sàng

Trong quá trình kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ sẽ hỏi ba mẹ và tình trạng bệnh sử của bé. Quá trình khám lâm sàng có thể biết được một số bệnh lý gây ra tình trạng táo bón như bị xơ cứng bì … .

Các bác sĩ có thể kiểm tra trực tràng cho bé bằng ngón tay để xem xét liệu cơ vòng hậu môn của bé có bị hẹp hay không. Nếu phát hiện thấy có phân chứa nhiều trong đại tràng sẽ cho thấy tình trạng táo bón nặng. 

3.2. Nội soi đại trực tràng

Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm quan sát phía bên trong đường ruột. Nội soi đại tràng giúp các bác sĩ nhìn rõ tình trạng của đại tràng. Trường hợp phát hiện phân trong trực tràng thể hiện trẻ bị táo bón do mắc vấn đề từ hậu môn, cơ sàn chậu hoặc đại tràng.

3.3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp tìm ra được hormone tuyến giáp hoặc canxi để xác định chức năng tuyến giáp có phải là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ hay không.

3.4. Chụp cắt lớp

Chụp cắt lớp là kỹ thuật hiện đại giúp các bác sĩ có thể nhìn rõ và chính xác hình ảnh của đại tràng, trực tràng, đường ruột,…Thông qua các hình ảnh đó, các bác sĩ sẽ xác định được đâu là cơ quan có vấn đề và gây ra tình trạng táo bón.

4. Chẩn đoán cho trẻ bị táo bón

4.1. Chẩn đoán xác định

Phân cứng, vón cục là dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Phân cứng, vón cục là dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Để đánh giá chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về lịch sử mắc bệnh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh, thuốc trẻ đang sử dụng gần đây.

Bác sĩ tiến hành kiểm tra trực tràng, tìm phân ở trong trực tràng, độ đặc của phân và kiểm tra có máu trong phân hay không để xác định tình tạng táo bón ở trẻ.

4.2. Chẩn đoán nguyên nhân

4.2.1. Dấu hiệu của táo bón cơ năng

Táo bón cơ năng là dạng táo bón thông thường mà có tới 90 – 95% trẻ gặp phải. Táo bón cơ năng thường không kèm theo các triệu chứng khác ở đường tiêu hóa, không gây ra tổn thương thực thể trong đường ruột cũng như các cơ quan khác. Trẻ bị táo bón cơ năng thường sẽ tự hết sau 1 khoảng thời gian. 

4.2.2. Dấu hiệu của táo bón thực thể

Trẻ bị táo bón thực thể khi đường ruột hoặc hệ thần kinh bị tổn thương khiến cho việc đào thải phân ra ngoài gặp khó khăn. Trẻ mắc phải một số bệnh lý sau đây sẽ gây ra tình trạng táo bón mãn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm:

  • Bệnh phình đại tràng bẩm sinh
  • Bán tắc ruột
  • Hẹp đại tràng
  • Trẻ bị bại não
  • Mắc chứng suy giáp.

Khi trẻ bị mắc chứng táo bón vì nguyên nhân này thường kèm theo các triệu chứng như: Nôn ói, chướng bụng, đau bụng âm ỉ, bé bị táo bón đi ngoài ra máu … . Nhiều trường hợp bé bị táo bón kéo dài khi mới sinh, cơ thể phát triển chậm kèm các triệu chứng tiêu hóa kém có thể là do bị táo bón thực thể.

5. Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em

5.1. Điều trị táo bón cơ năng

Thay đổi chế độ ăn giúp điều trị táo bón ở trẻ

Tạo thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày cho bé

Để điều trị táo bón do rối loạn cơ năng, các bác sĩ sẽ khôi phục lại khuôn phân bình thường cho trẻ. Quá trình này sẽ giúp cho phân trẻ mềm hơn, dễ dàng đi ra ngoài mà không gây đau cho trẻ, ngăn ngừa chứng táo bón tái phát. Các phương pháp được áp dụng để điều trị táo bón cơ năng bao gồm:

  • Thụt tháo phân: Phương pháp này được trước khi điều trị duy trì. Các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc để đưa phân tích tụ trong đại tràng ra ngoài hết.
  • Điều trị duy trì: Quá trình điều trị duy trì phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau với mong muốn ngăn ngừa tình trạng táo bón tái diễn. Các phương pháp đó bao gồm:
    • Điều trị bằng thuốc: Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng bôi trơn hoặc thuốc nhuận tràng kích thích tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
    • Chế độ ăn: Bổ sung chất xơ cho bé táo bón một cách thích hợp, carbohydrate và nước. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cần khoảng 6-7g chất xơ/ngày. Tránh cho trẻ sử dụng nước ngọt, nước có ga, ăn đồ ngọt, đồ chiên rán. Cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước ép hoa quả tươi.
    • Yếu tố tâm lý: Loại bỏ các yếu tố tâm lý tác động lên trẻ và thay đổi các thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Đọc thêm: Thực đơn cho bé táo bón

5.2. Điều trị táo bón thực thể

Để điều trị táo bón thực thể, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra. Từ đó có cách điều trị phù hợp.

  • Trường hợp trẻ bị táo bón do bệnh suy giáp trạng bẩm sinh: liệu pháp hormone thay thế.
  • Trẻ bị táo bón do các dị tật thần kinh như tật nứt dọc đốt sống, thoát vị màng não tủy bị mắc khối u vùng tủy – thắt lưng: Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. 
  • Trường hợp trẻ bị táo bón do bệnh phình đại tràng bẩm sinh: Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch.

6. Thuốc chống táo bón trẻ em

Bé bị táo bón nên uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều bậc ba mẹ quan tâm. Khi trẻ bị táo bón, tùy từng tình trạng cụ thể của bệnh và thể trạng của trẻ mà bác sĩ chữa táo bón cho trẻ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

6.1. Nhóm thuốc tạo khối

Nhóm thuốc tạo khối là các loại thuốc bổ sung chất xơ tự nhiên cho cơ thể trẻ. Khi đưa vào cơ thể, thuốc tạo khối sẽ hút nước từ ruột. Phân của trẻ sẽ trở nên lớn và mềm hơn. Thuốc giúp nhu động ruột hoạt động bình thường để đẩy phân ra ngoài. 

Ví dụ: Thuốc Methylcellulose (biệt dược – Citrucel). Thuốc khi đưa vào cơ thể thường hút nhiều nước. Do đó, ba mẹ phải đảm bảo cho trẻ uống nhiều nước trong quá trình sử dụng thuốc. Thuốc thường có tác dụng sau 1- 3 ngày sử dụng.

6.2. Nhóm thuốc làm mềm phân

Nhóm thuốc làm mềm phân không tác dụng vào nhu động ruột. Thay vào đó, nhóm thuốc này giúp cho nước thấm vào khối phân tích tụ trong đại tràng. Nhờ vậy, phân trở nên mềm hơn, dễ dàng thải ra ngoài mà trẻ không cần phải cố sức rặn. 

Ví dụ: Thuốc Docusate (Norgalax), Parafin lỏng,…Ba mẹ lưu ý là dùng Parafin lỏng có thể thấy xuất hiện vết dầu trên quần lót trẻ, đặc biệt là khi sử dụng thuốc trong thời gian dài với liều cao.

6.3. Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Nhóm thuốc này có tác dụng giúp thành ruột giảm hấp thụ nước và tăng lượng nước trong lòng ruột. Do đó, phân sẽ trở nên mềm hơn do thấm nước và dễ đẩy ra ngoài.

Ví dụ: Thuốc Glycerin (Rectiofar bơm hậu môn), thuốc Sorbitol (Sorbitol, Microlax), thuốc Macrogol/Polyethylene glycol (Forlax). Trong đó, thuốc Polyethylene glycol thường có tác dụng khá chậm. Người dùng sẽ thấy hiệu quả sau 1 ngày hoặc thậm chí là vài ngày.

6.4. Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích

Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích tác động vào đại tràng. Dưới tác động của thuốc, đại tràng co bóp và làm tăng nhu động ruột. Nhờ hoạt động đó, phân của trẻ được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thông thường, các loại thuốc này cần tới 8 đến 12 giờ mới phát huy tác dụng. Vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột nên ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng bằng cách uống trực tiếp hoặc đặt ở hậu môn.

Ví dụ: Thuốc Bisacodyl, thuốc Bisacodyl (Dulcolax), Glycerin đặt hậu môn … . Thông thường, nhóm thuốc nhuận tràng kích thích sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng khi những nhóm thuốc ở trên không giúp trẻ khỏi táo bón.

7. Một số cách giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em

Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em, ngoài có phác đồ điều trị phù hợp, ba mẹ cũng cần thực hiện các phương pháp tổng hợp để trị dứt điểm táo bón như sau:

7.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cân bằng các dưỡng chất trong chế độ dinh dưỡng giúp trị táo bón ở trẻ

Cân bằng các dưỡng chất trong chế độ dinh dưỡng giúp trị táo bón ở trẻ

Khi trẻ bị táo bón, ba mẹ cần thay đổi chế độ ăn của trẻ. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau. Ba mẹ nên cho trẻ sử dụng đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt là thực phẩm giàu chất xơ, nước và carbohydrate. 

Ăn các loại thực phẩm trên sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, phân mềm và dễ đi ngoài. Ba mẹ cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết cho độ tuổi. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà ba mẹ bổ sung cho trẻ trong thực đơn là: Bí đỏ, xoài chín, chuối, khoai lang, ngô ngọt, cà chua, rau ngót, đậu lăng, đậu đen, rau lang, rau muống … .

Nhiều trẻ bị táo bón vì dị ứng sữa bò. Khi đó, ba mẹ cần cho trẻ ngừng ngay việc sử dụng sữa đó và thay bằng sữa thực vật.

7.2. Tăng cường vận động

Trẻ có thói quen vận động thường xuyên sẽ kích thích được quá trình lưu thông máu, tăng nhu động ruột và quá trình trao đổi chất. Vì vậy, trẻ sẽ hạn chế được tình trạng táo bón. Ba mẹ nên khuyến khích trẻ đi bộ, chạy nhảy, chơi các môn thể thao vào buổi sáng sớm và chiều muộn mỗi ngày. Hạn chế để trẻ thường xuyên ngồi, nằm ở nhà.

7.3. Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ

Ba mẹ không nên nổi nóng hoặc tỏ thái độ cáu gắt, chế giễu khi trẻ không đi ngoài được. Điều đó sẽ khiến cho trẻ có tâm lý tự ti và ngại đi ngoài hơn. Thay vào đó, ba mẹ nên động viên và khích lệ bé, trò chuyện với bé để bé hiểu hơn về tình trạng của mình.

Ba mẹ cũng cần giải thích cho trẻ về tác dụng của chế độ ăn lành mạnh và việc vận động cơ thể sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng này ra sao.

7.4. Massage bụng cho trẻ

Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng phần bụng giúp tăng cường nhu động ruột, đẩy bớt khí thừa ra ngoài giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. 

7.5. Hướng dẫn thói quen đi cầu cho trẻ

Ba mẹ cần tập thói quen đi cầu cho trẻ. Hãy đảm bảo để trẻ có thoải mái thời gian đi vệ sinh mà không phải vội vàng hay bị giục. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên để trẻ đi vệ sinh tối đa trong 10 phút. Trong những ngày đầu, ba mẹ nên ở cạnh hướng dẫn và giúp bé lau rửa. 

7.6. Hãy nghiêm khắc với trẻ

Để trẻ không còn bị táo bón, ba mẹ cần khiến trẻ có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Khi những thói quen tốt được lặp lại hàng ngày, chúng không chỉ giúp trẻ hạn chế táo bón mà còn có nhiều tác dụng tốt khác cho cơ thể.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược cho trẻ táo bón như Forikid TW3.

Khi trẻ bị táo bón trong thời gian dài, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ và có phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em phù hợp. Việc điều trị táo bón ở trẻ càng sớm và đúng cách thì hiệu quả chữa trị càng cao. 

Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC