5 cách điều trị bé bị táo bón thường xuyên ĐƯỢC KHUYÊN DÙNG NHẤT!

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 21/06/2019 09:40:41

Bé bị táo bón thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng táo bón thường xuyên ở trẻ nhỏ? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Táo bón là gì?

Táo bón gây nên sự khó chịu và đau đớn cho bé khi đi ngoài

Táo bón gây nên sự khó chịu và đau đớn cho bé khi đi ngoài

Táo bón là tình trạng của hệ thống tiêu hóa nơi có phân cứng rất khó thải ra ngoài. Trong hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra do ruột kết đã hấp thụ quá nhiều nước từ thức ăn, làm phân rắn, cứng, khó di chuyển.

Các biểu hiện và dấu hiệu táo bón ở trẻ bao gồm:

  • Phân thường cứng và khô.
  • Đau bụng, đầy hơi.
  • Đôi khi bị đau quặn thắt ở vùng bụng dưới.
  • Buồn nôn.

Các biến chứng do táo bón có thể bao gồm trĩ, nứt hậu môn. Bé bị táo bón thường xuyên có thể bị ảnh hưởng tâm lý, mắc chứng sợ đại tiện, ngại đại tiện, lười ăn.

2. Thế nào được gọi là “táo bón thường xuyên”?

Táo bón thường xuyên hay táo bón mãn tính là tình trạng táo bón lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 thời gian dài. Nguyên nhân phát sinh là do táo bón cấp tính lâu ngày không được chữa khỏi nên chuyển sang mãn tính.

Táo bón mãn tính bao gồm 2 dạng chính là:

  • Táo bón công năng
  • Táo bón cục bộ mạn tính

Táo bón thường xuyên xảy ra do người bệnh không tạo được thói quen tốt khi đi đại tiện. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi trong đó trẻ nhỏ và người già là 2 đối tượng dễ bị “táo bón thường xuyên” nhất.

3. Nguyên nhân bé bị táo bón thường xuyên

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến bé bị táo bón thường xuyên

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến bé bị táo bón thường xuyên

Đối với trẻ nhỏ, táo bón là hiện tượng khá phổ biến. Bé bị tao bón thường xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như:

  • Không điều trị tận gốc khi bé bị táo bón lần đầu.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý như âm hư, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại tràng…
  • Không duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: thiếu nước, chất xơ, dùng sữa công thức. Trẻ ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh như xúc xích, viên chiên, hoặc các chất khó tiêu …
  • Bé bị nóng trong do âm hư.
  • Bé thường xuyên rặn khi đi đại tiện.
  • Ngoài ra nhiều bé còn bị tâm lý sợ đi cầu do lần táo bón trước gây ra, hoặc nín, nhịn dù có nhu cầu đi đại tiện.
  • Lười vận động.
  • Dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón như thuốc kháng sinh, các loại thuốc bổ như sắt, canxi…

Trên đây đều là những nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn tới tình trạng bé 2 tuổi bị táo bón kéo dài cũng như táo bón kéo dài ở các độ tuổi khác. Nếu không có biện pháp kịp thời có thể sẽ có những hậu quả hết sức khó lường.

4. Hậu quả khi bé thường xuyên bị táo bón

Nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, không được chữa trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể:

  • Trẻ sẽ phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Do khi bị táo bón trẻ thường chán ăn, biếng ăn kéo dài và lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Vì vậy không đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện.
  • Trẻ gặp phải các vấn đề bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Ví dụ như bệnh đại tràng, kém hấp thu, rối loạn chức năng vận chuyển ruột, thậm chí là bị trĩ.
  • Nứt hậu môn cũng là hậu quả phổ biến khi trẻ bị táo bón lâu ngày. Do trẻ bị táo bón sợ đi đại tiện, thường nín nhịn, lâu dần làm cho phân bị ứ lại khiến cho ruột càng bị mất nước. Khi đi vệ sinh làm chảy máu, nứt hậu môn.

5. Cách xử lý khi bé bị táo bón thường xuyên

5.1. Thực phẩm nên dùng

Bổ sung rau củ và trái cấy giúp tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Bổ sung rau củ và trái cấy giúp tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc như táo bón. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng thông qua thực đơn hàng ngày là biện pháp khắc phục tình trạng táo bón mang lại hiệu quả cao. Do đó những thực phẩm mà cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho bé táo bón nên bao gồm:

  • Các loại rau có hàm lượng chất xơ cao như rau mồng tơi, măng tây, súp lơ xanh, rau đay, rau cải, rau dền, rau lang…
  • Các loại quả có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón.Ví dụ như bơ, đu đủ chín, chuối chín, táo, lê, mận… Trong trường hợp trẻ biếng ăn mẹ có thể chế biến thành sinh tố, nước ép để con dễ dàng tiếp nhận hơn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu magie, kẽm như hạt vừng đen, hạt lanh, hạt hướng dương, lúa mì, yến mạch, hạt bí ngô, hạt dưa hấu… Hay các loại thực phẩm như tôm, cua, các loại ngũ cốc cũng chứa nhiều magie và kẽm.
  • Sữa chua: Sữa chua là thực phẩm bổ sung nhiều lợi khuẩn cho đường ruột. Ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp phòng tránh các tác động xấu của những vi khuẩn có hại.

5.2. Thực phẩm cần tránh

Khi con bị táo bón, đặc biệt là táo bón thường xuyên thì những thực phẩm dưới đây mẹ nên liệt kê vào danh sách “cấm kị” nếu như không muốn tình trạng táo bón của con mãi không chấm dứt:

  • Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò,…
  • Bánh mì và các sản phẩm từ bột mì như bánh donut, bánh ngọt, sandwiches…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như phomat, bơ…
  • Các loại bánh kẹo nhiều đường
  • Đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger, sandwich…
  • Các loại thức ăn khác cũng gây đầy hơi, khó tiêu cần hạn chế tối đa sử dụng như chocolate, mỳ ống, bánh quy giòn…
  • Ngũ cốc đã qua tinh chế.
  • Chuối xanh, hoa quả có vị chát cũng cần hạn chế.
  • Ngoài ra các loại rau bị già cũng là thực phẩm nên tránh đưa vào thực đơn khi bé bị táo bón thường xuyên.

5.3. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên không những tốt cho sự phát triển thể chất, phát triển trí não mà còn giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả. Cường độ vận động của trẻ là 60 phút tối thiểu mỗi ngày và tùy vào độ tuổi như:

  • 2 – 3 tuổi vận động khoảng 90 phút/ngày
  • 4 – 5 tuổi: 120 phút/ngày
  • 6 – 12 tuổi: 60 phút/ngày
  • 13 – 18 tuổi: 60 phút/ngày.

Các hình thức vận động có thể là tập nhảy, chơi đuổi bắt, nhảy trong nhà hơi, đi xe đạp, nhảy dây, bơi lội, trượt patin, trượt ván trượt, tham gia một môn thể thao đồng đội hoặc tập yoga…

5.4. Điều chỉnh tâm lý và thói quen đi đại tiện đúng cách

Điều chỉnh thói quen đi đại tiện đúng cách giúp bé thoát khỏi tình trạng táo bón

Điều chỉnh thói quen đi đại tiện đúng cách giúp bé thoát khỏi tình trạng táo bón

Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, tốt nhất là đi đại tiện vào sáng sớm sau khi thức dậy. Điều này không chỉ giúp cho con hình thành phản xạ đi đại tiện mà còn giúp loại bỏ được các độc tố trong người một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, trong trường hợp con vì bị táo bón mà sợ đi đại tiện do mỗi lần đi bị đau, khó đi … mẹ cần khuyến khích, giải thích để con hiểu được tầm quan trọng của việc đi đại tiện.

5.5. Đi khám và sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ

5.5.1. Khi nào cần đưa trẻ đi khám

Khi trẻ bị táo bón mẹ cần theo dõi thường xuyên, sát sao để kịp thời phát hiện những biểu hiện lạ. Từ đó nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ. Khi trẻ có những biểu hiện sau thì mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay:

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội
  • Chưa đi đại tiện sau hơn 24 giờ so với bình thường ở bé < 4 tháng tuổi
  • Chướng bụng
  • Nôn ói
  • Chậm lớn
  • Đi đại tiện có máu
  • Chậm phát triển thần kinh
  • Hậu môn bất thường
  • Có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ táo bón do bệnh lý.

Đọc thêm: 13 địa chỉ khám táo bón cho trẻ uy tín và tốt nhất

5.5.2. Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Các mẹ thường băn khoăn bé bị táo bón uống thuốc gì thì đúng và hợp lý. Một số loại thuốc thường dùng cho trẻ táo bón các mẹ có thể tham khảo (tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ):

Mẹ cải thiện chế độ ăn hằng ngày cho bé, khuyến khích con vận động thường xuyên, tập thói quen đi vệ sinh đúng cách. Đặc biệt kịp thời phát hiện và đưa con đi khám khi có những biểu hiện lạ là điều mà các mẹ hết sức lưu tâm khi khi bé bị táo bón thường xuyên, kéo dài.

5 cách điều trị bé bị táo bón thường xuyên ĐƯỢC KHUYÊN DÙNG NHẤT!
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC