[Giải đáp] Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/02/2023 16:09:54

Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia về vấn đề táo bón ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ăn dặm táo bón.

Xem thêm: Cách chữa cho bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón

1. Tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị táo bón?

Tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị bón?

Những nguyên nhân khiến bé dễ bị táo bón

Từ 4 – 5 tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên lúc này các chức năng trong cơ thể vẫn còn rất non nớt, chưa hoàn thiện, đặc biệt là chức năng của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn mà bé dễ bị táo bón nhất. 

Ngoài ra các yếu tố về chế độ ăn, chế độ sinh hoạt… cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị táo bón khi ăn dặm. Nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ qua những biểu hiện sau.

1.1. Chế độ ăn/ thức ăn không hợp lý

Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên việc lựa chọn thực phẩm để chế biến món ăn dặm cho bé cần hết sức chú ý.

Trong đó các thực phẩm như: Gạo tẻ, ngô, nước chè, quả việt quất, cà rốt nấu chín, chuối chưa chín kỹ, sữa bò. Và các sản phẩm từ sữa bò như phomai, pancake, pudding gạo, bánh mì trắng, mỳ ý… là những thực phẩm cần tránh bởi dễ gây táo bón khi bé ăn dặm. 

Thay vào đó cha mẹ nên cho bé ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ lúa mạch. Đồng thời bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau, củ, quả. Không nên cho bé ăn các loại quả có nhiều đường mà nên chọn các loại quả như táo, lê, mận, đào, thanh long để bổ sung cho trẻ.

Mỗi trẻ sẽ có cơ địa khác nhau. Do đó thực phẩm này có thể gây táo bón ở trẻ này nhưng có thể không gây táo bón với trẻ khác và ngược lại. Vì vậy các mẹ cần theo dõi để lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp cho con. 

1.2. Ít vận động

Trẻ đang ăn dặm cũng giống như người lớn, lười vận động thì thức ăn cũng sẽ khó tiêu, dẫn đến táo bón. 

1.3. Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc điều trị bệnh hoặc thuốc bổ sử dụng bừa bãi cũng dễ gây tình trạng trẻ táo bón ăn dặm. Trong đó thuốc kháng sinh (đường uống) thường là loại thuốc gây nên tình trạng táo bón phổ biến.

1.4. Âm hư

Âm hư là tình trạng âm dương chưa cân bằng, dẫn tới tình trạng thiếu hụt phần âm, lượng tân dịch bị thiếu dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm và có thể bị đái dầm.

1.5. Uống ít nước

Uống ít nước khiến cho hệ tiêu hóa không được cung cấp đủ nước do đó hình thành phân thường cứng, vón cục dẫn tới khó đi vệ sinh.

2. Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

Massage là câu trả lòi khi được hỏi trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao

Massage là cách giúp trẻ táo bón ăn dặm nhanh khỏi

2.1. Kiểm tra lại chế độ ăn dặm

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé ăn dặm bị táo bón là do chế độ ăn không khoa học, thiếu chất xơ.

Do đó mẹ cần bổ sung chất xơ từ thực vật, hoa quả vì chất xơ giúp tăng thể tích phân, khiến phân mềm hơn, nhờ đó đi vệ sinh dễ dàng hơn.

2.2. Bổ sung nước

Đối với bé đang ăn dặm nước cực kỳ cần thiết bởi lúc này lượng nước từ sữa mẹ đã bị giảm đi nhiều, do đó cần cho bé uống nước để bổ sung lượng nước thiếu hụt.

Khi cơ thể đủ nước, đường tiêu hóa được bôi trơn làm giảm nguy cơ táo bón và tích tụ các chất độc hại trong cơ thể cũng như giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.

2.3. Khuyến khích trẻ vận động

Vận động sẽ giúp cho lượng thức ăn trong cơ thể tiêu hao nhanh hơn, bé sẽ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời việc vận động cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ đó phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm.

2.4. Massage bụng

Mẹ nên massage dọc theo bụng, từ trên xuống dưới. Di chuyển nhẹ nhàng 2 tay bắt đầu từ ngực rồi vuốt xuống bụng, lặp lại động tác ít nhất là 10 lần sẽ giúp kích thích tuần hoàn và hệ tiêu hóa của bé. 

2.5. Tạo thói quen đi ngoài khoa học

Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày tốt nhất nên đi đại tiện 1 lần và nếu trong vòng hơn 24 giờ đồng hồ mà bé chưa đi đại tiện thì được xem là táo bón. Do đó theo dõi việc đại tiện của bé cũng sẽ giúp mẹ phát hiện tình trạng nhanh nhất.

Bên cạnh đó, thời gian đi ngoài tốt nhất (cả với người lớn và trẻ nhỏ) là vào buổi sáng. Điều này được lý giải là bởi sau một đêm ngủ, ruột cũng được nghỉ ngơi, khi thức dậy nhu động ruột sẽ tăng lên và là thời điểm tốt nhất để thải độc của ruột.

2.6. Thay đổi loại sữa

Nếu nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón là do sữa công thức thì việc dừng uống loại sữa đó ngay và đổi loại sữa khác sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở bé.

Trong trường hợp mẹ không biết nên lựa chọn loại sữa nào phù hợp thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

2.7. Sử dụng các thảo dược bổ thận âm 

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Bé bị táo bón khi ăn dặm do âm hư, thận yếu thì mẹ nên giúp con cải thiện tình trạng này bằng các bài Bổ thận âm.

Phương pháp bổ thận âm tốt nhất là sử dụng các loại thảo dược như Thục địa, Hoài sơn, Táo chua, Tỳ giải, Thạch hộc, Củ súng… 

Một trong những cách Bổ thận âm đơn giản mà hiệu quả là sử dụng sản phẩm từ các thảo dược được phát triển từ bài Bổ thận âm của TW3, có kết hợp thêm các thảo dược khác. Sản phẩm chính là sự tổng hợp của các thảo dược tự nhiên đã được bào chế dưới dạng cao lỏng, giúp lưu giữ tối đa thành phần dược liệu, giúp phát huy tác dụng tối đa.

Sản phẩm Forikid TW3 không những giúp cải thiện tình trạng táo bón mà còn giúp: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe cực kỳ hiệu quả.

Liều dùng khuyến cáo đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi là: 10 ml x 2 lần/ ngày. Trẻ từ 5 tuổi trở lên là: 15 ml x 2 lần/ngày.

2.8. Đưa con đi khám

Nếu mẹ đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng táo bón vẫn không cải thiện hoặc có biểu hiện nặng hơn thì mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị.

Đọc thêm:

3. Chế độ ăn cho trẻ bị táo bón

Để giải quyết vấn đề “bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao” thì chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ổn định.

Một chế độ ăn nói không với táo bón là một chế độ dinh dưỡng vừa đảm bảo và cân bằng các chất dinh dưỡng vừa đảm bảo cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Theo đó rau, củ, quả là những loại thực phẩm cần có trong bữa ăn hàng ngày. 

3.1. Những loại rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Bổ sung chất xơ cho bé táo bón là cách giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Một số loại rau củ được khuyên dùng là:

  • Rau bina
  • Súp lơ
  • Rau mồng tơi
  • Rau khoai lang
  • Củ khoai lang
  • Củ cà rốt (dùng với lượng nhỏ)
  • Củ khoai tây
  • Quả bơ
  • Quả mận
  • Quả lê
  • Quả đu đủ chín
Rau bina rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Rau bina rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

3.2. Những thực phẩm dễ gây táo bón cho bé cần tránh hoặc sử dụng với lượng nhỏ

  • Bánh mì và các sản phẩm từ bột mì
  • Thịt đỏ
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Bánh kẹo nhiều đường
  • Đồ ăn nhanh
  • Ngũ cốc tinh chế
  • Chuối xanh

4. Thực đơn cho bé bị táo bón khi ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm gì để không bị táo bón? Cho trẻ ăn dặm như thế nào là hợp lý? Dưới đây là thực đơn cho trẻ táo bón ăn dặm trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi và lớn hơn.

4.1. Thực đơn cho trẻ táo bón ăn dặm trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi

Dưới đây là thực đơn cho bé táo bón ăn dặm trong vòng 1 tháng để mẹ tham khảo.

4.1.1. Tuần 1 

Tuần 1 mẹ chỉ nên tập cho bé ăn cháo trắng với lượng nhỏ từ 5 – 10ml.

Tuần 1Giờ ănThực đơnSố lượngGiờ uống sữa
Thứ 210h00Cháo trắng5ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 310h00Cháo trắng5ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 410h00Cháo trắng5ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 510h00Cháo trắng10ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 610h00Cháo trắng10ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 710h00Cháo trắng10ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Chủ nhật10h00Cháo trắng10ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00

4.1.2. Tuần 2

Cháo cà rốt - một trong các món cháo chữa táo bón cho bé hiệu quả

Cháo cà rốt – một trong các món cháo chữa táo bón cho bé hiệu quả

Bước vào tuần thứ 2 mẹ có thể kết hợp cháo trắng với một số loại rau củ để bé dễ ăn. Các món cháo chữa táo bón cho bé rất hiệu quả bởi dễ tiêu hóa. Đồng thời tăng thêm số lượng mỗi bữa ăn dặm đến từ 20 – 25ml.

Tuần 2Giờ ănThực đơnSố lượngGiờ uống sữa
Thứ 210h00Cháo trắng (15ml) + cà rốt (5ml)20ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 310h00Cháo trắng (15ml) + cà rốt (5ml)20ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 410h00Cháo trắng (20ml) + bí đỏ (5ml)25ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 510h00Cháo trắng (20ml) + bí đỏ (5ml)25ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 610h00Cháo trắng (25ml) + cà chua (5ml)30ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 710h00Cháo trắng (25ml) + cà chua (5ml)30ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Chủ nhật10h00Cháo trắng (25ml) + cà chua (5ml)30ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00

4.1.3. Tuần 3

Ở tuần thứ 3 này mẹ nên tăng lượng thức ăn của bé so với tuần thứ 2 và nên đa dạng rau củ ăn kèm để bé đỡ nhàm chán.

Tuần 3Giờ ănThực đơnSố lượngGiờ uống sữa
Thứ 210h00Cháo trắng (30ml) + rau ngót (10ml)40ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 310h00Cháo trắng (30ml) + rau ngót (10ml)40ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 410h00Cháo trắng (35ml) + su hào (10ml)45ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 510h00Cháo trắng (35ml) + su hào (10ml)45ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 610h00Cháo trắng (40ml) + cải bó xôi (10ml)50ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 710h00Cháo trắng (40ml) + cải bó xôi (10ml)50ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Chủ nhật10h00Cháo trắng (40ml) + cải bó xôi (10ml)50ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00

4.1.4. Tuần 4 

Ở tuần thứ 4, mẹ chỉ cần duy trì thực đơn của bé giống với tuần thứ 3, tuy nhiên nên đa dạng các loại rau hơn.

Tuần 4Giờ ănThực đơnSố lượngGiờ uống sữa
Thứ 210h00Cháo trắng (30ml) + rau ngót (10ml)40ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 310h00Cháo trắng (30ml) + rau ngót (10ml)40ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 410h00Cháo trắng (35ml) + bắp cải (10ml)45ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 510h00Cháo trắng (35ml) + bắp cải (10ml)45ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 610h00Cháo trắng (40ml) + rau cải (10ml)50ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Thứ 710h00Cháo trắng (40ml) + rau cải (10ml)50ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00
Chủ nhật10h00Cháo trắng (40ml) + rau cải (10ml)50ml6h00, 12h00, 14h00, 18h00, 22h00

4.2. Thực đơn cho bé bị táo bón khi ăn dặm trong giai đoạn từ 7 – 10 tháng tuổi

Thời gianThứ 2, 4Thứ 3, 5Thứ 6, chủ nhậtThứ 7
6hBú mẹ hoặc sữa ngoài 150 – 200mlBú mẹ hoặc sữa ngoài 150 – 200mlBú mẹ hoặc sữa ngoài 150 – 200mlBú mẹ hoặc sữa ngoài 150 – 200ml
9hBột thịt lợn nạc:

  • Thịt lợn nạc 20g
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn: 5g
  • Lá rau xanh: 2 thìa cafe
Bột thịt lợn gà:

  • Thịt gà:20g
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn: 5g
  • Lá rau xanh: 2 thìa cafe
Bột thịt bò:

  • Thịt bò 20g
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn: 5g
  • Lá rau xanh: 2 thìa cafe
Bột trứng:

  • Trứng gà 1 quả
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn: 5g
  • Lá rau xanh: 2 thìa cafe
10hChuối ½ quảĐu đủ chín 50gHồng xiêm ½ quảXoài 100g
11hBú mẹBú mẹBú mẹBú mẹ
14hBột trứng:

  • Lòng đỏ trứng gà 1 quả
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn 5g
  • Lá rau xanh 2 thìa cafe
Bột cua:

  • Nước lọc cua 1 bát con
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn 5g
  • Lá rau xanh 2 thìa cafe
Bột tôm:

  • Thịt tôm 10g
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn 5g
  • Lá rau xanh 2 thìa cafe
Bột thịt lợn:

  • Thịt nạc vai 20g
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn 5g
  • Lá rau xanh 2 thìa cafe
16hNước cam épNước cam épNước cam épNước cam ép
18hBột cua:

  • Nước lọc cua 1 bát con
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn 5g
  • Lá rau xanh 2 thìa cafe
Bột đậu xanh bí đỏ:

  • Bột đậu xanh 10g
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn 5g
  • Bí đỏ 2 thìa cafe
Bột thịt lợn gà:

  • Thịt gà:20g
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn: 5g
  • Lá rau xanh: 2 thìa cafe
Bột gan gà/lợn:

  • Gan 20g
  • Bột gạo 20g
  • Dầu ăn 5g
  • Lá rau xanh 1 thìa cafe

 

Hy vọng với những chia sẻ của các chuyên gia về thắc mắc “bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao” các mẹ có bé ăn dặm bị táo bón sẽ hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục để nuôi con khỏe mạnh.

[Giải đáp] Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC