Cách chữa cho bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 13/03/2023 14:53:02

Bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón hoàn toàn có thể xảy ra nếu mẹ không áp dụng chế độ ăn phù hợp. Tham khảo ngay bài viết dưới đây giúp bạn cải thiện chế độ ăn cho bé đánh bay táo bón.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu chứng tỏ chắc chắn táo bón ở bé 5 tháng tuổi

Bé đi ngoài khó khăn là một trong những dấu hiệu bị táo bón

Bé đi ngoài khó khăn là một trong những dấu hiệu bị táo bón

Táo bón là triệu chứng gây nên sự khó khăn đối với việc đại tiện của bé. Vì thế, mẹ hoàn toàn có thể nhận biết bé có bị táo bón hay không nhờ vào việc quan sát bé hàng ngày.

Một số biểu hiện báo hiệu bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón mà mẹ nên lưu ý:

1.1. Bé đột nhiên đi ngoài thưa

Bé còn bú sữa mẹ thường có tần suất đi đại tiện từ 2-3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên đối với những bé lớn hơn hoặc đã ăn dặm, tần suất đi đại tiện thường chỉ từ 1-2 lần mỗi ngày như người lớn thông thường.

Nếu mẹ cảm thấy bé đột nhiên giảm tần suất đi đại tiện đáng kể. Bé đến 2-3 ngày mới đi ngoài một lần thì mẹ nên chú ý. Vì đây chính là biểu hiện đầu tiên của chứng táo bón.

1.2. Trạng thái phân thay đổi đột ngột

Phân rắn, cứng có các dạng viên nhỏ là dấu hiệu bé 5 tháng bị táo bón

Phân rắn, cứng có các dạng viên nhỏ là triệu chứng táo bón điển hình ở trẻ

Bé bú sữa mẹ, sữa công thức và chỉ mới làm quen với ăn dặm thông thường phân sẽ mềm, mùi không quá khó chịu. Tuy nhiên khi bé bị táo bón, phân sẽ khô cứng hơn và có mùi hôi khó chịu.

1.3. Bé đi đại tiện khó khăn

Bé bị táo bón sẽ rất khó khăn trong việc đi ngoài do phân to, thô và cứng. Do đó, nếu mẹ cảm thấy bé phải rặn nhiều hơn bình thường. Bé căng thẳng, đau khóc khi đi ngoài thì rất có thể bé đang mắc vấn đề về táo bón.

1.4. Bé đi ngoài phân có lẫn máu

Phân đùn ứ trong cơ thể bé lâu ngoài trở nên mất nước, thô và cứng. Do đó, có thể gây khó khăn, đau rát hoặc rách hậu môn khi bé đi đại tiện. Nếu mẹ nhìn thấy phân của bé có vẻ thô cứng, kèm theo các vết máu lẫn trong phân thì nên tham khảo các phương pháp điều trị táo bón cho bé.

Lưu ý: Trong một số trường hợp bé đi đại tiện thưa hơn bình thường. Tuy nhiên phân vẫn mềm, bé vẫn đi đại tiện dễ dàng thì không được xem là mắc chứng táo bón.

2. Bé 5 tháng tuổi táo bón – Nguyên nhân do đâu?

Bé sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ hiếm khi bị táo bón do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên đối với bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón có thể do những nguyên nhân sau.

2.1. Bé chưa thích nghi kịp thức ăn trong chế độ ăn dặm

Bé 5 tháng mới ăn dặm chưa thích nghi với đồ ăn nên dễ bị táo bón

Bé 5 tháng mới ăn dặm chưa thích nghi với đồ ăn nên dễ bị táo bón

Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao khi hệ tiêu hóa còn khá “lạ lẫm” với nguồn thức ăn mới. Quá trình tiêu hóa sẽ gặp khó khăn gây đầy chướng. Việc đào thải phân lúc này sẽ trở nên khó khăn hơn do phân sẽ nặng và cứng hơn so với lúc bé chỉ sử dụng sữa mẹ. Nếu bé đi ngoài không hết, lâu ngày phân sẽ trở nên khô, cứng hơn và là nguyên nhân chủ yếu gây nên táo bón.

2.2. Mẹ cho bé ăn dặm sai cách

Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn rất quan trọng cho sức khỏe, nhất là đối với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Một số cách xây dựng chế độ ăn cho bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón sai cách mẹ nên tránh:

  • Thực đơn bữa ăn quá nhiều đạm

Trung bình, bé trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi chỉ cần khoảng 13g chất đạm hàng ngày để xây dựng và phát triển cơ thể. Nếu nhiều hơn 13g chất đạm sẽ gây ra gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa.

  • Thực đơn bữa ăn thiếu rau xanh

Rau xanh là nguồn chứa vitamin và khoáng chất khổng lồ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn mẹ thường tập trung cho bé ăn nhiều đạm mà quên đi rau xanh cũng là nguồn dinh dưỡng bổ sung rất cần thiết.

Sự thiếu hụt rau xanh không chỉ làm mất cân bằng dinh dưỡng mà còn làm cơ thể thiếu hụt chất xơ – một chất có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

  • Lựa chọn rau củ cho bé chưa khoa học

Một số mẹ thường xuyên lựa chọn các loại củ làm thức ăn dặm cho bé vì cho rằng đây là những loại củ giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên kết quả lại không được như vậy. Một số loại củ ăn quá thường xuyên sẽ gây nóng cơ thể, bổ sung không đủ lượng xơ vẫn có thể gây ra táo bón.

  • Ép bé ăn quá nhiều

Phải ăn quá nhiều có thể gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Đây là sai lầm mà hầu hết mẹ bỉm sữa nào cũng mắc phải.

2.3. Không được bổ sung đủ sữa mẹ

Trẻ bú ít, không đủ nước cơ thể

Bé bị táo bón do bú ít khiến cơ thể không đủ nước

Các bé mới làm quen với ăn dặm thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính. Mặt khác, đây cũng chính là nguồn cung cấp lượng nước cần thiết cho bé.

Bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón là do không được bú đủ sữa mẹ. Khiến cơ thể tăng cường hấp thu nước ở ruột già, làm phân nhanh chóng trở nên thô, cứng và đùn thành khối to hơn, gây nên chứng táo bón.

Xem thêm: REVIEW | Kinh nghiệm “Bé bú mẹ bị táo bón phải làm sao?”

2.4. Do chế độ ăn uống của mẹ

Do bé vẫn bú mẹ trong thời gian tập ăn dặm nên nếu mẹ sử dụng các loại thực phẩm có tính cay, mặn, chát, đắng, nhiều dầu mỡ hay khó tiêu,…có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, làm bé khó tiêu.

2.5. Bé dùng sữa công thức

Việc tiêu hóa sữa công thức sẽ khó khăn hơn so với sữa mẹ. Do lượng dinh dưỡng trong sữa công thức là khá lớn, dư thừa không được tiêu hóa hết sẽ gây khó tiêu, làm bé dễ bị táo bón.

Ngoài ra, pha sữa công thức sai cách (pha quá đặc, quá lỏng hoặc thêm nước trái cây, đường, thuốc…) cũng là nguyên nhân gây tác động xấu đến hoạt động tiêu hóa của bé.

2.6. Không cho bé uống đủ nước

Tương tự như bé không được bú đủ sữa mẹ, việc không cho bé uống đủ nước làm thiếu hụt lượng nước cần thiết cho cơ thể, làm bé 5 tuổi ăn dặm bị táo bón.

2.7 . Nguyên nhân bệnh lý

Một số bé có vấn đề về sức khỏe do bệnh lý hoặc bẩm sinh như sa trực tràng, trĩ, tổn thương cơ vòng hoặc dây thần kinh trực tràng, các hội chứng kích thích ruột…có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa. Cách tốt nhất là mẹ nên làm là đưa bé đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, nếu mẹ đảm bảo rằng bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón hoàn toàn không phải do các bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ tiêu hóa, những cách sau đây có thể giúp mẹ điều trị táo bón cho bé.

3. Bé 5 tháng bị táo bón phải làm sao?

3.1. Xử lý ngay tại thời điểm

Khi phát hiện bé bị táo bón, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian nhằm cải thiện ngay tình trạng kịp thời.

3.1.1. Xoa bụng cho bé

Xoa bụng cho bé kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn

Xoa bụng cho bé kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn

Kết hợp vừa xoa bụng vừa cho bé đi ngoài. Đây là cách làm kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài được dễ dàng hơn.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Mẹ hãy ôm bé ở tư thế ngồi xi, sau đó nhẹ nhàng xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ từ giữa bụng dưới xoa vòng ra ngoài; tiếp tục lặp lại các động tác xoa như thế.

3.1.2. Dùng nước ấm ngâm hậu môn cho bé

Nếu tình trạng táo bón của bé không quá nghiêm trọng, phân không quá thô cứng thì ngâm hậu môn bé với nước ấm sẽ là một biện pháp hữu hiệu có thể hỗ trợ bé đi ngoài.

Mẹ có thể ẵm bé và ngâm hậu môn của bé vào trong nước ấm, nhẹ nhàng xoa đều từ 5-10 phút, thực hiện ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.

3.1.3. Sử dụng mật ong để thụt

Nếu trong nhà có mật ong, mẹ có thể thử nhúng một đầu của tăm bông vào mật ong, sau đó thụt nhẹ vào hậu môn của bé và ngoáy một cách nhẹ nhàng. Lúc này, mật ong sẽ có tác dụng bôi trơn các cơ vòng hậu môn giúp phân được đẩy ra nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên mẹ không nên áp dụng nhiều lần để tránh làm mất đi phản ứng tự nhiên của cơ thể.

3.2. Biện pháp duy trì lâu dài và ngăn cho chứng táo bón không quay lại

3.2.1. Tăng cường vận động

Tăng cường vận động cho bé giúp cải thiện táo bón

Tăng cường vận động cho bé giúp cải thiện táo bón

Bé vận động thường xuyên giúp gia tăng nhu động ruột, tiêu hóa hiệu quả và hạn chế các vấn đề liên quan đến cơ quan này.

Đối với bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón thì mẹ có thể gián tiếp vận động cho bé với các động tác và bài tập cần thiết:

  • Các bài massage bụng dưới tăng nhu động ruột.
  • Động tác đạp xe đạp.

2 bài tập này có thể thực hiện từ 5-10 phút, mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm sau khi bé thức dậy hoặc chiều tối trước lúc cho bé ăn. Mẹ nên kiên trì vận động cho bé mỗi ngày để đạt được hiệu quả ngăn ngừa táo bón.

3.2.2. Mẹ xem lại chế độ ăn của mình

Dinh dưỡng trong thực đơn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé thông qua chất lượng sữa. Do đó, mẹ cần chú ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng hoặc khó tiêu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đồng thời mẹ nên:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo tỷ lệ hài hòa giữa các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản, đặc biệt là rau xanh trong thực đơn.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nóng, cay, mặn, chát, đắng hoặc chứa chất kích thích.

3.2.3. Bổ sung đủ lượng sữa mẹ cho bé

Bé 5 tháng tuổi vẫn cần bú mẹ hàng ngày, do đó mẹ hãy cho bé bú đủ cữ, kết hợp với thực đơn ăn dặm hợp lý.

3.2.4. Chọn sữa công thức phù hợp

Sữa công thức cho trẻ

Lựa chọn các loại sữa mát nhiều chất xơ giúp hạn chế táo bón ở trẻ

Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ nên lựa chọn các loại sữa công thức có bổ sung chất xơ (các nhóm FOS hay GOS…) hoặc lợi khuẩn probiotic tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

3.2.5. Điều chỉnh chế độ ăn dặm đúng cách

Bé tập ăn dặm hiệu quả, việc xây dựng thực đơn và áp dụng chế độ ăn dặm chính là điều quan trọng nhất. Mẹ có thể tham khảo phương pháp ăn dặm đang phổ biến hiện nay là BLW.

BLW là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ưu tiên tạo ra sự kích thích ăn ngon, giúp bé quen với thức ăn thô tốt cho sức khỏe. Thực đơn của phương pháp BLW được xây dựng dựa trên thay đổi nhiều món ăn nhằm tránh sự nhàm chán.

Tuy nhiên vẫn không quên sử dụng nước cà rốt nấu thức ăn trong 10 ngày đầu để ổn định và tráng hệ ruột của bé, giúp bé sẵn sàng tiếp nhận những loại thực phẩm tiếp theo.

3.5.6. Bổ sung sản phẩm hỗ trợ điều trị

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị để cải thiện táo bón. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm theo các tiêu chí sau:

  • An toàn: Sản phẩm nên có nguồn gốc thảo dược.
  • Phù hợp: Phù hợp với lứa tuổi của trẻ
  • Hiệu quả
  • Dễ uống: Sản phẩm phải được bào chế ở dạng lỏng, có mùi, vị dễ uống.
  • Chất lượn, uy tín.

Trên đây là những chi sẻ về bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón. Nhãn hàng Forikid TW3 hy vọng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cho mẹ. Nếu thắc mắc và cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.3199.

Cách chữa cho bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón
5 (100%) 3 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC