Trẻ bị chứng biếng ăn lâu ngày có thể dẫn tới còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển… Chính vì vậy các gia đình có con bị biếng ăn thường rất lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia.
1. Trẻ biếng ăn liệu có đáng lo?

Trẻ biếng ăn, ngán ăn khiến cơ thể chậm phát triển
Biếng ăn ở trẻ nhỏ là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp phải. Tùy vào yếu tố tác động là gì mà việc biếng ăn ở trẻ là đáng lo hay không. Bên cạnh đó tùy thuộc vào trẻ biếng ăn chỉ trong vài ngày, vài tuần hay lâu hơn mà xác định mức độ cần lo lắng hay chưa.
Thông thường nếu trẻ chỉ lười ăn trong vài ngày hoặc vài tuần thì không quá đáng lo. Bởi đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện trong các giai đoạn phát triển khác nhau ở trẻ như: Trẻ bắt đầu tập lật, bò, tập đi, mọc răng…
Ngoài ra, nếu biếng ăn ở trẻ xuất hiện kéo dài thì khá nguy hiểm. Vì trẻ có thể gặp phải các tình trạng như: Thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
Do đó, trẻ biếng ăn thường có hệ miễn dịch, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm bệnh do môi trường tác động nên.
Chình vì vậy, ngay khi con có biểu hiện chán ăn, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục kịp thời.
2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Bên cạnh lý do biếng ăn bẩm sinh hoặc do di truyền thì có trẻ biếng ăn chủ yếu do 3 nhóm nguyên nhân chính:
- Biếng ăn sinh lý.
- Biếng ăn do ảnh hưởng tâm lý.
- Biếng ăn do bệnh lý.
2.1. Trẻ bẩm sinh biếng ăn

Trẻ biếng ăn khiến cha mẹ lo lắng
Theo thống kê cho thấy có đến 5% trẻ bị biếng ăn bẩm sinh. Những trẻ này từ lúc sinh ra chỉ thích ngủ, thích chơi mà không đòi bú hay đòi ăn.
Trẻ biếng ăn bẩm sinh thường sẽ:
- Có sức khỏe kém hơn so với những đứa trẻ khác.
- Trẻ chậm lớn, phát triển không toàn diện.
2.2. Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, biếng ăn cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Điều này được nhận thấy ở trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị các bệnh mãn tính như: Viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan…
2.3. Biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý thường gặp phải qua từng giai đoạn phát triển ở trẻ nhỏ. Các giai đoạn phát triển như trẻ biết bò, tập đi, mọc răng hay giai đoạn dậy thì ở trẻ nhỏ, sẽ khiến sinh lý trẻ thay đổi và gây ra tình trạng biếng ăn, lười ăn hay chán ăn.
2.4. Trẻ biếng ăn do bị bệnh
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có xu hướng biếng ăn hơn bình thường. Một số bệnh lý trẻ nhỏ thường gặp phải như:
- Cảm cúm, sốt, viêm phế quản, viêm họng.
- Viêm đường hô hấp cấp.
- Viêm tai hay rối loạn tiêu hóa.
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón… khiến trẻ không khỏe.
- Khi trong người không khỏe trẻ cũng thường lười ăn, chán ăn hơn.
Bên cạnh các bệnh lý kể trên thì trẻ nhỏ biếng ăn cũng có thể do âm hư. Bình thường trong cơ thể âm, dương luôn cân bằng. Khi cán cân này mất đi sự cân bằng, nhất là phần âm bị thiếu hụt sẽ khiến lượng tân dịch bị thiếu. Từ đó dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm và có thể bị đái dầm.
2.5. Biếng ăn do thói quen xấu
Các thói quen xấu hàng ngày của trẻ như:
- Người lớn quá nuông chiều.
- Thích ăn gì là ăn đấy.
- Bữa ăn thường kéo dài rất lâu hoặc xem tivi, điện thoại, iPad, hay vừa ăn vừa chơi…
Những thói quen ăn uống không tốt này chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
2.6. Trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lý
Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý trẻ như là:
- Bị ép ăn, bị dọa nạt.
- Không khí bữa ăn không được vui vẻ thường khiến trẻ sợ.
- Chán không muốn ăn.
Như vậy những vấn đề về cảm xúc, tinh thần có thể gây ra chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ. Và những trẻ biếng ăn thường có đặc điểm tính cách, hành vi khác so với những đứa trẻ không biếng ăn. Chúng thường có xu hướng hay chán nản, khó vượt qua căng thẳng…
Đặc biệt đối với nhiều trẻ trong độ tuổi cắp sách tới trường gặp các vấn đề về học hành, điểm số, thi cử hay bị lạm dụng tình dục… cũng khiến trẻ bị stress, lo lắng dẫn đến chứng biếng ăn.
2.7. Trẻ ăn không ngon, món ăn không hợp khẩu vị

Món ăn không hợp khẩu vị khiến trẻ biếng ăn
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì nguyên nhân trẻ không ăn còn do:
- Khẩu phần ăn không hợp khẩu vị.
- Thực đơn không phong phú dẫn đến nhàm chán
Ngoài ra thì còn có các nguyên nhân khác đó là:
- Mẹ cho bé ăn khi bé vẫn còn no.
- Cho bé ăn vặt nhiều trong ngày, ăn những đồ ăn nhanh như: Bim bim, bánh kẹo ngọt (chứa nhiều đường), xúc xích, khoai tây chiên….sẽ khiến cho bé không cảm thấy đói.
Vì vậy mà khi đến bữa ăn bé thường không có hứng thú hay cảm thấy muốn ăn thêm nữa.
2.8. Cơ thể không đủ chất dinh dưỡng
Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất khiến cho cơ thể trẻ không đủ dinh dưỡng để hoạt động và phát triển bình thường. Điều này cũng khiến cho hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể trẻ bị giảm. Do đó, trẻ dễ mắc các bệnh lý khác nhau, vì vậy mà trẻ biếng ăn.
Các vitamin ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng biếng ăn của trẻ là sự thiếu hụt vitamin nhóm B. Ngoài ra thiếu hụt kẽm cũng làm cho tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ trầm trọng hơn.
2.9. Ít vận động
Với những trẻ ít vận động mà chỉ ngồi 1 chỗ khiến năng lượng ít tiêu hao, thức ăn ăn vào tiêu hóa chậm. Vì vậy mà trẻ không cảm thấy đói khi đến bữa ăn. Trẻ không hào hứng và muốn ăn khi đến bữa nữa.
2.10. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng thuốc, đặc biệt là một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ kèm theo là khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn. Đặc biệt uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến cho dạ dày của trẻ bị ảnh hưởng đáng kể.
Do đó khi sử dụng thuốc điều trị cho bé các mẹ cần chú ý đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo: TOP 12 địa chỉ khám biếng ăn cho trẻ
3. Cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn

Tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục trẻ biếng ăn
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn là gì mà từ đó mẹ có biện pháp khắc phục thích hợp nhất.
- Khi trẻ biếng ăn bẩm sinh thì mẹ cần tạo thói quen ăn uống cho trẻ đúng giờ và đúng bữa. Tuyệt đối không chiều theo sở thích của trẻ là thích ăn thì ăn, không thích thì thôi.
- Nếu trẻ biếng ăn do di truyền, nghĩa là bé cũng bị mắc bệnh di truyền từ thế hệ trước như viêm gan, viêm đại tràng… thì cần điều trị dứt điểm bệnh cho bé.
- Với những trẻ biếng ăn do sự thay đổi sinh lý trong cơ thể trong các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể thì điều này không quá đáng lo mà nó sẽ nhanh chóng kết thúc trong 1 vài ngày hoặc 1 vài tuần.
- Khi trẻ biếng ăn do sức khỏe không tốt như bị sốt, cảm cúm, mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa… thì để tình trạng biếng ăn của trẻ kết thúc thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị bệnh lý gặp phải.
- Với những trẻ biếng ăn do các thói quen xấu như xem tivi, điện thoại, ipad hay chơi trong lúc ăn thì nên điều chỉnh lại các thói quen này của trẻ và tập trung cho trẻ ăn uống theo một thời gian quy định.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé, đặc biệt là vitamin và khoáng chất để bé khỏe mạnh. Có sức khỏe thì bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn.
- Ngoài ra nên cho trẻ ăn cùng các thành viên khác trong gia đình cũng như tạo không khí vui vẻ cho mỗi bữa ăn. Điều này giúp gây hứng thú và bé sẽ cảm thấy vui hơn khi ăn uống.
- Nếu trẻ biếng ăn do tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bệnh thì mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ để thay đổi thuốc điều trị hoặc có những biện pháp khắc phục chính xác hơn.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cho bé sử dụng thuốc biếng ăn cho trẻ.
Như vậy trên đây là những nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục cho trẻ. Hy vọng với những chia sẻ này các mẹ có thể xác định được đúng nguyên nhân con biếng ăn là gì. Từ đó có cách khắc phục phù hợp nhất để giúp con ăn ngon hơn, khỏe mạnh hơn.

“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.