[Bài đính chính] Bé biếng ăn sinh lý là chuyện bình thường, mẹ không cần lo lắng!

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 20/03/2023 16:38:48

Biếng ăn ở trẻ nhỏ được chia thành 3 dạng chính là: Bé biếng ăn sinh lý, Biếng ăn tâm lý và Biếng ăn bệnh lý. Trong đó biếng ăn sinh lý được xem là lẽ tất nhiên mà trẻ nhỏ nào cũng gặp phải. Vậy biếng ăn sinh lý là gì, cách khắc phục ra sao? Cùng Forikid TW3 tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Biếng ăn sinh lý là gì?

Bé biếng ăn sinh lý vì bước vào giai đoạn phát triển mới

Bé biếng ăn sinh lý vì bước vào giai đoạn phát triển mới

Biếng ăn sinh lý là biểu hiện biếng ăn khi trẻ bước vào các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể.

Vào những giai đoạn chuyển giao cơ thể trẻ sẽ có những thay đổi về sinh lý. Điều này khiến trẻ cần thời gian để thích nghi, vì vậy trẻ thường bị biếng ăn. Tuy nhiên, đây chỉ là khoảng thời gian bé cần để thích nghi với những thay đổi tự nhiên trong cơ thể. Do đó nó thường kéo dài không quá lâu, chỉ khoảng từ 1 – 2 tuần.

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý thường xuất hiện ở các thời điểm như: Trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm, trẻ mọc răng,  tập lẫy, bò, tập đi…

Các biểu hiện biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ:

  • Lượng thức ăn mỗi ngày của bé bị giảm đột ngột. Thay vì ăn nhiều bữa, nhiều thức ăn thì trẻ đột nhiên ăn ít, chán ăn, từ chối thức ăn.
  • Trẻ biếng ăn hay ngậm thức ăn trong miệng, hoặc mím môi, nhè thức ăn ra khi mẹ đút.
  • Phớt lờ bữa ăn. Thay vào đó là nghịch ngợm, hiếu động,…
  • Cân nặng có biến động hoặc bị giảm cân.
  • Một số biểu hiện khác có thể đi kèm với biếng ăn sinh lý là: Trẻ bị sốt nhẹ, ho, viêm mũi, phát ban… tuy nhiên trẻ vẫn vui chơi bình thường.

2. Phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý

Phân biệt biếng ăn sinh lý và bệnh lý để có cách khắc phục phù hợp

Phân biệt biếng ăn sinh lý và bệnh lý để có cách khắc phục phù hợp

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng bình thường. Đây là giai đoạn bắt buộc phải trải qua ở mọi đứa trẻ đi kèm với sự lớn lên. Biếng ăn sinh lý thường không kéo dài và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hay ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Điều này hoàn toàn khác với biếng ăn bệnh lý. Biếng ăn bệnh lý là hiện tượng trẻ biếng ăn do trẻ bị sốt, bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, thận hư…  Các bệnh đó là những bệnh mà trẻ nhỏ thường mắc phải. Trong đó âm hư, thận yếu là bệnh lý phổ biến mà trẻ nhỏ thường gặp phải.

  • Nguyên nhân của chứng âm hư, thận yếu là do trẻ nhỏ các cơ quan, chức năng trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, dẫn tới âm hư, thiếu phần âm thay vì âm, dương cân bằng.
  • Âm hư dẫn tới lượng tân dịch bị thiếu dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm và có thể bị đái dầm.
  • Đối với chứng âm hư này cần bổ sung phần thiếu hụt cho trẻ thông qua các bài thuốc dân gian đông y bổ thận âm, vừa an toàn, vừa hiệu quả.

3. Các giai đoạn bé biếng ăn sinh lý

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ thông thường chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần, là thời gian đủ cho bé thích nghi với những thay đổi của cơ thể.

Ở mỗi giai đoạn phát triển, tùy theo sự biến đổi cũng như thể trạng của bé mà biếng ăn lâu hay nhanh, tuy nhiên thường kéo dài ít hơn 15 ngày.

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ:

  • Giai đoạn 3- 4 tháng tuổi: Đây là thời kỳ bé tập lẫy, lật ngửa, lật sấp và ngóc đầu.
  • Giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm và lúc này bé cũng đang tập ngồi, bò.
  • Giai đoạn 9 – 10 tháng tuổi: Là thời kỳ bé bắt đầu tập đi, thích đi.
  • Giai đoạn 16 – 18 tháng tuổi: Đây là thời kỳ trẻ đã đi vững, thích chạy nhảy, khám phá mọi thứ xung quanh. Và đặc biệt ở giai đoạn này bé đã cai sữa mẹ nên việc thay đổi thói quen ăn uống cũng dẫn đến tình trạng bé biếng ăn.

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ đến giai đoạn biếng ăn sinh lý?

Khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ đúng cách

Khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ đúng cách cho từng độ tuổi

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu chán ăn đối với mỗi độ tuổi khác nhau cần có chế độ chăm sóc khác nhau.

4.1. Đối với trẻ dưới 1 tuổi

4.1.1. Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, các cơ quan vị giác cũng như tiêu hóa của trẻ chưa phát triển. Do đó sữa mẹ hoặc sữa công thức là sự lựa chọn tối ưu dành cho trẻ. Mẹ hãy cho bú hoặc uống sữa theo nhu cầu của con. Có nghĩa là cho con ăn khi đói và nếu con không muốn ăn thì mẹ cũng không ép.

Để con ăn được nhiều thì mẹ nên hạn chế không cho con ăn vặt. Hãy tập thói quen ăn uống khoa học để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đúng giờ, đúng bữa cho con sau này. Nên cho con bú 4 – 8 lần sau mỗi 24h.

4.1.2. Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ ăn dặm, là giai đoạn giới thiệu do đó mẹ nên lưu ý, mọi thức ăn đều mang tính chất làm quen. Vì vậy để con trong giai đoạn này không biếng ăn mẹ hãy tôn trọng con để có được sự hợp tác của bạn ấy.

Điều này có nghĩa là mẹ nên để con “chỉ đường” cho cha mẹ, cho con ăn thành bữa, thời gian giữa các bữa ăn thường cách nhau từ 3h30 phút đến 4h để con thấy đói hơn.

Ở giai đoạn này ngoài ăn dặm, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể con. Vì vậy nếu con ăn ít những vẫn chơi ngoan, ngủ giỏi thì mẹ không cần phải lo lắng quá. Tuy nhiên nếu con biếng ăn thì việc cân đối lại lượng sữa và thức ăn tương ứng là cần thiết để con có thể ăn hào hứng với bữa ăn hơn.

4.2. Đối với trẻ trên 1 tuổi

Trên 1 tuổi được xem là giai đoạn đỉnh điểm của sự biếng ăn. Ở giai đoạn này mẹ cần cứng rắn để tập thói quen ăn uống cho con.

  • Đến giờ ăn, trước mặt bé chỉ có đồ ăn chứ tuyệt đối không có tivi, điện thoại, ipad. 
  • Giãn lịch các bữa ăn của con và rút bớt các bữa ăn không cần thiết, cai bú đêm.
  • Thay sữa công thức thành sữa tươi không đường và tăng lượng nước cho con uống hàng ngày để giảm sữa. Tuy nhiên, việc giảm sữa cần phải từ từ. Vì giai đoạn này con chỉ hấp thu được 30 – 40% dinh dưỡng từ sữa. Do đó, con uống nhiều sữa cũng không thể hấp thu hết được.
  • Với trẻ còn bú mẹ, cắt việc bù sữa cho bé sau bữa ăn và ngừng cho con bú bất cứ khi nào con muốn. Mẹ nên cho bé bú theo cữ. Nếu con quá biếng ăn thì điều chỉnh lại việc cho con bú mẹ. Không nên để con nghiện bú mẹ.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ mà nghèo nàn dinh dưỡng.
  • Không cho con ăn đồ ăn quá mặn.
  • Không lạm dụng bừa bãi thực phẩm chức năng, men tiêu hóa khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khen ngợi, cổ vũ con khi bé chịu ăn.
  • Cho con ăn cùng với gia đình, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
  • Mỗi bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút đối với bữa chính và 20 phút đối với bữa phụ.
  • Lựa chọn những món ăn nhiều chất dinh dưỡng mà không làm bé quá tải.
  • Kiên trì, nhẫn nại với con thay vì thúc ép, quát mắng, dọa nạt.

4.3. Một số mẹo giúp bé cải thiện biếng ăn

Một số mẹo cho trẻ biếng ăn phải làm sao mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Để con tự quyết định ăn bao nhiêu thì ăn thay vì ép con ăn .
  • Không cho con ăn vặt nhiều lần trong ngày hay ăn vặt trước bữa ăn. Đây là cách để đến bữa con cảm thấy đói và ăn ngon hơn.
  • Không xúc cho con ăn nếu con tự xúc được.
  • Không cho con uống nhiều sữa mỗi ngày. Vì sữa có thể cung cấp nhiều năng lượng nhưng không đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Đọc thêm: 

Như vậy, khi bé bị biếng ăn sinh lý tùy vào độ tuổi của con mà mẹ có những cách khắc phục khác nhau.

Tuy nhiên về cơ bản khi bé bị biếng ăn sinh lý việc cho bé ăn uống khoa học, cải thiện chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cùng các yếu tố tinh thần đi kèm như nhẹ nhàng, kiên nhẫn, không thúc ép, quát mắng con sẽ giúp con sớm vượt qua giai đoạn khủng hoảng bé biếng ăn sinh lý của mình một cách dễ dàng!

[Bài đính chính] Bé biếng ăn sinh lý là chuyện bình thường, mẹ không cần lo lắng!
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC