Bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón sẽ làm cơ thể mất đi cơ hội nhận được những chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển toàn diện. Vì vậy mẹ hãy bỏ túi ngay những lời khuyên “vàng” của bác sĩ chuyên khoa sau đây để trị táo bón cho bé hữu hiệu.
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bé gái nhà em đến nay là được 7 tháng và nặng 8,2kg. Thời gian gần đây thì em bắt đầu cho bé ăn dặm thêm bột hoặc cháo nấu cùng các loại rau củ khác nhau. Nhưng, từ ngày con ăn dặm thì lại gặp phải tình trạng táo bón như phân cứng, khô, nhiều khi phân có màu xanh phía đầu rồi mới có màu vàng phía sau. Em cũng đã men tiêu hóa nhưng không thấy cải thiện. Vậy em nên làm thế nào bây giờ ạ?
Trả lời: Chào mẹ, theo như thông tin mẹ cung cấp thì em bé có cân nặng theo tuổi ở mức trung bình. Không có triệu chứng gì khác nên mẹ không cần quá lo lắng vì con vẫn đang phát triển ổn định. Về tình trạng táo bón của bé, chúng tôi xin phép được giải thích cho mẹ như sau:
1. Do đâu trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón?
7 tháng tuổi là thời điểm các bé bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm – khoảng thời gian có nhiều trải nghiệm và thử thách thú vị dành cho trẻ. Thế nhưng tình trạng táo bón có thể ảnh hưởng đến giai đoạn này bởi những nguyên nhân:
1.1. Bé không được uống đủ nước so với nhu cầu cơ thể
Ở độ tuổi này, lượng nước cần thiết cho cơ thể bé là 200 – 300ml/ ngày. Khi cơ thể thiếu nước, quá trình tái hấp thu nước tại đại tràng sẽ diễn ra liên tục khiến cho phân bị khô cứng và bé mắc phải tình trạng táo bón.
Do đó, mẹ cần kiểm tra lại lượng sữa mà con bú mỗi ngày và cân đối lại việc bổ sung nước cho con.
1.2. Do sữa công thức
Sữa công thức là “món ăn” mới với hệ tiêu hóa của trẻ và thường xuyên phải thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của con.
Bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón khi dùng sữa công thức bởi trong sữa có thể chứa các chất không phù hợp với sự hấp thu của cơ thể, nhiều dinh dưỡng, ít chất xơ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
1.3. Khẩu phần ăn dặm quá ít rau xanh và chất xơ
Chất xơ là thành phần quan trọng giúp tạo độ rỗng cho phân và ổn định lượng nước trong phân. Thiếu chất xơ có thể khiến phân bị đặc, khô cứng và khó đưa ra ngoài.
1.4. Bổ sung quá khẩu phần rau củ, trái cây với cơ thể
Chất xơ rất quan trọng nhưng nếu bổ sung quá nhiều thì lại gây táo bón. Bởi chất xơ có bản chất là xenlulozo khó tiêu hóa. Do đó, bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón nếu lượng chất xơ vượt qua khả năng tiêu hóa của dạ dày.
1.5. Hệ tiêu hóa của bé yếu và chứa ít vi sinh
Chức năng tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, các hoạt động tiêu hóa như tiết dịch co bóp chưa thuần thục và hệ vi sinh yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ.
1.6. Trẻ chưa thích nghi kịp khi chuyển từ giai đoạn bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm
Sữa mẹ là thức ăn lỏng, đầy đủ dinh dưỡng và rất dễ tiêu. Do đó, khi phải chuyển sang tiêu hóa một loại thức ăn mới sẽ khiến chức năng tiêu hóa của bé bị rối loạn khiến bé bị bón.
2. Bé 7 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?
Bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón phải làm sao để không ảnh hưởng đến:
- Quá trình hấp thu dưỡng chất.
- Chiều cao, cân nặng của trẻ.
- Chức năng của đường tiêu hóa và tâm lý của con.
Mẹ nên nhanh chóng chữa trị tình trạng này với những gợi ý dưới đây.
Xem thêm: Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em
2.1. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
- Men tiêu hóa
Men tiêu hóa có tác dụng “cắt nhỏ” các chất giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Từ đó cải thiện được tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
Tuy nhiên, việc bổ sung men tiêu hóa trong thời gian quá dài sẽ khiến cơ thể bé bị phụ thuộc và dần dần mất đi chức năng tự điều tiết dịch tiêu hóa. Do vậy, mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng sản phẩm này.
- Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện táo bón
Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần thảo dược để an toàn, lành tính cho trẻ. Quan trọng là sản phẩm phải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Hãy chọn những sản phẩm được bào chế dạng lỏng, mùi vị thơm ngon để trẻ dễ uống. Đồng thời, sản phẩm phải uy tín, chất lượng.
2.2. Ngâm hậu môn nước ấm
Nước ấm giúp làm mềm phân và giãn cơ vòng hậu môn tốt hơn. Do vậy, mẹ có thể cho bé ngâm nước ấm để việc đi tiêu dễ dàng và bớt đau đớn.
2.3. Massage bụng cho bé
Đối với bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón mẹ nên thực hiện các động tác massage bụng giúp điều hòa nhu động ruột, tránh tình trạng phân bị giữ trong đường ruột quá lâu.
Phương pháp này thực hiện cũng rất đơn giản như sau:
- Đặt ngửa con ra giường.
- Xoa ấm hai lòng bàn tay.
- Tiến hành massage bụng theo chiều kim đồng hồ.
- Thực hiện khoảng 3 – 5 phút là được.
Lưu ý: Là không massage khi con mới ăn no.
2.4. Tập động tác đạp xe
Động tác đạp xe có tác dụng kích thích sự lưu thông của khí huyết đồng thời tăng cường nhu động tiêu hóa để quá trình đi tiêu của trẻ diễn ra dễ dàng. Thực hiện động tác này như sau:
- Mẹ cho bé nằm ngửa trên sàn.
- Dùng hai tay nắm lấy hai chân bé.
- Lần lượt đẩy đầu gối của từng chân về phía bụng của bé.
- Thực hiện động tác khoảng 3 – 5 phút để có được hiệu quả tốt nhất.
2.5. Chú ý chế độ dinh dưỡng
Ngoài các biện pháp trên, khi bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón mẹ cần chú ý cân đối lại dinh dưỡng trong bữa ăn như sau:
- Luôn cho bé uống đủ nước: Trẻ 7 tháng tuổi có nhu cầu nước 100ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể trong một ngày (kể cả sữa).
- Điều chỉnh thực đơn ăn dặm thật hợp lý: Bé 7 tháng mới tập ăn dặm nên mẹ hãy cho con ăn 1 bữa/ ngày và chỉ nên ăn 1 – 2 thìa bột được nấu với tỷ lệ bột:nước là 1:10. Cộng thêm khoảng 1 thìa rau củ quả hấp chín và xay nhuyễn.
- Thay đổi sữa công thức phù hợp: Khi mẹ đổi sữa mới cần theo dõi đáp ứng trên cơ thể của bé. Nếu thấy con có dấu hiệu quấy khóc, tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ nhiều thì mẹ cần đổi sữa khác cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý pha sữa và nước đúng tỷ lệ được hướng dẫn trên vỏ hộp.
2.6. Thay đổi thói quen hằng ngày cho bé
Ở độ tuổi 7 tháng, trẻ bắt đầu có tiếp thu kiến thức và hình thành những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là thời điểm mẹ cần hướng dẫn con những thói quen tốt và thay đổi những thói quen chưa tốt.
- Tập cho bé thói quen đi cầu đúng giờ: Đi tiêu vào buổi sáng là tốt nhất bởi đây là thời điểm giúp cơ thể loại bỏ được chất có hại sau quá trình đào thải và phục hồi vào ban đêm. Mẹ nên tạo thành thói quen cho con đi tiêu vào thời điểm này sẽ tạo thành nhịp sinh học cho nhu động của đường tiêu hóa cải thiện táo bón.
- Cho bé vận động hợp lý: Thực hiện các động tác nhẹ nhàng đề giúp làm tăng tuần hoàn, tăng nhu động đường ruột giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: 11+ mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ từ thiên nhiên
3. Thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón
Để mẹ không còn băn khoăn về câu hỏi, bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón nên ăn gì. Chúng tôi sẽ cung cấp thực đơn ăn dặm trong 1 tuần cho bé để mẹ tham khảo:
Thực đơn | Sáng | Trưa | Chiều | Tối | Đêm |
Ngày 1 |
|
|
|
|
|
Ngày 2 |
|
|
|
|
|
Ngày 3 |
|
|
|
|
|
Ngày 4 |
|
|
|
|
|
Ngày 5 |
|
|
|
|
|
Ngày 6 |
|
|
|
|
|
Ngày 7 |
|
|
|
|
|
Lưu ý: Trong thời gian cho con ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị sổ tay ghi chép đầy đủ để nhanh chóng phát hiện những món con thích ăn hoặc bị dị ứng để điều chỉnh cho phù hợp.
Xem thêm: Thực đơn cho bé táo bón ở các lứa tuổi HIỆU QUẢ NHẤT !!!
4. Lưu ý và phòng ngừa táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi
Để bé ăn dặm 7 tháng tuổi bị táo bón phòng ngừa tái phát, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Chú ý theo dõi việc đi tiêu của bé hàng ngày, đảm bảo cho con đi tiêu đều đặn mỗi ngày một lần.
- Mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé và nói cho bé biết là cần chăm chỉ đi ngoài để có sức khỏe tốt.
- Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, đủ nước. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi tiêu của bé.
- Dạy con thói quen vận động, rèn luyện cơ thể, hãy chơi đùa cùng con để con vận động nhiều hơn. Điều này sẽ rất tốt cho tiêu hóa của bé.
Mẹ hãy áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa cũng như những lưu ý trên đây. Như vậy, sẽ phòng ngừa được tình trạng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi cũng như với trẻ 7 tháng tuổi. Nhờ đó mà giúp bé phát triển một cách đều đặn và khỏe mạnh nhất.
Hy vọng mẹ có thể chắt lọc được những thông tin cần thiết cho mình. Trong trường hợp bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón kéo dài nhiều ngày liên tục, mẹ cần đưa con đến bác sĩ kiểm tra để làm rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.