Táo bón ở trẻ sơ sinh khiến cho các mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
1. Không đủ lượng nước cho cơ thể
Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị táo bón là thiếu nước. Do trẻ bú mẹ không đủ hoặc lười bú. Khi lượng nước bị thiếu hụt và không được bổ sung, quá trình tái hấp thu nước ở ruột già sẽ tăng cao khiến cho hàm lượng nước trong phân bị giảm quá mức. Hậu quả là phân bị đặc, cứng, rắn và khó di chuyển qua đại tràng.
Thời gian phân trong đại tràng càng lâu thì kích thước khối phân càng lớn. Phân bị khô cứng và nguy cơ gây ra tổn thương cho bé như xước, nứt hậu môn. Cách tốt nhất để khắc phục là mẹ cho bé bú đủ cữ, đủ lượng cần thiết hàng ngày.
Thông thường, mỗi cữ bú của trẻ sẽ cách nhau khoảng 2h, lượng sữa cần thiết dao động khoảng 60 – 150ml tùy trẻ.
2. Ảnh hưởng từ chế đô dinh dưỡng
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Vậy nên chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Nếu chế độ ăn của mẹ chứa nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều đạm, ít chất xơ hay đồ khó tiêu… Hàm lượng dinh dưỡng được nạp vào cơ thể bé cũng thay đổi và dẫn đến chứng táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi trở lên.
Để khắc phục, mẹ nên cân đối giữa các thành phần chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung các thực phẩm như: Rau củ, quả, các món ăn tính mát, nhiều nước để tiêu hóa của bé tốt hơn.
3. Nguyên nhân tới từ sữa công thức
Sữa công thức thường chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh sẽ rất dễ bị khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, một số loại sữa đặc biệt có thể chứa các thành phần gây dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Đây là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé 4 tháng tuổi táo bón.
Do đó, khi cho con uống sữa công thức, nếu phát hiện con có dấu hiệu dị ứng, nôn trớ nhiều, táo bón, tiêu chảy…. thì cần ngưng sử dụng và theo dõi chặt chẽ. Sau vài ngày, nếu triệu chứng của bé không giảm, mẹ cần cho bé đi khám.
Pha sữa đặc quá mức cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Hàm lượng chất rắn cao trong sữa khiến quá trình phân giải và hấp thu dưỡng chất khó khăn. Phần thức ăn không tiêu hóa hết được dồn lại khiến cho phân có kết cấu đặc. Do đó, gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Cách tốt nhất là mẹ hãy pha sữa cho con theo đúng hướng dẫn được in trên bao bì của hộp sữa.
4. Do bé ít vận động
Ít vận động là một trong số những nguyên nhân bị táo bón hay gặp nhất đối với trẻ sơ sinh. Thông thường, trẻ trong độ tuổi dưới 6 tháng tuổi sẽ hay được bế ẵm và đặt nằm. Do vậy, việc trẻ được vận động khá ít và ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu hóa của trẻ. Khi ít vận động nhu động ruột không được kích thích, khiến cho việc tiêu hóa không được diễn ra thuận lợi.
Các mẹ có thể cho bé vận động nhẹ nhàng với những bài tập đơn giản. Bài tập đạp xe đạp cũng khá đơn giản để thực hiện mà lại có công hiệu rất tốt. Bạn đặt bé nằm ngửa trên giường, dùng tay cầm 2 chân bé nâng lên. Sau đó, mẹ hãy giúp bé di chuyển vòng tròn như động tác đạp xe đạp. Bên cạnh đó, bạn có thể chơi đùa với trẻ, tạo sự thích thú. Như vậy, nhu động ruột sẽ được kích thích và trẻ sẽ không còn bị táo bón nữa.
5. Bé ăn dặm quá sớm
Cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi là sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải. Bởi mẹ cho rằng cho bé ăn càng sớm thì càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng thực tế việc làm này chỉ khiến cho hệ tiêu hóa thêm nặng nề hơn. Bởi lúc này các chức năng tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sẽ gặp khó khăn cho việc tiêu hóa các thức ăn có kết cấu đặc và hàm lượng dinh dưỡng phức tạp. Táo bón là điều có thể xảy ra và làm bé khó chịu.
6. Tổn thương thực thể đường tiêu hóa
Các tổn thương trong đường tiêu hóa như: Viêm ruột, viêm dạ dày, nhiễm khuẩn tiêu hóa… Những tổn thương này làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của đường ruột. Từ đó khiến chất thải ứ lại trong thời gian dài. Vì thế, gây ra hiện tượng đầy chướng bụng khó tiêu, táo bón. Đây là những vấn đề khá nghiêm trọng, khiến trẻ đau hậu môn khi đi ngoài, khó chịu dai dẳng…
Thậm chí những tổn thương này còn có thể ảnh hưởng tới việc phát triển của trẻ. Khi đường tiêu hóa của bé bị tổn thương, mẹ cần đưa con đi kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
7. Một số dị tật bẩm sinh
Nếu bé có dị tật bẩm sinh, mẹ sẽ thấy ngay tình trạng táo bón từ khi bé 1 tháng tuổi. Dị tật bẩm sinh gây ra chứng táo bón thường gặp ở trẻ là phình đại tràng. Chứng bệnh này khiến nhu động tiêu hóa của trẻ bị giảm từ đó làm tăng thời gian lưu phân trong ruột. Hậu quả là nước bị tái hấp thu quá mức dẫn đến chứng táo bón.
Trường hợp trẻ bị táo bón do đại tràng phình to, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định phác đồ điều trị.
8. Phòng ngừa, khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh
Vậy bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Mẹ đừng lo, hãy áp dụng ngay một số phương pháp dưới đây.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ, tăng cường nhóm chất xơ, lợi khuẩn, vitamin và nước.
- Áp dụng các biện pháp vật lý như massage bụng cho bé, bài tập đạp xe, tập vận động….
- Áp dụng các mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh như: Ngâm hậu môn với nước ấm, sử dụng mật ong….
- Sử dụng Forikid TW3 cho trẻ bị táo bón: Đây là sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân dịch, giúp cơ thể tạo ra lượng nước lượng dịch từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các mẹ đã biết được các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón thường gặp nhất. Từ đó có được những biện pháp xử lý phù hợp nhất để bé phát triển khỏe mạnh.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.