TRẺ MỚI ỐM DẬY BIẾNG ĂN | Chế độ dinh dưỡng cho bé

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/02/2023 08:20:22

Trẻ mới ốm dậy thường có sức đề kháng yếu, cơ thể mệt mỏi và vị giác kém hơn. Vì thế, trẻ mới ốm dậy biếng ăn và khiến quá trình phục hồi cơ thể diễn ra chậm hơn. Các mẹ nên chú ý cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp bé lấy lại sức khỏe và nhanh chóng phục hồi.

Nội dung bài viết

1. Tại sao trẻ mới ốm dậy thường biếng ăn?

Trẻ mới ốm dậy biếng ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Trẻ mới ốm dậy biếng ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Chưa kịp thư giãn vì con đã khỏi ốm thì ba mẹ lại phải đối mặt với tình trạng bé lười ăn sau khi ốm dậy. Theo các bác sĩ nhi khoa thì khi trẻ bị bệnh, nó có thể gây ra các tác hại cho đường tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ.

Khi trẻ mới ốm dậy, sức khỏe vẫn chưa thể về trạng thái bình thường. Trẻ vẫn cảm thấy bị mệt mỏi, thể lực bị suy giảm do khi ốm tiêu tốn nhiều năng lượng.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, trẻ cũng phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong đường ruột khiến hệ vi sinh mất cân bằng nghiêm trọng.

Các chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém hẳn đi và khiến trẻ mới ốm dậy biếng ăn. Quá trình này thường kéo dài trong khoảng 4-5 ngày hoặc 1 tuần.

Trẻ biếng ăn hay ốm vặt sẽ không thể phát triển toàn diện do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ sẽ hay mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển, ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần. Khi trẻ biếng ăn và hay ốm vặt, hệ miễn dịch sẽ trở nên suy yếu và khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Những nguy hiểm của tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo chi tiết tại đây:

Trẻ biếng ăn hay ốm vặt – Nỗi lo của mọi cha mẹ

2. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn

2.1. Các chất dinh dưỡng cần bổ sung

Để trẻ có thể ăn ngon, ăn nhiều, nhanh chóng phục hồi sức khỏe, các mẹ bổ sung cho bé đầy đủ các dưỡng chất cần thiết bao gồm:

2.1.1. Chất đạm

Cung cấp chất đạm cho trẻ giúp hệ cơ bắp nhanh chóng phục hồi, xua tan cảm giác mệt mỏi và uể oải cho trẻ. Chất đạm cũng giúp cơ thể trẻ tăng cường sự trao đổi chất, điều hòa quá trình cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Một số loại thực phẩm giàu đạm bao gồm: đậu nành, sữa, trứng, thịt nạc, thịt gà, cá, đậu lăng …

2.1.2. Sắt

Chất Sắt giúp trẻ bổ sung lượng máu cho cơ thể, hạn chế tình trạng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.

Chất Sắt cung cấp oxy cho não và giúp trẻ không bị mệt mỏi sau khi ốm dậy. Các thực phẩm giàu chất Sắt bao gồm: Thịt bò, huyết lợn, gan lợn, khoai lang, rau dền đỏ, bí đỏ, bơ đậu phộng, yến mạch, mận khô, nho khô …

2.1.3. Kẽm

Chất Kẽm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh cảm cúm.

Do đó, bổ sung Kẽm giúp hạn chế tình trạng trẻ mới ốm dậy biếng ăn. Các thực phẩm giàu chất Kẽm bao gồm: hàu, tôm, thịt bò, súp lơ xanh, nấm, rau chân vịt, yến mạch, gạo lứt, socola, hạt điều …

2.1.4. Canxi

Canxi giúp trẻ điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. Cung cấp Canxi cho trẻ mới ốm dậy giúp bé hoạt động khỏe mạnh, tránh tình trạng uể oải. Các thực phẩm giàu Canxi bao gồm: lòng trắng trứng gà, sữa, cá trích, cá mòi, đậu phụ, ngũ cốc dinh dưỡng, đậu trắng, sò, nghêu, bông cải xanh, khoai lang …

2.1.5. Lysine

Là một trong số 12 axit amin thiết yếu quan trọng. Lysine có tác dụng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn.

Các thực phẩm giàu Lysine bao gồm: các loại đậu, sữa tươi, lòng đỏ trứng, cá lóc, thịt thăn lợn …

2.1.6. Vitamin A

Vitamin A có tác dụng giúp trẻ nhanh chóng hồi phục cơ thể, chống nhiễm khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Một số thực phẩm giàu Vitamin A bao gồm: bưởi, cam, cà rốt, bí đỏ, mùi tây, rau bina, pho mát, gan lợn,…

2.1.7. Vitamin B

Vitamin B có tác dụng tăng cường não bộ, giúp giải phóng năng lượng từ thực phẩm cho cơ thể. Vitamin B có nhiều trong thịt lợn, trứng, nấm, hạnh nhân, kiều mạch, chuối, súp lơ xanh,…

2.1.8. Vitamin C

Vitamin C có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏe mạnh và giúp vết thương mau lành. Các thực phẩm giàu Vitamin C bao gồm: quả tầm xuân, dưa hấu, cà chua, củ cải, măng tây, kiwi, đậu Hà Lan,…

2.1.9. Vitamin D

Vitamin D có tác dụng thải độc, ổn định mạch máu, bảo vệ tim mạch, tăng khả năng hấp thụ Canxi. Vitamin D có nhiều trong cá, tôm, sò, ốc, khoai tây, thịt bò, bơ, hạt hướng dương, lòng đỏ trứng,….

2.1.10. Lưu ý

Với trẻ sơ sinh, các mẹ cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất trên để trẻ có thể nhận chúng thông qua sữa mẹ. Mẹ cần cho trẻ bú đủ cữ trong ngày để trẻ nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết.

2.2. Thực đơn 1 tuần cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn

Thực đơn 1 tuần cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn

Thực đơn 1 tuần cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn

Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như: Trẻ biếng ăn chậm lớn hay Trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Dưới đây là thực đơn 1 tuần cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn với đầy đủ dinh dưỡng. Hy vọng thực đơn này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc lựa chọn món ăn hằng ngày cho bé.

2.2.1. Thực đơn ngày 1

Thực đơn ngày đầu tiên cho bé với 3 bữa như sau:

Ngày 1Thực đơn
Bữa sángSúp gà
Bữa phụ 11 cốc nước cam
Bữa trưaCháo lươn bí đỏ
Bữa phụ 2Sữa chua
Bữa tốiCháo thịt bò rau ngót
Bữa phụ 3Sữa tươi

2.2.2. Thực đơn ngày 2

Ngày thứ 2 cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn như sau:

Ngày 2Thực đơn
Bữa sángCháo trai
Bữa phụ 13 múi bưởi
Bữa trưaCháo hành tây thịt bò
Bữa phụ 2Bánh flan
Bữa tốiCơm trắng, cá hồi rán.
Bữa phụ 31 quả chuối

2.2.3. Thực đơn ngày 3

Ngày thứ 3 với thực đơn như dưới đây:

Ngày 3Thực đơn
Bữa sáng1 cốc sữa tươi
Bữa phụ 1Sinh tố chuối, táo
Bữa trưaCháo bí đỏ cá hồi
Bữa phụ 2Sữa ngô nếp mè đen
Bữa tốiCháo đậu xanh tía tô
Bữa phụ 3Sữa đậu nành

2.2.4. Thực đơn ngày 4

Ngày thứ 4, bữa sáng với súp khoai tây thịt bò thơm ngon hấp dẫn.

Ngày 4Thực đơn
Bữa sángSúp khoai tây thịt bò
Bữa phụ 1Bánh ngô
Bữa trưaCháo sườn non nấu bí đỏ
Bữa phụ 2Sữa hạt sen
Bữa tốiCháo tôm ngô ngọt
Bữa phụ 3Sữa yến mạch

2.2.5. Thực đơn ngày 5

Thực đơn ngày thứ 5 mở đầu bằng món súp cà chua sữa tươi mới lạ.

Ngày 5Thực đơn
Bữa sángSúp cà chua sữa tươi
Bữa phụ 1Chè khoai môn
Bữa trưaCháo tôm rau ngót
Bữa phụ 2Bánh chuối nướng
Bữa tốiCanh gà ác hầm
Bữa phụ 3Sữa chua hoa quả

2.2.6. Thực đơn ngày 6

Ngày thứ 6 có thực đơn như dưới đây

Ngày 6Thực đơn
Bữa sángCháo móng giò cà rốt
Bữa phụ 1Bánh khoai tây
Bữa trưaCháo gà hạt sen
Bữa phụ 2Nước ép cam
Bữa tốiCháo chim đậu Hà Lan
Bữa phụ 3Sữa ngô ngọt

2.2.7. Thực đơn ngày 7

Ngày cuối tuần với thực đơn các bữa chính và phụ như sau.

Ngày 7Thực đơn
Bữa sángSúp khoai tây pho mai
Bữa phụ 1Sữa đậu xanh hạt sen
Bữa trưaCháo cá chép
Bữa phụ 2Nửa quả xoài chín
Bữa tốiCháo ếch lá lốt
Bữa phụ 3Sữa gạo lứt

Xem thêm: [Review] Kinh nghiệm chữa biếng ăn thuận tự nhiên cho bé

3. Sản phẩm bổ dưỡng cho trẻ mới ốm dậy

Để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn, mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm thuốc bổ dành cho trẻ mới ốm dậy. Một số sản phẩm giúp trẻ tăng cường dinh dưỡng sau khi ốm dậy bao gồm:

3.1. Sản phẩm từ thảo dược

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Sản phẩm Forikid TW3 có công dụng như sau:

  • Bổ tỳ vị
  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
  • Hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe

3.1.2. Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng sản phẩm bao gồm:

  • Trẻ em tỳ vị kém
  • Trẻ tiêu hóa kém
  • Trẻ biếng ăn
  • Trẻ hay bị táo bón
  • Trẻ hay mệt mỏi, gầy yếu

3.1.3. Liều lượng và cách dùng

Sản phẩm với liều lượng dùng như sau.

  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 10 ml x 2 lần/ ngày
  • Trẻ trên 5 tuổi: 15 ml x 2 lần/ ngày

Lưu ý: Cho trẻ sử dụng đúng liều lượng đã chỉ dẫn theo độ tuổi của trẻ.

3.1.4. Liên hệ

CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 3 TẠI HÀ NỘI

  • Địa chỉ: Số 26 Bùi Quốc Khái, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.3199
  • Email: cskh@tw3.vn

3.2. Bio Acimin

Bio acimin - Sản phẩm giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh

Bio acimin – Sản phẩm giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh

Bio Acimin là sản phẩm cốm vi sinh chứa những lợi khuẩn giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Bio Acimin giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm tiện dụng cho trẻ dùng.

3.2.1. Công dụng

Bio acimin có các công dụng:

  • Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn có hại.
  • Cân bằng hệ sinh thái của đường ruột, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Giúp trẻ mới ốm dậy biếng ăn tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, nâng cao sức đề kháng và phát triển não bộ.
  • Bổ sung chất xơ cho trẻ, tránh táo bón và tăng khả năng hấp thụ Canxi.

3.2.2. Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng của bio acimin

  • Trẻ em hoặc người lớn thường xuyên bị táo bón, có nguy cơ táo bón.
  • Trẻ em hoặc người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
  • Người có khẩu phần ăn ít chất xơ.
  • Trẻ em bị còi xương, ốm yếu.

3.2.3. Liều lượng và cách dùng

Liều lượng và cách dùng sản phẩm như sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày.
  • Trẻ từ 1–3 tuổi: 1–2 gói/ngày.
  • Trẻ trên 3 tuổi: 2–3 gói/ngày.
  • Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: Uống 2 gói/lần, ngày dùng 2–3 lần

Lưu ý: 

  • Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Nên cho trẻ sử dụng sau ăn 30 phút.
  • Không pha cốm với nước có nhiệt độ trên 40 độ C.
  • Không lạm dụng sản phẩm vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng quá nhiều.

Xem thêm: [Chia sẻ] Trẻ 7 tuổi biếng ăn suy dinh dưỡng, mẹ cần làm gì?

3.3. Kid Grow

Kid Grow là sản phẩm cung cấp cho trẻ một số chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ hết biếng ăn, ăn ngon miệng. Sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ, tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Kid Grow được bào chế dưới dạng siro dễ uống.

3.3.1. Công dụng

Kid grow có những tác dụng như sau:

  • Cung cấp cho trẻ nhiều chất, vi chất quan trong cho cơ thể như DHA, Lysin, Taurin, Canxi, Sắt, các loại vitamin….
  • Bồi bổ sức khỏe cho trẻ, nhất là sau khi ốm dậy.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, phòng tránh các bệnh gây ra do hệ miễn dịch suy yếu.
  • Kích thích tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

3.3.2. Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng sản phẩm:

  • Trẻ em biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển.
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ mới ốm dậy và bị  biếng ăn.

3.3.3. Liều lượng và cách dùng

Liều lượng sử dụng và cách dùng

  • Trẻ em dưới 1 tuổi: 2.5ml/lần.
  • Trẻ em 1- 3 tuổi: 5ml/lần, ngày 2 lần
  • Trẻ em 3- 6 tuổi: 10ml/lần, ngày 2 lần.
  • Trẻ trên 7 tuổi và người lớn: 20ml/lần, ngày 2 lần.
  • Có thể uống nguyên chất hoặc hòa vào nước ấm hay trộn với thức ăn.

Lưu ý:

  • Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Cho trẻ uống sản phẩm trước khi ăn từ 15- 20 phút.
  • Không sử dụng sản phẩm quá liều lượng khuyến cáo cho từng độ tuổi.

3.4. Appeton

Sản phẩm Appeton được sản xuất bởi công ty nước ngoài và nhập khẩu, phân phối bởi doanh nghiệp Việt Nam. Appeton cung cấp cho trẻ nhiều dinh dưỡng tốt cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ.

3.4.1. Công dụng

  • Cung cấp cho trẻ các khoáng chất và vitamin thiết yếu cho sự phát triển
  • Giúp trẻ tăng cường phát triển chiều cao.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ ngăn chặn các bệnh gây ra do sức đề kháng suy yếu.

3.4.2. Đối tượng sử dụng

  • Trẻ hay bị ốm vặt
  • Trẻ chậm phát triển chiều cao
  • Trẻ bị thiếu các dưỡng chất và vitamin cần thiết.

3.4.3. Liều lượng và cách dùng

  • Trẻ em dưới 4 tuổi: 2,5ml/ ngày.
  • Trẻ em trên 4 tuổi và người lớn: 5ml/ngày.
  • Sản phẩm có thể nhỏ trực tiếp vào lưỡi hay pha với sữa hoặc nước trái cây hay thức ăn

Lưu ý:

  • Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Không sử dụng cho những trẻ mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm.
  • Không sử dụng chung các sản phẩm khác có chứa Vitamin A, D.
  • Khi sử dụng sản phẩm, cần tính lượng Vitamin đưa vào cơ thể bé từ những nguồn khác để tránh bị thừa Vitamin.
  • Sử dụng đúng liều lượng theo độ tuổi.

3.5. Cadimin

Cadimin là thuốc cung cấp Vitamin C cho cơ thể. Sản phẩm chứa các vitamin và khoáng chất bổ sung cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn. Dược chất chính trong sản phẩm là Dược chất chính: Ascorbic Acid. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén sủi.

3.5.1. Công dụng

  • Cung cấp Vitamin C và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu Sắt.
  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Kết hợp với thuốc chống dị ứng chữa bệnh dị ứng.

3.5.2. Đối tượng sử dụng

  • Trẻ bị thiếu Vitamin C.
  • Trẻ bị thiếu máu do thiếu Sắt.
  • Trẻ mới ốm dậy, lười ăn.

3.5.3. Liều lượng và cách dùng

  • Liều lượng dự phòng cho bệnh thiếu Vitamin C: 25 – 75 mg/ngày (người lớn và trẻ em).
  • Liều lượng điều trị cho người thiếu Vitamin C:
  • Người lớn: 250 – 500 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, sử dụng ít nhất trong 2 tuần.
  • Trẻ em: 100 – 300 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, sử dụng ít nhất trong 2 tuần.
  • Cho viên nén sủi bọt vào trong nước ở nhiệt độ phòng, đợi tan hoàn toàn mới uống. Không cho vào nước đá hoặc nước nóng trên 40 độ C.

3.5.4. Lưu ý

  • Không sử dụng sản phẩm cho người có tiền sử bị sỏi thận, bị bệnh thalassemia (tăng cường hấp thu Sắt).
  • Sử dụng sản phẩm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng sản phẩm.
  • Dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Khi các triệu chứng trên trở nên nghiêm trọng, cần đưa trẻ tới ngay bác sĩ.
  • Khi sử dụng thuốc nên tránh ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều Vitamin C vì có thể gây ra tình trạng thừa Vitamin C và kết tủa gây sỏi thận.
  • Thuốc có tương tác với một số loại thuốc khác vì vậy cần tránh sử dụng kết hợp khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3.6. Enterogermina

Enterogermina là thuốc men tiêu hóa. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang và dung dịch uống. Enterogermina là loại thuốc khá quen thuộc tuy nhiên cần sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3.6.1. Công dụng

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh.
  • Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Điều chỉnh và cân bằng lại hàm lượng vitamin trong cơ thể.
  • Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa tạp khuẩn đường ruột.

3.6.2. Đối tượng sử dụng

  • Trẻ bú mẹ bị rối loạn hệ tiêu hóa cấp tính.
  • Trường hợp rối loạn hệ tiêu hóa mãn tính do độc tố hoặc bị rối loạn hệ tạp khuẩn ở đường ruột.

3.6.3. Liều lượng và cách dùng

  • Đối với trẻ hơn 1 tháng tuổi: sử dụng 1 đến 2 ống (5ml) mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Đối với trẻ em 1 − 10 tuổi:  sử dụng 1 đến 2 ống (5ml) hoặc 1−2 viên uống mỗi ngày;
  • Trước khi cho trẻ uống dung dịch thuốc, các mẹ cần kỹ thuốc trước khi sử dụng. Khi mở ống thuốc, các mẹ nên xoắn vặn phần nắp rồi dùng. Dung dịch thuốc cần phải được pha loãng với nước trước khi sử dụng. Sau khi dung dịch đã được vặn nắp nên sử dụng ngay.

3.6.4. Lưu ý

  • Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý sử dụng. Sử dụng đúng liều lượng thuốc theo độ tuổi.
  • Thuốc có khả năng tương tác với 1 số loại thuốc khác. Vì vậy, khi sử dụng thuốc này, các mẹ cần lưu khi hỏi bác sĩ về các loại thuốc khác đang sử dụng.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Thuốc dưới dạng dung dịch sau khi mở nắp lâu không uống nên bỏ đi.

3.7. Multivitamin

Sản phẩm Multivitamin cung cấp dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy biếng ăn có thành phần bao gồm Nicotinamid, Ergocalciferol, Calci pantothenat, Vitamin B1, B2, B6, Vitamin C,… Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén.

3.7.1. Công dụng

  • Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ.
  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Phòng tránh tình trạng thiếu máu.

3.7.2. Đối tượng sử dụng

  • Dùng cho các trường hợp bị thiếu vitamin sau khi điều trị bệnh bằng kháng sinh.
  • Sử dụng cho người đang dưỡng bệnh giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho chế độ ăn của người già

3.7.3. Liều lượng và cách dùng

  • Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng theo đường uống.

3.7.4. Lưu ý

  • Không tự ý sử dụng sản phẩm. Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc có thể gây kích thích thần kinh nhẹ nên không sử dụng trước khi đi ngủ tránh gây hưng phấn làm mất ngủ.
  • Không dùng cho các trường hợp mẫn cảm với Vitamin D, bị bệnh gan, loét dạ dày, hạ huyết áp nặng hoặc xuất huyết động mạch.
  • Thuốc có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đánh trống ngực và thường hết sau 7-10 phút sau khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc có thể tương tác với 1 số loại thuốc khác. Cần nói với bác sĩ khi đang sử dụng thuốc khác.
  • Không sử dụng thuốc quá liều.

3.8. Dobenzic

Dobenzic là thuốc biệt dược được bào chế dưới dạng túi bột. Sản phẩm có quy cách đóng gói là hộp 10 gói 1,5g; Hộp 1 lọ 30g thuốc bột. Thành phần chính của thuốc là Dibencozide là một coenzym của Vitamin B12.

3.8.1. Công dụng

  • Cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào.
  • Kích thích sự tổng hợp protein trong cơ thể, kết nối các axit amin, tăng khối cơ cho trẻ đang lớn.
  • Kích thích ăn ngon miệng, giúp trẻ mau tăng trưởng nâng nặng.

3.8.2. Đối tượng sử dụng

  • Dùng cho trẻ bị sinh thiếu tháng.
  • Trẻ nhỏ biếng ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cân nặng.
  • Trường hợp bị rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật, mắc bệnh nhiễm khuẩn tái lại.
  • Sản phẩm được dùng chữa suy nhược cho người lớn và người già.

3.7.3. Liều lượng và cách dùng

  • Người lớn và trẻ em: dùng 2-3 viên hoặc 3 gói hoặc 3 muỗng lường/ngày chai 2-3 lần; ngậm 10-15 viên ngậm/ngày.
  • Trẻ sơ sinh: dùng 2 gói hoặc 2 muỗng lường/ngày, chia 2 lần.

3.7.4. Lưu ý

  • Không sử dụng sản phẩm cho các trường hợp bị dị ứng với B12, bị u ác tính.
  • Thận trọng khi dùng cho các trường hợp bị hen suyễn, chàm.
  • Sản phẩm có thể gây ra tác dụng phụ như nổi mề đay, sốc, ngứa,…Khi thấy các triệu chứng trên nghiêm trọng, cần tới gặp ngay bác sĩ.

4. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ mới ốm dậy biếng ăn

Trong quá trình chăm sóc trẻ mới ốm dậy biếng ăn, ba mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

4.1. Không ép trẻ ăn

Sau khi ốm, trẻ thường có cảm giác không ngon miệng, mệt mỏi nên thường ăn kém đi. Do vậy, ba mẹ không nên ép trẻ ăn bằng mọi cách. Nếu như bé bị ép ăn quá nhiều sẽ khiến bé càng chán ghét việc ăn hơn.

4.2. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều

Sau khi ốm dậy, cơ thể bé vẫn mệt mỏi và chưa sẵn sàng để tiêu hóa một lượng thực phẩm lớn. Do vậy, ba mẹ không nên nôn nóng mà cho trẻ ăn quá nhiều.

Thay vào đó, ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn thành khoảng 6 bữa nhỏ trong ngày và cung cấp cho bé lượng thực phẩm phù hợp.

Khi trẻ đã có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi, ba mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn lên cho tới khi trẻ trở lại chế độ ăn bình thường.

4.3. Chăm sóc cho hệ tiêu hóa của trẻ

Khi ốm, trẻ phải uống nhiều thuốc kháng sinh khiến lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị sụt giảm nghiêm trọng. Do vậy, ba mẹ cần bổ sung thêm nhiều lợi khuẩn cho  bé bằng cách uống thêm men vi sinh.

Chúng có tác dụng giúp cân bằng hệ sinh thái của đường ruột và giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Hệ tiêu hóa được khỏe mạnh cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi cơ thể.

4.4. Cho bé ăn thức ăn dạng lỏng

Trẻ mới ốm dậy biếng ăn, hệ tiêu hóa vẫn chưa ổn định. Ba mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh …

Ba mẹ cần chú ý cung cấp những bữa ăn đa dạng dưỡng chất cần thiết như chất đạm, vitamin, khoáng chất … Tránh để trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và uống nước ngọt đóng chai.

4.5. Uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho bé giúp cơ thể thải độc tốt hơn. Các bé bị tiêu chảy cần được cung cấp nhiều nước để bù lại lượng nước đã bị mất trước đó.

Các mẹ nên cho bé uống nước lọc, nước ép từ hoa quả tươi như cam, bưởi, dứa,…

4.6. Theo dõi bé nhiệt độ cơ thể bé

Ba mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ để nhận biết sớm tình trạng trẻ bị sốt. Tránh để trẻ bị ốm trở lại.

Nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách, ba mẹ sẽ thấy không có gì quá khó khăn khi chăm trẻ mới ốm dậy biếng ăn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt hơn và không bị tái ốm trở lại.

TRẺ MỚI ỐM DẬY BIẾNG ĂN | Chế độ dinh dưỡng cho bé
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC