10 dấu hiệu táo bón ở trẻ dễ nhận biết nhất!!!

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 17/06/2019 13:44:27

Trẻ hay bị táo bón sẽ dẫn tới tình trạng chậm lớn, bé mệt mỏi và bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài. Do vậy, các mẹ cần theo dõi những dấu hiệu táo bón ở trẻ để có cách phòng ngừa và hạn chế tình trạng này hiệu quả.

Dưới đây là những dấu hiệu táo bón tiêu biểu nhất ở trẻ nhỏ cho các mẹ tham khảo.

1. 10 dấu hiệu táo bón ở trẻ

1.1. Bé đi ngoài ít hơn bình thường

Đi ngoài ít hơn bình thường là dấu hiệu táo bón ở trẻ

Đi ngoài ít hơn bình thường là dấu hiệu táo bón ở trẻ

Số lần đi ngoài của trẻ không giống nhau phụ thuộc vào cơ địa từng bé cũng như lượng chất dinh dưỡng mà mẹ đã cung cấp cho trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 4-5 lần/ngày. Các bé ăn sữa công thức thường đi ngoài ít hơn các bé ăn sữa mẹ.

Tuy nhiên, các bé bị táo bón sẽ đi ngoài ít hơn bình thường. Các mẹ nên để ý tới số lần đi ngoài của trẻ để tính ra số lần trung bình. Nếu thấy trẻ đi ngoài ít hơn số lần trung bình, khoảng 1-2 ngày bé mới đi ngoài thì đó là dấu hiệu táo bón ở trẻ.

1.2. Thời gian mỗi lần đi ngoài lâu

Khi trẻ mắc phải chứng táo bón thì phân trẻ sẽ khó ra ngoài hơn. Nếu mỗi lần bình thường trẻ đi ngoài 5- 10 phút thì khi bị táo bón, thời gian đi ngoài có thể kéo dài gấp nhiều lần.

Phân khô cứng rất khó di chuyển ra ngoài dù bé đã cố sức gồng mình rặn. Bé có thể đi ngoài trong 30 phút hoặc hơn thế nữa.

1.3. Có cảm giác đi ngoài chưa hết phân

Đi ngoài chưa hết phân gây cho bé cảm giác khó chịu

Đi ngoài chưa hết phân gây cho bé cảm giác khó chịu

Tình trạng táo bón khiến phân dồn ứ lại ở đại tràng lâu. Chúng trở thành các khối cứng và rất khó bị đẩy ra ngoài. Khi phân dồn nhiều ở khu vực này, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu cần đi đại diện.

Tuy nhiên, mỗi lần đi ngoài chỉ ra được rất ít và mỗi lần đi xong sẽ có cảm giác chưa hết phân và lại muốn tiếp tục đi ngoài. Cơ thể lại tiếp tục đưa ra tín hiệu cần đi ngoài khiến trẻ bị táo bón thường xuyên buồn đi vệ sinh nhưng không thể ra hết phân.

1.4. Phân rắn, vón cục hoặc có kích thước lớn

Một dấu hiệu táo bón ở trẻ đó là phân rắn và vón cục hoặc phân có kích thước lớn.

Trường hợp bé bị phân vón cục thì phân thường rất rắn, khô, có màu sẫm, có hình viên nhỏ như là phân con dê. Loại phân này thường khá cứng.

Các bé có phân kích thước lớn thì phân thường tụ lại thành hình trụ dài có đường kính to khiến chúng không thể dễ dàng đi ra ngoài.

1.5. Phải cố gồng mình khi đi ngoài

Trẻ bị táo bón sẽ gặp khó khăn khi đi ngoài. Thông thường, các bé bị táo bón sẽ có phân cứng. Khi đi đại tiện, bé sẽ phải cố gồng mình để đẩy phân ra ngoài. Do cơ bụng của bé còn yếu nên lực đẩy kém, bé phải dùng sức rặn nhiều lần khiến mặt đỏ ửng, toát mồ hôi.

Ngoài gồng mình, cơ mông của bé cũng siết chặt hơn khi đi ngoài. Do vậy, trẻ thường tốn nhiều sức lực và bị mệt mỏi khi phải đi ngoài lúc bị táo bón.

1.6. Đau hậu môn khi đi ngoài

Trẻ bị táo bón sẽ gặp phải tình trạng đau hậu môn khi đi ngoài

Trẻ bị táo bón sẽ gặp phải tình trạng đau hậu môn khi đi ngoài

Trẻ thường gặp phải tình trạng đau hậu môn khi đi ngoài nếu bị táo bón. Nguyên nhân là do phân bị cứng, khô, rắn cọ sát với hậu môn làm tổn thương hậu môn.

Trường hợp phân có kích thước lớn thì hậu môn phải co dãn hết cỡ có thể gây ra tình trạng nứt hậu môn làm trẻ bị đau.

1.7. Phân lẫn vào máu

Trẻ bị táo bón phân thường rất cứng, rắn. Khi trẻ cố gồng mình đi đại tiện, phân sẽ cọ sát với hậu môn làm cho hậu môn bị trầy xước, tổn thương. Hậu quả là hậu môn bị chảy máu khiến cho phân trẻ bị lẫn với máu.

Trẻ bị táo bón phân lẫn máu thì trên bề mặt phân sẽ xuất hiện máu đỏ tươi và không bầy nhầy. Thậm chí máu có thể nhỏ thành từng giọt. Mẹ có thể quan sát thấy các vết nứt ở hậu môn của trẻ.

Khi trẻ bị táo bón làm phân lẫn máu thì sau khi đi ngoài thường bị rát hậu môn, trẻ dễ quấy khóc. Tình trạng này khiến trẻ gặp nhiều đau đớn và gây ra sự ám ảnh cho trẻ khi phải đi đại tiện.

Chi tiết: Bé bị táo bón đi ngoài ra máu

1.8. Chán ăn, đau bụng, chướng bụng

Bé bị chướng bụng, đau bụng, chán ăn cũng là dấu hiệu táo bón ở trẻ.

Do khí và thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết, chúng sẽ lên men và tạo ra khí trong bụng gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng.

Các mẹ có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách ấn nhẹ vào bụng bé. Nếu thấy bụng bé cứng, tiếng kêu to và rõ, vang thì chứng tỏ khí trong bụng bé rất nhiều. Tình trạng chướng bụng và khó tiêu gây ra cảm giác đau đớn khiến bé khó chịu, quấy khóc.

Táo bón làm cho bé bị mệt mỏi gây ra chán ăn, lười ăn. Về lâu dài, tình trạng này có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng và chậm lớn.

1.9. Són phân lỏng

Ba mẹ dễ nhầm lẫn són phân lỏng với tình trạng tiêu chảy

Ba mẹ dễ nhầm lẫn són phân lỏng với tình trạng tiêu chảy

Nhiều bé bị táo bón có biểu hiện són phân lỏng. Ba mẹ lại dễ nhầm lẫn với trường hợp bé bị tiêu chảy nên cho sử dụng thuốc điều trị bệnh này làm tình trạng táo bón của trẻ thêm trầm trọng.

Tình trạng này thường xuất hiện sau khi trẻ chạy nhảy nhiều hoặc là hoạt động mạnh.

1.10. Phân có mùi khó chịu

Dấu hiệu táo bón ở trẻ diễn ra trong thời gian dài làm cho một lượng phân lớn tích tụ trong đại tràng. Các chất vốn là cặn bã không được đẩy ra ngoài mà bị dồn ứ phân hủy, lên men gây ra mùi hôi rất khó chịu.

Do vậy, trẻ bị táo bón mỗi khi đi ngoài thì phân sẽ có mùi hôi khó chịu.

Xem thêm:

2. Nguyên nhân và cách phòng trẻ bị táo bón

2.1. Dinh dưỡng không hợp lý

Dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị táo bón. Trẻ ăn nhiều chất đạm nhưng không ăn nhiều rau xanh và trái cây dễ bị táo bón. Thiếu chất xơ từ rau xanh và trái cây làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, gây ra tình trạng táo bón.

Do vậy, các mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn đủ chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung hàng ngày như ngũ cốc nguyên cám, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, xoài, đu đủ chín, rau ngót, mồng tơi, rau đay, cam, quýt, chuối, bơ, rau dền, cà chua, ngô, đậu đen, gạo lứt, đậu lăng, đậu Hà Lan,…

2.2. Ít uống nước

Trẻ uống ít nước dễ mắc táo bón hơn. Nguyên nhân là do uống ít nước khiến cho phân bị khô cứng và dồn tắc lâu ngày gây ra táo bón.

Vì vậy, mẹ nên bổ sung nước cho trẻ thông qua nhiều nguồn đa dạng như nước lọc, sữa, nước ép trái cây, nước canh,…Nhu cầu về lượng nước mà trẻ cần theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Có thể không cần bổ sung thêm nước. Tuy nhiên, các mẹ cho con bú phải uống nhiều nước (2 – 2.5l/ngày) và cho trẻ bú đủ cữ.
  • Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng: 600ml nước/ngày (bao gồm: sữa, nước, nước trái cây…).
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 900 ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi: 1200ml nước/ngày.
  • Trẻ lớn hơn 10: 1500 – 2000ml nước/ngày.

Các mẹ nên theo dõi và cung cấp cho trẻ lượng nước phù hợp. Đối với sữa, các bé dị ứng lactose có thể sử dụng sữa thực vật như sữa đậu nành. Với nước ép hoa quả, các mẹ nên tự chế biến từ các loại hoa quả tươi chứ không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp.

2.3. Ít vận động

Lười vận động, ít đi lại - nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Lười vận động, ít đi lại – nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Thói quen lười vận động, ít đi lại, hay ngồi chơi hoặc nằm chơi trong nhà thường dễ mắc các dấu hiệu táo bón ở trẻ như trên. Nguyên nhân là do tình trạng ít vận động khiến cho nhu động ruột bị ì lâu ngày dẫn tới tình trạng táo bón. Vì vậy, vận động cơ thể thường xuyên sẽ giúp trẻ không bị táo bón.

Vận động giúp cơ thể trẻ tăng cường lưu thông máu, tăng sự trao đổi chất, kích thích nhu động ruột và cơ vòng hậu môn để cải thiện chứng táo bón.

Các mẹ nên cho trẻ ra ngoài chơi vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Khi trẻ không thể ra ngoài, các mẹ cũng nên để trẻ vận động nhiều trong nhà bằng cách bắt trẻ đi lại hoặc tập thể dục.

2.4. Vấn đề sức khỏe

Bé có thể bị táo bón nếu gặp phải một căn bệnh liên quan tới trực tràng, hệ thần kinh. Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu cũng dễ mắc bệnh táo bón. Các vấn đề về sức khỏe trên khiến cho trương lực ruột giảm làm trẻ dễ bị táo bón.

Các mẹ cần theo dõi sức khỏe trẻ sát sao. Nên cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm và có cách điều trị phù hợp.

2.5. Ảnh hưởng của thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến trẻ bị táo bón. Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm ho, thuốc điều trị tiêu chảy,…có thể khiến phân bé rắn hơn và bé đi ngoài khó khăn.

Khi trẻ bị táo bón do dùng thuốc, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dừng dùng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác không làm trẻ bị táo bón.

[Bác sĩ tư vấn]: Bé bị táo bón sau tiêu chảy phải làm sao?

Với những chia sẻ chi tiết trên về các dấu hiệu táo bón ở trẻ, hy vọng các mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích khi chăm con. Theo dõi các dấu hiệu để phát hiện tình trạng trẻ bị táo bón sớm sẽ giúp các mẹ có cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng.

10 dấu hiệu táo bón ở trẻ dễ nhận biết nhất!!!
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC