Biếng ăn ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến mà rất nhiều gia đình gặp phải. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh hết sức “đau đầu” bởi nó vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của con, vừa ảnh hưởng tới không khí gia đình. Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao? Dưới đây là 12 điều mẹ cần làm ngay từ bây giờ khi trẻ biếng ăn.
1. Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài
Trẻ biếng ăn kéo dài không được phát hiện và cải thiện kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các hậu quả khi trẻ biếng ăn lâu ngày gồm:
- Thiếu hụt dưỡng chất, gây rối loạn tăng trưởng: Khi biếng ăn, cơ thể trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất. Do đó, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của cơ thể.
- Thiếu hụt Vitamin và khoáng chất: Gây ảnh hưởng tới cơ thể nghiêm trọng do chúng là chất xúc tác, chuyển hóa và hỗ trợ các chức năng trong cơ thể hoạt động ổn định.
- Trí não chậm phát triển: Biếng ăn lâu ngày ngoài gây rối loạn tăng trưởng như trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng,… thì còn khiến não trẻ chậm phát triển. Bởi các chất quan trọng cho sự phát triển não bộ như Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất béo… không được cung cấp đầy đủ.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Con biếng ăn nên sức đề kháng giảm và dễ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa, cảm cúm…
- Ảnh hưởng phát triển chỉ số cảm xúc EQ: Biếng ăn khiến sức khỏe của trẻ bị suy giảm làm tinh thần của bé cũng gặp vấn đề. Khi cơ thể không khỏe sẽ không có năng lượng để vui cười. Tác động của biếng ăn tới cảm xúc, tinh thần của trẻ rất nguy hiểm như trẻ có xu hướng thụ động, khó hòa nhập. Thậm chí có thể dẫn đến tự kỷ.
2. Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Trẻ biếng ăn vì sao có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như: ăn vặt nhiều, chán ăn do bữa ăn nhàm chán, thức ăn không hợp khẩu vị, hoặc biếng ăn do vấn đề sức khỏe gây nên…
Do đó trước tiên cần xác định nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì, từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp nhất.
2.1. Chỉ nên cho trẻ ăn khi đói
Nếu trẻ không thấy đói, không muốn ăn thì mẹ không nên ép con.
Thay vào đó cân đối lại các bữa ăn hàng ngày của trẻ để khi đến bữa ăn chính trẻ sẽ thấy đói. Khi đói trẻ sẽ thích thú với bữa ăn hơn và ăn ngon miệng.
2.2. Cố định giờ giấc ăn uống
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho trẻ ăn bữa chính trong vòng 30 phút và 20 phút đối với bữa phụ. Không nên cho trẻ ăn quá lâu sẽ hình thành thói quen ăn uống không tốt và khiến trẻ biếng ăn hơn.
2.3. Giảm ăn vặt
Ăn vặt là một trong những lý do khiến trẻ biếng ăn, nhác ăn vào bữa chính. Bởi đồ ăn vặt đã làm cho bé không cảm thấy đói mà luôn trong tình trạng bụng lưng lửng.
Giảm ăn vặt, nhất là các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ giúp bé nhanh đói hơn, vì thế mà đế bữa ăn chính bé sẽ ăn ngon hơn.
2.4. Thay đổi thực đơn thường xuyên
Đối với trẻ nhỏ việc thay đổi thực đơn bữa ăn hàng ngày, hàng tuần không chỉ giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn làm phong phú bữa ăn, khiến trẻ cảm thấy mỗi bữa ăn như một khám phá mới mà hào hứng hơn.
Vì vậy mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc đầy đủ dinh dưỡng mẹ nhé.
2.5. Đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Một bữa ăn tốt cho trẻ là một bữa ăn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày và cho sự phát triển của trẻ.
Mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn và hàng tuần để vừa có đủ dinh dưỡng mà các bữa ăn không lặp lại gây khó chịu hay nhàm chán cho trẻ.
2.6. Tôn trọng sở thích của trẻ
Mỗi đứa trẻ sẽ có sở thích khác nhau trong ăn uống, cũng như yêu thích các món ăn, cách chế biến món ăn khác nhau. Tìm hiểu sở thích của con, tôn trọng sở thích đó là cách mà mẹ giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn.
2.7. Trang trí món ăn đẹp mắt
Việc trang trí món ăn đẹp mắt sẽ giúp trẻ thích thú với với thức ăn, nhờ đó mà trẻ mẹ sẽ “dụ dỗ” trẻ ăn dễ dàng hơn, tạo cảm hứng cho con ăn ngon mỗi ngày, giúp con không rơi vào tình trạng biếng ăn.
Mẹ có thể tạo hình khéo léo, biến mỗi bữa ăn thành một bức tranh màu sắc sinh động khiến cho con vô cùng thích thú. Đó có thể là tạo hình những con thú ngộ nghĩnh, những bông hoa với màu sắc sặc sỡ hay những món ăn được điểm tô nhiều sắc màu…
2.8. Cho trẻ ăn cùng cả gia đình, tạo không khí vui vẻ khi ăn
Khi bối rối không biếng trẻ biếng ăn phải làm sao, thì việc cho trẻ ăn cùng gia đình, tạo không khí vui vẻ khi ăn sẽ giúp bé hứng thú, vui vẻ hơn khi thưởng thức bữa ăn.
Cho trẻ ăn cùng gia đình cũng sẽ khiến trẻ bắt chước các thành viên khác trong gia đình, nhờ đó mà trẻ sẽ tự giác hơn trong ăn uống. Ngoài ra việc các thành viên trong gia đình ăn cùng nhau sẽ giúp gắn kết các thành viên lại với nhau hơn.
2.9. Tránh những thứ gây xao lãng đến bé khi ăn
Nhiều gia đình khi cho trẻ ăn thường dụ dỗ trẻ ăn bằng cách cho trẻ xem tivi, xem điện thoại, ipad hay đưa trẻ đi rong khắp nơi để đút ăn.
Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, điều này hoàn toàn sai lầm. Nó chỉ khiến cho tình trạng biếng ăn của trẻ nghiêm trọng hơn, và hình thành thói quen xấu khi ăn cho trẻ, chỉ ăn khi được xem tivi, điện thoại…
Do đó tránh xa những thứ gây xao lãng đến bé khi ăn, tập cho trẻ thói quen ăn uống tập trung hơn sẽ giúp bữa ăn nhanh kết thúc hơn và thức ăn cũng tiêu hóa tốt, dễ hấp thu hơn.
2.10. Không ép con ăn
Mẹ tuyệt đối không nên ép con ăn nếu con không muốn, điều này về lâu dài có thể khiến trẻ hình thành tâm lý sợ ăn và biếng ăn ngày càng kéo dài hơn. Tuy nhiên mẹ cũng cần kiên trì thuyết phục và giới thiệu các món ăn bổ dưỡng cho trẻ, làm trẻ thay đổi ý định.
Kinh nghiệm của nhiều mẹ có con biếng ăn là kiên trì giới thiệu món ăn ít nhất là 10 lần mỗi bữa ăn. Điều này đã khiến trẻ bị “xiêu lòng” mà ngoan ngoãn ăn hơn đấy.
2.11. Khuyến khích trẻ vận động
Vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao được nhiều năng lượng vì vậy giúp bé nhanh đói hơn. Chính vì vậy mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên trong ngày như cho trẻ chơi các trò chơi ở công viên, cho trẻ đi bộ hoặc chạy bộ.
Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý chỉ cho trẻ vận động vừa phải, không nên để trẻ mất sức quá nhiều khi vận động sẽ khiến trẻ mệt mỏi, uể oải.
Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên để cơ thể trẻ được khô thoáng, dễ chịu và tránh tình trạng mồ hôi ra nhiều gây các bệnh về da hoặc lỗ chân lông nở to khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
2.12. Cho con đi khám bác sĩ, kiểm tra và chữa bệnh nếu có
Một số bệnh lý có thể gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ thường gặp là:
- Trẻ bị sốt, bị cảm cúm, các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm đường hô hấp, hen suyễn.
- Trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: táo bón, ỉa chảy, co thắt dạ dày khiến trẻ sợ ăn.
- Trẻ gặp phải tình trạng âm hư.
Như chúng ta đã biết, cơ thể con người là sự dung hòa về 2 cực âm, dương. Khi âm dương cân bằng thì có nghĩa sức khỏe sẽ ổn định, ngược lại nếu sự cân bằng này không được đảm bảo, có nghĩa là sức khỏe đang gặp vấn đề. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi phần âm bị thiếu hụt, lượng tân dịch bị thiếu dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm và có thể bị đái dầm.
Trong trường hợp trẻ bị biếng ăn do các nguyên nhân bệnh lý kể trên thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để kịp thời chữa bệnh cho trẻ. Khi trẻ khỏi bệnh tình trạng biếng ăn cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Riêng đối với trường hợp trẻ gặp phải tình trạng âm hư thì các mẹ có thể cho trẻ sử dụng dạng cao lỏng bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng dưỡng âm, sinh tân dịch như thục địa, hòa sơn, táo chua, củ súng,… rất an toàn và hiệu quả tốt.
3. Thực đơn cho trẻ biếng ăn
Thực đơn dinh dưỡng cũng là một phần góp mặt vào câu trả lời: “Trẻ biếng ăn phải làm sao?”. Tuy nhiên để lên được thực đơn hợp lý cho bữa ăn của trẻ, mẹ cần tuân theo theo các tiêu chí sau:
- Lựa chọn thực phẩm bé yêu thích
- Tăng cường dưỡng chất
- Đừng bao giờ quên bữa phụ
- Xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển.
3.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi
Thời gian | Thứ 2 – Thứ 4 | Thứ 3 – Thứ 5 | Thứ 6 – CN | Thứ 7 |
6 giờ | Bú mẹ hoặc uống 200ml sữa công thức | Bú mẹ hoặc uống 200ml sữa công thức | Bú mẹ hoặc uống 200ml sữa công thức | Bú mẹ hoặc uống 200ml sữa công thức |
8 giờ | Cháo thịt lợn – rau nghiền | Cháo thịt gà – rau ngót | Cháo thịt bò – khoai tây, cà rốt | Cháo trứng, cà chua |
10 giờ | Chuối tiêu ½ – 1 quả | Đu đủ chín 100 – 200g | Nho 100 – 200g | Xoài 100 – 200g |
12 giờ | Cháo cua – rau mồng tơi | Súp thịt bò, khoai tây, cà rốt | Cháo tôm, bí xanh | Cháo lươn, su su |
14 giờ | Nước cam | Sữa chua | Nước cam vắt | Nước cam vắt |
16 giờ | Cháo cá – rau cải | Cháo thịt lợn – rau ngót | Cháo thịt gà – bí đỏ | Súp cua biển – phô mai |
20 giờ | Cháo tôm – nấm hương – su hào | Súp đậu xanh – bí đỏ – sữa | Cháo cá – rau cải | Cháo sườn heo hạt sen – bí đỏ |
21 giờ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
3.2. Thực đơn 7 ngày cho bé 2 tuổi
Thời gian | Thứ 2 – Thứ 4 | Thứ 3 – Thứ 5 | Thứ 6 – CN | Thứ 7 |
6 giờ | Sữa đậu nành, bò 200 – 250ml Bánh mì ½ cái | Cháo thịt lợn 1 bát nhỏ Chuối tiêu 1 quả | Phở bò 1 bát nhỏ Đu đủ chín 200g | Cháo thịt gà 1 bát nhỏ Quýt ngọt 1 quả |
11 giờ | Cơm nát: 2 lưng bát con Đậu – thịt – trứng – viên rán hoặc hấp Canh cua mồng tơi, rau đay Chuối tiêu 1 quả | Cơm nát: 2 lưng bát con Thịt viên sốt cà chua Canh rau ngót thịt nạc Quýt ngọt 1 quả | Cơm nát: 2 lưng bát con Trứng trộn thịt rán Canh cá nấu chua Rau muống xào Dưa hấu 1 miếng 200g | Cơm nát: 2 lưng bát con Cá sốt cà chua Canh cải nấu tôm Xoài chín 200g |
14 giờ | Súp thịt bò khoai tây | Sữa 200 – 250ml Bánh gato nhỏ 1 cái | Cháo tôm | Cháo lạc + đỗ |
18 giờ | Cơm nát: 2 lưng bát con Thịt bò xào giá Canh rau ngót nấu thịt Hồng xiêm 1 quả | Cơm nát: 2 lưng bát con Thịt nạc vai băm rim nước mắm Canh cải nấu cá Chuối tiêu 1 quả | Cơm nát: 2 lưng bát con Trứng sốt cà chua Canh cua rau muống Quýt ngọt 1 quả | Cơm nát: 2 lưng bát con Cà bung (cà tím, thịt nạc vai, đậu phụ) Thịt nạc xào su su Đu đủ chín 200g |
20 giờ | Cháo trứng | Cháo gan (gà, lợn) | Sữa (bò, đậu nành) | Cháo lươn |
3.3. Thực đơn 7 ngày cho bé 3 tuổi trở lên
Thời gian | Thứ 2 – Thứ 4 | Thứ 3 – Thứ 5 | Thứ 6 – chủ nhật | Thứ 7 |
6 giờ | Sữa 200ml Bánh mì kẹp trứng ½ cái | Cháo thịt lợn 1 bát nhỏ Chuối tiêu 1 quả | Phở bò 1 bát nhỏ Đu đủ chín 200g | Cháo thịt gà 1 bát con Quýt ngọt 1 quả |
11 giờ | Cơm nát 2 lưng bát con Đậu – thịt – trứng viên rán hoặc hấp Canh cua mồng tơi rau đay Chuối tiêu 1 quả | Cơm nát 2 lưng bát con Thịt viên sốt cà chua Canh rau ngót thịt nạc Quýt ngọt 1 quả | Cơm nát 2 lưng bát con Trứng trộn thịt rán Canh cá nấu chua Rau muống xào Dưa hấu 1 miếng 200g | Cơm nát 2 lưng bát con Cá sốt cà chua Canh cải nấu tôm Xoài chín 200g |
14 giờ | Sữa 200ml | Sữa 200ml | Sữa 200ml | Sữa 200ml |
16 giờ | Cháo trứng 1 bát con | Cháo gan 1 bát con | Cháo thịt gà 1 bát con | Cháo lương 1 bát con |
19 giờ | Cơm nát 2 lưng bát con Thịt bò xào giá Canh rau ngót nấu thịt Hồng xiêm 1 quả | Cơm nát 2 lưng bát con Thịt nạc vai băm rim nước mắm Canh cải nấu cá quả Chuối tiêu 1 quả | Cơm nát 2 lưng bát con Trứng sốt cà chua Canh cua rau muống Quýt ngọt 1 quả | Cơm nát 2 lưng bát con Cà bung Thịt nạc xào su su Đu đủ chín 200g |
21 giờ | Sữa 200ml | Sữa 200ml | Sữa 200ml | Sữa 200ml |
4. Bé biếng ăn dùng sản phẩm gì?
Forikid đã có một bài viết để trả lời câu hỏi: “Bé biếng ăn dùng sản phẩm gì?”, các mẹ có thể tham khảo.
Mẹ cũng cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa tham khảo chuyên gia. Bởi có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường khi cho trẻ uống sai cách. Mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược để an toàn cho trẻ. Và sản phẩm phải uy tín, chất lượng, phù hợp với tuổi của trẻ như Forikid TW3.
Sản phẩm ForikidTW3 có thành phần thảo dược nên an toàn cho trẻ và có công dụng hỗ trợ: Bổ tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón và tăng cường sức khỏe.
Xem thêm: Trẻ 7 tháng biếng ăn
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về câu hỏi trẻ biếng ăn phải làm sao. Hy vọng mẹ sẽ tìm được cách phù hợp để cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Chúc các mẹ thành công!
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.