Mồ hôi trộm ở trẻ – Biểu hiện, Nguyên nhân, Kinh nghiệm chữa trị

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/02/2023 10:00:23

Chào các mẹ, bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ chắc không còn xa lạ gì với các mẹ nữa nhỉ. Chuyện là vừa rồi con em 5 tháng tuổi cũng gặp phải tình trạng này. Ban đầu em rất hoang mang và lo lắng vì đây là lần đầu tiên em làm mẹ. Và đây cũng là lần đầu tiên bé có triệu chứng này từ lúc sinh tới giờ.

Em chia sẻ tình trạng bé bị đổ mồ hôi trộm với mẹ chồng thì mẹ bảo không sao. Mẹ đã có kinh nghiệm xử lý vấn đề này bằng phương pháp dân gian. (Mẹ em bảo trước đây khi nuôi chồng em mẹ đã có được kinh nghiệm chữa tình trạng này dứt điểm).

Em vừa mừng vừa có chút hoài nghi chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian liệu có hiệu quả không. Thật bất ngờ chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng cách chữa của mẹ chồng con em đã không còn bị đổ mồ hôi nữa.

Các mẹ cũng có thể đọc thêm bài chia sẻ của mẹ Huyền Anh trong Hành trình tìm cách chữa mồ hôi trộm cho bé để lấy thêm kinh nghiệm cho bản thân nhé.

Qua chuyện này em mới hiểu được làm mẹ vất vả và khó khăn như thế nào, nhất là khi con đau ốm. Không dài dòng nữa, giờ em sẽ chia sẻ những cách mà em đã áp dụng hiệu quả nhé!

1. Biểu hiện khi trẻ đổ mồ hôi trộm

Tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng

Tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng

Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ mẹ cần hiểu mồ hôi trộm là gì? Những biểu hiện đổ mồ hôi trộm ở trẻ như thế nào? Và cách phân biệt mồ hôi sinh lý (thường không cần điều trị) và mồ hôi trộm bệnh lý (cần phải điều trị).

1.1. Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm ở trẻ xảy ra ngay cả khi trời mát

Mồ hôi trộm ở trẻ xảy ra ngay cả khi trời mát

Tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh phó giao cảm được kích thích sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Tuy nhiên nếu cơ thể tiết nhiều mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh hoặc khi không hoạt động gì cả (cơ thể trong trạng thái tĩnh) thì nó được gọi là mồ hôi trộm.

Mồ hôi trộm thường xuất hiện khi ngủ, chủ yếu ở đầu, lòng bàn chân, lòng bàn tay, nách… Đối với trẻ nhỏ, mồ hôi trộm thường xuất hiện vào ban đêm, khi trẻ ngủ. Và mồ hôi trộm tiết ra nhiều nhất ở đầu.

1.2. Biểu hiện đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Mồ hôi trộm ở trẻ thường tiết ra nhiều ở vùng đầu do đây là vùng tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất ở trẻ nhỏ. Mồ hôi trộm thường xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm, khi trẻ đã đi ngủ.

Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm thường là:

  • Mồ hôi tiết ra ướt đẫm đầu, gối khi trẻ ngủ dậy.
  • Trẻ có giấc ngủ không ngon, hay bị giật mình trong lúc ngủ và quấy khóc vào ban đêm.
  • Khi trẻ ngủ dậy thường trông mệt mỏi, uể oải, quấy khóc và thường không tươi tỉnh.

1.3. Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm

Phân biệt trẻ đổ mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý

Phân biệt trẻ đổ mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý

Dựa vào nguyên nhân có thể chia mồ hôi trộm ở trẻ thành 2 loại chính là: Mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.

Mồ hôi trộm sinh lý có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Đổ mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể cao ( vd: sau khi vận động,…)
  • Đổ mồ hôi do mặc nhiều quần áo quá ấm hoặc khi ngủ đắp nhiều chăn, đắp quá kín.
  • Bé ra nhiều mồ hôi trong giai đoạn 1 tiếng sau khi bắt đầu ngủ.
  • Bé ra nhiều mồ hôi trong giai đoạn 30 phút sau khi ngủ và sau 1 tiếng thì kết thúc.
  • Trước khi bé đi ngủ đã bị chấn động tâm lý. Ví dụ như: Bé quá sợ hãi hoặc quá phấn khích dẫn tới sau khi ngủ ra nhiều mồ hôi.

Mồ hôi trộm bệnh lý thường có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Ngay sau khi uống thuốc hạ sốt mà bé lập tức ra nhiều mồ hôi.
  • Trong quá trình ngủ thường hay trở mình hoặc quấy khóc.
  • Tay chân bé lạnh hơn bình thường sau mỗi lần ngủ dậy.

Đọc thêm: Mồ hôi trộm là gì? Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý

2. Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên tất cả những nguyên nhân đó được xếp vào 2 nhóm chính là: Đổ mồ hôi trộm sinh lý và đổ mồ hôi trộm bệnh lý.

2.1. Nguyên nhân thường gặp gây đổ mồ hôi trộm sinh lý

  • Do hệ thần kinh thực vật ở trẻ chưa hoàn thiện
  • Do bố mẹ ủ ấm trẻ quá mức
  • Đắp quá nhiều chăn hoặc quá kín, quá ấm cho bé khi ngủ.
  • Không gian sống bí bách, chật chội
  • Do thời tiết nóng bức.
  • Trẻ sinh non, thiếu cân khi sinh.

2.2. Nguyên nhân thường gặp gây đổ mồ hôi trộm bệnh lý

  • Trẻ bị thiếu Canxi
  • Trẻ bị thiếu Vitamin D
  • Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
  • Trẻ bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi
  • Trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan tới tim mạch
  • Trẻ bị âm hư
  • Lượng đường trong máu bị xuống thấp
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.

3. Hậu quả khi bị mồ hôi trộm kéo dài

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài lâu có thể gây hại cho sức khoẻ

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài lâu có thể gây hại cho sức khoẻ

Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này sẽ không đáng ngại nếu nguyên nhân gây nên là các yếu tố sinh lý bình thường hoặc do môi trường, ngoại cảnh tác động.

Ngược lại nếu nguyên nhân gây đổ mồ hôi ở trẻ xuất phát từ một bệnh lý nào đó thì các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm bởi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Đổ mồ hôi trộm có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ:

  • Đổ mồ hôi trộm khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình trong đêm. Điều này khiến cho chất lượng giấc ngủ không cao. Do đó, gây ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ của trẻ.
  • Đổ mồ hôi trộm khiến thân nhiệt bị giảm, vì vậy mà trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh liên quan tới đường hô hấp như: Ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Mồ hôi trộm ra nhiều và kéo dài có thể khiến trẻ bị mất nước. Cơ thể trở nên khô, háo nước, mệt mỏi, chán ăn, dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng. Đi kèm với đó là cơ thể nóng, trẻ bị nhiệt,… Lâu dần sẽ khiến cơ thể trẻ bị suy kiệt, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.
  • Khi mồ hôi trộm tiết ra nhiều qua da sẽ khiến lỗ chân lông giãn to, các chất cặn bã ứ đọng ở các lỗ chân lông gây viêm da, mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa…

4. Biện pháp điều trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Để điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó sẽ có hướng xử lý chính xác, đúng đắn.

4.1. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đề phòng chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đề phòng chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Đối với trẻ bị đổ mồ hôi trộm do thiếu chất dinh dưỡng, cụ thể là thiếu Vitamin D, Canxi, và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ thì mẹ cần đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày bổ sung các chất dinh dưỡng đang thiếu hụt cho cơ thể bé.

Theo đó nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung Vitaminkhoáng chất tự nhiên. Bên cạnh đó nên chia bữa ăn cho bé ra thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra không quên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.

4.2. Trẻ 5 tháng tuổi nên ăn gì?

Đối với trẻ sơ sinh, bé chưa ăn được mà đang còn bú sữa mẹ thì người mẹ cũng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý. Tránh ăn những thực phẩm gây nóng khi trẻ bú vào cũng sẽ bị nóng bởi mẹ ăn gì thì khi bé bú tác động trực tiếp tới cơ thể bé ngay. Mặc dù vậy thì trẻ 5 tháng tuổi đã có thể ăn dặm.

Chính vì vậy ngoài bú sữa mẹ thì các mẹ cũng có thể làm các món cháo thịt bằm lá dâu, cháo nếp cẩm và một số loại cháo khác. Các món ăn này để cho bé ăn dặm hàng ngày cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm rất hiệu quả.

Mẹ có thể tham khảo một số cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo công thức sau:

4.2.1. Cháo thịt bằm lá dâu

Để làm cháo thịt bằm lá dâu, nguyên liệu gồm cóL 50g lá dâu non, 100g thịt lợn nạc và một lượng gạo tẻ xay bột vừa đủ.

Cách chế biến như sau: Lá dâu non rửa sạch, thái sợi; thịt lợn nạc xay hoặc băm nhuyễn. Sau đó bắc nồi đến ninh cháo, khi cháo chín, thịt mềm thì cho lá dâu vào ninh thêm một lúc nữa để lá dâu chín thì tắt bếp. Đối với món cháo thịt bằm lá dâu mẹ có thể cho bé ăn liền trong 5 ngày, mỗi ngày 1 bữa.

4.2.2. Cháo nếp cẩm

Sử dụng nếp cẩm còn nguyên cám để nấu cháo cho trẻ nhỏ trị chứng mồ hôi trộm cực kỳ hiệu quả. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà mẹ có thể chế biến theo các cách khác nhau.

Đối với trẻ nhỏ đang ăn dặm mẹ xay bột nếp cẩm hòa với cháo hoặc bột ăn dặm của bé. Mỗi bữa ăn của bé mẹ cho vào 1/2 thìa cà phê bột gạo nếp cẩm.

Các mẹ cũng có thể tham khảo thêm 13 món ăn tốt cho trẻ đổ mồ hôi trộm để đa dạng thực đơn cho con hơn nhé.

4.3. Tắm nắng

Tắm nắng là cách làm tốt và đơn giản nhất để giúp trẻ tổng hợp Vitamin D. Nhờ ánh nắng mà sẽ giúp biến tiền Vitamin D thành Vitamin D. Qua đó giúp bổ sung lượng Vitamin D thiếu hụt trong cơ thể của bé.

Tuy nhiên khi tắm nắng cho bé mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thời gian tốt nhất để cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, khoảng tầm 8 – 9 giờ sáng. Mỗi lần tắm nắng chỉ nên tắm trong khoảng 15 phút, không nên tắm quá lâu. Vì ánh nắng mặt trời có thể làm bỏng da bé.
  • Đặc biệt không tắm nắng cho trẻ vào buổi trưa và buổi chiều bởi ánh nắng buổi trưa và buổi chiều. Vì điều này dẫn đến tổn thương da do chứa nhiều tia cực tím. Nguy hiểm nhất có thể gây ung thư da nếu tình trạng phơi nắng kéo dài.

4.4. Chữa bệnh gây ra mồ hôi trộm ở trẻ em

Đối với những trẻ bị đổ mồ hôi trộm do các bệnh lý gây nên thì chữa bệnh là cách làm hiệu quả nhất để chữa dứt điểm tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Với những trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời. Mẹ không nên tự ý điều trị hoặc mua thuốc về điều trị cho bé bởi có thể gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng sai liều hoặc sai phương pháp điều trị.

4.5. Một số mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho bé

Áp dụng các cách dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Áp dụng các cách dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Trong dân gian có nhiều cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả như: Sử dụng gối đinh lăng, lá lốt, khoai mài, thục địa… Mẹ có thể tham khảo và áp dụng thử khi bé gặp phải tình trạng tiết mồ hôi quá nhiều nhé.

4.5.1. Gối lá đinh lăng

Dựa trên nguyên tắc thẩm thấu thông qua cách trộn lá đinh lăng với bông gòn làm gối. Cách này sẽ giúp các tinh chất của đinh lăng ngấm dần vào cơ thể sau quá trình sử dụng lâu dài.
Để làm gối đinh lăng, đầu tiên cần rửa sạch và phơi khô lá đinh lăng. Thời gian phơi để lá tốt nhất là tầm 2-3 ngày. Sau khi lá đinh lăng đã khô thì cho vào rang giòn, cần chú ý nhẹ nhàng để giảm gãy vụn tối đa. Sau khi rang giòn thì trộn với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 để làm ruột gối.

4.5.2. Lá lốt

Lấy lá của cây lá lốt nấu nước uống đều đặn mỗi ngày thay nước lọc. Cứ 100g lá tươi thì tương đương với 1 lít nước. Mẹ kiên trì thực hiện liên tục khoảng 1 tháng sẽ thấy ngay hiệu quả.

4.5.3. Bài thuốc chữa chứng âm hư (với hoài sơn, thục địa)

  • Cháo thục địa: Mẹ có thể dùng thục địa thái lát nấu với gạo tẻ và hoài sơn thành cháo. Nên cho từ 3-5 lát thục địa vào nồi cháo trên mỗi 4 bát con cháo.
  • Bài thuốc từ bổ thận âm từ dân gian: Thục địa, hoài sơn, thạch hộc, táo chua, tỳ giải, củ súng,.. là những dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon, cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả.

Tham khảo: Những bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé tốt nhất (Từ Dân Gian)

Lưu ý: Sau khi áp dụng các biện pháp chữa bệnh cho bé theo cách dân gian mà không hiệu quả thì cần đưa bé đi khám ngay. Các mẹ tránh chủ quan, để tình trạng này kéo dài gây những biến chứng không lường trước được.

5. Một số lưu ý mẹ cần biết

5.1. Cách xử lý khi thấy tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Khi trẻ bị đổ nhiều mồ hôi khi ngủ thì mẹ cần làm một số điều sau:

  • Lau khô người cho bé, thay áo ướt và không mặc quá nhiều áo ấm.
  • Bỏ bớt chăn nếu đang đắp chăn quá dày hoặc quá kín cho con.
  • Cho bé uống nước để bổ sung lượng nước đã bị mất đi.
  • Bên cạnh đó mẹ không nên bật quạt mạnh hoặc hạ nhiệt độ điều hòa xuống quá thấp khi thấy con bị vã nhiều mồ hôi. Vì điều này sẽ dễ làm cho bé bị cảm lạnh do lỗ chân lông lúc này đang giãn nở to.
  • Mẹ cũng không nên tắm cho con lúc này vì nước có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.

5.2. Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn

Để giúp trẻ ngủ ngon mẹ nên chú ý:

  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, thoải mái khi ngủ, đồng thời đảm bảo không có ánh sáng trong phòng, không để bé ngủ ngày nhiều và nên cho bé ngủ đúng giờ, đúng giấc.
  • Nên đặt bé nằm ngửa, massage chân tay hoặc xoa lưng để trẻ dễ ngủ hơn.

Trên đây là những điều mẹ nên biết về mồ hôi trộm ở trẻ và những cách trị dứt điểm tình trạng này. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp những mẹ có bé đang trong tình trạng này sẽ chữa dứt điểm cho con để con khỏe mạnh và vui tươi. Chúc các mẹ thành công.

Chia sẻ của mẹ bé Nhi – Hải Phòng

Mồ hôi trộm ở trẻ – Biểu hiện, Nguyên nhân, Kinh nghiệm chữa trị
4.7 (93.33%) 3 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC