Bé 2 tuổi bị nóng trong nên ăn gì? Chuyên gia y tế sẽ bật mí 5 loại thực phẩm mát và an toàn cho bé. Mẹ hãy tham khảo ngay nhé.
Chị Hoa năm nay 27 tuổi, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội, gửi câu hỏi đến cho bác sĩ với nội dung câu hỏi như sau:
“Chào chuyên gia Em năm nay 27 tuổi và đã có bé Mắm 2 tuổi. Dạo gần đây bé Mắm hay bị táo bón, ăn không ngon, quấy khóc, đi kèm với đó là thân nhiệt bé cũng cao hơn bình thường. Em muốn hỏi có phải bé nhà em bị nóng trong không ạ và làm cách nào để hết tình trạng này được ạ. Em xin cảm ơn.”
Chuyên gia y tế trả lời:
“Chào bạn Hoa. Theo như mô tả của bạn thì bé có các biểu hiện điển hình khi bị nóng trong người. Để bạn hiểu hơn về hiện tượng nóng trong ở trẻ nhỏ, tôi xin giải thích cụ thể nguyên nhân, biểu hiện, đồng thời một số cách khắc phục tại nhà, bạn có thể tham khảo thêm nhé.”
Xem thêm: Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa và phương pháp chữa trị cho bé
1. Vì sao bé 2 tuổi bị nóng trong người
Bé 2 tuổi bị nóng trong người có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó các nguyên nhân thường gặp là do cơ địa, sử dụng thuốc kháng sinh, uống không đủ nước và chức năng gan, thận kém.
1.1. Bé thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được xem là con dao 2 lưỡi. Nó vừa có tác dụng trị bệnh và cũng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có chứng nóng trong. Do tác dụng phụ của thuốc gây hại cho gan, thận, khiến gan và thận không thể loại bỏ được hết độc tố trong cơ thể và gây nóng trong.
1.2. Chức năng thanh lọc của gan và thận chưa hoàn thiện
Chức năng gan của thận ở trẻ nhỏ cũng chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến hoạt động thanh lọc các chất độc hại. Chúng tích tụ trong người khiến trẻ bị nóng trong.
1.3. Uống không đủ nước khiến bé 2 tuổi bị nóng trong người
Nước rất quan trọng đối với gan, thận, hệ bài tiết. Thiếu nước, gan và thận sẽ bị suy giảm chức năng khiến khả năng thanh lọc bị suy giảm. Quá trình bài tiết bị ảnh hưởng như trẻ không đổ mồ hôi để giúp làm giảm nhiệt. Vì vậy trẻ 2 tuổi bị thiếu nước sẽ dẫn đến nóng trong.
1.4. Chế độ ăn uống không hợp lý
Nếu bé thường xuyên ăn nhiều tinh bột, đạm, mỡ, đường, muối một số loại hoa quả tính nóng như vải, mận, mít, đào, sầu riêng … thì khi vào cơ thể chúng sẽ sinh ra nhiệt lượng cao. Nếu không có rau xanh, hoa quả tươi tính mát để trung hòa thì sẽ dẫn tới nóng trong.
1.5. Do di truyền, bé có cơ địa nóng
Một số nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ dễ bị nóng trong thì bé cũng có thể bị nóng trong theo di truyền.
2. Dấu hiệu bé 2 tuổi bị nóng trong
Nóng trong thường sẽ rất dễ nhận biết thông qua các biểu hiện lâm sàng.
2.1. Bé 2 tuổi nóng trong mẩn ngứa, nổi mụn nhọt
Bé bị nóng trong người nổi mụn, nổi rôm sảy, mẩn ngứa do độc tố trong cơ thể tích tụ gây nên. Chúng khiến bé ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bé. Thậm chí, bé có thể bị mụn nhọt sưng, đau. Nguy hiểm hơn nếu mụn nhọt bị vỡ có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.
2.2. Nhiệt miệng xuất hiện ở bé 2 tuổi bị nóng trong
Nhiệt miệng cũng là biểu hiện thường gặp ở bé bị nóng trong. Do nhiệt lượng trong cơ thể quá cao làm nổi lên những nốt nhỏ trong mô mềm bên trong má môi hoặc lưỡi. Nhiệt miệng thường gây khó chịu, thậm chí gây đau khiến bé lười ăn, bỏ ăn.
2.3. Bé bị nóng trong hay táo bón
Nóng trong cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 2 tuổi. Bởi nóng trong có thể gây suy yếu trực tràng, làm rối loạn hệ tiêu hóa gây ra táo bón.
2.4. Bé thường thở ra hơi nóng, có mùi hôi
Trẻ bị nóng trong thân nhiệt sẽ cao hơn bình thường. Cụ thể là khi sờ vào người bé mẹ cảm nhận người con nóng và hơi thở của con cũng nóng hơn bình thường. Hơi thở có mùi hôi, có thể do nhiệt miệng hoặc khô miệng gây ra.
2.5. Trẻ bị sốt, nhức đầu
Thân nhiệt tăng cao làm rối loạn chất điện giải khiến trẻ dễ bị nhức đầu.
2.6. Nước tiểu bé 2 tuổi bị nóng trong vàng
Một trong những phương pháp giúp nhận biết tình trạng sức khỏe của con là quan sát nước tiểu. Nếu nước tiểu màu vàng đậm, mùi rất khai thì có thể khẳng định bé bị nóng trong.
2.7. Bé hay đổ mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm là biểu hiện thường thấy khi cơ thể bị nóng. Cơ thể phải toát mồ hôi thường xuyên để giảm nhiệt độ. Tuy vậy, nó sẽ khiến con khó ngủ hoặc bị nhiễm lạnh nếu mồ hôi không được lau khô.
2.8. Trẻ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn
Nóng trong làm rối loạn các hoạt động bình thường của cơ thể, khiến cho sức khỏe của bé suy giảm. Bé hay quấy khóc nhiều hơn, khó chịu, mè nheo và biếng ăn hơn.
2.9. Môi đỏ, căng mọng nhưng thường khô
Thân nhiệt tăng cao cũng kiến môi của bé đỏ hơn, căng mọng, khô và có thể nứt nẻ.
3. Khi bé 2 tuổi bị nóng trong bố mẹ nên cho bé ăn uống những gì?
Khi nhận thấy bé bị nóng trong thì cách khắc phục đầu tiên mà các mẹ nên nghĩ tới là thay đổi chế độ dinh dưỡng của con.
Bởi phần lớn, nguyên nhân trẻ bị nóng trong đến từ chế độ dinh dưỡng mất cân đối. Chính vì vậy việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng. Đi kèm với đó là luôn cung cấp đủ nước cho bé mỗi ngày.
Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh chế độ ăn mà bé vẫn bị nóng trong thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ bởi có thể bé bị nóng trong đến từ nguyên nhân khác.
3.1. Các loại trái cây có tính mát
3.1.1. Bưởi
Bưởi chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng giúp kích thích việc sản xuất và hoạt động của các enzyme hỗ trợ giải độc gan và làm giúp loại bỏ các chất gây ung thư ra khỏi gan. Nhờ đó loại bỏ được các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp giải nhiệt và giảm nguy cơ nóng trong.
3.1.2. Măng cụt
Măng cụt giàu xanthone là chất giúp tăng cường sinh lực, chống mệt mỏi, béo phì, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng nóng trong.
3.1.3. Dưa hấu
Dưa hấu là loại quả chứa rất nhiều nước và giàu vitamin A, C, B1, B5, B6, khoáng chất như kali, magie và giàu các chất chống oxy hóa như lycopene, beta – carotene… Vì vậy, ăn dưa hấu mỗi ngày vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể để giải nhiệt vừa giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
3.1.4. Bơ
Bơ chứa nhiều chất xơ, các chất béo lành mạnh, vitamin B, C, E,K, và các khoáng chất khác. Đặc biệt, bơ còn chứa hợp chất glutathione có khả năng tăng cường chức năng gan. Nhờ đó giúp gan hoạt động tốt hơn, thải đi những chất độc hại trong cơ thể. Do đó khi bé bị nóng trong mẹ tuyệt đối không quên quả bơ trong thực đơn dinh dưỡng của bé nhé.
Ngoài những loại quả kể trên thì cam, quýt, chanh, dưa leo, táo… cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong cho bé hiệu quả.
Lưu ý: Các loại quả nêu trên có tác dụng giảm nóng trong tuy nhiên nó chỉ mang lại hiệu quả tốt nếu sử dụng đúng liều lượng. Với mỗi trẻ khác nhau, cơ địa và thể trạng khác nhau sẽ tương ứng với liều lượng khác nhau. Do đó cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi cho con ăn để an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Top 13 loại thức uống cho trẻ bị nóng trong
3.2. Các loại rau có tính mát, thanh nhiệt
Ngoài bổ sung các loại trái cây có tính mát vào thực đơn dinh dưỡng của bé thì cũng có rất nhiều rau xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt mà mẹ nên sử dụng giúp bé giải nhiệt, giảm nóng trong như rau ngót, mướp đắng, rau má, rau mồng tơi…
3.2.1. Rau ngót thanh nhiệt, dễ tiêu hóa
Rau ngót có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Bên cạnh đó rau ngót còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe bao gồm vitamin C, vitamin A, canxi, sắt, magie, mangan, kali, natri, kẽm, đồng.
Vì có vị ngọt nên trẻ nhỏ dễ dàng tiếp nhận các món ăn từ rau ngót hơn các loại rau khác. Nhờ đó mẹ cũng rất dễ dàng để chế biến món ăn cho con. Chỉ cần món canh rau ngót với thịt băm, rau ngót nấu hến, rau ngót nấu ngao cũng tạo thành một món ăn thơm ngon cho bé.
Ngoài ra, mẹ có thể ép nước ép rau ngót hoặc xay rau ngót lấy nước cho bé uống cũng đem lại hiệu quả tương tự.
3.2.2. Mướp đắng thanh lọc cơ thể
Y học cổ truyền nhận định mướp đắng có tính hàn, vị đắng, vào kinh tâm, phế, vị. Do đó mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết niệu, thanh tâm khứ hỏa.
Sử dụng mướp đắng để trị nóng trong ở trẻ nhỏ mang lại hiệu quả rất khả quan.
Do mướp đắng có vị đắng nên trong quá trình chế biến món ăn hoặc thức uống trị nóng trong ở trẻ, mẹ nên lựa chọn phương pháp giảm độ đắng của mướp như cho thêm một chút đường để dễ ăn/uống hơn.
3.2.3. Rau má
Theo đông y, rau má có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh, từ tiêu nhiệt, giải cảm hay những bệnh lý ngoài da gây rôm sảy, mụn nhọt. Bên cạnh đó, rau má giúp giảm độc gan, làm mát gan. Vì vậy rau má được đánh giá là thực phẩm hữu hiệu giúp bé 2 tuổi bị nóng trong giải nhiệt hiệu quả.
Do rau má có vị hơi đắng nên trong chế biến mẹ nên tìm cách để giảm bớt độ đắng của rau, giúp trẻ dễ tiếp nhận hơn. Mẹ có thể chế biến rau má thành món canh rau má nấu tôm, hoặc hến, ngao hoặc ép hoặc xay sinh tố với một chút đường để giảm vị đắng cho con uống dễ hơn.
3.2.4. Rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, không độc, vì vậy nó được dùng để trị nóng trong, giải độc, trị rôm sảy, táo bón hiệu quả.
Mồng tơi nấu canh có lẽ là món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn nhất trong bữa ăn của nhiều gia đình. Mẹ nên nấu canh mồng tơi với thịt băm, ngao, hến,… để tăng hương vị món ăn, kích thích bé ăn nhiều hơn.
Trong trường hợp bé lười ăn mẹ có thể xay mồng tơi lấy nước cho bé uống để thanh nhiệt, giải độc.
3.2.5. Một số loại rau khác
Ngoài các loại rau kể trên thì rau chùm ngây, rau diếp cá, rau muống, rau dền… cũng là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt cho bé bị nóng trong.
Lưu ý: mặc dù có tính mát và nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe song nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra những tác hại không tốt cho sức khỏe. Vì vậy mẹ cần tham khảo bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng các loại rau kể trên để đạt hiệu quả tốt và an toàn cho bé.
3.3. Gợi ý một số món ăn cho bé 2 tuổi bị nóng trong
3.3.1. Món cháo bí xanh, tôm nõn
Được chế biến từ bí xanh là thực phẩm có tính mát, món ăn này rất phù hợp để giải nhiệt và có thành phần dinh dưỡng cao. Đây là món ăn được khuyến khích có mặt thường xuyên trong thực đơn dinh dưỡng của các bé.
Nguyên liệu: 100g bí xanh, 80g tôm tươi, 150g gạo tẻ, gia vị khác gồm tỏi băm ½ thìa, hành lá, mùi tàu, muối, dầu thực vật.
Cách thực hiện:
- Sơ chế các nguyên liệu.
- Phi thơm tỏi rồi cho tôm đã băm nhuyễn và bí xanh vào xào chín rồi đổ nước vừa đủ vào đun sôi.
- Khi nước sôi cho gạo vào đun đến khi hạt gạo nở bung, nhừ thì tắt bếp.
- Cuối cùng là múc ra bát, nêm nếm gia vị vừa miệng cùng các loại rau gia vị để món ăn bắt mắt hơn.
3.3.2. Món cháo thịt gà, hạt sen
Thịt gà và hạt sen là 2 nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng, giúp bé bị nóng trong lười ăn lấy lại cảm giác thèm ăn. Đồng thời, hạt sen còn tốt cho hệ thần kinh, giúp bé ngủ ngon hơn. Vì vậy, món ăn này sẽ vừa giúp bé ăn ngon miệng, vừa thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, bé sẽ không còn bị biếng ăn, khó ngủ do nóng trong người nữa.
Nguyên liệu: 1kg đùi gà, đậu xanh, hạt sen, gạo tẻ, gạo nếp mỗi loại 100g, và một số gia vị khác.
Cách thực hiện: Đậu xanh và hạt sen ngâm nở mềm, đãi sạch. Sau đó, phi thơm tỏi, cho gạo vào rang vàng. Đùi gà rửa sạch, cho vào nồi luộc chín thì vớt ra. Sau đó cho gạo đã rang vàng, hạt sen, đậu xanh vào nước luộc gà để ninh cháo. Khi cháo chín thì nhắc bếp, xé nhỏ thịt gà cho vào, nêm gia vị vừa ăn và cho rau thơm vào để tăng hương vị và bắt mắt hơn.
3.3.4. Chè bột sắn dây, đỗ đen
Theo đông y, sắn dây có vị ngọt, tính mát, vì vậy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đỗ đen có tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận… Đây đều là 2 nguyên liệu có tác dụng trị chứng nóng trong ở trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Đậu đen 300g
- Bột sắn dây 100g.
- Đường trắng 200g.
- Nước 500ml.
Cách thực hiện: Đậu đen sau khi ngâm thì cho vào đun đến khi mềm và cho thêm đường vào đun cho đỗ ngấm đường. Cuối cùng là hòa tan bột sắn với nước rồi cho vào nồi chè, khuấy đều để chè có độ sánh vừa phải là tắt bếp, hoàn thành món chè thơm ngon, mát lịm.
3.4. Một số loại thảo dược
3.4.1. Các loại thảo dược tốt cho bé 2 tuổi bị nóng trong
Muốn hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt, giải độc. Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều bài thuốc để trị nóng trong người. Mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến như:
Bài thuốc 1: 16g thục địa, 16g hoài sơn, 12g sơn tra, 12g phục linh, 10g đan bì, 10g trạch tả. Cách thực hiện: sắc uống ngày 1 thang/3 lần. Dùng sau ăn 30 phút.
Bài thuốc 2: 10g tang diệp, 10g cúc hoa, 300ml nước. Rửa sạch tang diệp và cúc hoa rồi đun với 300ml nước, sau đó chắt lấy nước, dùng để uống trong ngày.
Bài thuốc 3: gồm có 100g dây lá sương sâm 1000ml nước. Lá sương sâm rửa sạch, vò nát trong 1000ml đã đun sôi. Sau đó vắt lấy nước, để một lúc để đông đặc thành sương sâm là có thể dung được, có thể nêm nếm đường để dễ ăn hơn. Không chỉ thanh nhiệt, giải độc mà bài thuốc này còn có tác dụng nhuận trường.
Lưu ý: tùy vào thể trạng, cơ địa từng trẻ mà liều lượng các vị thuốc trong thang thuốc sẽ khác nhau, do đó mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
3.4.2. Forikid TW3 – Sản phẩm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, giúp trẻ ăn ngon miệng
Khi trẻ nhỏ bị nóng trong, thường gặp phải tình trạng tiêu hóa kém, táo bón. Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để cải thiện tình trạng tiêu hóa kém, biếng ăn, táo bón cho bé như Forikid TW3
Sản phẩm cao lỏng của Dược phẩm TW3 đã được nghiên cứu và định lượng tỉ lệ các thành phần như sau:
- Sinh địa: 1,6g
- Đảng sâm: 0,8g
- Thạch hộc: 0,8g
- Tỳ giải: 0,8g
- Cam thảo: 0,6g
- Táo chua: 0,6g
- Hoài sơn: 0,6g
- Khiếm thực: 0,3g
Sản phẩm tác dụng:
- Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
- Hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng
- Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe
Liều dùng tiêu chuẩn dành cho trẻ từ 2 tuổi là 10ml x 2 lần/ngày.
3.5. Sắn dây
Sắn dây là vị thuốc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như táo bón, nóng trong… Theo đông y, sắn dây có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả.
Nguyên liệu: 30g bột sắn dây, 2 bát nước lớn, 50g gạo tẻ.
Cách thực hiện: cho sắn dây giã nát vào đun với 2 bát nước lớn đến khi còn 1 bát nước thì chắt lấy nước đun với 50g gạo tẻ. Thành quả là món cháo gạo tẻ, sắn dây thanh nhiệt, giải độc cho bé 2 tuổi bị nóng trong.
4. Bé 2 tuổi bị nóng trong nên hạn chế gì trong chế độ ăn hằng ngày
Ngoài chế độ dinh dưỡng nên bổ sung các thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé 2 tuổi bị nóng trong cũng cần hạn chế các thành phần các nhóm chất sau:
- Đồ ăn quá nhiều chất đạm
- Đồ ăn quá nhiều tinh bột
- Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm có tính cay nóng
- Đồ ăn quá mặn
Đây là những loại thực phẩm khi ăn vào sẽ sinh nhiều nhiệt lượng, do đó sẽ khiến tình trạng nóng trong trầm trọng hơn.
Thành phần các chất dinh dưỡng nên nạp vào cơ thể đối với bé 2 tuổi:
- Đạm đối với bé từ 1-3 tuổi cần 2 – 2.5g/ngày
- Tinh bột
- Mỡ với trẻ 1-3 tuổi cần khoảng 30-40g/ngày
- Đường, muối: trẻ từ 2-3 tuổi cần tối đa 25g đường/ngày, tối đa 5g muối/ngày
Ngoài việc chú ý trong chế độ ăn uống, mẹ cũng cần khuyến khích trẻ tăng cường vận động để giúp đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi, tăng sức đề kháng của cơ thể con.
5. Đi khám và sử dụng thuốc chữa khi bé 2 tuổi bị nóng trong
Trẻ 2 tuổi bị nóng trong cần đi khám trong các trường hợp có những dấu hiệu sau:
- Nổi mẩn ngứa, mụn nhọt ngoài da.
- Trẻ lười ăn, biếng ăn khiến trẻ sụt cân, chậm tăng trưởng.
- Trẻ bị sốt cao.
- Xuất hiện tình trạng táo bón cho trẻ 2 tuổi.
- Nóng trong khiến bé quấy khóc, ngủ không ngon, đổ mồ hôi trộm nhiều.
Một số lời khuyên cho cha mẹ trong chăm sóc và điều trị cho bé 2 tuổi bị nóng trong:
- Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sau khi đã được thăm khám, chẩn đoán bệnh.
- Tuyệt đối không tự điều trị cho bé tại nhà bởi dù là thuốc đông y hay tây y khi điều trị cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Đối với chăm sóc bé 2 tuổi nóng trong thì nên tắm rửa thường xuyên cho bé, cho bé mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm, thấm hút.
- Phòng ngủ của bé nên thoáng mát, có nhiệt độ vừa phải.
Hy vọng với những chia sẻ này các mẹ sẽ hiểu hơn về tình trạng bé 2 tuổi bị nóng trong đang gặp phải. Để có thể có cách chăm sóc, lựa chọn những thực phẩm phù hợp.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.