Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa và phương pháp chữa trị cho bé

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 06/03/2023 10:00:15

Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa rất nguy hiểm nếu bố mẹ không có nhiều kiến thức về cách phòng tránh và điều trị bệnh. Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây để giúp khắc phục tình trạng này.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong nổi mẩn ngứa

Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa là loại bệnh xảy ra rất phổ biến đối với trẻ nhỏ.

Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa là loại bệnh xảy ra rất phổ biến đối với trẻ nhỏ.

Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa khiến bé khó chịu và làm bậc phụ huynh đau đầu lo lắng. Loại bệnh lý này hình thành từ nhiều nguyên nhân:

  • Thời tiết nóng bức.
  • Bé có cơ địa thường xuyên bị dị ứng.
  • Gen di truyền từ người trong gia đình bị viêm da.

Cơ thể bé bị mẩn ngứa bạn sẽ thấy xuất hiện những nốt đỏ trên da bé. Bé hay đưa tay lên gãi do cảm thấy ngứa.

Nếu không tinh ý phát hiện sớm thì các nốt mẩn ngứa này sẽ xuất hiện này nhiều hơn. Thậm chí bên trong còn có nước vàng, đến khi vỡ sẽ dễ dàng lây sang vùng khác rồi tạo thành mảng. Đồng thời, bé còn thường xuyên quấy khóc, lười ăn hoặc bé cảm thấy ăn không ngon miệng.

1.1. Yếu tố bên trong

Trẻ bị mẩn ngứa có thể do một số yếu tố bên trong sau:

  • Dị ứng với thuốc điều trị: Trẻ nhạy cảm với các thành phần của thuốc gây ra mẩn ngứa.
  • Các bệnh về gan, mật: Nếu trẻ khi vừa sinh ra có vấn đề gì về gan hay mật thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ mật, tắc gan. Vấn đề này sẽ làm da bé bị vàng và cảm thấy ngứa ngáy khó chịu vô cùng.
  • Ứ đọng các loại độc tố: Độc tố trong cơ thể bé bị ứ đọng lâu ngày không thoát được dẫn đến bé bị nóng trong. Thêm vào đó, các nhiệt độc sẽ dễ dàng và nhanh chóng xuyên qua da làm xuất hiện tình trạng mẩn ngứa ở trẻ.
  • Trẻ bị nhiễm giun sán: Triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ở da của bé có thể do sự tồn tại của các loại giun kí sinh trong dạ dày.
  • Dị ứng thực phẩm: Theo khảo sát, khoảng 4% dân số mắc mẩn ngứa vì bị dị ứng thực phẩm. Ở trẻ em, khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoàn toàn thì sẽ khiến cơ địa tương đối yếu. Do đó, trẻ em dễ bị dị ứng đối với những loại thực phẩm như tôm, cá.
  • Âm hư sinh nội nhiệt: Làm làm rối loạn khả năng giải độc của các độc tố trong cơ thể. Những độc tố này tích tụ lâu dần sẽ khiến cơ thể bị nóng trong.
  • Bé bị nóng trong do cơ địa: Có những bé đã có cơ địa máu nóng từ khi vừa mới sinh ra.
  • Cơ thể chưa phát triển toàn diện: Chức năng thanh lọc độc tố chưa hoàn toàn trơn tru. Vì thế, khi các độc tố còn sót lại tích tụ quá nhiều sẽ gây hiện tượng nóng trong người ở trẻ.

1.2. Yếu tố bên ngoài

Ngoài các yếu tố bên trong thì các yếu tố bên ngoài cũng tác động đến chứng mẩn ngứa ở trẻ như:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý
  • Thuốc kháng sinh: Các thành phần phụ của thuốc kháng sinh dễ gây tổn thương gan. Làm chỉ số men gan AST và ALT tăng vọt. Do đó, trẻ dễ bị nóng trong người nếu dùng quá nhiều thuốc kháng sinh.
  • Môi trường ô nhiễm độc hại: Do hệ miễn dịch và chức năng của gan chưa hoàn thiện hoàn toàn, việc bị nhiễm các yếu tố gây hại đó khiến độc tố tồn dư trong cơ thể khá nhiều khiến bé cảm thấy nóng trong người
  • Dị ứng phấn hoa, lông thú, bụi bẩn: Da của trẻ rất nhạy cảm, vì thế đối với các loại phấn hoa, lông chó … dễ khiến bé bị dị ứng.
  • Thời tiết nóng: Khi thời tiết oi bức, nóng nực khó chịu sẽ khiến trẻ dễ đổ mồ hôi. Cơ thể ẩm ướt sinh ra các mẩn đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Nấm trên da: Nấm thân, nấm tóc, nấm kẽ … ký sinh trên da sẽ tận dụng các cơ hội để bùng phát và gây bệnh.
  • Bệnh viêm da dị ứng: Khi cơ thể của trẻ tiếp xúc với các yếu tố xung quanh như bụi, quần áo, giày dép… dễ khiến trẻ dị ứng, làm nổi mẩn ngứa.
  • Bệnh mề đay: Bệnh mề đay được xem là một dạng dị ứng với một trong những yếu tố sau thực phẩm (hải sản), thời tiết, vùng ẩm ướt … Khi trẻ tiếp xúc với những yếu tố này thì trẻ dễ bị dị ứng.

2. Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn

Bé từ 1 – 2 tháng tuổi được xem là đối tượng chính của mẩn ngứa. Ngoài ra, với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì khả năng chống sự xâm nhập của vi khuẩn ở bé tương đối yếu ớt và khó khăn. Vì thế, mẩn ngứa hay rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ, nhất là vào mùa nắng nóng.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nóng trong người

3. Trẻ bị nóng trong dẫn đến mẩn ngứa và những biểu hiện khác

Khi trẻ bị nóng trong người sẽ dẫn đến mẩn ngứa và nổi vết đỏ khó chịu. Lúc này, da dẻ của bé tương đối khô và bé luôn cố gắng gãi ở những chỗ ngứa.

Chính những biểu hiện đó khiến bé khó chịu, hay quấy khóc vào ban đêm. Môi khô và rát làm bé lười ăn và cảm giác ăn không ngon miệng.

Xem thêm: Trẻ nóng trong người nổi mụn phải làm thế nào?

5. 4 biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị nóng trong mẩn ngứa

5.1. Tràn mủ màng tim

Tràn mủ màng tim là tình trạng tim bị viêm. Khi trẻ bị nóng trong mẩn ngứa có thể làm tim bị chèn ép, dẫn đến lượng máu không đủ để cung cấp cho các bộ phận của cơ thể, làm suy giảm chức năng của thận, gan và tim.

5.2. Nhiễm trùng máu

Sự xâm nhập của các vi khuẩn chứa độc tố sẽ gây ra bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ. Đây là căn bệnh có thể gây tử vong rất cao. Vì vậy, khi bé bị nóng trong mẩn ngứa thì nguy cơ bị nhiễm bệnh này có thể xảy ra.

5.3. Viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong rất cao ở trẻ. Loại bệnh này hình thành do hệ thần kinh của trẻ bị vi khuẩn độc tấn công. Chính sự xâm nhập này sẽ làm nhiễm trùng ở màng ngoài bọc não và tủy sống, từ đó dẫn đến căn bệnh viêm màng não mủ cực kỳ nguy hiểm.

5.4. Viêm mủ màng phổi hay viêm phổi do tụ cầu

Viêm mủ màng phổi có thể gây tổn thương lớn đến phổi do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại. Từ đó dẫn đến phổi sẽ tiết ra nhiều dịch. Khi lượng dịch này tăng lên sẽ làm bóng khí bị vỡ, gây nên tình trạng nghẹt thở. Đây là loại bệnh rất khó khăn khi điều trị và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của một đứa trẻ.

6. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp trẻ bị nóng trong mẩn ngứa nhanh khỏi

Khi trẻ đang mắc phải tình trạng nóng trong mẩn ngứa, bố mẹ cần chủ động xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng cân đối và thói quen ăn uống lành mạnh.

6.1. Thực phẩm trẻ bị nóng trong mẩn ngứa nên dùng

6.1.1. Sử dụng sữa mát cho trẻ

Nếu trẻ bị nóng trong người do dòng sữa mẹ thì bố mẹ nên thay thế bằng sữa mát dành cho bé. Sữa mát có công thức và hương vị khá giống “sữa mẹ”. Thế nhưng điểm nổi bật của sữa mát là chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho bé.

Trên thị trường hiện nay, bạn có thể tìm mua sữa mát chất lượng ở một vài thương hiệu sau: Frisolac Gold, Nan Nestle, Physiolac Pháp.

6.1.2. Tăng cường rau củ quả

Rau củ quả giúp làm mát cho cơ thể bé

Rau củ quả giúp làm mát cho cơ thể bé

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với đa dạng nhiều loại rau củ quả giúp làm mát, thanh nhiệt để giảm tình trạng nóng trong mẩn ngứa.

  • Canh rau sam: Rau sam chứa rất nhiều axit béo omega-3 giúp ức chế cholesterol và triglycerides rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra, rau sam còn có tính mát, nhuận trường giúp cải thiện tình trạng nóng trong ở trẻ. Mẹ có thể lấy khoảng 60 gram rau sam nấu canh và lấy phần nước canh cho bé dùng.
  • Cháo đậu xanh: Đậu xanh vừa giúp cải thiện độ đàn hồi cho da, vừa giải nhiệt cho cơ thể của bé.
  • Cháo hạt sen thịt gà: Giúp cải thiện tình trạng nóng trong mẩn ngứa ở trẻ. Đây chắc chắn là món ăn sẽ “lấy lòng” được những thực khách nhỏ tuổi.
  • Cháo rau má: Rau má có tác dụng giải nhiệt rất tốt dành cho trẻ và cả người lớn. Mẹ có thể xay rau má ra nhỏ và đem nấu với cháo trắng để cho trẻ ăn.
  • Canh mướp nấu thịt nạc: Mướp là có tính mát, khi dùng sẽ kích thích thải độc tố ra ngoài cơ thể. Dùng canh mướp nấu thịt nạc đối với trẻ sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy đánh kể.
  • Cháo cà rốt: Cà rốt chứa dồi dào vitamin A và B giúp tăng cường năng lượng và thanh nhiệt cho cơ thể của bé. Mẹ có thể hầm cà rốt với gạo đến khi nào nhừ. Sau đó đem xay nhuyễn để cho bé dùng.

Xem thêm: Thực phẩm cho trẻ bị nóng trong

6.1.3. Uống đủ nước mỗi ngày

Bột sắn dây trị táo bón, thanh nhiệt đối với cả trẻ và người lớn

Bột sắn dây trị táo bón, thanh nhiệt đối với cả trẻ và người lớn

Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi thì cần uống 100 ml nước tương ứng với mỗi kg cân nặng. Mức tính này bao gồm cả nước sinh tố và nước ép từ rau củ quả.

Riêng trẻ trên 1 tuổi và nặng trên 10kg thì cần 50ml nước/kg. Bên cạnh đó, bố mẹ cần cho trẻ thường xuyên dùng nước ép rau má, bột sắn dây, chè đậu đen… để chữa nóng trong người tốt hơn.

Bột sắn dây: Bột sắn dây có vị tự nhiên, rất mát đối với cơ thể. Đặc biệt, nếu bé đang bị nóng trong mẩn ngứa thì nên dùng bột sắn dây pha với nước nóng và ăn để cải thiện loại bệnh này tốt nhất có thể.

Xem thêm: Top 13+ thức uống trẻ bị nóng trong nên sử dụng

6.1.4. Thực phẩm tăng sức đề kháng

Khi bị mẩn ngứa bé thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người. Những loại thực phẩm sau sẽ giúp bé lấy lại nguồn năng lượng quý giá:

  • Thịt bò: Thịt bò là thực phẩm chứa hàm lượng cao protein và vitamin B6. Hai loại dưỡng chất này giúp xây dựng hệ miễn dịch và phục hồi nguồn năng lượng bị hao hụt ở trẻ.
  • Nấm: Nấm chứa rất nhiều sắt và vitamin như B2, B6, D,…Nhờ vậy, nấm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Bên cạnh đó, nấm còn hỗ trợ hóa giải các tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa cực kỳ hiệu quả.
  • Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống chọi vi khuẩn độc hại ở trẻ. Ăn nhiều khoai lang vừa giúp bé thanh nhiệt, làm mát; vừa cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.

6.1.5. Các món ăn dễ tiêu

Bố mẹ cần bổ sung cho trẻ các món ăn dễ tiêu để dạ dày của bé không phải hoạt động quá tải.

  • Khoai tây nướng: Món ăn này cực kỳ nhiều calo, tinh bột, carbohydrate rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Sữa chua: Sữa chua giàu canxi, kali và một số dưỡng chất khác. Ăn sữa chua sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua, vì như thế sẽ làm trẻ lạnh bụng gây nên tiêu chảy.
  • Bánh quy: Đây là món ăn giàu dinh dưỡng giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt, trẻ ăn bánh quy sẽ nhanh tiêu hóa hơn những loại bánh ngọt khác trên thị trường hiện nay.

6.1.6.  Sử dụng các thảo dược tự nhiên

Loại thảo mộc chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ

Loại thảo mộc chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ

Thảo dược tự nhiên rất tốt dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ cần biết loại thảo dược nào nên dùng cho trẻ và loại nào không nên.

  • Cây tầm ma: Cây tầm ma chứa nhiều sắt, canxi,… giúp chữa bệnh sốt, dị ứng ở trẻ cực kỳ tốt. Ngoài ra, loại cây này còn cung cấp thêm lượng nước dành cho những người hay ra mồ hôi nhiều. Loại thảo mộc này có thể được tìm thấy nhiều trong trà, kem, thuốc mỡ.
  • Cao thảo: Cao thảo có vị rất dễ uống, vì thế thảo mộc này cực kỳ phù hợp với trẻ nhỏ. Cam thảo giúp cải thiện hệ tiêu hóa và làm dịu da rất hiệu quả. Loại thảo mộc này có thể được dùng trong các loại trà, siro.
  • Hoa cúc: Loại thảo mộc này giúp trẻ ngủ tốt hơn. Thường khi nóng trong mẩn ngứa, trẻ hay quấy khóc cả đêm, việc sử dụng hoa cúc sẽ cải thiện được tình trạng này ở trẻ.

Xem thêm: Thảo dược tự nhiên cho trẻ bị nóng trong

6.2. Thực phẩm cần hạn chế cho trẻ bị nóng trong mẩn ngứa

Bố mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, ốc, cá ngừ… Thêm vào đó, mẹ nên dùng dầu thực vật khi chế biến món ăn cho bé vì chúng tăng cường axit bão hòa để giảm tình trạng mẩn ngứa ở trẻ.

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các căn bệnh khác. Vừa giúp cung cấp thêm năng lượng, vừa rèn luyện thể chất tốt hơn.

7. Chăm sóc và điều trị khi bé bị nổi mẩn ngứa

  • Không sử dụng các đồ dùng có khả năng gây ngứa

Mẹ không nên cho bé tiếp xúc gần phấn hoa, thảm len, áo lông,…Những tác nhân này chứa rất nhiều vi khuẩn dễ khiến bé nổi mẩn ngứa.

  • Không để bé gãi, sờ lên vùng da bị tổn thương

Không được để bé gãi mạnh lên vùng da bởi như thế sẽ khiến da bị tổn thương và tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.

  • Da của bé luôn được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ
Cần dùng sữa tắm chuyên dụng khi tắm cho bé.

Cần dùng sữa tắm chuyên dụng khi tắm cho bé.

Để giảm nguy cơ khiến bé bị nổi mẩn ngứa thì mẹ nên dùng sữa tắm chuyên dụng để tắm cho bé. Không nên dùng xà phòng thông thường vì có thể gây kích ứng, làm khô da.

Sử dụng nước ấm khoảng 33 độ C và chỉ nên tắm dưới 10 phút để da không bị khô,  bé không bị nhiễm lạnh. Sau khi tắm, mẹ nên dùng kem cung cấp độ ẩm xoa lên khắp cơ thể để cung cấp độ ẩm cho làn da.

  • Khám bác sĩ kịp thời

Nếu những dấu hiệu ban đầu ở mức độ nhẹ, việc dùng phương pháp dân gian, chế độ ăn uống cân đối không hiệu quả. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện những triệu chứng như chán ăn, bỏ bú, sốt nặng,… thì bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ kịp thời.

8. Dùng lá tắm khi bé bị nóng trong mẩn ngứa

Các mẹ có thể sử dụng các loại lá thiên nhiên để tắm cho bé. Đây là một cách làm an toàn nhất khi bé bị mẩn ngứa.

8.1. Lá dâu tằm

Theo Đông y, lá dâu tằm có tác dụng thanh lọc gan, phổi rất tốt. Đây là loại lá được nhiều mẹ dùng để trị mẩn ngứa ở trẻ. Các mẹ hãy lấy lá dâu tằm rửa thật sạch, sau đó cho vào nồi đun sôi với một mức nước vừa đủ, để nguội rồi tắm cho bé liên tục từ 3 – 5 ngày.

8.2. Lá khế

Lá khế giúp chữa dị ứng cho trẻ rất hiệu quả.

Lá khế giúp chữa dị ứng cho trẻ rất hiệu quả.

Lá khế có vị chua ngọt, trị phong nhiệt giải độc. Vì vậy, dân gian thường dùng lá khế để trị các bệnh dị ứng ở da. Các mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế rửa thật sạch và đun sôi. Sau đó, lấy nước này rửa vùng da bị ngứa của trẻ khoảng 2 lần/ngày để trị bệnh dị ứng.

8.3. Lá kinh giới

Lá kinh giới có thể trị rôm sảy và mẩn ngứa rất hiệu quả cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, lá kinh giới còn chứa 1% tinh dầu, mùi thơm dễ chịu nên bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tắm với loại lá này. Mẹ lấy một nắm lá kinh giới tươi và rửa sạch. Sau đó, cho lá này vào cối giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt pha với nước ấm để tắm cho trẻ. Tắm xong thì rửa lại bằng nước sạch một lần nữa cho trẻ.

8.4. Lá trà xanh

Trong trà xanh có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mẹ chỉ cần dùng một nắm trà xanh đem nấu với nước và tắm cho con tầm 4 – 5 lần. Mỗi ngày thì tắm 1 lần để đảm bảo sức khỏe cho bé.

8.5. Mướp đắng

Mướp đắng rất tốt cho trẻ bị nóng trong mẩn ngứa. Vừa có thể sử dụng để tắm lại có thể xay làm nước uống giúp thanh nhiệt, bớt nóng trong.

Mướp đắng có tính hàn, thanh nhiệt. Sử dụng mướp đắng làm nước tắm cho trẻ như sau:

Hãy lấy tầm 2 trái mướp đắng rửa sạch, sau đó giã nát rồi lấy phần nước cốt pha với nước lọc để tắm cho bé. Thực hiện theo quy trình tầm 5 lần liên tục trong 5 ngày thì các mẩn đỏ sẽ tự nhiên thuyên giảm.

8.6. Nghệ trắng

Nghệ trắng là loại củ có mùi thơm dễ chịu khi tắm cho bé.

Nghệ trắng là loại củ có mùi thơm dễ chịu khi tắm cho bé.

Nghệ trắng chứa thành phần kháng viêm nên dùng để trị mẩn ngứa, mụn viêm rất hiệu quả. Các mẹ lấy khoảng 100 – 200 gram nghệ trắng gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó giã nát để lấy nước cốt pha với nước lọc tắm cho bé. Nên nhớ cần thêm vài hạt muối để bệnh mau khỏi.

8.7. Hạt cây thì là và dầu dừa

Hạt cây thì là và dầu dừa vừa trị mẩn ngứa, vừa giúp làm lành phần da bị tổn thương. Các mẹ hãy giã hạt thì là rồi trộn dầu dừa, sau đó thoa lên vùng da bị mẩn ngứa của trẻ. Để hỗn hợp đó thắm trên da tầm 45 – 60 phút, sau đó tắm lại cho bé bằng nước ấm.

9. Phòng tránh mẩn ngứa ở trẻ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì thế bố mẹ cần chú ý để phòng tránh tình trạng trẻ bị nóng trong mẩn ngứa

  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tích cực bổ sung các khoáng chất cần thiết nhằm nâng cao khả năng đề kháng, miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Khi cho bé ra ngoài, bố mẹ cần chú ý che chắn cẩn thận để hạn chế để bé tiếp xúc với nhiệt độ cao. Vì da của bé rất nhạy cảm, khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao dễ gây viêm và dị ứng da.
  • Sử dụng quần áo, trang phục có chất liệu cotton, vải lụa mềm mịn và rộng rãi để tạo sự thoải mái, tránh để bé đổ nhiều mồ hôi.

Huy vọng qua bài viết này bố mẹ tìm ra các phương pháp điều trị cũng như tránh những tác động xấu khiến trẻ bị nóng trong mẩn ngứa giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Trẻ bị nóng trong mẩn ngứa và phương pháp chữa trị cho bé
3.3 (65%) 4 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC