[Giải đáp] Trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 15/03/2023 14:31:14

Trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì? Có nhất thiết phải uống thuốc hay không? Hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa ngay sau đây.

Hỏi: “Bé nhà em đã hơn 1 tuổi nhưng gần đây có dấu hiệu bị nhiệt ở dưới lưỡi, vùng miệng và viêm xung quanh miệng. Mấy hôm đầu còn sốt cao. Em muốn nhờ chuyên gia tư vấn bây giờ nên làm gì? Khi trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì thì hết ạ?”

Đáp: Chào mẹ, để biết bé nên uống thuốc gì thì mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng. Từ đó, mẹ hãy xác định xem có chính xác là bé đang bị nhiệt miệng không nhé!

1. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra khi nào?

Trẻ bị nóng trong, sức đề khác yếu dễ bị nhiệt miệng

Trẻ bị nóng trong, sức đề khác yếu dễ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng các mô mềm trong miệng hoặc trên nướu xuất hiện các vết loét có viền màu trắng, đỏ hoặc vàng bao xung quanh. Nhiệt miệng không lây và cũng không xuất hiện trên bề mặt của môi.

Thời điểm xuất hiện nhiệt miệng thường vào các mùa nắng nóng. Trong y học hiện đại, các nguyên nhân gây ra chứng nhiệt miệng chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố hình thành nhiệt miệng gồm:

  • Sức đề kháng yếu dẫn đến các loại vi khuẩn, virus tấn công. Do đó gây tổn thương niêm mạc miệng và nướu.
  • Dinh dưỡng thiếu hụt các chất như: Vitamin B12, kẽm, folate hoặc sắt.
  • Trẻ lười vệ sinh răng miệng. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công niêm mạc vùng miệng.
  • Tinh thần không thoải mái, hay bị áp lực khiến cho hệ miễn dịch suy giảm. Ngoài ra, trẻ ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng.
  • Bé bị trào ngược dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP cũng là những tác nhân có thể gây ra chứng nhiệt miệng.
  • Sử dụng các thức ăn không phù hợp như: Thức ăn quá cay, nóng, quá lạnh, thức ăn gây dị ứng.

Theo Đông y, nhiệt miệng được xếp vào chứng khẩu cam. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độc, âm hư hỏa vượng, hỏa độc, thấp nhiệt gây nên.

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nhưng có thể điều trị nếu lựa chọn đúng phương pháp. Vậy nên, mẹ cũng không cần quá lo lắng khi bé gặp phải tình trạng này.

2. Biểu hiện trẻ bị nhiệt miệng

Để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác, mẹ có thể dựa vào các triệu chứng như sau:

  • Triệu chứng toàn thân: Ở các giai đoạn cấp, bé có thể bị sốt cao và nổi hạch góc hàm, ăn uống kém.
  • Triệu chứng tại chỗ: Niêm mạc xuất hiện các bọng nước có đường kính 1 – 2mm màu trắng. Sau vài ngày, bọng nước vỡ và tạo thành các ổ viêm loét có kích thích đôi khi lên đến 10mm. Các vết nhiệt miệng bị sưng, đau, đỏ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống của trẻ. Trẻ thường chán ăn và mệt mỏi vô cùng.

Tìm hiểu: [Hỏi – Đáp] Làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng và 6 lưu ý cho mẹ

3. Trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc điều trị nhiệt miệng cho bé phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh.

Chi tiết bài viết tại đây: Top 11+ nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng phổ biến nhất

Trong các trường hợp nặng, vết nhiệt nhiều và kích thước lớn, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra định hướng điều trị phù hợp cho trẻ.

Trường hợp nhiệt miệng nhẹ, mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế chứ không tự ý điều trị. Một số loại thuốc thường sử dụng trong điều trị nhiệt miệng gồm.

3.1. Thuốc dạng bôi

Thuốc dạng bôi sẽ có tác dụng trực tiếp vào vết nhiệt

Thuốc dạng bôi sẽ có tác dụng trực tiếp vào vết nhiệt

Các thuốc dạng bôi thường có thành phần gồm: Các chất chống viêm, gây tê, sát khuẩn và làm săn se cho tác dụng tại chỗ ngay, tại các ổ viêm loét.

Một số thành phần của thuốc cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Mẹ cần hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.

3.2. Dạng uống

Là thuốc tác dụng toàn thân giúp có tác dụng làm giảm căng thẳng, điều trị virus, vi khuẩn, bổ sung dưỡng chất thiếu hụt hoặc điều trị các bệnh lý về tiêu hóa mà bé đang gặp phải.

3.3. Dạng ngậm

Thuốc dạng ngậm cho cả tác dụng điều trị tại chỗ và toàn thân. Các hoạt chất trong thuốc phân bố ngay lập tức đến các ổ tổn thương làm giảm nhẹ cảm giác đau rát, khó chịu. Phần hoạt chất còn loại có thể được hấp thu vào máu qua đường tiêu hóa hoặc qua niêm mạc và tạo ra tác dụng điều trị toàn thân.

3.4. Dạng bột

Mẹ có thể sử dụng bột ngô thù du như một loại thuốc trị nhiệt miệng ở trẻ

Mẹ có thể sử dụng bột ngô thù du như một loại thuốc trị nhiệt miệng ở trẻ

Thuốc dạng bột có thể sử dụng để đắp trực tiếp vào các vết nhiệt miệng hoặc dùng uống như bình thường. Đa số các thuốc bột đều là các loại thảo dược được tán thành bột để sử dụng cho thuận tiện. Loại bột thường được sử dụng nhất là bột ngô thù du.

3.5. Dạng siro chữa chữa nhiệt miệng cho bé

Siro là dạng thuốc phổ biến nhất dùng trong điều trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ. Siro ở dạng lỏng có vị ngọt, thơm nên không gây sợ hãi và căng thẳng cho bé khi đến giờ uống thuốc.

Ngoài ra, lượng đường và độ quánh của siro có khả năng sát khuẩn và tạo một lớp bảo vệ cho các vết nhiệt miệng. Mẹ nên chọn các loại Siro từ thảo dược để vừa có hiệu quả điều trị mà lại an toàn, dễ sử dụng.

4. Những ưu điểm của khi sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên

Bố mẹ luôn thắc mắc trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì là tốt nhất? Hầu hết các chuyên gia sẽ khuyên bố mẹ sử dụng sản phẩm bào chế từ thảo dược thiên nhiên khi chữa bệnh cho trẻ. Bởi các ưu điểm

  • An toàn: Nguồn gốc thảo dược tự nhiên đảm bảo an toàn tối đa cho bé, ngăn chặn các tác dụng phụ khi sử dụng các dược chất Tây y.
  • Tác dụng nhanh: Các vị dược liệu sử dụng thường có tính mát có tác dụng thanh can giải độc, tăng cường chức năng gan từ đó tăng sức đề kháng, tăng đào thải cặn bã giúp khắc phục bệnh nhanh chóng
  • Hiệu quả lâu dài: Vì các dược liệu điều hòa từ bên trong cơ thể giúp lấy lại cân bằng và tăng sức khỏe tự nhiên nên hạn chế tối đa việc tái phát trở lại.

Tuy nhiên, mẹ cần chú ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ. Và sản phẩm phải được sản xuất tại các cơ sở uy tín, chất lượng.

5. Một số lưu ý thêm cho mẹ

5.1. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa ngay từ khi chớm vào mùa hè để giảm nguy cơ mắc bệnh cho con. Các biện pháp phòng ngừa mẹ có thể áp dụng bao gồm:

  • Uống đủ nước: bao gồm cả nước khoáng, nước ép rau củ, hoa quả.
  • Tránh ăn nhiều đồ nóng: Các thức ăn hay trái cây có tính nóng, cay cần được hạn chế trong khẩu phần ăn của con ở giai đoạn này. Điển hình như vải, dứa, nhãn, xoài.
  • Rau, củ, quả thanh nhiệt: Rau xanh và trái cây mát rất tốt cho quá trình tiêu hóa đào thải độc tố cho con nên mẹ cần chú ý bổ sung. Một số loại quả tốt như thanh long, đu đủ, táo, chuối….
  • Vệ sinh răng miệng: Nhắc con đánh răng 2 lần/ ngày vào sáng tối để loại bỏ nguy cơ nhiệt miệng từ các loại vi khuẩn đường ruột.

5.2. Mẹo hay đánh bay nhiệt miệng đơn giản tại nhà

Nước rau má có tính mát giúp trẻ giảm nhiệt miệng hiệu quả

Nước rau má có tính mát giúp trẻ giảm nhiệt miệng hiệu quả

Một số mẹo đơn giản dễ làm mẹ nên sử dụng cho bé:

  • Súc miệng với nước muối (nồng độ 0.9%): Nước muối có tác dụng sát khuẩn và làm se miệng các ổ loét giúp các vết nhiệt miệng nhanh lành hơn.
  • Mật ong: Sau khi bé đánh răng, mẹ hãy bôi trực tiếp mật ong lên các vết nhiệt miệng. Mật ong giúp sát khuẩn hiệu quả.
  • Rau má, râu ngô: Với rau má, mẹ có thể xay để lấy nước cho con uống. Hoặc, mẹ cũng có đun nước râu ngô cho con uống 1-2 cốc/ ngày sẽ giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng biến mất.
  • Lá rau ngót: Rau ngót là vị dược liệu có tính hàn giúp thanh nhiệt giải độc nên rất phù hợp sử dụng để điều trị nhiệt miệng. Mẹ có thể nấu canh hoặc làm nước ép rau ngót.
  • Nước cam/ chanh: Nước cam, chanh có hàm lượng Vitamin C dồi dào giúp tăng sức đề kháng, vị chua giúp làm mát, giải độc cho cơ thể. Mẹ nên ch bé sử dụng hằng ngày.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi mẹ sẽ biết được khi trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì là tốt nhất. Ngoài ra mẹ còn biết thêm một số cách phòng tránh không để nhiệt miệng tái phát.

[Giải đáp] Trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC