Top 15 + cách trị nhiệt miệng cho trẻ CHA MẸ cần “ DẮT TÚI”

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 15/03/2023 11:45:36

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ từ những loại thực phẩm, món ăn cũng như điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mẹ hãy cùng tham khảo để biết cách chăm sóc chi tiết khi bé bị nhiệt miệng nhé.

1. Sơ qua về tình trạng nhiệt miệng

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ

1.1. Thực trạng việc trẻ em bị nhiệt miệng hiện nay

Nhiệt miệng (lở miệng) là căn bệnh phổ biến. Theo thống kê, có đến 20% dân số hiện nay thường xuyên bị hành hạ bởi nhiệt miệng. Trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Thông thường nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Xem chi tiết: Top 11+ nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng phổ biến nhất

Nhiệt miệng là bệnh rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể. Nhiệt miệng thường có xu hướng xuất hiện khi có thành viên trong gia đình cũng gặp phải tình trạng tương tự. Việc này cũng đồng nghĩa nếu cha mẹ bị nhiệt miệng thì trẻ có nguy cơ rất cao cũng sẽ mắc bệnh.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến nhiệt miệng cho trẻ như:

  • Xuất phát từ những tổn thương niêm mạc miệng do trẻ vô tình tự cắn vào lưỡi hay niêm mạc miệng.
  • Tổn thương niêm mạc miệng do thức ăn quá cứng hay bản chải có lông cứng gây trầy xước.
  • Trẻ đánh răng và nướu quá mạnh trong quá trình đánh răng.
  • Nhiệt từ thức ăn quá nóng hoặc thức ăn cay nóng.
  • Trẻ thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin B12, C, Sắt và acid folic…
  • Nhiệt miệng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra (vi khuẩn gây loét dạ dày – tá tràng)
  • Căng thẳng, lo âu do áp lực học hành… cũng nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ.

1.3. Những biểu hiện, triệu chứng khi trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ bị nhiệt miệng sẽ xuất hiện một hoặc nhiều bọc nước hình tròn hoặc bầu dục, có đáy màu vàng nhạt, xung quanh sưng đỏ, bên trên có một lớp màu trắng. Kích thước ban đầu khoảng từ 1-2mm, to dần lên khoảng 8-10mm. Sau vài ngày, những đốm này bắt đầu vỡ bọc nước và gây viêm loét miệng.

Vị trí xuất hiện chủ yếu là ở má, môi, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng nên gây cảm giác bỏng rát khi ăn. Nhất là khi ăn những thức ăn cay nóng, thậm chí trẻ không thể ăn bất kỳ thứ gì cho đến khi triệu chứng giảm bớt. Ngoài ra có một số dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng khác như:

  • Trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn, thường xuyên quấy khóc.
  • Miệng chảy nhiều nước dãi khác thường.
  • Nếu tình trạng nhiệt miệng nặng thì trẻ có thể bị sốt đột ngột hoặc nổi hạch ở cổ.
  • Trẻ bị sưng nướu, có thể chảy máu.

2. 17 Cách trị nhiệt miệng cho trẻ

Các vết nhiệt miệng thường sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, để trẻ phải chịu đựng 7 – 14 ngày khó chịu, đau đớn là điều mà không cha mẹ nào mong muốn. Mẹ hãy áp dụng các cách sau đây để điều trị chứng bệnh này nhanh khỏi.

2.1. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ từ các loại rau củ, lá

Cho bé dùng nước ép cà chua hằng ngày giúp bé nhanh hết nhiệt miệng

Cho bé dùng nước ép cà chua hằng ngày là cách trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sẽ không thể đơn giản hơn với những nguyên liệu quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày trong gia đình.

2.1.1. Rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn giải độc. Mẹ có thể cho trẻ ăn rau diếp cá (nếu có thể) hoặc dùng nước ép rau diếp cá. Ngày uống từ 2-3 lần có thể giúp trẻ giải nhiệt và nhanh lành vết loét.

2.1.2. Rau mã đề

Rau mã đề chứa một lượng lớn allantoin và apigenin có tác dụng chống viêm tự nhiên. Bên cạnh đó, rau mã đề còn có tác dụng giảm đau hiệu quả. Mẹ có thể lấy cây mã đề rửa sạch rồi đem phơi nắng để dùng dần. Sắc nước mã đề cho trẻ uống giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ.

2.1.3. Rau má, râu ngô

Nước rau má và râu ngô đều có tác dụng thanh nhiệt cực kì tốt. Với rau má, mẹ có thể đem ép lấy nước bỏ bã cho trẻ uống hàng ngày hoặc ngậm 2-3 lần/ ngày. Với râu ngô, mẹ đun thành nước uống, cách ngày thì cho trẻ uống 1-2 cốc, không nên uống quá nhiều.

2.1.4. Rau ngót, rau mồng tơi

Canh rau ngót hay mồng tơi là món ăn giúp tăng tính giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ép nước rau ngót và cho thêm vài giọt mật ong vào rồi dùng tăm bông thấm hỗn hợp đó vào vết loét. Thực hiện 2-3 lần/ngày.

2.1.5. Nước ép cà chua

Cà chua chứa nhiều đường citric và axit – thành phần quan trọng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố. Hàm lượng vitamin C và A khá cao giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nhiệt miệng. Mẹ có thể cho trẻ ngậm lát cà chua hoặc uống nước ép cà chua 3-4 lần/ ngày.

2.1.6. Lá húng quế

Có tác dụng giảm đau và làm dịu vết loét trong nhiệt miệng. Mẹ nên cho trẻ nhai 2-3 lá húng quế mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

2.1.7. Lá chè tranh hoặc trà đen

Thành phần tanin trong chè có tác dụng hiệu quả trong giảm đau và viêm. Mẹ có thể dùng túi lọc trà đắp vào vết loét cho trẻ. Ngoài ra cũng có thể cho bé ngậm nước trà giúp giảm viêm, nhiệt miệng hiệu quả.

2.2. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ từ các loại trái cây

Các loại trái cây giàu viatmin C tốt cho việc trị nhiệt miệng ở trẻ

Các loại trái cây giàu viatmin C tốt cho việc trị nhiệt miệng ở trẻ

Sử dụng những loại trái cây như dứa, bưởi, cam, chanh… là các cách trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả.

2.2.1. Nước ép dứa

Trên thực tế, dứa có tính bình, nhiều vitamin C, chất xơ làm mát có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dứa hoặc nước ép dứa 1 lần/ tuần. Sử dụng quá nhiều sẽ không tốt.

2.2.2. Nước ép bưởi

Bưởi có chứa một thành phần là flavonoid có tác dụng chống vi khuẩn giúp nhanh lành bệnh. Mẹ có thể làm nước ép bưởi cho trẻ uống hoặc súc miệng 1-2 lần mỗi ngày.

2.2.3. Nước hoa quả từ cam, chanh

Không chỉ có bưởi mà các loại cam, chanh đều có chứa flavonoid. Không chỉ vậy trong cam và chanh còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giải độc, hạn chế vi khuẩn gây nhiệt miệng phát triển. Mẹ có thể cho trẻ uống 1 cốc nước cam, chanh mỗi ngày (không uống lúc bụng đói).

2.2.4. Nước khế chua

Khế chua có chứa lượng lớn vitamin C, acid oxalic và các nguyên tố vi lượng, giúp tăng tân sinh dịch, thanh nhiệt, trị viêm loét miệng từ bên trong. Mẹ dùng 2-3 quả khế đun với nước rồi để nguội, cho trẻ uống hoặc ngậm nhiều lần mỗi ngày.

2.2.5. Sử dụng dừa

Nước dừa có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng sát khuẩn. Dầu dừa có tác dụng sát khuẩn cao, làm sạch vùng niêm mạc miệng nên có tác dụng làm giảm sưng đau. Mẹ hãy dùng dầu dừa thoa lên vị trí vết loét 2 lần/ ngày trước khi trẻ đi ngủ và sau khi thức dậy. Kết hợp cho trẻ uống nước dừa hàng ngày để giải nhiệt, làm mát.

2.3. Sản phẩm từ sữa

  • Sữa đông: Sữa đông có chứa acid lactic giúp hạn chế và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng sữa đông để làm sinh tố trái cây cho trẻ, vừa bổ dưỡng mà lại hiệu quả
  • Sữa bơ: Sữa bơ cũng có chứa acid lactic vì vậy nó có tác dụng như “thuốc sát khuẩn” trong điều trị nhiệt miệng. Trẻ từ 8 tháng tuổi hoặc trẻ mới biết đi có thể sử dụng sữa bơ hàng ngày.

2.4. Ngậm một số loại nước có chất chát

Nước chè xanh, vỏ xoài, húng chanh, quả sung… cũng giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng và khử mùi hôi. Mẹ có thể cho bé ngậm 1-2 lần/ngày.

2.5. Sử dụng cam thảo

Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, tốt cho trẻ bị nhiệt miệng

Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, giúp bé mau hết nhiệt miệng

Cam thảo có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Do đó chứng nóng trong sẽ giảm bớt và không còn gây nhiệt miệng. Mẹ có thể cho trẻ uống nước cam thảo ngày 1-2 lần, uống trong thời gian ngắn. Không dùng quá nhiều vì cam thảo có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng hệ tim mạch. Và đặc biệt không dùng cho trẻ sơ sinh.

2.6. Sử dụng mật ong

Mật ong có  tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên nên có thể giảm tình trạng đau đớn do vết nhiệt miệng gây ra. Bên cạnh đó, mật ong cũng giúp ngăn chặn các vết loét mới mọc lên, ngăn ngừa tái phát.

Có 2 cách sử dụng mật ong để trị nhiệt miệng cho trẻ:

  • Mẹ có thể dùng dùng mật ong cho trẻ ngậm hoặc chấm lên các vết nhiệt miệng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và để như vậy qua đêm.
  • Mẹ trộn mật ong với bột nghệ dùng để bôi vào vết loét của trẻ. Mật ong và bột nghệ sẽ thúc đẩy sự hình thành mô mới, giúp vết loét nhanh lành.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

2.7. Bột sắn dây

Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể nên từ lâu đã được ông bà ta dùng để điều trị nhiệt miệng. Đối với trẻ em, mẹ có thể pha loãng bột sắn dây rồi nấu chín và cho trẻ ăn 2 lần/ngày.

2.8. Tăng cường các loại vitamin và khoáng chất

Tăng cường rau củ quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, tránh nhiệt miệng cho bé

Tăng cường rau củ quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, tránh nhiệt miệng cho bé

  • Vitamin nhóm B: Bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin B như súp lơ xanh, rau bina, đậu nành, sữa chua… là cách phòng ngừa và giảm nhiệt miệng hiệu quả.
  • Vitamin C: Thiếu hụt Vitamin C làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công khoang miệng gây ra tình trạng nhiệt miệng. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ thông qua hoa quả như cam, dâu tây, kiwi, bông cải xanh…
  • Sắt: Thiếu Sắt khiến trẻ có thể bị khô miệng, có vết rạn đỏ, nhiệt miệng, người luôn mệt mỏi. Các thực phẩm giàu vi chất Sắt như quả bơ, rau bina, ngô, đậu phộng, yến mạch, hải sản… nên được cung cấp thường xuyên.
  • Kẽm: Thiếu Kẽm gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, nhiệt miệng… kiwi, dâu rừng, mận khô, lựu… chính là những thực phẩm cần thiết bổ sung Kẽm cho trẻ.

2.9. DGL – Deglycyrrhizinated  (một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo)

Dung dịch DGL có tác dụng giảm đau và thúc đẩy nhanh lành vết loét. Nghiên cứu cho thấy có 75% bệnh nhân nhiệt miệng đã cải thiện được 50 – 75% vết loét trong một ngày và lành hoàn toàn chỉ sau 3 ngày.

Mẹ có thể dùng DGL để pha nước súc miệng cho trẻ với công thức:½ thìa cà phê DGL +  ¼ cốc nước. Cho trẻ súc miệng 4 lần/ ngày sẽ giúp trẻ xua tan các cơn đau. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ bổ sung chiết xuất từ rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được 2 hoặc 3 lần/ ngày (nếu trẻ đã có thể sử dụng).

2.12. Giấm táo

Giấm táo được sử dụng như một kháng sinh tự nhiên bởi thành phần acid acetic có tác dụng kháng khuẩn. Sử dụng giấm táo cũng bổ sung lợi khuẩn cho bé. Mẹ có thể pha giấm táo và nước với tỉ lệ như nhau và cho trẻ súc miệng mỗi ngày.

2.13. Sữa chua

Sữa chua cung cấp một lượng lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, thúc đẩy vết loét nhanh lành. Ngoài ra, tính lạnh của sữa chua còn giúp trẻ giảm đau.

2.14. Các bài thuốc từ đông y

  • Cỏ mực: Cỏ mực là thảo dược cầm máu và giảm nhiễm trùng nên có thể dùng để trị nhiệt miệng. Cách dùng rất đơn giản, mẹ lấy lá cỏ mực rửa sạch vắt lấy nước rồi lấy bông thấm bôi vào vết loét của trẻ 2-3 lần/ ngày.
  • Đắp ngô thù du:
    • Phương pháp đắp ngô thù du giữa lòng bàn chân vẫn được áp dụng trong Đông y và cho hiệu quả nhanh một cách bất ngờ.
    • Ngô thù du đem tán bột nhuyễn. Mỗi lần lấy 8g cho ra chén. Đun sôi giấm và đổ từ từ vào bột ngô thù du, khuấy đều cho đến khi thành dạng bột sền sệt. Cho ra gạc y tế và đắp giữa lòng bàn chân trong 2 giờ. Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối.
  • Bài thuốc lục nhất tán: 
    • Bài thuốc lục thất tán gồm 2 thành phần là hoạt thạch và cam thảo. Hoạt thạch có tác dụng thanh nhiệt, cam thảo giải nhiệt độc, kết hợp với mật ong làm tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm. Phù hợp để điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.
    • Cách sử dụng như sau: Hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần đem trộn với mật ong cho sền sệt rồi bôi vào vết nhiệt miệng, ngày 2-3 lần.

2.15. Thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh, thuốc kháng nấm, chất sát trùng

Các loại thuốc này thường được bác sĩ kê khi trẻ có dấu hiệu nhiễm nấm, nhiễm trùng, chảy mủ hoặc trong một số trường hợp nhiệt miệng nặng, tái phát liên tục. Loại thuốc và liều dùng cần theo sự chỉ định của bác sĩ.

2.16. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trong một số trường hợp, mẹ không nên điều trị nhiệt miệng cho trẻ ở nhà mà nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:

  • Trẻ có các vết loét lớn
  • Số lượng vết loét nhiều
  • Trẻ có cảm giác đau buốt
  • Trẻ sốt cao, tiêu chảy
  • Phát ban
  • Đau đầu

Xem thêm: 

3. Món ăn trị nhiệt miệng cho trẻ đơn giản tại nhà

Những món ăn thanh mát vừa giúp bé ăn ngon miệng vừa là bài thuốc tự nhiên giảm nhiệt miệng khá hiệu quả.

3.1. Canh khổ qua nhồi thịt

Khổ qua nhồi thịt là món ăn giúp thanh nhiệt cho bé rất tốt

Khổ qua nhồi thịt là món ăn giúp thanh nhiệt, cách trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là thực phẩm có thể giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, tốt cho trẻ bị nhiệt miệng.

Nguyên liệu:

  • 1kg khổ qua
  • 500g thịt thăn
  • 50 gram nấm mèo
  • 50 gram miến
  • Hành tím, hành lá, tỏi, tiêu xay
  • Các phụ gia khác như dầu ăn, muối, bột ngọt, đường, nước mắm

Cách làm:

  • Thịt đem xay nhuyễn rồi trộn chung với một ít nấm mèo, miến, nêm thêm gia vị rồi trộn đều với nhau.
  • Khổ qua đem rửa sạch loại bỏ hạt bên trong. Nên chọn những trái mới hái còn xanh, quả thuôn đều.
  • Nhồi thịt vào khổ qua và cho vào nồi nước dùng hầm xương đang sôi. Nêm nếm gia vị và hầm đến khi chín là mẹ đã có một nồi canh khổ qua hấp dẫn cho bé rồi.

3.2. Súp gà

Súp gà là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ bị nhiệt miệng. Súp gà có tính mát và được rất nhiều trẻ em yêu thích.

Nguyên liệu:

  • 400g thịt gà
  • 2 bắp Ngô Mỹ
  • 2 quả trứng gà
  • Nấm hương
  • Bột năng
  • Hành lá, mùi, hành tím
  • Các chất phụ gia: Hạt nêm, đường, muối, tiêu xay và dầu mè

Cách làm:

  • Luộc gà rồi xé thịt gà thành những sợi nhỏ vừa ăn.
  • Luộc ngô, sau đó tách hạt và giữ lại phần nước luộc.
  • Xào thịt gà với nấm hương
  • Nấu súp gà nấm hương: Cho nồi nước ngô luộc lên bếp, nêm gia vị rồi đun sôi. Khi nước đã sôi mẹ từ từ cho bát nước đã pha bột năng vào, khuấy thật đều tay. Tiếp theo, thêm từ từ lòng trắng trứng vào nồi súp, khuấy đều để lòng trắng tạo thành các sợi nhỏ. Sau đó cho ngô, thịt gà và nấm hương vào nấu cùng là hoàn thành.

3.3. Cháo cá lóc

Cá lóc là loại cá rất lành tính và mát. Ngoài ra cháo cá lọc còn rất mềm và dễ ăn, phù hợp cho trẻ bị nhiệt miệng.

Nguyên liệu:

  • 800g Cá lóc
  • ½ bát Gạo
  • 200g Nấm rơm
  • Hành tím
  • Chất phụ gia: Nước mắm, muối, tiêu, dầu ăn, hạt nêm.

Cách làm:

  • Luộc cá rồi lọc thịt cá và gỡ bỏ xương, ướp thịt cá với gia vị và hành tím băm
  • Nấu cháo với nước luộc cá cho đến khi gạo nhừ
  • Xào cá, nấm rồi cho vào nồi cháo, nấu sôi lại là có thể thưởng thức.

3.4. Canh rau ngót nấu mọc

Canh rau ngót nấu mọc có tính mát, giàu chất xơ thanh nhiệt, giải độc

Canh rau ngót nấu mọc có tính mát, giàu chất xơ điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Canh rau ngót mọc còn có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, giúp cung cấp vitamin C, chất xơ, khoáng chất điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

Nguyên liệu

  • 1 bó Rau ngót
  • 50g Giò sống
  • Nấm mèo
  • Hành lá
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu

Cách làm

  • Rau ngót: lấy lá, rửa sạch.
  • Chuẩn bị mọc: trộn giò sống, nấm mèo, hành tím, nêm nếm thêm một chút gia vị rồi vo tròn thành từng viên mọc vừa ăn.
  • Đun sôi nước, cho mọc vào nấu trước đến khi sôi thì thả rau ngót vào sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn.

3.5. Nước chanh hương sả hạt chia

Nước chanh hương sả hạt chia giúp nâng cao tác dụng của chanh vì sả cũng có tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, hạt chia còn cung cấp nhiều dinh dưỡng giúp cho việc nhanh lành vết loét.

Nguyên liệu

  • 3 trái chanh
  • 4 cây sả
  • 5 muỗng hạt chia
  • 200g đường

Cách làm

  • Sả làm sạch bỏ phần già rồi cắt khúc nhỏ 5cm. Đun sôi sả cùng với 200g đường và 250ml nước, sau đó đun nhỏ lửa 15 phút rồi tắt bếp.
  • Nước cốt chanh hòa cùng 250ml nước lọc, 1/2 số nước sả vừa đun rồi khuấy đều.
  • Cho hạt chia, một chút đá bào và cho bé thưởng thức.

4. Chú ý

Bên cạnh những cách trị nhiệt miệng cho trẻ nói trên, mẹ cần lưu ý những điều sau để giúp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ hiệu quả.

  • Hạn chế cho trẻ ăn uống quá khuya.
  • Lựa chọn nước kem đánh răng phù hợp cho trẻ: Không sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate.
  • Hãy tập cho trẻ có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách.
  • Lựa chọn cho trẻ bàn chải mềm. Không sử dụng bàn chải cứng gây tổn thương niêm mạc miệng.
  • Khuyến khích trẻ bổ sung thêm nước thường xuyên.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ ăn cứng
  • Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.

Nhiệt miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm không thể chữa khỏi. Chỉ cần mẹ kiên trì áp dụng những cách trị nhiệt miệng cho trẻ trên đây là đã góp phần giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.

Top 15 + cách trị nhiệt miệng cho trẻ CHA MẸ cần “ DẮT TÚI”
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC