[Hỏi – Đáp] Làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng và 6 lưu ý cho mẹ

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 15/03/2023 13:53:37

Làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng? Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? … Đây là những câu hỏi luôn được cha mẹ đặt ra khi bé nhà mình bị loét, nhiệt miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng không chỉ kém ăn, quấy khóc mà đôi khi còn kèm theo sốt cao. Mẹ hãy cùng theo dõi những tư vấn sau từ các chuyên gia y tế nhé.

Xem thêm: Top 15 + cách trị nhiệt miệng cho trẻ CHA MẸ cần “ DẮT TÚI”

1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng cùng 1 vài triệu chứng

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ

Mẹ Hồng – Nam Định: “Bé nhà mình mấy ngày hôm nay đều có biểu hiện chán ăn. Khi ăn, bé kêu xót trong miệng, có hơi sốt nhẹ và uể oải cả ngày. Mình kiểm tra trong miệng thì thấy có dấu hiệu chảy máu chân răng, sưng nướu, có vài vết phồng nhỏ ở môi trong. Như vậy là bé bị làm sao thế ạ?”

Chuyên gia y tế giải đáp: Nếu bé có các biểu hiện như trên thì có khả năng rất cao là bé đã bị nhiệt miệng.

1.1. Nguyên nhân

Trước khi tìm hiểu làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng. Các mẹ cần biết nguyên nhân bé bị nhiệt miệng để có các phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Nhiệt miệng cũng là tình trạng thường xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các nguyên nhân phổ biến như: Do sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, uống thiếu nước… .Tuy nhiên cơ thể người lớn có thể tự điều hoà và khỏi bệnh sau vài ngày. Khi chỉ cần điều độ lại chế độ ăn, uống các loại nước mát có tính giải nhiệt… . Nhưng với trẻ nhỏ, nhiệt miệng sẽ khó khỏi trong thời gian ngắn. Do bé có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn người lớn rất nhiều.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ em có thể kể đến như là:

  • Cơ thể bé thiếu chất chất dinh dưỡng Folic, kẽm, sắt, các loại vitamin B ….
  • Trẻ vô tình cắn phải một vùng da nào đó trong miệng dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng do virus herpes simplex phát triển và gây lở loét, nhiệt miệng.
  • Bé có các triệu chứng mệt mỏi, cảm cúm, cơ thể suy nhược, căng thẳng… Đây là điều kiện cho các vi khuẩn, nhiệt độ ngoài trời ảnh hưởng đến tỳ vị, các cơ quan trong cơ thể gây nhiệt miệng.
  • Triệu chứng bệnh tay, chân, miệng ở trẻ cũng là nguyên nhân gây lở loét, nhiễm trùng, sinh nhiệt miệng.

Bài viết chi tiết: Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

1.2. Triệu chứng

Nhiệt miệng khiến bé khó chịu, quấy khóc

Nhiệt miệng khiến bé khó chịu, quấy khóc

Biểu hiện khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ có thể dễ dàng quan sát và nhận biết.

  • Xuất hiện các vết loét nhỏ, màu trắng hoặc vàng, kích thước nhỏ trong miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có tinh thần.
  • Trẻ chán ăn, ăn không ngon, khi ăn có thể xót miệng, đau khóc.
  • Có thể sốt nhẹ, phát ban.
  • Sưng nướu răng và có thể chảy máu chân răng.
  • Đau trong miệng, có cảm giác đau, ngứa râm ran.
  • Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi.

2. Làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng?

Câu hỏi: “Bé nhà mình bị nhiệt miệng mấy ngày hôm nay và thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn. Bé còn bị sốt cao vào hôm nay khiến mình rất lo lắng. Mình mới cho bé uống hạ sốt và vẫn chưa biết nên làm gì để chữa nhiệt miệng cho bé. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ.”

Chuyên gia y tế trả lời: Mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám kỹ hơn. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ, mẹ nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho trẻ nhiệt miệng.

2.1. Mẹo xử lý nhanh khi bé bị nhiệt miệng

Đắp ngô thù du ở lòng bàn chân giúp chữa nhiệt miệng cho trẻ

Đắp ngô thù du ở lòng bàn chân giúp chữa nhiệt miệng cho trẻ

Xem thêm: [Review] Chia sẻ cách chữa nhiệt miệng cho trẻ HIỆU QUẢ

2.1.1. Súc miệng bằng nước ép củ cải

Nước ép củ cải có tính giải nhiệt và kháng viêm tốt. Súc miệng bằng nước ép củ cải giúp chống lại tình trạng lở loét đang lan ra và nặng thêm. Nhờ đó, hạn chế được tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng.

2.1.2. Uống nước khế chua

Trong nước khế chua có chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Đồng thời giải độc mát gan rất tốt.

Uống nước khế chua từ 2-3 ngày bạn sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng của bé được cải thiện nhanh chóng.

2.1.3. Sử dụng bột sắn dây

Bột sắn dây có tính kháng viêm và giải nhiệt rất hiệu quả. Cho trẻ uống nước sắn dây khi bị nhiệt miệng sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

2.1.4. Nước ép cà chua

Nước ép cà chua sẽ đem đến cho cơ thể bé một lượng lớn các vitamin A và C làm giảm tình trạng viêm nhiễm vùng loét đồng thời cung cấp cho cơ thể thêm năng lượng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.

2.1.5. Dùng lá rau ngót

Lá rau ngót có vị ngọt, tính mát giúp bé thanh nhiệt giải độc và giảm tình trạng nhiệt miệng. Mẹ có thể nấu canh rau ngót với cá, thịt băm, hoặc làm nước ép cho bé hàng ngày.

2.1.5. Sử dụng mật ong

Mật ong có tính kháng viêm mạnh, nhờ đó chống lại các vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng viêm loét. Đồng thời mật ong cũng giúp các vết loét do nhiệt miệng nhanh lành hơn.

2.1.6. Bài thuốc đông y lục nhất tán

Bài thuốc lục nhất tán với thành phần gồm 6 phần hoạt thạch, 1 phần cam thảo có giúp giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể tác dụng lớn trong điều trị nhiệt miệng ở trẻ em.

2.1.7. Bôi nước cỏ mực

Cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết),  tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, có tác dụng chữa sưng tấy lở loét rất hiệu quả.

2.1.8. Đắp ngô thù du

Ngô thù du hay ngô vu có tính ôn, hơi độc, vào 4 kinh can, thận, tỳ, vị. Chuyên chủ trị các chứng ăn uống không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, tê tay chân, chống khuẩn, lở ngứa. Dùng ngô thù du đắp vào gan bàn chân là cách chữa nhiệt miệng theo Đông y khá phổ biến.

2.2. Chú ý hơn về vấn đề răng miệng của trẻ

Nhiệt miệng xảy ra bên trong khoang miệng, vì vậy lúc này phụ huynh cần đảm bảo miệng bé được giữ gìn sạch sẽ.

  • Cho bé súc miệng nước ấm hoặc nước muối pha loãng sau khi ăn xong để diệt trừ các vi khuẩn có hại, tăng tính kháng viêm, bảo vệ các vùng trong khoang miệng.
  • Sử dụng bàn chải dành cho trẻ em với đầu lông mềm, kích thước vừa vặn, đánh răng nhẹ nhàng.

2.3. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày

2.3.1. Bổ sung lượng nước đầy đủ

Khi bị nhiệt miệng và sốt cơ thể sẽ mất nước nhiều hơn bình thường. Thiếu nước khiến độc tố không được đào thải ra ngoài, tình trạng nóng trong người không giảm bớt. Từ đó sẽ khiến trầm trọng hơn tình trạng lở loét, khiến vùng nhiệt miệng đau hơn.

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi trở nên cần 100ml nước/ 1kg cơ thể. Phụ huynh có thể kết hợp đan xen nước tinh khiết và các loại nước ép hoa quả tính mát như.nước cam, nước ép dưa hấu, nước ép táo… .

2.3.2. Chế biến các loại thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt

Chế biến các loại thực phẩm mát, dễ ăn khi trẻ bị nhiệt miệng

Chế biến các loại thực phẩm mát, dễ ăn khi trẻ bị nhiệt miệng

Các loại rau xanh như rau má, diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau bó xôi, rau cải xanh, rau má, cải cúc… thường có tính mát giúp trẻ giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả và làm giảm tính trạng viêm loét nhanh chóng. Đồng thời cung cấp chất xơ, vitamin cải thiện sức đề kháng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Các loại trái cây cung cấp cho cơ thể bé hàm lượng vitamin và các khoáng chất phong phú. Đồng thời đem đến lượng nước tự nhiên an toàn cho trẻ nhỏ.

Mẹ hãy đa dạng các loại rau củ trong thực đơn hàng ngày và không nêm món ăn quá mặn vì có thể gây rát miệng khi ăn. Ngoài ra còn làm trầm trọng thêm các vết loét trong miệng.

Chế biến thức ăn dạng lỏng như cháo, súp sẽ giúp bé dễ tiêu hoá hơn, giảm cảm giác đau xót khi ăn. Không nên cho bé dùng thức ăn cứng, rắn vì có thể gây tác động đến vùng chân răng đang bị tổn thương gây chảy máu.

2.4. Sử dụng thuốc và gel trị lở miệng

Bên cạnh việc trị viêm loét bằng các loại nguyên liệu tự nhiên, phụ huynh cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc và gel trị lở miệng để rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng viêm loét phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

2.5. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trẻ bị nhiệt miệng kèm sốt cao nên đưa bé đi khám bác sĩ

Trẻ bị nhiệt miệng kèm sốt cao nên đưa bé đi khám bác sĩ

Câu hỏi: “Bé nhà em bị nhiệt miệng và sốt cao 38 – 40 độ C thì nên làm gì bây giờ ạ? Em mới dán miếng hạ sốt mà thấy tình hình không khả quan lắm.”

Bác sĩ tư vấn: Tình trạng trên cho thấy nhiệt miệng có khả năng lan rộng, các yếu tố gây nhiệt đang phát triển mạnh và ảnh hưởng đến cơ thể. Trước tiên mẹ cần hạ sốt cho bé:

  • Nới lỏng quần áo để cơ thể thoát nhiệt, giảm bớt sự tích tụ mồ hôi ở lỗ chân lông.
  • Không mặc quá nhiều đồ, quần áo chật, quần áo có chất liệu gây nóng.
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm, tránh nơi gió lùa, không lau quá lâu.
  • Chườm lạnh hoặc dùng miếng dán hạ sốt.

Mẹ đã áp dụng các cách trên nhưng thấy bé không có dấu hiệu hạ sốt thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện uy tín. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp.

Khi phát hiện trẻ bị nhiệt miệng và sốt có các biểu hiện bất thường sau, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

  • Đau ở vùng bụng.
  • Sốt cao bất thường.
  • Trong phân lẫn máu hoặc chất nhầy.
  • Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn.
  • Sút cân nhanh chóng.

3. Lưu ý

Câu hỏi: “Để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát và giúp trẻ bị nhiệt cảm thấy thoải mái hơn, ăn uống ngon miệng hơn thì em cần làm gì thưa bác sĩ?”

Bác sĩ tư vấn: Bị nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau xót khi ăn uống, từ đó trẻ ngại ăn, lâu ngày dẫn đến chán ăn, lười ăn. Vì thế, mẹ cần chú ý nhiều hơn vào thực đơn mỗi ngày cho con, đồng thời lưu ý trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiệt miệng gây viêm loét.

  • Xây dựng thực đơn phong phú, đảm bảo 4 nhóm chất cần thiết … . Bổ sung nhiều hơn các thực phẩm có tính mát, giải nhiệt như rau xanh, dưa hấu, táo, …
  • Uống đủ nước (nước lọc và nước ép hoa quả, rau củ tính mát như nước táo, nước cam, nước ép rau ngót…).
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày: đánh răng 2 lần/ngày kết hợp với dùng nước muối loãng súc miệng.
  • Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, chải răng nhẹ nhàng, tránh làm rách vết nhiệt.
  • Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch.
  • Tránh để trẻ ngậm vật sắc, nhọn, ăn đồ ăn cứng nên ăn các món ăn mềm, lỏng như súp, cháo.
  • Không ép trẻ ăn khiến trẻ bị ám ảnh, sợ ăn và có thể cắn vào lưỡi dễ bị nhiệt miệng hơn.

Những tư vấn trên đây hy vọng sẽ giúp mẹ giải đáp được thắc mắc làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng. Nhanh chóng chữa khỏi nhiệt miệng sẽ giúp bé hết khó chịu và ăn uống ngon miệng như trước.

[Hỏi – Đáp] Làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng và 6 lưu ý cho mẹ
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC