Nếu mẹ đang băn khoăn khi trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì thì đừng bỏ qua kinh nghiệm thực tế của mẹ Bim được chia sẻ sau đây nhé.
Dạo một vòng trên nhóm” Hội nuôi con bằng sữa mẹ” mình bắt gặp chủ đề” Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ”. Mới phát hiện ra nhiều bà mẹ trẻ cũng như mình trước đây, gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bé bị nhiệt miệng.
Lúc đó mình đã tìm hiểu thông tin từ bác sĩ và các mẹ bỉm sữa khác rồi tự rút ra được biện pháp điều trị dứt điểm cho Bim nhà mình. Từ hồi đó đến giờ bé chưa bị tái phát lần nào. Các mẹ hãy tham khảo nhé.
1. Mẹ đã biết yếu tố nào khiến trẻ bị nhiệt miệng hay chưa?
1.1. Nguyên nhân
Để điều trị dứt điểm cho bé yêu nhà mình, trước tiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân nào khiến bé bị nhiệt miệng. Theo như mình tìm hiểu, có những nguyên nhân như sau:
- Hệ miễn dịch suy kém, bé gặp căng thẳng lo lắng nhiều tạo điều kiện virus Herpes xâm nhập gây nhiệt miệng lở loét.
- Bé mắc các bệnh đường miệng như: sâu răng, viêm lợi, nhiễm khuẩn dần dần lan ra xuất hiện các đốm lở loét quanh miệng, lưỡi, má trong.
- Do khi nhai nuốt, bé lỡ cắn vào má trong hoặc đánh răng với động tác mạnh gây xây xát tổn thương niêm mạc miệng khiến khu vực đó bị nhiễm khuẩn.
- Do cơ thể bé bị thiếu hụt một số vitamin quan trọng như: vitamin nhóm B, sắt, kẽm, acid folic.
- Một số trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng rất dễ hình thành vết lở loét nhiệt miệng.
1.2. Dấu hiệu
Khi trẻ gặp vấn đề về nhiệt miệng, mẹ chịu khó quan sát sẽ phát hiện ra dấu hiệu bất thường như:
- Xuất hiện các mụn nước nhỏ trong khoang miệng, có hình dạng tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 0.2 đến 1cm, màu trắng ngà hoặc hơi càng. Một vài ngày sau, đốm trắng có xu hướng lớn dần lên
- Trẻ thường xuyên kêu đau trong miệng, hay nhăn nhó, khóc lóc hoặc uể oải mệt mỏi
- Nướu có hiện tượng sưng tấy, có thể bị chảy máu, kèm theo chảy nước dãi liên tục
- Trẻ biếng ăn, nhăn nhó hoặc khóc thét khi cho thức ăn vào miệng, hoặc thậm chí không muốn uống sữa
- Ở trường hợp nặng, trẻ có triệu chứng sốt cao, nổi hạch.
Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ
2. Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì
Trẻ bị nhiệt miệng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Khi thức ăn tiếp xúc với các mụn nước trong khoang miệng sẽ gây đau đớn, thậm trí có thể chảy máu. Từ đó khiến trẻ không muốn ăn, biếng ăn… nên mẹ cần lưu ý lựa chọn thực phẩm cho trẻ bị nhiệt miệng.
2.1 Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên ăn gì?
Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, thì mình khuyên các mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình thật hợp lý, khoa học. Có như thế mới cung cấp được chất dinh dưỡng đầy đủ tăng sức đề kháng, cải thiện chứng nóng trong của các bé.
2.1.1. Các loại rau có tính mát
Rau củ là một trong những nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất chống viêm kháng khuẩn tốt đồng thời có tác dụng thanh nhiệt giúp cải thiện hiệu quả chứng nóng trong cho bé. Một số loại rau có tính mát mẹ có thể sử dụng:
- Rau ngót: Có tính mát, vị ngọt chứa nhiều vitamin C, chất xơ, khoáng chất như canxi, photpho. Mẹ có thể nấu canh rau ngót trong bữa ăn hằng ngày.
- Mướp đắng: Chứa nhiều vitamin A, giúp thanh mát, thải độc nhanh. Mẹ có thể chế biến mướp đắng thành món canh, nước giải khát.
- Rau má: Có vị ngọt hơi đắng, giúp giải nhiệt, tăng cường thải độc, lợi sữa và chữa nhiều bệnh liên quan đến răng miệng. Tinh chất Triterpenoids trong rau má làm lành vết thương, săn se và đánh bay nhiệt miệng.
- Diếp cá: Có tác dụng làm mát, thanh nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó, rau diếp cá có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, giúp chữa lành vết loét một cách nhanh chóng.
2.1.2. Thực phẩm mẹ nên tránh
Các mẹ chú ý rằng nếu bản thân ăn quá nhiều đồ thực phẩm cay nóng, dầu mỡ thì sẽ khiến cơ thể tích nhiệt, gây nóng trong khiến trẻ bị nhiệt miệng mãi không khỏi. Khi bé nhà bạn bị chứng nhiệt miệng quấy rối, mẹ nên hạn chế các đồ cay nóng, chiều xào nhiều dầu mỡ tối đa nhất có thể.
2.1.3. Bổ sung nước hằng ngày
Bổ sung nước đầy đủ hằng ngày là cách đơn giản nhất để cải thiện chứng nhiệt miệng. Mẹ nên đảm bảo trẻ uống đủ 2-3 lít nước lọc mỗi ngày. Bên cạnh đó mẹ có thể thêm vào thực đơn một số loại đồ uống như nước rau má, nước sắn dây, chè xanh.
2.2. Trẻ trên 1 tuổi bị nhiệt miệng nên ăn gì/ dùng thực phẩm gì?
Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc trẻ đã cai sữa, thì nguồn thực phẩm là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện triệu chứng nhiệt miệng. Vậy nên khi trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì là vấn đế mẹ cần lưu ý.
Dưới đây mình đã tổng hợp đầy đủ các loại thực phẩm mà mẹ nên áp dụng ngay vào chế độ dinh dưỡng cho bé khi bị nhiệt miệng:
2.2.1. Bổ sung đủ nước cho bé
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: khoảng 200-300 ml/ngày, bởi vì lượng nước khi bé bú vẫn đủ. Tùy thuộc và thức ăn dặm của bé ở dạng khô hay lỏng mà mẹ có thể điều chỉnh lượng nước phù hợp. Mẹ có thể cho bé uống một vài thìa ngay sau ăn, nhiều nhất là 15-30 ml nước.
Trẻ trên 1 tuổi tùy thuộc vào nhu cầu và cân nặng của trẻ mà mẹ nên bổ sung lượng phù hợp cho bé. Cụ thể:
- 4-5kg cần 425 – 510 ml
- 6- 8kg cần 600- 750ml
- 8-10 kg cần 800- 950 ml.
2.2.2. Nước ép cà chua
Cà chua cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, giàu vitamin A, C, K, B6 giúp thanh lọc cơ thể mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt.
Mẹ chuẩn bị: 2 quả cà chua, sữa tươi không đường, một thìa mật ong, một quả chanh tươi
Cà chua rửa sạch, chần với nước nóng, lột sạch vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Đổ sữa tươi vào bát cà chua trộn thêm một ít nước cốt chanh, cho mật ong vào hỗn hợp, xay thật nhuyễn. Sau đó mẹ lấy rây lọc bỏ cặn, rót vào ly cho bé uống.
2.2.3. Nước củ cải
Hàm lượng nước trong củ cải chiếm tới 92%, bên cạnh đó chứa nhiều vitamin A, C có tác dụng cải thiện hiệu quả chứng nhiệt miệng. Mẹ có thể cho bé uống hằng ngày thay nước lọc, sau 3-4 ngày bé sẽ khỏi nhiệt miệng.
Chuẩn bị: 1 củ cải cùng 300ml nước lọc
Củ cải mẹ rửa sạch cắt thành khúc nhỏ, thêm chút nước, một ít đường vào rồi dùng máy ép. Sau đó mẹ loại bỏ cặn bã bằng rây, rót ra cốc cho bé sử dụng.
2.2.4. Rau diếp cá, rau mã đề, rau má
Uống nước rau dền, mã đề , rau má: Các loại rau chứa nhiều chất xơ cùng vitamin C và thành phần kháng khuẩn nên có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng nhiệt miệng. Mẹ nên cho bé tích cực ăn hoặc uống nước ép các loại rau này ngày 3 lần để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
2.2.5. Rau ngót
Như đề cập ở phía trên, rau ngót là loại rau chứa nhiều vitamin C, có công dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc tốt cho cơ thể nên hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng ở trẻ.
Mẹ có thể bổ sung rau ngót bằng các món canh hoặc nước ép rau ngót Thực hiện liên tục sau 3-4 ngày chứng nhiệt miệng sẽ khỏi.
2.2.6. Rau mồng tơi
Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì không thể không kể đến mồng tơi. Mồng tơi giúp nhuận tràng, tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc và trị mụn nhọt, nhiệt miệng, rôm sảy, có tác dụng làm mát cơ thể một cách hiệu quả. Mẹ có thể nấu canh mồng tơi với mướp hoặc cua cho bé ăn hằng ngày.
2.2.7. Cam, chanh
Cam và chanh đều chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giúp giảm đau, săn se vết loét, ngăn ngừa căn bệnh do vi khuẩn, virus cải thiện nhiệt miệng nhanh chóng.
Mẹ có thể cho bé uống một cốc nước ép cam hoặc chanh mỗi ngày. Mẹ chú ý tránh cho bé uống lúc đói gây ảnh hưởng đến dạ dày.
2.2.8. Dừa
Tinh dầu dừa được biết đến như một loại thực phẩm có tác dụng sát khuẩn, sạch miệng nhẹ nhàng, hỗ trợ làm săn se vết loét có hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng.
Mẹ mua quả dừa, sau đó lấy phần cơm dừa, cạo sạch vỏ xung quanh, ép lấy nước, súc miệng cho bé hằng ngày 2-3 lần sẽ giúp nhanh lành các vết nhiệt trong miệng.
2.2.9. Trái cây tươi khác
Có rất nhiều loại trái cây có tính mát, cung cấp nguồn vitamin A, B, C, E, D, K và khoáng chất kẽm, đồng, mangan giúp tăng cường sức đề kháng cho thể như táo, bưởi, chuối, nho, cà rốt… Mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên sau bữa ăn hoặc làm sinh tố cho bé dễ uống.
2.2.10. Ngậm mật ong
Mật ong là hợp chất thiên nhiên có tính kháng khuẩn- chống viêm hiệu quả. Đồng thời giàu dưỡng chất vitamin giúp giảm sưng tấy, nhanh lành các vết loét, nhiệt miệng.
Hằng ngày, mẹ rót một chút mật ong ra chiếc bát nhỏ, dùng bông tăm thấm nhẹ nhàng vào chỗ nhiệt miệng của bé sau khi ăn. Mẹ nên thực hiện kiên trì ngày 3 lần, 3-4 ngày thì bé sẽ khỏi.
2.2.11. Ngậm chất có vị chát
Có thể nhiều mẹ không biết, các chất có vị chát giúp kháng khuẩn kháng viêm cực kỳ tốt. Không cần phải đi đâu xa, hằng ngày mẹ có thể cho bé ngậm một ngụm chè xanh trong 4-10 phút, rồi nhổ ra. Thực hiện hằng ngày, sau 3-4 ngày bé yêu sẽ hết nhiệt miệng.
2.2.12. Nước khế chua
Theo đông y, khế có vị chua ngọt, tính lành, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, sinh tân dịch, thải độc, trị phong nhiệt. Do đó có thể giảm đau và chữa nhiệt miệng nhanh chóng hiệu quả.
Mẹ chuẩn bị 3-4 quả khế chua cùng 500ml nước lọc. Rửa sạch khế rồi cắt thành múi. Đem cho vào nồi đun sôi với 0.5 lít nước trong vòng 5 phút rồi tắt bếp. Để nguội, lấy phần nước, bỏ bã đi. Cho nước vào bình có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh.
Lưu ý mẹ nên sử dụng trong một ngày để có hiệu quả nhất. Mỗi lần, mẹ cho bé ngậm trong vòng 4-5 phút, thực hiện 3 lần mỗi ngày sau 3-4 ngày bé sẽ khỏi nhiệt miệng.
2.2.13. Lá húng quế
Húng quế có tính ấm, chứa tinh dầu, có khả năng làm mát, giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Cách làm trị nhiệt miệng bằng húng quế khá đơn giản. Hái vài lá húng quế, mẹ đem rửa thật sạch rồi đem cho bé, nhai kỹ, ngâm cùng nước, giữ trong khoang miệng 3-5 phút. Hằng ngày thực hiện 6 lần, đến khi khỏi.
2.2.14. Cam thảo
Theo nghiên cứu, rễ cam thảo chứa Deglycyrrhizinated (DGL) có tác dụng giảm đau rất tốt, có thể cải thiện nhanh tình trạng vết loét do nhiệt miệng. Mẹ có thể mua một ít deglycyrrhizinated chiết xuất từ cam thảo để chữa chứng nhiệt miệng cho bé
Cách làm khá đơn giản. Mẹ trộn ½ thìa cà phê DGL với ¼ nước ấm, súc miệng 4 lần mỗi ngày để giảm cơn đau, nhanh lành vết loét. Mẹ nên thực hiện khoảng 3-4 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2.15. Thịt vịt
Thịt vịt có tính mát, giúp hạ nhiệt, bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên không nên ăn lượng nhiều tránh tác dụng ngược lại.
Thịt vịt 250g, chi tử 20g, mướp đắng 40g, tạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ.
Mướp đắng bỏ ruột, thái lát mỏng để riêng. Chi tử cho vào túi lọc, bỏ vào nồi đun sôi 15 phút, đem bỏ túi chi tử ra ngoài. Cho gạo và vịt vào nước chi tử ninh nhừ, khi vịt chín cho mướp đắng vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Ăn khi còn nóng.
2.2.16. Bột sắn dây
Bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có chức năng thanh nhiệt giải độc làm dịu mát cơ thể.
Mẹ chuẩn bị khoảng 10g – 15g bột sắn dây. Pha loãng bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, không nên cho đường vào. Mẹ cho bé uống mỗi ngày hai lần, uống trong vòng 2-3 ngày bé sẽ khỏi
2.2.17. Sữa bơ và sữa đông
Bơ sữa và sữa đông đều chứa axit lactic, ức chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn có hại. Vì vậy, hai loại này được xem như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ bị nhiệt miệng. Mẹ có thể sử dụng thêm một số trái cây làm sinh tố cùng với hai loại sữa trên vừa giúp thanh nhiệt, giải khát lại chữa chứng nhiệt miệng hiệu quả.
3. Trẻ bị nhiệt miệng và những món nên kiêng
- Thực phẩm cay nóng, khó tiêu
Khi nấu nướng, mẹ nên tránh thêm các gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm, hạn chế ăn thịt chó … Vì những đồ này có tính nóng dễ làm bệnh thêm nặng.
- Thực phẩm chiên xào, nhiều chất béo
Ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều chất béo thường rất nóng, tác động tới niêm mạc miệng, lưỡi gây ra vết loét, tổn thương, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi làm cho tình trạng nhiệt trở nên trầm trọng. Vì vậy mẹ nên loại bỏ các chất béo, đồ chiên rán ra khỏi thực đơn của bé.
- Thực phẩm quá nhiều đường.
Trong thời gian bé bị nhiệt miệng nên hạn chế ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm có nhiều đường vì rất dễ gây sâu răng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.
- Thực phẩm cứng dễ cọ xát vào miệng, vào lợi của bé.
Thực phẩm cứng rất dễ làm tổn thương lớp niêm mạc mỏng trong khoang miệng, tạo điều kiện vi khuẩn virus xâm nhập vào vết lở loét làm trầm trọng hơn chứng nhiệt miệng. Vì thế mẹ không cho trẻ ăn các thực phẩm cứng dễ cọ xát trong miệng.
4. Món ăn cho trẻ bị nhiệt miệng
Vậy khi trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì là tốt nhất? Mình nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm có tính mát, ở dạng lỏng, dễ nhai nuốt và tiêu hóa. Đồng thời giúp giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp nhanh lành vết loét.
4.1. Nấu cháo cát căn
Trong đông y sắn dây có tên gọi khác là cát căn giúp làm mát, giải độc cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan như mụn nhọt, nhiệt miệng.
Mẹ dùng 120g bột sắn dây, 15g gạo tẻ. Gạo ngâm nước qua một đêm, chắt bỏ nước trộn đều cùng sắn dây, nấu cháo ăn ngày 2 lần, làm liên tục 3-4 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
4.2. Cháo tim lợn đỗ xanh
Món cháo này có tác dụng tốt trong việc giải nhiệt và giúp bé dễ ăn hơn. Đậu xanh mát, thanh tâm hỏa. Tim lợn giàu chất dinh dưỡng và định tâm an thần. Vì vậy mẹ có thể nấu cho bé ăn hàng ngày thay bữa ăn chính để giúp điều trị nhiệt miệng.
Nguyên liệu: 1 quả tim heo, 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ, 500g đỗ xanh
Mẹ đem ngâm gạo nếp, đậu xanh và gạo tẻ chừng 30 phút, để ráo nước, cho vào nồi, thêm nước gấp 3 lần gạo, đun trên lửa, thi thoảng khuấy đều. Khi cháo nở đều thì cho thêm nước lạnh vào, ninh kỹ cho tim vào đun thêm 10 phút. Nấu đến khi cháo chín nhừ thì nêm gia vị.
4.3. Cháo cá
Các loại cá như: cá chép, cá trắm, cá lóc đều rất lành tính và có chứa các chất béo có lợi. Vậy nên dùng cháo cá là phương thuốc trị nhiệt miệng và bổ sung chất dinh dưỡng khi bé bị đau không ăn được gì nhiều.
Chuẩn bị: 1 con cá lóc 1kg, 500g gạo tẻ.
Cá làm sạch, đánh vảy, rồi luộc với nước đến chín. Mẹ để nguội, rồi gỡ thịt ra khỏi xương cá. Rồi cho vào vào nồi nước, ninh như, cho cá vào, đun thêm 10-15 phút, tắt bếp. Nêm nếm gia vị, múc ra bát cho bé ăn.
5. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị nhiệt miệng
Đối với trẻ em bị nhiệt miệng, điều cần thiết nhất là cải thiện triệu chứng và triệt tiêu nguyên nhân gây nhiệt miệng. Vì vậy mẹ cần xây dựng thực đơn bao gồm các thực phẩm thanh mát, có tác dụng giải độc, giải nhiệt ra khỏi cơ thể.
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối | |
Thứ 2 | Bánh mì sandwich kẹp trứng |
|
|
Thứ 3 | Cháo thịt lợn |
|
|
Thứ 4 | Bánh canh cua |
|
|
Thứ 5 | Cháo cát căn |
|
|
Thứ 6 | Bánh bí đỏ |
|
|
Thứ 7 | Bún gà |
|
|
Chủ nhật | Súp khoai tây đậu hà lan |
|
|
Mỗi mẹ sẽ có một cách điều trị cho con mình, tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình phải luôn chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng cho con thật tốt. Thay thế đồ ăn nóng, khó tiêu bằng đồ mát. Hi vọng với một số thông tin phía trên sẽ giúp các mẹ trả lời được câu hỏi trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì và có thêm những cách điều trị hữu ích nhất dành cho con trẻ.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.