Top 11+ nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng phổ biến nhất

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 15/03/2023 15:44:11

Trẻ bị nhiệt miệng gây nên nhiều sự đau đớn và bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của con. Vậy những nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng phổ biến nhất bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này kỹ càng hơn trong các thông tin của bài viết sau đây.

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng khiến khoang miệng trẻ nổi những mụn nước trắng

Nhiệt miệng khiến khoang miệng trẻ nổi những mụn nước trắng

Theo khái niệm thông thường, nhiệt miệng chính là tình trạng một số niêm mạc trong miệng bị viêm loét, xuất hiện những đốm trắng mọng nước gây khó khăn trong vấn đề ăn uống, trò chuyện, giao tiếp.

Theo Đông y, nhiệt miệng thuộc chứng “khẩu cam” do âm hư, hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận gây nên. Vết loét đỏ, sưng đau, có hình dạng là những nốt tròn hoặc bầu dục tập trung ở niêm mạc miệng, lưỡi. Miệng trở nên khô, đau rát, người sốt nhẹ, tiểu tiện nước vàng, lưỡi đỏ.

2. Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng chưa được xác định rõ ràng nhưng một số yếu tố, tác động sau đây có thể làm khởi phát triệu chứng này.

Xem thêm:

2.1. Theo đông y

Một trong những nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng là do thận âm hư

Một trong những nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng là do thận âm hư

Hỏa độc: nhiệt độ bên ngoài quá cao xâm nhập vào tỳ, vị, tác động đến thân nhiệt của trẻ nhỏ sinh nhiệt miệng, lở loét, miệng hôi, khô miệng.

Nhiệt cơ tỳ vị: do ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng,… thường xuyên, tỳ vị dễ bốc hỏa độc, nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) lâu ngày gây ra nhiệt miệng, viêm loét.

Thận âm hư: trẻ em bị thận âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên, tân dịch suy giảm cũng sẽ rất dễ gây nên tình trạng bị nhiệt miệng, khô miệng, đau rát,.. vô cùng khó chịu và phiền toái.

2.2. Suy giảm chức năng gan

Gan bị suy yếu cũng chính là một trong những nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng. Vì khi chức năng gan suy giảm, khả năng đào thải độc tố sẽ bị hạn chế khiến chúng không thoát hết ra ngoài mà tích tụ tại lớp niêm mạc dạ dày cùng những bộ phận khác trên cơ thể. Lâu ngày gây ra viêm loét, nhiệt miệng.

2.3. Sâu răng hoặc viêm chân răng

Khi bị sâu răng, viêm chân răng,… hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác về răng. Khu vực khoang miệng sẽ trở thành vùng tập trung của nhiều loại vi khuẩn có hại.

Vi khuẩn sẽ gây ra tình trạng bị tổn thương niêm mạc miệng, viêm loét, lên nhiệt, sưng đau, nóng đỏ vô cùng khó chịu. Nhất là sẽ gây đau đớn trong vấn đề ăn uống, nhai nuốt.

Trẻ em thuộc độ tuổi thay răng, không chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng kỹ càng rất dễ bị viêm nhiễm vì lý do này.

2.4. Hệ miễn dịch của bé bị suy giảm

Trẻ có thể bị nhiệt khi hệ miễn dịch yếu

Trẻ có thể bị nhiệt khi hệ miễn dịch yếu

Nhiệt miệng cũng là triệu chứng cho thấy sức đề kháng của bé suy giảm, cơ thể không thể ngăn được sự tấn công của vi khuẩn, nhiệt… gây bệnh. Cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, rối loạn thể dịch khiến các bộ phận. Và đặc biệt là niêm mạc dễ xuất hiện các tình trạng bất thường như lên các nốt nhiệt miệng, sưng đau, tấy đỏ khó chịu.

2.5. Bé bị nóng trong

Bé bị nóng trong người, cơ thể không đào thải độc tố lại sinh nhiệt từ bên trong quá cao. Những mức nhiệt này không thoát ra được hết bên ngoài nên sẽ “biểu tình” ra bằng những dấu hiệu như mụn, nhiệt miệng.

2.6. Trẻ bị nhiễm khuẩn

Trẻ bị nhiễm khuẩn, mắc các căn bệnh như kỵ khí, nấm cộng sinh, bé bị nhiễm khuẩn, virus VZV, CMV … Do cơ thể suy yếu sẽ dễ bị mất cân bằng sinh học trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công. Đây là nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng thường xuyên nếu trẻ bị mắc những căn bệnh này.

2.7. Rách niêm mạc miệng

Do bị vật cứng cọ vào, hoặc do bé vô tình cắn vào má, bàn chải cứng làm xước khoang miệng khi đánh răng,…. Là những tổn thương bên ngoài tác động trực tiếp gây rách niêm mạc miệng, lúc này các vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công và gây ra tình trạng nhiệt miệng.

2.8. Thiếu dinh dưỡng

Sắt, Kẽm, Folic, Vitamin nhóm B,… là những dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Nếu thiếu các khoáng chất này, trẻ sẽ rất dễ bị nhiệt miệng và những căn bệnh nguy hiểm khác.

2.9. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm khiến các niêm mạc trong khoang miệng dễ bị tác động gây nên tình trạng nổi mụn, sưng tấy, khô rát và nhiệt miệng.

2.10. Trẻ mọc răng bị nhiệt miệng

Mọc răng khiến trẻ nóng sốt kèm theo đó có thể là nhiệt miệng

Mọc răng khiến trẻ nóng sốt kèm theo đó có thể là nhiệt miệng

Bên cạnh những bệnh lý về răng, trẻ mọc răng, cơ thể có nhiều thay đổi cũng sẽ rất dễ lên nhiệt miệng. Mọc răng cũng khiến trẻ không muốn ăn do đau rát cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh.

2.11. Ăn nhiều thực phẩm cay và chua

Nếu đang có sẵn những vết viêm loét, thực phẩm cay và chua sẽ càng làm cho tình trạng nhiệt miệng tồi tệ và ngày càng nặng hơn.

2.12. Dị ứng với thành phần trong kem đánh răng

Kem đánh răng được trực tiếp đưa vào khoang miệng nên nếu có những thành phần không phù hợp sẽ rất dễ gây ra tình trạng dị ứng, viêm nhiệt miệng tương tự như dị ứng thực phẩm.

2.13. Bệnh lý

Trẻ mắc các bệnh lý như viêm đại tràng, bệnh Celiac, bệnh tay chân miệng… có khả năng gây ức chế miễn dịch hoặc viêm không rõ nguồn gốc khắp cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng hàng đầu mẹ cần lưu ý.

3. Nhận biết dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng

Khi mẹ nhận thấy những dấu hiệu sau đây thì có thể xác định trẻ đang bị nhiệt miệng và cần có ngay những biện pháp chữa trị phù hợp.

  • Miệng có những vết loét nhỏ, hình bầu dục/tròn, có màu trắng hoặc vàng bên dưới lưỡi, môi, phía trong má.
  • Sưng nướu răng, có thể chảy máu
  • Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn, sợ động vào đồ ăn
  • Trẻ bị nhiệt miệng sẽ có cảm giác đau, ăn vào thấy xót
  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ đột ngột, thân nhiệt nóng
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, dễ cáu bẳn do đau đớn

4. Mẹ làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng

Một số giải pháp sau đây sẽ giúp nhiệt miệng nhanh chóng “lặn” đi, giảm sưng đau giúp bé bớt khó chịu.

4.1. Chế độ dinh dưỡng

Cho bé uống đủ nước để giải nhiệt cơ thể từ bên trong

Cho bé uống đủ nước để giải nhiệt cơ thể từ bên trong

Bị nhiệt miệng khiến trẻ bị sưng đau ảnh hưởng rất nhiều đến ăn uống nên mẹ cần lưu ý:

  • Không cho bé ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ để giảm thiểu tình trạng nhiệt nặng thêm.
  • Tránh thức ăn dạng hạt, cứng để bảo vệ khoang miệng không bị trầy xước và không làm vết nhiệt bị vỡ.
  • Cho bé uống đủ nước để giải nhiệt cơ thể. Kết hợp nước tinh khiết với các loại nước ép hoa quả, rau củ tính mát để tích cực thải độc giúp tình trạng nhiệt miệng cải thiện nhanh chóng hơn.
  • Ăn thức ăn dạng lỏng, mềm để hạn chế tối đa cảm giác đau đớn, khó nuốt dẫn tới biếng ăn, tinh thần mệt mỏi.
  • Khẩu phần ăn đa dạng, phong phú, đồ ăn có độ ấm vừa phải sẽ khuyến khích bé ăn ngon miệng hơn.
  • Kiểm tra và loại bỏ các món ăn gây dị ứng ra khỏi thực đơn của bé.
  • Sử dụng mật ong bôi lên vết nhiệt để kháng khuẩn, làm dịu khu vực viêm loét rất tốt.

4.2. Vệ sinh răng miệng

Khi vệ sinh răng miệng cho trẻ mẹ cần lưu ý:

  • Chọn kem đánh răng không chứa natri lauryl sunfat (SLS) và những chất tẩy mạnh dễ gây dị ứng khác.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, kích cỡ vừa vặn để vừa vệ sinh răng sạch sẽ. Hãy nhắc bé đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Súc miệng nước ấm hoặc nước muối pha loãng sẽ làm dịu và sát khuẩn khu vực bị nhiệt miệng, giúp các vết nhiệt chóng lành hơn.
  • Dùng đá lạnh chườm vào vùng bị nhiệt để làm dịu, giảm đau giúp bé bớt khó chịu.

Đưa bé đi khám bác sĩ nếu nhiệt miệng không thuyên giảm mà ngày càng lan rộng hoặc có chiều hướng trở nặng. Trẻ bị sốt cao, tiêu chảy, đau đầu, người suy nhược và không ăn uống được trong nhiều ngày.

Như vậy để trẻ nhanh khỏi nhiệt miệng mẹ cần nắm rõ nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng tìm đúng biện pháp chữa trị giúp trẻ ăn uống tốt hơn, không còn khó chịu, mệt mỏi và phát triển toàn diện.

Top 11+ nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng phổ biến nhất
5 (100%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC