11+cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 13/03/2023 15:35:26

11 cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản bằng những nguyên liệu tự nhiên giúp bé hết khó chịu mà không cần dùng thuốc tây. Mẹ hãy theo dõi bài viết sau nhé.

Xem thêm:

1. Tự pha nước súc miệng hằng ngày

Mẹ hoàn toàn có thể tự pha chế cho bé nước súc miệng dịu nhẹ, kháng khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn gây nhiệt miệng và làm giảm các cơn đau do nhiệt miệng gây ra.

1.1. Nước súc miệng với baking soda + nước ép lô hội

Lô hội dịu mát sẽ làm giảm nhiệt miệng hiệu quả

Lô hội dịu mát sẽ làm giảm nhiệt miệng hiệu quả

Thành phần lô hội có chứa đến 12 loại vitamin và 29 khoáng chất cần thiết cùng chất chống oxy hóa giúp chống viêm, làm lành vết nhiệt miệng, giúp tái tạo và phục hồi nhanh các vết loét ở miệng.

Baking soda hay còn gọi là thuốc muối, được sử dụng nhiều để làm bánh, sát trùng, làm trắng răng, cải thiện tình trạng nhiệt miệng khá tốt nhờ vào hoạt tính sát khuẩn làm sạch vết thương, giúp săn se và nhanh lành các vết loét.

Cách tiến hành:

  • Mẹ cho một thìa cà phê baking soda, 2 muỗng nước ép lô hội vào 50 ml cốc nước ấm.
  • Hòa tan hoàn toàn.
  • Cho bé nhấp ngụm nhỏ, súc miệng trong 2-3 lần và không được nuốt.
  • Mỗi ngày thực hiện một lần, vào buổi tối, cho tới khi hết nhiệt miệng.

1.2. Nước súc miệng với giấm táo

Giấm táo có chứa acid acetic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên, đồng thời giúp làm tăng số lượng các lợi khuẩn trong khoang miệng. Giấm táo cải thiện nhiệt miệng do đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với bệnh.

Cách làm:

  • Pha giấm táo với nước ấm với một tỷ lệ bằng nhau.
  • Sau đó mẹ có thể cho trẻ ngậm giữ trong khoang miệng 2-3 phút.
  • Kiên trì làm liên tục đều đặn hằng ngày, cho tới lúc khỏi.

2. Sử dụng cà chua

Cà chua là loại quả mọng chứa nhiều vitamin A, B, C, E cùng khoáng chất magie, kẽm, canxi, phốt pho có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan cải thiện mụn nhọt nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.

Mẹ có thể trẻ cho ăn nhiều cà chua sống, tuy nhiên mùi vị nó gây hơi ngái khó chịu. Thay vào đó, mẹ có thể làm thành nước ép cà chua cho trẻ uống.

Cách tiến hành:

  • Chuẩn bị 1-2 quả cà chua, rửa sạch để ráo.
  • Mẹ cho quả cà chua vào máy ép, ép ra nước.
  • Cho bé sử dụng hằng ngày, mỗi ngày 3-4 lần.
  • Làm liên tục tới khi nhiệt miệng khỏi hoàn toàn.

3. Vỏ dưa hấu

Dưa hấu tuy nhiều nước nhưng là loại quả tính nóng. Ngược lại vỏ dưa hấu lại có tính hàn có tác dụng thanh nhiệt thải độc, được dùng chữa trị các bệnh nóng trong người như nhiệt miệng, lở loét, mụn nhọt.

Cách tiến hành:

  • Mẹ lấy phần vỏ dưa hấu sao vàng, tán thành bột mịn.
  • Trộn cùng với mật ong bôi vào các vết lở, nhiệt miệng.
  • Sử dụng 3-4 lần trong ngày.
  • Sau vài ba ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

4. Cùi dừa

Cùi dừa non giúp vết nhiệt ở trẻ nhanh lành

Cùi dừa non giúp vết nhiệt ở trẻ nhanh lành

Mẹ có thể sử dụng cùi dừa chữa nhiệt miệng tại nhà cho trẻ. Do trong cùi dừa có chứa nhiều protein, glucid, vitamin và chất khoáng giúp thanh nhiệt, giải độc, làm sạch miệng, sát khuẩn thúc đẩy vết loét chóng lành.

Cách tiến hành:

  • Lấy một mảnh cùi dừa cạo sạch.
  • Thái miếng mỏng, cho vào máy xay sinh tố, cùng với 100ml nước dừa.
  • Gạn lấy phần nước cho trẻ uống hằng ngày.

5. Củ cải trắng

Củ cải trắng giàu vitamin C, E cùng khoáng chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn mạnh giúp giảm đau, làm săn se khiến vết loét nhanh lành, có tác dụng điều trị nhiệt miệng.

Cách thực hiện:

  • Mẹ chuẩn bị một củ cải trắng, rửa sạch, để ráo.
  • Ép lấy nước cốt, cho thêm một chút nước lọc súc miệng 2-3 lần một ngày cho trẻ.
  • Trong vài ngày, vết nhiệt miệng sẽ lành lại nhanh chóng.

6. Lá rau ngót

Rau ngót có hàm lượng vitamin C và chất kháng khuẩn kháng viêm cao. Trong đông y, rau ngót có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, nhờ thế nhanh lành vết loét, giảm đau đớn khó chịu khi bị nhiệt miệng.

Cách tiến hành:

  • Mẹ lấy vài nắm lá rau ngót, rửa sạch, ngâm với muối pha loãng.
  • Giã nát, lấy nước cốt, trộn thêm chút mật ong.
  • Thoa nhẹ nhàng lên vết nhiệt miệng.
  • Ngày thực hiện 2-3 lần. sau 3-4 ngày sẽ khỏi.

7. Nước khế chua

Nước khế có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà

Nước khế có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà

Khế chua là thành phần điều trị nhiệt miệng ở trẻ vô cùng hiệu quả. Khế có nhiều vitamin C giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt, trong đông y có tác dụng tăng sinh dịch cải thiện chứng nhiệt miệng do nóng trong.

Cách tiến hành:

  • Mẹ chọn 2-3 quả khế chua, còn tươi.
  • Rửa sạch để ráo, cắt thành múi.
  • Đun sôi với nước lọc, đun sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy phần nước, cho trẻ ngậm và nuốt dần.
  • Cho trẻ làm 2 lần mỗi ngày, sau vài ba hôm sẽ khỏi.

8. Ngậm chất chát trong miệng

Các thảo dược có vị chát như trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau diếp cá, húng chanh, vỏ xoài thường chứa nhiều chất oxy hóa, có đặc tính:

  • Kháng viêm kháng khuẩn tốt.
  • Giúp săn se vết loét, nhiệt miệng.
  • Giúp trừ thấp nhiệt, giảm đau đớn cho trẻ.

Cách tiến hành:

  • Đối với rau diếp cá, húng chanh: Mẹ rửa sạch một nắm, giã nát, bôi lên miệng vết loét, ngày bôi 3 lần, sau 3-4 ngày sẽ khỏi.
  • Trà xanh, trà đen: Mẹ lấy một lượng vừa phải. Đem hãm cùng với nước sôi, để trong 5 phút. Rót ra cốc, súc miệng khi còn âm ấm, ngày thực hiện vài lần, tới khi khỏi.
  • Vỏ xoài, quả sung: Mẹ rửa sạch, giã nát, rồi lấy phần nước cốt bôi lên vết loét, ngày bôi 2-3 lần cho tới khi khỏi.

9. Chấm cỏ mực vào nơi nhiệt miệng

Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi có vị ngọt chua, tính lương, chỉ huyết có tác dụng bổ âm, thanh can nhiệt. Đồng thời cỏ mực có tính sát khuẩn, chống viêm giúp nhanh lành vết loét, giảm triệu chứng đau đớn khó chịu do nhiệt miệng.

Cách tiến hành:

  • Mẹ lấy một nắm cỏ mực, rửa sạch.
  • Đem giã nát bằng cối, sau lấy nước cốt, thêm thìa mật ong.
  • Mẹ dùng bông tăm chấm thuốc vào chỗ bị nhiệt miệng, ngày bôi 2-3 lần . Sau vài ba hôm sẽ khỏi.

10. Đắp ngô thù du ở lòng bàn chân

Bột ngô thu du giúp trẻ bị nhiệt miệng giảm đau nhan lành hiệu quả

Bột ngô thu du giúp trẻ bị nhiệt miệng giảm đau nhan lành hiệu quả

Ngô thù du có thành phần chính là tinh dầu, trong đó có evoden, evodin, ngoài ra còn có các alcaloid. Theo đông y, ngô thù du có công dụng tán hàn, ôn trung làm ấm dạ dày, hỗ trợ tiêu hoá, lợi tiểu, giảm đau và sát khuẩn  hiệu quả. Chính vì thế nó được sử dụng điều trị nhiệt miệng

Cách tiến hành:

  • Mẹ tán nhuyễn ngô thù du.
  • Lấy 2 thìa cà phê cho vào chén, thêm dấm, đun sôi cho vào bột ngô thù du vừa tán mịn, trộn đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt.
  • Mẹ dùng bột này bôi vào lòng bàn chân của trẻ, dùng bông băng băng lại, giữ nguyên trong hai giờ, gỡ ra.
  • Mỗi ngày nên thực hiện vào buổi tối cho trẻ.

11. Bài thuốc lục nhất tán

Hai thành phần chính trong bài thuốc là hoạt thạch, cam thảo. Hoạt thạch có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa. Cam thảo giải nhiệt độc giúp săn se vết loét nhanh chóng. Hai vị này phối hợp với nhau dùng điều trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả, kết hợp với mật ong  tăng khả năng sát khuẩn, kháng viêm.

Cách tiến hành:

  • Mẹ chuẩn bị 6 phần hoạt thạch, 1 phần cam thảo.
  • Trộn với mật ong thành dịch sền sệt.
  • Dùng bông chấm lên vết loét nhiệt miệng, ngày 2-3 lần cho tới khi khỏi.

12. Phòng tránh nhiệt miệng

Theo Đông y, nhiệt miệng là do âm hư sinh nội nhiệt (cơ thể bị nóng trong) gây nên. Vì thế để phòng tránh nhiệt miệng, cơ thể nên tránh các tác nhân gây nóng, bổ sung thực phẩm có tính mát, đồng thời vận động nhiều hơn để cơ thể thải độc, giảm căng thẳng, stress.

  • Uống đủ nước tầm 2-2,5 lít mỗi ngày, hạn chế uống nước ngọt. Đối với trẻ, mẹ nên cho uống đầy đủ tùy theo thể trạng, cân nặng cũng như độ tuổi của trẻ. Uống nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh… để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Mẹ nên cho trẻ tăng cường ăn nhiều rau xanh hoa quả chứa vitamin A, B, C, E  cùng khoáng chất kẽm, magie giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách tránh xây xát vùng niêm mạc miệng.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán, dầu mỡ.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý, tránh cho trẻ thức khuya, stress.
  • Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ giảm nóng trong, nhiệt miệng. Sản phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm giảm các triệu chứng nóng trong, nhiệt miệng, táo bón ở trẻ. Mẹ nên chọn các sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng, vị ngọt dịu dễ uống, trẻ sẽ không “trốn tránh” và tiếp nhận dễ dàng.

Hy vọng những mẹo vặt trên mẹ có thể áp dụng giúp bé nhanh khỏi giảm đau rát. Các cách chữa nhiệt miệng tại nhà có thường dễ làm, tiện lợi, mất ít thời gian, công sức cho mẹ và cũng đảm bảo an toàn cho bé.

11+cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC