[Giải đáp thắc mắc] Ăn gì kích thích tiêu hóa?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 06/03/2023 14:10:29

Trẻ ăn gì kích thích tiêu hóa, không còn bị chán ăn luôn là câu hỏi khiến bố mẹ phải đau đầu. Hãy cùng xem từ vấn từ chuyên gia y tế để giải đáp thắc mắc này mẹ nhé.

Chị Hà (Việt Trì, Phú Thọ) hỏi: Cháu nhà em năm nay 7 tuổi mà hệ tiêu hóa không tốt, kém, thường xuyên khó tiêu, đầy hơi nên cháu hay chán ăn, ăn khá ít, người luôn mệt mỏi, gầy gò. Em lo quá không biết nên làm thế nào, bác sĩ từ vấn giúp em nên cho bé ăn gì để kích thích tiêu hóa? 

Trả lời: Chào mẹ, cảm ơn mẹ đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Về vấn đề tiêu hóa kém của bé, trước hết, chúng tôi khuyên mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra chính xác để có biện pháp xử trí phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần theo dõi các món ăn hàng ngày để loại bỏ những món ăn không phù hợp và tăng cường các loại thực phẩm giúp kích thích tiêu hóa dưới đây.

Bé chán ăn khiến cha mẹ lo lắng

Cho trẻ ăn gì kích thích tiêu hóa?

1. Ăn gì kích thích tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó tiêu ở trẻ nhỏ như:

  • Thực phẩm không phù hợp.
  • Mắc các bệnh về tiêu hóa.
  • Trẻ bị áp lực, căng thẳng.
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học.

Những thực phẩm kích thích tiêu hóa phải đảm bảo được các yếu tố:

  • Dễ tiêu hóa.
  • Tăng hấp thu,.
  • Giảm triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là những thực phẩm điển hình nhất.

1.1. Khoai lang

Chất xơ trong khoai lang có tác dụng kích thích tiêu hóa

Chất xơ trong khoai lang có tác dụng kích thích tiêu hóa

Chất xơ trong khoai lang là chất xơ hòa tan rất lành tính có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, loại bỏ tình trạng táo bón đồng thời giảm tỷ lệ mắc ung thư đại – trực tràng.

Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang vào bữa sáng hoặc bữa trưa đều được. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo là khoai phải được nấu chín kỹ.

1.2. Bơ

Quả bơ có chứa nhiều vitamin và muối khoáng tốt cho đường tiêu hóa như Vitamin E, Vitamin C, Vitamin K, Kẽm, Canxi, Magie, Kali…. Ngoài ra, thành phần chất xơ trong quả bơ giúp

  • Kích thích tiêu hóa.
  • Giảm Cholesterol.
  • Ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì rất hiệu quả.

Các chuyên gia cho biết, ăn bơ có thể giúp nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng lên gấp 5 lần. Do vậy, mẹ có thể tận dụng loại quả này để cải thiện khả năng tiêu hóa cho bé.

1.3. Sữa chua, sữa chua uống

Sữa chua là loại thực phẩm giàu lợi khuẩn. Ngoài tác dụng cân bằng hệ khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng phân giải thức ăn, sữa chua còn cung cấp một lượng Vitamin, chất khoáng rất cân đối và đầy đủ.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên vì vậy mà lạm dụng loại thực phẩm này gây ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên của đường ruột. Các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng sữa chua 3 lần/ tuần để có được hiệu quả tốt nhất.

1.4. Gừng

Gừng là loại gia vị có mặt trong danh sách các vị thuốc Đông y. Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng hành khí kiện tỳ loại bỏ tình trạng đầy chướng bụng, khó tiêu. Vì vậy, để bé tiêu hóa tốt hơn, mẹ có thể bổ sung loại gia vị này trong quá trình chế biến món ăn cho bé.

Xem thêm: Cách sử dụng gừng mật ong kích thích tiêu hóa

1.5. Táo, chuối

Táo và chuối giàu enzyme, chất xơ tốt cho tiêu hóa

Táo và chuối giàu enzyme, chất xơ tốt cho tiêu hóa

Táo giàu enzyme tự nhiên và chuối giàu chất xơ hòa tan là 2 loại trái cây được dùng phổ biến để cải thiện vấn đề tiêu hóa. Táo có thể được ăn trực tiếp hoặc làm giấm đều được. Đối với chuối, mẹ cần lựa chọn quả chuối đã chín kỹ để đảm bảo toàn bộ pectin trong quả chuối đã được chuyển đổi không gây cản trở quá trình tiêu hóa.

1.6. Các loại thực phẩm lên men

Các loại thực phẩm lên men giàu probiotics và men tiêu hóa có lợi cho quá trình phân giải dinh dưỡng trong thức ăn giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với các loại rau dưa lên men cần phải chín kỹ tránh tình trạng tồn dư Nitrit sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư. Các loại hạt lên men như natto, phô mai… sẽ an toàn và dễ sử dụng hơn.

1.7. Các loại rau

Mẹ cũng nên thay đổi linh hoạt các loại rau củ trong khẩu phần ăn của bé để kích thích sự ngon miệng cũng như bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, chất xơ và vitamin cho con. Đa số các loại Vitamin có trong rau củ là tan trong nước và không bền với nhiệt nên khi chế biến cần hạn chế ninh chín quá kỹ làm giảm bớt hàm lượng Vitamin trong rau.

Xem thêm: 11+ loại rau kích thích tiêu hóa bạn NÊN THUỘC NẰM LÒNG

1.8. Một số loại trái cây khác

Các loại trái cây khác được chứng nhận có tác dụng rất tốt cho đường tiêu hóa như: dứa, đu đủ, thanh long, dưa hấu….

1.9. Trà và một số thức uống từ trái cây, rau củ

Trà gừng giúp kích thích tiêu hóa rất tốt

Trà gừng giúp kích thích tiêu hóa rất tốt

Các loại trà kích thích tiêu hóa thường có lượng tinh dầu dồi dào giúp làm dịu thần kinh, giảm sự co thắt quá mức của đường ruột từ đó giúp ổn định đường tiêu hóa. Các loại trà phổ biến nhất bao gồm:

  • Trà gừng: Chọn 3 lát gừng tươi pha với nước sôi rồi để nguội bớt uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Trà bạc hà: Làm tương tự như trà gừng. Tình dầu bạc hà giúp giảm căng thẳng, ức chế co thắt cơ trơn rất hiệu quả.
  • Trà Kombucha: Đây là loại trà được lên men bởi đường và “SCOBY” (Symbiotic colony of bacteria and yeast). Do có sự lên men nên loại trà này cũng chứa lợi khuẩn và enzyme có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt.

2. Thực đơn dinh dưỡng giúp kích thích tiêu hóa

Thực đơn bữa ăn hàng ngày cho bé phải đảm bảo được sự cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng đồng thời có bổ sung thêm các thực phẩm để khắc phục các triệu chứng khó chịu mà bé đang gặp phải.

Dưới đây là thực đơn 7 ngày giúp kích thích tiêu hóa cho bé mẹ có thể tham khảo:

Bữa ănSángTrưaTối
Thứ 2
  • 1 bát phở bò
  • 1 ly sữa
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Thịt rim với tôm
  • Canh khoai mỡ
  • 1 hộp sữa chua
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Thịt gà kho
  • Canh cua
Thứ 3
  • 1 bát miến gà
  • 1 ly sữa
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Cá thu kho
  • Canh cải bẹ xanh nấu thịt
  • 1 ly nước ép táo
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Thịt kho trứng
  • Canh bí đao
Thứ 4
  • 1 chén súp cua
  • 1 ly sữa
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Thịt bò xào
  • Canh cải thảo
  • 1 quả chuối chín
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Tôm ram
  • Canh rau muống
Thứ 5
  • 1 bát cháo đậu xanh thịt heo
  • 1 ly sữa
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Cá chiên sốt cà
  • Canh bí đỏ
  • 1 ly nước ép dứa
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Canh đậu hũ thịt bằm
  • Trứng chiên
Thứ 6
  • 2 lát bánh mì
  • 1 quả trứng ốp la
  • 1 ly sữa
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Cá cơm chiên giòn
  • Canh khoai tây
  • 1 miếng đu đủ
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Canh rau dền nấu thịt
  • Thịt sốt cà
Thứ 7
  • 1 bát bánh canh cua
  • 1 ly sữa
  • 1 bát cháo gà nấu nấm
  • 1 ly nước ép cà rốt
  • 1 bát cơm chiên dương châu
  • Rau trộn
Chủ nhật
  • 1 củ khoai lang
  • 1 ly sữa
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Mướp xào lòng gà Thịt viên chiên
  • 1 chai sữa chua uống nhỏ.
  • Cơm tẻ 1 bát
  • Canh cá nấu chua

 

Xem thêm: Mách bạn 15 món ăn kích thích tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng

3. Thảo dược tự nhiên giúp kích thích tiêu hóa cho bé

Ngoài các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thêm một số loại thảo dược tự nhiên để kích thích tiêu hóa như:

  • Táo chua: Táo chua là vị dược liệu có tác dụng an thần, bổ can, liễm hãn, sinh tân giúp giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi, tiêu hóa kém, ra nhiều mồ hôi trộm và làm mát cơ thể.
  • Đảng sâm: Đảng sâm giúp bổ khí, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, chữa đầy bụng.
  • Trần bì: Là vỏ khô của quả quýt được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như ăn không ngon, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy, trừ đờm, cầm ho.
  • Khiếm thực: GIúp bổ thận, kiện tỳ, tiêu hóa tốt.

Việc sử dụng các loại thảo dược sẽ đảm bảo an toàn nhưng mất nhiều công sức chế biến và phải biết cách phối hợp gia giảm với một số dược liệu khác.

Vậy nên, nếu không có đủ thời gian, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên cho bé.

Forikid TW3 - Sản phẩm dùng cho trẻ hay táo bón, biếng ăn, tiêu hóa kém

Forikid TW3 – Sản phẩm dùng cho trẻ hay táo bón, biếng ăn, tiêu hóa kém

Điển hình là sản phẩm Forikid TW3 được nhiều bà mẹ và chuyên gia y tế khuyên dùng. Công thức của sản phẩm được phát triển từ bài Bổ thận âm phối hợp cùng các thảo dược khác đã cho hiệu quả thực tế trong cải thiện các triệu chứng về tiêu hóa kém.

Thành phần của Forikid TW3 gồm: Sinh địa, Đảng sâm, Thạch hộc, Tỳ giải, Cam thảo, Táo chua, Hoài sơn, Khiếm thực. Dạng bào chế của sản phẩm là cao lỏng có vị ngọt vừa phải, mùi thơm dược liệu nên rất dễ sử dụng cho bé. Mẹ có thể tham khảo cụ thể hơn về sản phẩm này tại đây: https://forikid.vn/

4. Một số lưu ý tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa

Luyện cho trẻ ăn chậm nhai kỹ giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn

Luyện cho trẻ ăn chậm nhai kỹ giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn

Mẹ cũng nên tập cho bé một số thói quen tốt trong quá trình ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

  • Tập trung khi ăn

Thói quen tập trung khi ăn sẽ giúp bữa ăn của con được liền mạch, không bị ngắt quãng làm mất cảm giác ngon miệng. Tránh được các nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược dạ dày.

  • Giữ tinh thần thoải mái

Với những bé khó ăn, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ép con ăn quá nhiều cùng một lúc gây cảm giác sợ hãi mỗi khi đến bữa và ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn.

  • Tích cực vận động

Các bài tập thể lực vừa phải và phù hợp không chỉ giúp cho cơ thể chắc khỏe mà còn điều hòa được nhu động của đường tiêu hóa từ đó ngăn chặn được tình trạng táo bón, tiêu chảy hay đầy chướng bụng, khó tiêu.

  • Ăn chậm nhai kỹ

Luyện cho bé thói quen nhai kỹ để giảm gánh nặng cho dạ dày và đường ruột đồng thời giúp dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu tối đa.

  • Không dùng thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp có thể được chế biến bằng thực phẩm không tươi sống hoặc sử dụng các hóa chất bảo quản không tốt cho đường tiêu hóa. Bé có thể bị dị ứng với các thành phần này hoặc các hóa chất có thể tích tụ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.

  • Bổ sung nhiều chất xơ

Tăng cường bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn cho bé để ngăn chặn tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.

  • Uống đủ nước.

Nước rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa tại đường ruột. Thiếu nước có thể khiến phân bị khô, cứng và gây ra tình trạng táo bón. Do vậy, mẹ cần chú ý nhắc con bổ sung nước cho cơ thể ngay cả khi không có cảm giác khát nước.

  • Tránh bổ sung nhiều đồ chiên, rán

Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ vì dầu mỡ rất khó tiêu sẽ khiến con bị đầy chướng bụng thậm chí kích thích tăng tiết acid dịch vị gây các vấn đề về dạ dày.

  • Tránh đồ cay

Đồ ăn cay có thể gây tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa dẫn đến các triệu chứng viêm và cản trở hoạt động tiêu hóa. Do vậy, mẹ không nên cho bé ăn các đồ cay nóng nhiều.

  • Tránh đồ nhiều tinh bột

Đồ ăn quá nhiều tinh bột rất dễ bị lên men trong ống tiêu hóa gây ra tình trạng dư thừa hơi trong dạ dày và ruột. Ngoài ra, tinh bột cũng kích thích dạ dày tăng tiết acid và dễ gây ra tình trạng dư thừa năng lượng dẫn đến thừa cân béo phì. Vậy nên, mẹ cần kiểm soát kỹ lưỡng nhóm chất này trong khẩu phần ăn của bé.

Rất hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn gì kích thích tiêu hóa. Mẹ hãy tham khảo và bổ sung vào thực đơn hàng ngày để bé ăn ngon miệng và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

[Giải đáp thắc mắc] Ăn gì kích thích tiêu hóa?
5 (100%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC