Đái dầm ở trẻ em: Tất tật từ A- Z về chứng đái dầm

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/03/2023 12:00:23

Đái dầm ở trẻ em là tình trạng trẻ đi tiểu không tự chủ hay không kiểm soát được gây ra. Với trẻ dưới 5 tuổi thì không đáng lo ngại nhưng nó sẽ là vấn đề bệnh lý nếu trẻ từ 5 tuổi trở lên mà vẫn bị đái dầm. Mẹ hãy tìm hiểu những thông tin chi tiết về tình trạng này để có cách chữa trị và phòng ngừa giúp bé nhé.

Nội dung bài viết

1. Giải thích hiện tượng đái dầm ở trẻ em

Đái dầm thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi

Đái dầm thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi

Đái dầm ở trẻ tình trạng trẻ đi tiểu trong lúc ngủ. Đái dầm có thể thỉnh thoảng xảy ra hoặc cũng có thể xảy ra mỗi đêm.

Đái dầm nếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi thì không phải là điều đáng lo ngại. Bởi ở độ tuổi này trẻ đang học cách kiểm soát bàng quang. Tuy nhiên, khi trẻ từ 5 tuổi trở lên mà đái dầm thì mẹ cần đưa đến bác sĩ để khám ngay.

Tiểu dầm thường sẽ giảm theo độ tuổi tăng dần. Theo thống kê cho thấy:

  • 82% tỷ lệ trẻ đái dầm từ dưới 2 tuổi
  • 26% khi trẻ 4 tuổi.
  • 3% khi trẻ lên 10 tuổi.

1.1. Đái dầm ban ngày

Đái dầm ban ngày đa số chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Nguyên nhân là ở độ tuổi này, trẻ chưa học được cách kiểm soát được bàng quang, khiến cho việc đi tiểu trở nên tự phát, không chủ động được.

1.2. Đái dầm ban đêm

Đái dầm ban đêm xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân có thể là do kích thước bàng quang nhỏ không chứa được nhiều nước tiểu. Bé ngủ sâu giấc và không cảm nhận được tín hiệu truyền từ hệ thần kinh và “bỏ quên” việc đi tiểu.

1.3. Quá trình hình thành nước tiểu

Quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu diễn ra ở cầu thận

Quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu diễn ra ở cầu thận

Để hiểu rõ vì sao trẻ bị đái dầm, đầu tiên cần hiểu rõ quá trình hình thành nước tiểu là như thế nào.

Trong cơ thể, thận đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu. Mỗi quả thận chứa 1 triệu đơn vị chức năng. Quá trình hình thành nước tiểu gồm lọc máu – hấp thụ lại và bài tiết tiếp.

1.3.1. Quá trình lọc máu

Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận, máu từ động mạch chảy vào cầu thận với một áp suất lớn. Tạo thành một lực đẩy các chất hoà tan trong máu qua màng lọc. Màng lọc là một vách mao mạch có cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp khít nhau, tạo thành các lỗ lọc có kích thước 30-40 Angstron. Chỉ những chất nào có kích thước nhỏ hơn 30-40 Angstron thì mới có thể đi qua lỗ lọc tạo thành nước tiểu, còn các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn nên được giữ lại trong máu.

1.3.2. Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp hình thành nước tiểu

Quá trình lọc máu kết thúc nước tiểu đầu được đưa đến ống thận tiếp tục quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp.

Trong nước tiểu đầu còn có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Quá trình hấp thụ lại đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hấp thu lại chất dinh dưỡng cần thiết của mình.

Quá trình bài tiết tiếp sẽ xảy ra ngay sau đó. Các chất thải như amoni, axit uric, các chất thừa, chất kháng sinh… sẽ tiếp tục được bài tiết để tạo thành nước tiểu chính thức. Lúc này thành phần các chất trong máu được duy trì ổn định.

Nước tiểu chính thức được đổ vào ống góp rồi đi vào bàng quang, kết thúc quá trình lọc máu tạo thành nước tiểu.

Chúng ta sẽ đi tiểu khi cơ vòng ở cổ bàng quang giãn ra và cơ co thắt ở thành bàng quang thắt lại. Có nghĩa là để đi tiểu thành công, cơ co thắt và cơ vòng phải hoạt động cùng một lúc và diễn ra một cách vô thức.

1.4. Khả năng kiểm soát bàng quang theo tuổi

Như đã chia sẻ ở trên, theo năm tháng, cùng với sự lớn lên của cơ thể thì tỉ lệ đái dầm ở trẻ nhỏ cũng giảm đi đáng kể. Cụ thể:

Độ tuổiKhả năng kiểm soát bàng quang
0 – 18 tháng tuổiTrẻ không cảm nhận được bàng quang căng hay không. Do đó việc đi tiểu không kiểm soát được.
18 – 24 tháng tuổiTrẻ bắt đầu có cảm nhận về bàng quang đầy hay rỗng. Tuy nhiên hầu hết trẻ vẫn bị đái dầm khi ngủ.
2 – 3 tuổiTrẻ đã cảm nhận được về sự căng của bàng quang. Vì vậy trẻ thường chủ động khi muốn đi tiểu. Mặc dù vậy trẻ vẫn không kiểm soát được khi ngủ.
3 – 5 tuổiTrẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu tiện và thường trẻ sẽ không bị đái dầm vào ban đêm. Tỷ lệ đái dầm ở trẻ trong độ tuổi này là 26%.
Trên 5 tuổiTrẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được việc đi tiểu tiện cả ngày và đêm.

2. Phân loại đái dầm ở trẻ em

Đái dầm ở trẻ em được chia thành 2 loại chính là đái dầm tiên phát và đái dầm thứ phát.

2.1. Đái dầm tiên phát

Đái dầm tiên phát hay nguyên phát là tình trạng trẻ bị đái dầm xảy ra liên tục mỗi đêm trong khoảng 6 tháng.

2.2. Đái dầm thứ phát

Đái dầm thứ phát là tình trạng trẻ hoàn toàn không bị đái dầm vào ban đêm trong khoảng 6 tháng liên lục nhưng sau đó lại bị đái dầm.

3. Tần suất đái dầm ở trẻ em theo độ tuổi

Tần suất đái dầm ở trẻ em sẽ giảm dần theo độ tuổi và đái dầm tự khỏi cùng với thời gian.

Độ tuổiTần suất đái dầmĐộ tuổiTần suất đái dầm
Dưới 2 tuổi82%105%
3 – 4 tuổi26%114%
520%123%
612%132.5%
710%142%
87%151.5%
96%161%

4. Nguyên nhân đái dầm ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ, trong đó phổ biến là 11 nguyên nhân sau.

4.1. Ngủ sâu giấc

Ngủ sâu giấc khiến trẻ không thể tỉnh dậy khi muốn đi tiểu tiện. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, đối với trẻ bị đái dầm ban đêm sẽ có thể đái dầm trong tất cả các giai đoạn giấc ngủ. Trẻ sẽ không nhận biết được các tín hiệu buồn đi vệ sinh khi bàng quang đạt dung tích tối đa.

4.2. Giảm dung tích bàng quang

Dung tích bàng quang nhỏ khiến trẻ đái dầm

Dung tích bàng quang nhỏ khiến trẻ đái dầm

Bàng quang của một số trẻ có thể không được phát triển đủ để giữ nước tiểu được sản xuất trong đêm.

Ngoài ra nếu các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm trưởng thành, khi bàng quang đạt dung tích tối đa thì trẻ không thể cảm nhận được – đặc biệt nếu trẻ có giấc ngủ sâu.

4.3. Tăng sản xuất nước tiểu về đêm

Vào ban đêm, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone có tác dụng tăng tái hấp thụ nước vào máu, giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận có tên là vasopressin.

Chính vì vậy thông thường chúng ta có thể ngủ tới sáng mà không cảm thấy muốn đi tiểu. Tuy nhiên ở trẻ đái dầm lượng hormone vasopressin sản xuất không đủ khiến trẻ buồn tiểu về đêm.

4.4. Yếu tố di truyền

Trẻ nhỏ nếu có bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ lúc nhỏ bị đái dầm thì trẻ lớn lên cũng sẽ có nguy cơ bị đái dầm cao. Tỉ lệ này là 77% trong trường hợp cả bố và mẹ bé đái dầm lúc nhỏ và chỉ 44% trong trường hợp 1 hoặc 2 người bị. Riêng đối với bé có bố và mẹ không bị đái dầm lúc nhỏ thì tỉ lệ đái dầm là 15%.

4.5. Yếu tố tâm lý

Tâm lý ảnh hưởng nhiều đến việc đái dầm ở trẻ

Tâm lý ảnh hưởng nhiều đến việc đái dầm ở trẻ

Căng thẳng và lo lắng như sợ ma, bắt đầu đi trường học mới… cũng có thể là nguyên nhân tác động khiến bé bị đái dầm thứ phát. Tình trạng này nếu không được khắc phục sẽ trở thành một tật khó bỏ ở trẻ nhỏ.

4.6. Sử dụng các thực phẩm chứa cafein, đồ uống hương vị nhân tạo

Đồ uống chứa cafein hoặc các loại đồ uống có hương vị nhân tạo có thể là nguyên nhân khiến bé mắc tè nhiều hơn. Đặc biệt nếu bé uống trước khi đi ngủ thì khả năng vào ban đêm bé sẽ muốn đi tiểu nhiều.

4.7. Mất cân bằng hormone

Trong thời thơ ấu, một số trẻ không sản xuất đủ hormon chống lợi tiểu (ADH) để làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu vào ban đêm.

4.8. Táo bón mãn tính

Khi táo bón kéo dài, các cơ kiểm soát nước tiểu và loại bỏ phân có thể bị rối loạn khiến cho trẻ bị đái dầm lúc ngủ.

4.9. Vấn đề bệnh lý

Đái dầm ở trẻ nhỏ có thể là hậu quả của việc sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc do bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tật cột sống chẻ đôi, trẻ bị động kinh, bệnh về thận, nội tiết, hay hội chứng ngưng thở về đêm…, xuất hiện nhiều hơn trong đái dầm thứ phát.

Để nhận biết trẻ có bị đái dầm bệnh lý hay không thì nên đưa trẻ thăm khám và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra.

4.9.1. Một số bệnh lý thần kinh

Ở một số trẻ hệ thần kinh gặp vấn đề bất thường như động kinh, … gây nên tình trạng đái dầm ở trẻ. Tuy nhiên, hiếm khi đái dầm có liên quan đến khiếm khuyết trong hệ thống thần kinh hoặc hệ tiết niệu của trẻ.

4.9.2. Tiểu đường

Nếu đột nhiên trẻ bị đái dầm mà trước đó không hề bị thì có thể đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm mỗi lần đi tiểu nhiều, tăng khát, mệt mỏi, giảm cân mặc dù thèm ăn.

4.9.3. Nhiễm trùng tiết niệu

Bệnh có thể khiến trẻ khó kiểm soát được việc đi tiểu. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm đái dầm, trẻ đi tiểu không kiểm soát (tiểu són), đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng và trẻ bị đau khi đi tiểu.

4.9.4. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

Bệnh thiếu hồng cầu hình liềm là bệnh do một rối loạn di truyền gây ra bất thường cho phân tử hemoglobin vận chuyển oxy cho hồng cầu dẫn đến việc các tế bào hồng cầu có xu hướng dạng mảnh, dài như hình lưỡi liềm.

Trẻ bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ thường có các biểu hiện như đái dầm, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển, nhiễm trùng tái phát, thiếu máu, đau hay hội chứng tay chân…

4.9.5. Chứng ngưng thở khi ngủ

Đái dầm là một dấu hiệu của chứng ngưng thở

Đái dầm là một dấu hiệu của chứng ngưng thở

Đôi khi đái dầm là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn. Tình trạng hơi thở của trẻ bị gián đoạn trong khi ngủ – thường là do amidan hoặc adenoids bị viêm. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm ngáy và buồn ngủ ban ngày.

4.10. Một số nguyên nhân khác

  • Giun kim: Do lỗ tiểu của bé gái gần với hậu môn do đó rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu gây nên chứng đái dầm.
  • Lười đi vệ sinh: bé không đi vệ sinh trước khi đi ngủ khiến cho lượng nước tiểu tích tụ trong bàng quang nhiều là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Bất thường về cấu trúc giải phẫu: một số cơ quan, cơ hoặc dây thần kinh trong cơ thể gặp phải bất thường cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị tiểu dầm về đêm.

5. Bệnh dễ nhầm lẫn với đái dầm ở trẻ

Một số phụ huynh thường nhầm lẫn trẻ bị đái dầm với trẻ bị rò nước tiểu bẩm sinh hoặc tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên đây là những bệnh lý hoàn toàn khác nhau ở trẻ nhỏ.

5.1. Rò nước tiểu bẩm sinh

Bé bị dò tiểu bẩm sinh khiến bố mẹ nhầm tưởng là đái dầm

Bé bị dò tiểu bẩm sinh khiến bố mẹ nhầm tưởng là đái dầm

Nếu như quần hoặc bỉm của bé luôn luôn trong tình trạng ẩm ướt, có mùi khai nhưng bé ướt sũng vào ban đêm khi ngủ thì đây là tình trạng rò nước tiểu bẩm sinh.

Rò nước tiểu bẩm sinh thường xảy ra ở bé gái. Nguyên nhân là do 2 quả thận của bé ở cùng 1 bên khiến cho nước tiểu từ thận trên theo ống dẫn tiểu không xuống hết bàng quang mà đi ra trực tiếp lỗ tiểu.

Với những trường hợp này, phẫu thuật sẽ giúp điều chỉnh thận về đúng vị trí, giúp nước tiểu đi đúng hướng hơn.

5.2. Tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát là tình trạng trẻ cứ đi tiểu một cách thoải mái, vô thức mà không ý thức về việc nên đi tiểu lúc nào, tình trạng này xảy ra cả khi bé còn thức.

Tiểu không kiểm soát là một bệnh lý được gọi là bệnh bàng quang thần kinh. Khi trẻ bị tiểu không kiểm soát thì cần được khám chữa kịp thời để không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.

6. Đái dầm ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Hầu hết trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng đái dầm khi ngủ. Tuy nhiên trong số đó có những trường hợp trẻ cần đến sự giúp đỡ y tế từ các bác sĩ:

  • Trẻ vẫn còn ướt giường sau 5 tuổi.
  • Trẻ bắt đầu làm ướt giường sau vài tháng không đái dầm vào ban đêm
  • Đái dầm đi kèm với đi tiểu đau, khát nước bất thường, nước tiểu màu hồng hoặc đỏ

Để chẩn đoán nguyên nhân đái dầm ở trẻ, bác sĩ sẽ yêu cầu được biết về tiền sử bệnh tình của bé. Từ đó loại trừ các nguyên nhân như do táo bón, tiểu đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra bác sĩ sẽ xác định bé đái dầm nguyên phát hay thứ phát để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: Trẻ đái dầm phải làm sao?

7. Chữa đái dầm ở trẻ với những mẹo dân gian

Rau bầu đất mẹo chữa đái dầm dân gian

Rau bầu đất mẹo chữa đái dầm dân gian

Một số bài thuốc dân gian như sử dụng màng mề gà, rau bầu đất, mang cua biển, gan gà trống, dế mèn đen, dạ dày lợn, bong bóng lợn, tổ bọ ngựa, … là những mẹo dân gian trị đái dầm ở trẻ rất hiệu quả.

Ví dụ:

  • Màng mề gà sau khi rửa sạch thì rang với lửa to cho đến khi chuyển sang màu vàng sẫm thì cho thêm một chút giấm rồi đem đi phơi khô. Sau đó tán nhuyễn thành bột rồi cho trẻ uống lúc đói. Sử dụng 2-6g bột pha với nước ấm, chia làm 2 lần uống/ngày cho trẻ.
  • Rau bầu đất nấu canh hoặc dùng 80g rau bầu đất sắc lấy nước uống hằng ngày sẽ giúp trị đái dầm ở trẻ do loại rau này có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khử ứ, tiêu viêm, lợi tiểu.
  • v..v..

Xem thêm:

8. Thực phẩm chữa đái dầm ở trẻ em

Sử dụng thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để chữa đái dầm ở trẻ nhỏ được xem là phương pháp đơn giản, an toàn, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt.

8.1. Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

Trong các sản phẩm dùng cho trẻ đái dầm, mẹ nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để an toàn cho trẻ. Đồng thời nên chọn những sản phẩm được bào chế dạng cao lỏng, siro, có vị ngọt để bé dễ uống.

8.2. Chuối

Chuối không những là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng, giúp cải thiện tình trạng táo bón mà còn rất tuyệt vời để cải thiện chứng đái dầm ở trẻ nhỏ. Do vậy mẹ nên cho bé ăn 2-3 quả chuối mỗi ngày, có thể kết hợp với sữa chua hoặc làm sinh tố để bé thích thú hơn.

8.3. Râu ngô

Theo đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang, do đó có tác dụng trị đái rắt, đái buốt, bí tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu…

Do đó, đối với trẻ bị đái dầm do viêm đường tiết niệu khi uống nước râu ngô sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

8.4. Rau mùi tàu

Rau mùi tàu cải thiện chứng đái dầm hiệu quả

Rau mùi tàu cải thiện chứng đái dầm hiệu quả

Rau mùi tàu được sử dụng để chữa đái dầm ở trẻ em theo phương thuốc sau:

Sử dụng mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu mỗi vị 20g cùng 10g cỏ sữa lá nhỏ thái sợi, phơi khô rồi đun với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 150ml nước thì tắt bếp. Cho trẻ uống từ 5-10 ngày liên tục, sau bữa ăn tối sẽ giúp trẻ khỏi bệnh đái dầm khi ngủ.

8.5. Quả lý gai Ấn Độ

Kết hợp mật ong, nghệ với 1 vài miếng xắt nhỏ từ quả lý gai Ấn Độ và cho bé ăn hàng ngày cũng là giải pháp điều trị đái dầm hữu hiệu.

8.6. Giấm táo

Giấm táo giúp làm giảm lượng axit trong bụng, nhờ vậy giúp giảm kích ứng ruột, hạn chế đái dầm ở trẻ nhỏ. Mẹ nên pha loãng giấm táo với nước và một chút mật ong để làm giảm vị chua rồi cho bé uống 1-2 lần/ngày và dùng trong bữa ăn.

8.7. Hạt mù tạt

Hạt mù tạt được sử dụng để trị chứng đái dầm ở trẻ em do nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên.

Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho nửa muỗng hạt cà phê mù tạt khô vào nửa ly sữa ấm rồi cho bé uống trước khi đi ngủ 1 tiếng.

8.8. Hẹ

Lá hẹ có công dụng ôn thận, kiện tỳ, dưỡng tâm nên được dùng để chữa đái dầm ở trẻ em.

Mẹ có thể dùng hẹ nấu kết hợp với óc heo, đậu phụ tươi để chế biến món canh, vừa có tác dụng chữa bệnh vừa là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon cho trẻ.

8.9. Đường thốt nốt

Công dụng của đường thốt nốt là làm tăng nhiệt của cơ thể, nhờ vậy sẽ làm giảm tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ đáng kể. Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống một ly sữa ấm và ăn 1 miếng đường thốt nốt. Ngoài ra mẹ cũng có thể rang hạt mè với đường thốt nốt và một tí xíu muối cho bé dùng hàng ngày.

8.10. Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất có công dụng hạn chế buồn tiểu ở trẻ nhỏ. Uống một ly nước ép nam việt quất mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát tình trạng này hiệu quả.

8.11. Quế

Quế là một thực phẩm hỗ trợ chữa đái dầm hiệu quả

Quế là một thực phẩm hỗ trợ chữa đái dầm hiệu quả

Quế là thực phẩm có thành phần chất chống oxy hóa đặc biệt giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vì vậy trong trường hợp trẻ bị đái dầm có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường thì mẹ có thể cho bé nhai một miếng quế hoặc dùng bột quế mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

8.12. Mật ong

Một trong những công dụng nổi bật của mật ong là giúp hấp thụ chất lỏng và giữ nó. Chính vì vậy cho bé dùng một thìa nhỏ mật ong mỗi ngày sẽ giúp bé giữ nước tiểu cho tới sáng. Nhờ đó bé sẽ không bị tè dầm trong lúc ngủ nữa.

8.13. Bột yến mạch

Bột yến mạch giúp tăng cường chức năng của bàng quang, nhờ vậy trẻ uống bột yến mạch sẽ không còn bị đái dầm.

8.14. Một số thực phẩm khác

Ngoài các thực phẩm kể trên thì rau ngót, cây tầm ma, củ mài… cũng là những thực phẩm có khả năng trị đái dầm ở trẻ nhỏ hiệu quả.

9. Món ăn thường ngày chữa đái dầm ở trẻ

Những món ăn sau đây sẽ là những bài thuốc giúp chữa đái dầm bổ ích. Tuy nhiên mẹ cần chọn đúng bài thuốc phù hợp với trẻ thì mới mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

9.1. Canh hẹ nấu óc heo và đậu phụ

Nguyên liệu:

  • Óc heo 1 cái.
  • 100g lá hẹ.
  • 100g đậu phụ tươi .

Cách chế biến: sau khi sơ chế các nguyên liệu xong thì đun sôi một nồi nước dùng, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho óc heo vào đun sôi. Nên đun lửa nhỏ để óc chín đều, sau đó cho đậu phụ vào, cuối cùng cho lá hẹ vào là hoàn thành món ăn.

Công dụng: ôn thận, kiện tỳ dưỡng tâm.

9.2. Củ sen hầm xương dê

Canh củ sen hầm xương dê cải thiện đái dầm cho bé

Canh củ sen hầm xương dê cải thiện đái dầm cho bé

Nguyên liệu: củ sen, xương dê.

Cách thực hiện: củ sen gọt sạch, xương dê sơ chế sạch rồi cho vào nồi ninh với nhau cho nhừ. Sau khi đã mềm thì cho thêm gia vị vừa miệng là có thể ăn được ngay.

Công dụng: bổ thận kiện tỳ dưỡng tâm.

9.3. Tim heo hầm tua sen

Nguyên liệu:

  • 1 quả tim heo.
  • 10-20g hạt sen.
  • 10-20g khiếm thực.
  • 10-20g táo đỏ.
  • Gia vị.

Cách thực hiện: Sơ chế các nguyên liệu sạch sẽ rồi bổ đôi tim heo, cho các nguyên liệu con lại vào rồi khâu lại, ninh nhừ.

Công dụng: kiện tỳ, dưỡng tâm ích thận. Phù hợp cho người bị đái dầm, người hậu thiên bị hư, hư hỏa.

9.4. Nộm thịt vịt

Nguyên liệu: thịt vịt luộc, ngó sen, cà rốt, bắp cải, lạc rang lượng vừa đủ.

Cách thực hiện: xé thịt vịt thành sợi, cà rốt thái sợi, ngó sen thái sợi mỏng, bắp cải thái sợi và nêm nếm gia vị vừa miệng rồi trộn đều. Cuối cùng cho lạc rang lên trên là hoàn thành món ăn.

Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm ích thận.

9.5. Chè hạt sen đậu đen

Nguyên liệu:

  • Hạt sen khô 300g.
  • Đỗ đen ½ bát con.
  • Trân châu hạt nhỏ 2 thìa.
  • Gia vị muối, đường phèn, cốt dừa, gừng.

Cách thực hiện: sơ chế nguyên liệu, sau đó ninh chè với thứ tự lần lượt là ninh hạt sen, đỗ đen mềm thì cho trân châu đã được ngâm nở vào. Cuối cùng cho thêm đường phèn, cốt dừa, 1 chút gừng và một chút muối là hoàn thành món chè

Công dụng: bổ tỳ thận, dưỡng âm.

9.6. Súp cà rốt dạ dày heo

Nguyên liệu: khoai tây, cà rốt, dạ dày heo, gừng và một số gia vị khác.

Cách thực hiện: khoai tây, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi thái hình vuông con cờ. Dạ dày heo sơ chế sạch sẽ. Sau đó ninh dạ dày heo đến khi sôi thì cho khoai tây, cà rốt vào. Nêm nếm gia vị vừa miệng, trước khi tắt bếp cho thêm một chút gừng đập dập để tăng thêm hương vị món ăn.

Công dụng: trị chứng tiên thiên hậu thiên hư, trẻ đái dầm và ngủ mơ màng, không sâu giấc.

10. Thay đổi lối sống để ngăn ngừa chứng đái dầm ở trẻ

10.1. Bài tập bàng quang

Với những bé bàng quang chậm phát triển khiên cho bé khó kiểm soát việc đái dầm khi ngủ thì bài tập tăng cường cơ bắp đường tiết niệu sẽ ngăn ngừa co thắt bàng quang hiệu quả.

Cách tập đơn giải như sau:

  • Khi bé muốn đi tiểu, thay vì đi tiểu ngay thì bé sẽ cố gắng nín từ 10-20 phút. Việc này sẽ giúp mở rộng bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát buồn tiểu.
  • Bài tập tăng cường cơ xương chậu với sử dụng một quả bóng có kích thước khoáng một nắm tay, kẹp giữa 2 đùi.
  • Ngoài ra, bài tập đơn giản nhất để cải thiện kích thước bàng quang là uống nhiều nước mỗi ngày.

10.2. Không la mắng tạo áp lực cho trẻ

La mắng hay quát, doạ nạt sẽ khiến trẻ bị áp lực hơn và đái dầm sẽ không mất đi mà còn tiếp diễn nhiều ngày hơn. Chính vì vậy mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu đây là tình trạng có thể khắc phục được và hãy cùng còn tìm cách khắc phục.

10.3. Thường xuyên trò chuyện

Mẹ trò chuyện thường xuyên với giúp bé giải tỏa áp lực

Mẹ trò chuyện thường xuyên với giúp bé giải tỏa áp lực

Bản thân trẻ bị đái dầm thường có tâm lý xấu hổ, ngại ngùng. Vì vậy nên trò chuyện với bé để bé hiểu rõ nguyên nhân, từ đó thoải mái tâm lý, bé sẽ tiếp nhận các phương pháp điều trị tốt hơn.

10.4. Khuyến khích khi bé tiến bộ

Khi bé có biểu hiện tiến bộ hơn khi kiểm soát được việc đái dầm thì mẹ hãy khen ngợi và khuyến khích bé tiếp tục thực hiện. Những lời động viên của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy tự tin hơn và có thể thoát khỏi chứng đái dầm này.

10.5. Không cho trẻ uống nhiều nước trước khi ngủ

Uống nhiều nước trước lúc ngủ sẽ khiến thận hoạt động quả tải và làm lượng nước ở bàng quang bị tăng đột biến. Thay vào đó mẹ nên hạn chế cho bé uống và khuyến khích bé đi vệ sinh trước khi ngủ để làm giảm lượng nước có trong bàng quang.

10.6. Hạn chế thực phẩm chứa cafein, đồ uống hương vị nhân tạo

Các thực phẩm chứa cafein, đồ uống có hương vị nhân tạo thường sẽ kích thích việc đi tiểu tiện nhiều hơn. Hãy hạn chế cho bé uống những loại thực phẩm này, đặc biệt là không uống trước khi đi ngủ.

10.7. Cho con đi vệ sinh đều đặn

Tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ và đều đặn, nhất là trước khi đi ngủ sẽ giúp hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ, giúp bàng quang trước khi đi ngủ rỗng hơn. Nước tiểu sản xuất trong khi bé ngủ sẽ có nhiều chỗ chứa hơn, hạn chế đái dầm.

10.8. Dùng chuông báo đái dầm

Chuông báo đái dầm khi cảm biến sẽ phát ra tiếng kêu giúp đánh thức bé dậy đi vệ sinh đúng lúc.

10.9. Trang bị tã, quần áo lót cho con

Mẹ thay tã lót thường xuyên để đảm bảo giấc ngủ cho bé

Mẹ thay tã lót thường xuyên để đảm bảo giấc ngủ cho bé

Sử dụng tã hoặc quần áo lót sẽ giúp nước tiểu không làm ướt, ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Mẹ hãy thay cho bé ngay khi thấy bé đái dầm để bé tiếp tục giấc ngủ ngon.

10.10. Bao bọc đệm cẩn thận

Bao bọc đệm là biện pháp giúp đệm không bị ướt khi bé đái dầm trong lúc ngủ. Có thể sử dụng ga bọc đệm chống thấm, chiếu chống thấm… để ngăn không cho nước làm hỏng đệm.

10.11. Để trẻ phụ dọn dẹp ga giường

Việc cho trẻ phụ dọn dẹp ga giường, nhất là sau khi bé đái dầm sẽ giúp bé ý thức được hậu quả của việc đái dầm từ đó có ý thức hơn trong việc kiểm soát đái dầm.

10.12. Tẩy giun kim định kỳ

Như chúng ta đã biết, giun, đặc biệt là giun kim chính là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, hãy tẩy giun định kỳ cho trẻ.

10.13. Massage

Sử dụng dầu ô liu để massage các cơ tiết niệu cho bé sẽ giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Vì vậy, hãy massage mỗi ngày cho bé để cải thiện tình trạng đái dầm của con.

Khi thấy trẻ đái dầm, mẹ hãy tham khảo những cách trên để giúp mẹ và bé không còn nỗi lo về vấn đề này nữa. Như vậy, đái dầm ở trẻ em hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như mẹ áp dụng đúng phương pháp điều trị.

Đái dầm ở trẻ em: Tất tật từ A- Z về chứng đái dầm
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC