Trẻ đái dầm ban ngày và 6 điều cần biết

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/03/2023 11:17:22

Theo thống kế của bác sĩ chuyên khoa có 3% – 4% trẻ đái dầm ban ngày. Trẻ đái dầm gây bao phiền toái mẹ cần tìm hiểu ngay nguyên nhân và giải pháp điều trị, 6 điều mẹ cần biết để trẻ lấy lại tự tin, cuộc sống cân bằng.

1. Trẻ đái dầm ban ngày phổ biến như thế nào?

Trẻ có đái dầm ban ngày?

Trẻ có đái dầm ban ngày?

Đái dầm vào ban đêm phổ biến ở trẻ nhỏ với 15% trẻ dưới 5 tuổi đái dầm, 5% trẻ dưới 10 tuổi gặp phải tình trạng này, còn đái dầm ban ngày ít bổ biến hơn. Tuy nhiên theo thống kê cho thấy cũng có từ 3-4% trẻ em khỏe mạnh đái dầm vào ban ngày.

Cũng giống như đái dầm vào ban đêm, đái dầm ban ngày đều là trường hợp xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi tỉ lệ đái dầm ban ngày rất cao do hệ nội tiết phát triển chưa hoàn thiện và trẻ chưa ý thức được việc đái dầm là không tốt.

Đái dầm ban ngày thường gặp ở bé trai nhiều bé em gái và hiện tượng này sẽ ít gặp sau 9 tuổi.

2. Nguyên nhân trẻ đái dầm ban ngày

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ đái dầm ban ngày. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.

2.1. Do di truyền

Các nghiên cứu cho thấy, nếu bố mẹ từng bị đái dầm ban ngày khi còn nhỏ thì tỉ lệ con sinh ra mắc chứng bệnh này cũng cao hơn so với những trẻ khác.

2.2. Ngủ sâu giấc

Dù chỉ là giấc ngủ ban ngày, thường ngắn hơn ban đêm nhưng khi bé ngủ quá say giấc cũng sẽ khiến cho não không tiếp nhận thông tin bàng quang cần “giải phóng”. Bé bỏ qua tín hiệu này và đái dầm một cách vô thức.

2.3. Táo bón

Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đái dầm

Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đái dầm

Trẻ bị táo bón thường xuyên khiến phân bị dồn trong đại tràng có thể tạo áp lực lên bàng quang và gây co thắt, dẫn đến trẻ bị đái dầm ban ngày.

2.4. Dung tích bàng quang 

Ở một số trẻ dung tích bàng quang không đủ lớn để có thể giữ nước tiểu lâu. Hoặc do các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm phát triển khiến cho trẻ bỏ lỡ tín hiệu đi ngoài và đái dầm trong vô thức.

2.5. Thói quen không tốt

Một số thói quen không tốt như trẻ nín nhịn khi buồn tiểu thường xuyên sẽ khiến cho hệ thần kinh lâu ngày bị “đánh lừa”. Trẻ dần mất đi sự nhạy bén trong cảm nhận thời điểm bàng quang đầy và mất kiểm soát việc đi tiểu của mình dẫn tới đái dầm.

2.7. Trẻ mải chơi

Mải chơi quên cả việc đi tiểu nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là nguyên nhân gây đái dầm ban ngày khá phổ biến. Trẻ mải vui chơi mà nín nhịn hoặc quên mất tín hiệu từ bàng quang thì hiện tượng đái dầm sẽ xảy ra.

2.8. Bệnh lý

Theo thống kê, một số bệnh lý cũng có thể gây nên chứng đái dầm.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Tiểu đường: trẻ bị tiểu đường thường có cảm giác khát nước nhiều dẫn tới uống nhiều nước hơn bình thường. Bàng quang luôn trong tình trạng căng thẳng vì không đủ dung tích chứa dẫn tới trẻ bị đi tiểu không kiểm soát – gây nên đái dầm. Đái dầm cũng là dấu hiệu nhận biết tiểu đường ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ bị bại não hay hội chứng Down thường không kiểm soát hay ý thức được hành động của mình. Vì vậy mà trẻ thường xuyên đái dầm kể cả là đái dầm vào ban ngày.

3. Giúp trẻ vượt qua đái dầm ban ngày

Vượt qua tình trạng này sẽ giúp trẻ vui vẻ và tự tin hơn. Mẹ hãy áp dụng những mẹo hữu ích sau nhé.

3.1. Nên làm

Bố mẹ nên sử dụng nhãn dán theo dõi việc đi tiểu của bé

Bố mẹ nên sử dụng nhãn dán theo dõi việc đi tiểu của bé

Điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm là kiên nhẫn và thấu hiểu con. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết rằng việc đái dầm ban ngày là một vấn đề tạm thời và bố mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ con.

Để giúp con vượt qua “tai nạn” đái dầm vào ban ngày, các bậc phụ huynh hãy thử những bước sau:

  • Cho con ăn ít các loại thực phẩm như cam, quýt, chanh, bưởi…, những loại trái cây có tính axit như dứa, cà chua, các loại đồ uống có ga, đồ uống chứa cafein và không nên ăn socola bởi nó có thể gây kích ứng bàng quang, dẫn đến “tai nạn” đái dầm.
  • Tạo một lịch trình cho con đi tiểu ít nhất hai đến 3 giờ một lần trong ngày, ngay cả khi con không cảm thấy muốn đi tiểu.
  • Sử dụng biểu đồ nhãn dán để theo dõi những lần đi vệ sinh của con khi tắm và đừng quên thưởng cho con một lời khen hoặc một món quà gì đó để con ý thức rằng việc đi đái trong lúc tắm là cần thiết.
  • Giúp con thư giãn và không vội vã khi đi tiểu. Tập thư giãn cho con bằng cách hít thở sâu hoặc đặt chân đến ghế đẩu khi ngồi trong nhà vệ sinh để việc đi tiểu dễ dàng và thoải mái hơn.
  • Cung cấp đồ lót dự phòng hoặc một chiếc quần lót khi con đến trường bởi mùi của nước tiểu có thể khiến con cảm thấy bối rối và bị trêu chọc.

3.2. Không nên làm

  • Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính axit, các loại hoa quả có vị chua, hạn chế cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ.
  • Không nên dùng tã lót hay bỉm nếu con đã biết xấu hổ.
  • Không nên quát mắng hay dọa nạt khi con đái dầm bởi điều này sẽ khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

4. Dấu hiệu cho thấy trẻ đái dầm ban ngày cần gặp bác sĩ

Đái dầm ban ngày cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Và nếu thấy kèm theo những triệu chứng sau thì mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ

  • Trẻ đái dầm ban ngày trong hơn hai hoặc ba ngày liên tiếp.
  • Đái dầm ban ngày một lần/tuần trong 2 tháng trở đến.
  • Trẻ lớn hơn 4 tuổi và trước đây không bị đái dầm ban ngày trong 6-9 tháng liên tiếp.
  • Trẻ đi tiểu quá thường xuyên hoặc không thường xuyên.
  • Trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu.
  • Trẻ đi tiểu một lượng nhỏ hoặc nhỏ giọt.
  • Trẻ bị đau khi đi tiểu.
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

5. Xét nghiệm cho trẻ đái dầm ban ngày khi đi khám bác sĩ

Khi trẻ đi khám, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để loại trừ các vấn đề như tiểu đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Ngoài ra siêu âm hoặc chụp X-quang cũng có thể cần thực hiện để kiểm tra bàng quang và thận.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu nội soi bàng quang để xác định xem có bất kỳ sự bất thường nào xảy ra ở bàng quang hay không.

6. Biện pháp điều trị cho trẻ đái dầm ban ngày

6.1. Bài tập sàn chậu

Các bài tập sàn chậu và kiểm soát và thư giãn các cơ vòng có thể hữu ích trong điều trị đái dầm ban ngày cho trẻ. Tuy nhiên các bài tập để giữ không đi tiểu như nín, nhịn sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn thay vì điều trị.

6.2. Dùng chuông báo

Sử dụng thiết bị báo đái dầm để trẻ tỉnh giấc đi tiểu

Sử dụng thiết bị báo đái dầm để trẻ tỉnh giấc đi tiểu

Sử dụng thiết bị cảnh báo đái dầm sẽ giúp bé tỉnh giấc và đi vệ sinh ngay khi có dấu hiệu bàng quang đã đầy. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

6.3. Điều chỉnh thời gian uống nước trong ngày hợp lý

Chia lượng nước uống làm nhiều phần nhỏ sẽ khiến lượng nước vào bàng quang mỗi lần giảm đi. Bàng quang sẽ không bị áp lực căng thẳng dẫn tới mất kiểm soát để đái dầm nữa.

6.4. Chế độ ăn uống

Hãy tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều axit như dứa, cà chua. Không sử dụng các loại đồ uống có ga, đồ uống có hương vị nhân tạo, đồ uống có cafein.

6.5. Tập thói đi tiểu trước khi ngủ

Trước khi trẻ đi ngủ nên tập cho trẻ thói quen đi tiểu để giảm lượng nước trong bàng quang. Dù chỉ là một giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhưng điều này cũng sẽ sẽ cho bé không bị đái dầm khi ngủ.

6.6. Khuyến khích tính chủ động

Khuyến khích con nên chủ động đi tiểu thường xuyên, không nín nhịn, nên đi tiểu trong khi tắm và trước khi đi ngủ.

6.7. Tập thể dục

Các bài tập thể dục không những giúp tăng cường sức khỏe, mà còn là biện pháp cải thiện tình trạng đái dầm hiệu quả. Tập thể dục sẽ giúp bé toát mồ hôi nhiều hơn khiến lượng nước vào bàng quang ít đi.

6.8. Trị táo bón

Điều trị táo bón là cần thiết để giảm bớt áp lực đến bàng quang và ngăn chặn tắc nghẽn dòng chảy. Mẹ hãy áp dụng các phương pháp phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

6.9. Sản phẩm đông y

Các bài thuốc điều trị đái dầm ban ngày ở trẻ nhỏ mang lại hiệu quả khả quan. Trong đó nổi bật là bài thuốc bổ thận âm từ thục địa, thạch hộc, hoài sơn, củ súng, táo chua, tỳ giải. Nhờ khả năng bổ thận âm mà sản phẩm cao lỏng có khả năng cải thiện chứng đái dầm và các chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như chứng đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, táo bón.

Mẹ nên chọn những sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ, có vị ngọt, dạng siro, cao lỏng,… cho trẻ dễ uống.

6.10. Phẫu thuật

Trong một số trường hợp trẻ bị đái dầm ban ngày sẽ được chỉ định phẫu thuật. Điều này phụ thuộc vào tình trạng đái dầm của bé do nguyên nhân nào gây nên. 

Chính vì vậy trước khi áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế rủi ro khi điều trị bệnh.

Xem thêm:

7. Mẹo dân gian chữa cho trẻ đái dầm ban ngày

7.1. Chữa đái dầm bằng quế

Quế là một thực phẩm hỗ trợ chữa đái dầm hiệu quả

Quế là một thực phẩm hỗ trợ chữa đái dầm hiệu quả

Quế là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và có tác dụng tuyệt vời đối với người bị tiểu đường và nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy nếu trẻ bị đái dầm do tiểu đường hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu thì sử dụng quế là sự lựa chọn chính xác. 

Cách thực hiện: cho trẻ ăn quế hoặc dùng bột quế mỗi ngày kèm với bánh mì, sữa hoặc món tráng miệng.

7.2. Chữa đái dầm bằng nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang gây đái dầm ở trẻ.

Cách thực hiện: cho bé uống một ly nước ép nam việt quất mỗi ngày.

7.3. Chữa đái dầm bằng mù tạt

Bột mù tạt có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và giảm chứng đái dầm.

Cách thực hiện: trộn một thìa nhỏ bột mù tại trong sữa rồi khuấy đều và cho bé uống.

7.4. Chữa đái dầm bằng rau ngót

Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giảm táo bón, điều trị đái tháo đường và đái dầm. Bên cạnh đó rau ngót còn chứa nhiều vitamin C, một số khoáng chất khác như canxi, đạm, photpho… có lợi cho sức khỏe.

Cách thực hiện: có thể sử dụng rau ngót để nấu canh hoặc rau ngót tươi giã nát, vắt lấy nước uống hoặc đun sôi lấy nước uống đều được. Nên thực hiện liên tục 2-3 ngày, mỗi ngày 2 lần.

7.5. Chữa đái dầm bằng óc chó và quả nho khô

Hạt óc chó và quả nho khô là 2 thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và giúp trị chứng đái dầm ban ngày ở trẻ hiệu quả.

Cách thực hiện: để trị đái dầm ở bé thì hãy cho bé ăn 2-3 quả óc chó và ¼ cốc nho khô trước khi đi ngủ (khoảng 1 tiếng trước khi ngủ) sẽ cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ nhanh chóng.

7.6. Chữa đái dầm bằng quả lý gai Ấn Độ

Công dụng: quả lý gai Ấn Độ có công dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như điều trị cholesterol cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường, đái dầm ở trẻ nhỏ….

Cách thực hiện: thái quả lý gai Ấn Độ thành từng miếng nhỏ, sau đó đem trộn đều  với một chút mật ong và nghệ rồi cho bé ăn.

Xem thêm: 

Như vậy, trẻ đái dầm trong đa số trường hợp sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên mẹ vẫn cần khắc phục sớm tình trạng trẻ đái dầm ban ngày để giúp con không tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của trẻ.

Trẻ đái dầm ban ngày và 6 điều cần biết
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC