Trẻ 4 tuổi đái dầm. Nguyên nhân và cách chữa trị

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 17/03/2023 10:06:22

Nhiều mẹ phân vân không biết cách chăm sóc trẻ 4 tuổi đái dầm như thế nào. Dưới đây là chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng, bí quyết để cải thiện đái dầm cho bé.

1. Nguyên nhân trẻ 4 tuổi đái dầm

Việc biết được những nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi đái dầm sẽ giúp mẹ dễ dàng khắc phục tình trạng này cho trẻ.

Trẻ 4 tuổi đái dầm có thể do nguyên nhân về cảm xúc, yếu tố di truyền, các bệnh lý … . Những lý giải chi tiết được chia sẻ dưới đây.

1.1. Rối loạn cảm xúc

Khi lớn trẻ vẫn đái dầm

Yếu tố cảm xúc ảnh hưởng đến việc đái dầm của trẻ

Trẻ thường xuyên đái dầm đa phần là những trẻ có xu hướng không thể tự kiểm soát cảm giác mắc vệ sinh khi ngủ. Và như thế, trẻ vô tư xả đi nguồn nước trong cơ thể và làm xuất hiện chứng đái dầm.

Mặt khác, một số trẻ không tự ý thức được lượng nước trong bàng quang của trẻ đã đầy. Cơ chế thần kinh tác động báo hiệu nhu cầu tự nhiên của cơ thể không đủ sức để làm trẻ nhận thức khi ngủ, đặc biệt là các giấc ngủ sâu. Do đó, trẻ có giấc ngủ sâu sẽ dễ mắc chứng đái dầm hơn những trẻ bình thường.

1.2. Bệnh lý 

Một số bệnh lý cũng có thể làm trẻ 4 tuổi đái dầm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát quá trình bài tiết, nhất là tiểu tiện. Do đó, trẻ bị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu có khả năng cao sẽ kèm theo chứng đái dầm khi ngủ.

Lượng đường trong máu vượt mức bình thường khiến quá trình tạo ra nước tiểu cũng trở nên cao hơn rất nhiều so với những trẻ bình thường khác. Do đó đòi hỏi trẻ phải đi tiểu nhiều lần để giải quyết đi lượng nước do hệ bài tiết tạo ra.

  • Bất thường về cấu trúc hoặc giải phẫu

Dị tật bẩm sinh hay các lỗi giải phẫu có thể ảnh hưởng đến cấu trúc đường tiết niệu hoặc làm giảm các nhu động thần kinh, làm quá trình tiểu tiện của trẻ trở nên bất thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng tiểu đêm ở trẻ.

  • Âm hư

Trong đông y, âm hư là tình trạng mất cân bằng âm dương trong cơ thể khiến phần âm bị thiếu hụt, âm hư sinh nội nhiệt, tân dịch trong cơ thể bị tiêu hao.

Từ đó khiến cơ thể trẻ bị nóng trong, táo bón, đổ mồ hôi trộm, đái dầm. Ngoài ra trẻ còn chán ăn, lười ăn, chậm tăng cân, ốm yếu.

1.3. Do yếu tố di truyền

Bên cạnh các bệnh lý thông thường thì di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đái dầm ở trẻ nhỏ. Gia đình có bố, mẹ,…có tiền sử mắc chứng đái dầm sẽ có khả năng cao di truyền sang trẻ. Khiến trẻ xuất hiện triệu chứng này.

1.4. Vấn đề về thần kinh

Hệ thống thần kinh đường tiết niệu bị tổn thương, rối loạn có thể làm mất cân bằng trong việc kiểm soát nhu cầu đi tiểu của cơ thể.

Mặt khác, sự bất thường về hệ thống thần kinh đường tiết niệu có thể gây cảm giác mắc mắc tiểu ở trẻ không được thể hiện, làm trẻ không thể biết để đi vệ sinh.

1.5. Bàng quang không tốt 

Bàng quang của trẻ quá nhỏ so với lượng nước tiểu cơ thể sản xuất mỗi đêm chính là nguyên nhân làm trẻ bị đái dầm.

Mặt khác, sự thiếu hụt trong hệ thống thần kinh có thể khiến cơ thể trẻ không đủ khả năng tạo ra những tác động xuôi để thúc đẩy trẻ đi vệ sinh khi ngủ, nhất là đối với những giấc ngủ sâu.

1.6. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, trẻ 4 tuổi đái dầm còn do những nguyên nhân khác tác động, chẳng hạn như:

  • Táo bón mãn tính: tần suất đi tiểu quá ít có thể làm giảm năng lực và chức năng của bàng quang, gây ra chứng đái dầm.
  • Ngưng thở khi ngủ: triệu chứng này thường xuất hiện đối với những trẻ có thói quen ngáy khi ngủ, gây khó thở và đôi khi là kèm theo chứng đái dầm.
  • Giải phẫu lỗi: các tật do lỗi giải phẫu có thể ảnh hưởng đến cấu trúc đường tiết niệu, gây ra chứng đái dầm ở trẻ.
  • Và còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này.

2. Những điều mẹ nên biết 

Không quát mắng khi trẻ bị đái dầm

Không quát mắng khi trẻ bị đái dầm

Tuy chăm sóc trẻ mắc chứng đái dầm rất cực nhọc và khó chịu. Tuy nhiên không chỉ riêng mẹ mà đây cũng chính là cảm giác của trẻ.

Để giảm thiểu tình trạng đái dầm, mẹ không nên quát mắng, tạo áp lực hay giễu cợt mà cần bình tĩnh tìm ra biện pháp khắc phục. Đái dầm có thể được cải thiện chỉ với những thay đổi nho nhỏ từ mẹ đấy.

  • Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước vào ban đêm, trước khi ngủ để ngăn ngừa sự tạo nước tiểu quá nhiều từ cơ quan bài tiết. Tuy nhiên mẹ vẫn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ vào khoảng thời gian ban ngày.
  • Hạn chế các loại thức uống chứa cồn, các chất kích thích như cafe, trà, nước ngọt có ga,…
  • Tập thói quen đi tiểu đúng giờ cho bé, tốt nhất là đi tiểu trước khi ngủ.
  • Thường xuyên theo dõi, quan sát và động viên trẻ thực hiện các phương pháp cải thiện chứng đái dầm. Bên cạnh đó, hãy kết hợp với việc khen thưởng sẽ giúp trẻ cảm thấy phấn khích và thực hiện tốt hơn.

3. Cách trị đái dầm ở trẻ 4 tuổi

Để cải thiện tình trạng trẻ 4 tuổi đái dầm, mẹ có thể áp dụng các phương pháp đơn giản sau đây:

3.1. Quả óc chó và nho khô

Ăn bổ sung 2 muỗng cafe hạt óc chó và 1 muỗng hạt nho khô để cung cấp nguồn dưỡng chất có thể cải thiện tình trạng đái dầm.

3.2. Mật ong

Mật ong giúp giảm đái dầm hiệu quả

Mật ong giúp giảm đái dầm hiệu quả

Mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Cho trẻ ăn một muỗng cafe mật ong mỗi ngày có thể giúp giảm thiểu tình trạng đái dầm và ổn định lại tần suất đi tiểu của trẻ hiệu quả.

3.3. Quế 

Quế có khả năng ngăn chặn và giải quyết các vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Do đó mẹ hãy cho trẻ nhai một miếng quế để giúp bé cải thiện chất lượng đường tiểu.

Ngoài ra quế còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hạn chế sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Vì thế thường xuyên sử dụng quế còn là một cách bảo vệ sức khỏe rất tốt cho trẻ nhà bạn.

3.4. Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất rất có lợi cho sức khỏe đường tiết niệu của trẻ. Cho trẻ uống đều đặn 1 ly nước ép nam việt quốc hàng ngày có thể cải thiện tình trạng đái dầm hiệu quả.

3.5. Giấm táo 

Pha loãng giấm táo với nước và cho trẻ uống từ 1-2 lần mỗi ngày có thể giúp ổn định đường tiêu hóa, giảm kích động ruột và giảm chứng đái dầm hiệu quả.

3.6. Đường thốt nốt 

Đường thốt nốt được cho là có khả năng giảm đái dầm ở trẻ hiệu quả nhờ vào cơ chế làm tăng nhiệt cơ thể. Mẹ có thể thử rang mè với đường thốt nốt kèm theo một ít muối. Nên cho bé dùng 1 muỗng cafe mỗi ngày liên tục trong vòng 2 tháng.

3.7. Quả lý gai Ấn Độ

Mẹo chữa đái dầm bằng quả lý gai

Mẹo chữa đái dầm bằng quả lý gai

Quả lý gai Ấn Độ xắt nhỏ, trộn với một ít mật ong và nghệ chính là bài thuốc dân gian hiệu quả dành để chữa trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ.

3.8. Hạt mù tạt 

Hạt mù tạt thừng được sử dụng để xử lý các trường hợp về nhiễm  trùng đường tiết niệu. Mẹ hãy cho khoảng ½ muỗng cafe mù tạt vào cốc sữa của trẻ, cho trẻ uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

3.9. Massage bụng cho bé 

Mẹ có thể kết hợp các biện pháp chữa trị khác với massage bụng cho trẻ hàng ngày. Thực hiện các động tác massage trên vùng bụng dưới của trẻ với dầu oliu để kích thích các cơ tiết niệu và cơ bàng quang tăng khả năng hoạt động.

3.10. Bài tập bàng quang

Hướng dẫn trẻ thực hiện một số bài tập về cơ bàng quang là một biện pháp khá hữu hiệu trong vấn đề giải quyết tình trạng đái dầm.

Các bài tập phổ biến mẹ có thể áp dụng cho trẻ như:

  • Khuyến khích trẻ nhịn tiểu từ 10-20 phút trước khi đi vệ sinh nhằm sự kích thích nhu cầu đi tiểu tiện của cơ thể. Mặt khác còn giúp mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát của các cơ bàng quang.
  • Uống nhiều nước để nâng cao hoạt động của bàng quang. Tuy nhiên các mẹ chỉ nên cho trẻ uống lượng nước vừa phải, uống quá nhiều có thể gây áp lực lên hoạt động ở tim và thận của trẻ.
  • Tăng lực cho các cơ xương chậu bằng cách hướng dẫn trẻ kẹp chặt một quả bóng nhỏ giữa hai đầu gối và giữ chặt chúng từ 5-10 phút.

Kiên trì thực hiện liên tục các bài tập này từ 1-2 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt.

4. Thực đơn cho bé 4 tuổi đái dầm 

Đối với trẻ đái dầm, mẹ nên đề ra một thực đơn mới để hỗ trợ quá trình điều hòa cơ thể, bồi bổ các bộ phận liên quan trong hệ bài tiết.

Một số món ăn dưới đây được các thầy thuốc đánh giá là rất tốt cho những trẻ 4 tuổi đái dầm.

4.1 Tim heo hầm với tua sen

Đây là món ăn có chức năng bổ thận rất tốt, hơn nữa còn giúp điều hòa khí huyết, hạ hỏa và điều trị chứng đái dầm. Món ăn này khá dễ thực hiện, lại dễ ăn, bổ dưỡng, rất thích hợp cho bé sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như: tim heo, hạt sen, khiếm thực, táo đỏ,…với số lượng cần thiết cho khẩu phần ăn của trẻ.
  • Làm sạch tim heo và nhồi tua sen, khiếm thực, táo đỏ vào.
  • Cho thêm gừng, tiêu, gia vị và nêm nếm vừa ăn.
  • Khâu tim heo lại để các bài thuốc và tua sen không bị rơi vãi ra ngoài trong lúc nấu.
  • Cho vào nồi và ninh nhừ.

4.2 Chè đậu đen hạt sen

Chè đậu đen ăn vào có tác dụng làm mát cơ thể rất tốt. Hơn nữa, với sự kết hợp với hạt sen có thể mang đến hiệu quả bổ tỳ thận, chữa âm hư, điều trị chứng đái dầm ở trẻ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như: hạt sen khô, đậu đen, đường phèn, nước cốt dừa, các thành phần khác như trân châu, gia vị,..
  • Đậu đen sau khi rửa sạch sẽ được ngâm qua đêm, đừng quên cho vào một thìa muối.
  • Lấy phần đỗ đen ra, đãi sạch, sau đó hấp chín mềm và cho vào một ít đường phèn, đun với lửa nhỏ.
  • Hạt sen khô rửa sạch, đun mềm và bở vừa ăn.
  • Trân châu nấu với nước sôi cho nở đều.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, hầm với lửa nhỏ và cho đường phèn, nước cốt dừa vào, nêm nếm vừa ăn.

4.3 Canh hẹ nấu với óc heo

Đây là món ăn có tác dụng bổ thận, kiện tỳ, rất thích hợp với những người thận yếu, âm hư, nhất là trẻ em.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu nấu: óc heo, hẹ lá, đậu phụ tươi, gia vị cần thiết.
  • Óc heo làm sạch.
  • Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Lá hẹ nhặt xong rửa sạch với nước, cắt khúc vừa ăn.
  • Đun sôi nước trong nồi, cho óc heo và đậu phụ vào, nêm nếm vừa ăn. Khi thấy óc heo đã chín thì thêm hẹ vào, trần sơ và tắt bếp, đậy nắp nồi.

5. Trường hợp nên cho trẻ 4 tuổi đái dầm đi khám

Trẻ đã lớn nhưng vẫn đái dầm bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Trẻ đã lớn nhưng vẫn đái dầm bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Đái dầm thường không gây hại cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên triệu chứng này lại nên khá nhiều điều bất tiện, khó chịu cho cả bé lẫn bố mẹ khi chăm trẻ.

Mặt khác, đái dầm kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, làm trẻ tự ti, nhút nhát hoặc sinh ra tâm lý giấu giếm.

Những trường hợp nên đưa trẻ 4 tuổi đái dầm đi khám bác sĩ mẹ nên biết:

  • Thông thường trẻ sẽ tự hết đái dầm vào lúc 3-4 tuổi. Tuy nhiên nếu sau độ tuổi này mà trẻ vẫn còn xuất hiện tình trạng đái dầm thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
  • Trẻ xuất hiện tình trạng đái dầm vào cả ngày lẫn đêm.
  • Tiểu quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường, khi tiểu khó khăn, tiểu đau, không tự chủ,…
  • Tiểu dầm làm rối loạn giấc ngủ và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Trẻ bị phù mắt, phù người hoặc sút cân, xanh xao.

Sau khi đi khám tùy theo tình trạng mà bé sẽ được bác sĩ kê cho các loại thuốc điều trị phù hợp.

Tham khảo chi tiết: Thuốc đái dầm trẻ em

6. Thay đổi cách sinh hoạt giúp bé ngăn ngừa chứng đái dầm

Bên cạnh các liệu pháp điều trị bằng thực phẩm và dược phẩm, sự thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có tác động rất lớn đến kết quả điều trị tình trạng trẻ 4 tuổi đái dầm.

Một vài phương pháp mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ nhà mình khi xảy ra các vấn đề về đái dầm xuất hiện.

6.1. Yếu tố tâm lý 

Trẻ khi cảm nhận cơ thể mình có những thay đổi bất thường sẽ có xu hướng trở nên nhút nhát, xấu hổ. Đôi khi là giấu giếm gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình phát hiện và điều trị.

Do đó, mẹ nên ân cần tìm hiểu, động viên và giúp trẻ cảm thấy được đồng cảm, chia sẻ và động viên mỗi khi trẻ có sự tiến bộ. 

6.2. Tập thói quen đi tiểu

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi ngủ, việc này giúp trẻ thải hết lượng nước đang trữ tại bàng quang. Từ đó hạn chế tình trạng căng cứng bàng quang trong khi ngủ gây ra đái dầm.

Khi trẻ đã quen dần với việc làm này, cơ thể sẽ tự phát sinh nhu cầu đi tiểu và rất hiệu quả đối với việc điều trị chứng đái dầm.

6.3. Phân bố thời gian uống nước trong ngày phù hợp

Để giảm bớt gánh nặng cho bàng quang khi ngủ, mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi cho trẻ say giấc.

Thay vào đó, mẹ có thể phân bổ thời gian uống nước trong ngày theo một cách phù hợp nhất. Đảm bảo rằng trẻ vẫn thu nạp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

6.4. Sử dụng báo động độ ẩm 

Báo động độ ẩm có thể hoạt động rất hiệu quả để kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng đái dầm của trẻ. Thiết bị này được gắn vào quần hoặc tã lót của trẻ. Khi cảm biến cảm nhận được độ ẩm sẽ thực hiện báo hiệu khiến trẻ thức dậy và đi tiểu.

Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả ngăn ngừa rất cao. Tuy nhiên nó có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Về lâu dài và an toàn, biện pháp tạo thói quen đi tiểu cho trẻ vẫn được khuyên dùng hơn cả.

6.5. Biện pháp khác

Ngoài ra, mẹ còn có thể áp dụng những biện pháp phụ trợ khác để giúp cải thiện tình trạng trẻ 4 tuổi đái dầm ở trẻ như:

  • Dặn dò bé xin phép đi tiểu mỗi khi ở trường;
  • Tạo thói quen sinh hoạt tích cực, vận động nhiều cho trẻ;
  • Cho trẻ sử dụng chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh các loại thực phẩm có hại cho hệ bài tiết

Đái dầm ở trẻ là tình trạng thường thấy nhưng cũng rất dễ khắc phục với những biện pháp trên đây. Đối với trẻ 4 tuổi đái dầm mẹ hãy tạo cho trẻ thói quen tốt để trẻ tự mình khắc phục được tình trạng này.

Trẻ 4 tuổi đái dầm. Nguyên nhân và cách chữa trị
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC