[ Hỏi – Đáp] Trẻ đái dầm ban đêm vì sao? 12 cách trị đái dầm đêm

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/03/2023 11:37:23

Trẻ đái dầm ban đêm thường xuyên sẽ kéo theo sự suy giảm sức khỏe bởi trẻ có thể bị mất ngủ. Ngủ không ngon giấc khi giường đệm luôn ẩm ướt. Đái dầm còn khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tự ti về chính bản thân mình. Vì thế mẹ hãy giúp bé chữa trị tình trạng này với 12 cách chữa sau đây.

1. Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm ban đêm

Trẻ đái dầm ban đêm do đâu?

Trẻ đái dầm ban đêm do đâu?

Hỏi: Con tôi năm nay đã vào lớp 1 nhưng dạo gần đây bé thường đái dầm vào ban đêm khiển cả tôi và bé đều cảm thấy rất khó chịu. Vậy nguyên nhân nào làm bé bị đái dầm vậy bác sĩ và tôi nên làm thế nào đây?

Đáp: 

Đái dầm là hiện tượng trẻ đi tiểu tiện không tự chủ. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm khi trẻ đã say giấc ngủ và không thể phản hồi lại các yêu cầu tự nhiên của cơ thể. 

Chứng đái dầm xuất hiện ở các trẻ dưới 2 tuổi, và tỷ lệ này giảm dần khi trẻ lớn lên: 75% ở trẻ dưới 5 tuổi, 44% đối với trẻ dưới 7 tuổi và chỉ khoảng 15% đối với những trẻ trên 8 tuổi.

Thông thường, trẻ sẽ hết đái dầm khi chúng bước vào lứa tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu trẻ đái dầm ban đêm thường xuyên thì đây quả thực là một vấn đề các bố mẹ cần xem xét.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ, cụ thể bao gồm:

1.1. Nguyên nhân thận âm hư

Thận âm hư, tỳ phế hư,…làm suy nhược cơ thể, nóng trong, giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là khả năng lọc và bài tiết nước tiểu.

Thận hư có thể làm hạn chế khả năng kiểm soát bàng quang, khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn về ban đêm và gây nên chứng đái dầm.

1.2. Bọng đái nhỏ. Bàng quang chậm trưởng thành

Bàng quang nhỏ khiến trẻ đi tiểu nhiều lần trong đêm

Bàng quang nhỏ khiến trẻ đi tiểu nhiều lần trong đêm

Bàng quang nhỏ, chậm trưởng thành có dung tích nhỏ hơn bình thường sẽ khiến lượng nước tiểu tích trữ được ít, mau đầy và khiến trẻ đi tiểu thường xuyên.

Điều này vô cùng khó chịu để trẻ có thể thức dậy đi tiểu trong khi đang ngủ. Nếu trẻ không thể thức dậy, đái dầm là điều hiển nhiên sẽ xảy ra.

1.3. Không sản xuất đủ hormon chống lợi tiểu (ADH)

Hormone ADH có tác dụng hạn chế lượng nước tiểu sản xuất ra, nhất là vào ban đêm. Nếu hormone này bị thiếu hụt sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn.

Điều này sẽ bắt buộc trẻ phải đi tiểu nhiều lần hơn, sẽ thật tồi tệ nếu đó là thời điểm trẻ đang ngủ.

1.4. Uống nhiều cà phê

Cà phê và các loại thức uống chứa caffein, chất tạo màu, tạo hương hóa học,…sẽ làm cơ thể sản sinh ra nhiều nước tiểu hơn. Và điều này gián tiếp trở thành một trong những nguyên nhân gây nên chứng đái dầm ở trẻ.

1.5. Ngủ quá sâu giấc

Nếu bàng quang chứa đầy nước tiểu, nó sẽ gửi tín hiệu về não bộ và thúc giục cơ thể tiến hành đi vệ sinh. Tuy nhiên nếu trẻ ngủ quá sâu giấc không thể cảm nhận được các kích thích tự nhiên từ cơ thể thì chắc chắn trẻ sẽ đái dầm.

1.6. Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngừng thở khi ngủ cũng khiến trẻ bị đái dầm

Chứng ngừng thở khi ngủ cũng khiến trẻ bị đái dầm

Đôi khi ngừng thở khi ngủ cũng có thể gây nên chứng đái dầm ở trẻ nhỏ. Các tình trạng như nghẹt mũi, viêm amidan, các chứng hạn chế đường thở,…là nguyên nhân chính của vấn đề đang được nhắc đến.

1.7. Táo bón mãn tính

Nghe có vẻ như không mấy liên quan nhưng khi trẻ bị táo bón mãn tính, phân đùn trong trực tràng có thể chèn ép bàng quang tạo nên các tín hiệu giả báo cơ thể cần đi tiểu tiện.

Điều này khiến trẻ phải đi tiểu nhiều lần hơn và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đái dầm ở trẻ.

1.8. Yếu tố bệnh lý

Một số loại bệnh có thể ảnh hưởng đến đường tiết niệu và gián tiếp trở thành nguyên nhân của chứng đái dầm ở trẻ.

1.8.1.Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện với các biểu hiện như đau bụng, đi tiểu nhiều và thường xuyên buồn tiểu mặc dù bàng quang trống rỗng,… Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu kéo dài sẽ khiến tần suất đi tiểu tăng lên, trở thành nguyên nhân của chứng đái dầm lúc ngủ.

1.8.2. Giải phẫu lỗi

Giải phẫu lỗi có thể gây ra một số các tật trên hệ bài tiết, khiến chúng trở thành những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện bình thường của trẻ.

1.9. Các yếu tố tâm lý

Trẻ sợ bóng tối, sợ ma không giám đi tiểu

Trẻ sợ bóng tối, sợ ma không giám đi tiểu

Trẻ em thường có tâm lý sợ bóng tối, sợ ma vào ban đêm, sợ bị bố mẹ la khi nhờ dẫn đi tiểu, sợ khi đến nơi ở mới hoặc lười,…Những điều này sẽ khiến trẻ nhịn tiểu và đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm khi trẻ say giấc.

1.10. Do di truyền

Di truyền có tác động rất lớn đối với sự xuất hiện của chứng đái dầm ở trẻ. Các nhà khoa học đã chứng minh được điều này qua việc thống kê các số liệu thu thập. Kết quả cho thấy:

  • 77% trẻ sẽ mắc chứng đái dầm nếu cả bố lẫn mẹ trẻ đã từng đái dầm lúc nhỏ.
  • 44% nếu một trong bố hoặc mẹ từng bị đái dầm.
  • 15% tỷ lệ trẻ sẽ mắc chứng đái dầm nếu bố và mẹ không ai từng mắc chứng đái dầm lúc nhỏ.

2. Phân biệt đái dầm ban đêm bình thường và đái dầm ban đêm do bệnh

Đái dầm có thể được hình thành từ những nguyên nhân khác nhau. Không phải lúc nào đái dầm cũng do bệnh tật gây nên. Do đó, để điều trị hiệu quả thì việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng.

Trẻ hoàn toàn có thể đái dầm tự phát nếu trẻ thấy trong mơ mình đang đi tiểu, đây là dấu hiệu của não bộ báo hiệu cần đi tiểu. Nhưng một mặt nào đó nó lại chuyển hóa thành giấc mơ và giấc mơ ấy đã biến thành sự thật.

Ngoài ra, nếu trẻ mắc chứng đái dầm do bước vào tuổi dậy thì, dị tật bàng quang, thận âm hư. Hoặc do tác động của các loại thực phẩm thì bố mẹ vẫn có thể giúp trẻ điều trị đơn giản ngay tại nhà.

Trong trường hợp đái dầm là biểu hiện của các bệnh lý trong cơ thể thì bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc chứng đái dầm do bệnh tật như:

  • Có cảm giác đau, quặn vùng bụng dưới nhiều lần;
  • Đái dầm trở lại sau một thời gian rất dài không xuất hiện;
  • Có dịch lạ xuất hiện trong nước tiểu của bé;
  • Tiểu nhiều và thường xuyên, điều trị với nhiều phương pháp nhưng không khỏi;
  • Trẻ đái dầm có kèm theo quấy khóc, cáu gắt,….

3. Trẻ đái dầm ban đêm có gây hại gì không?

Đái dầm không gây hại nhưng nó để lại những phiền phức không nhỏ. Gây mất ngủ, phá hỏng nhịp sinh học, tốn công làm sạch giường, nệm,… Không những thế, trẻ đái dầm thường xuyên rất dễ sinh ra tâm lý xấu hổ, tự ti, có thể dẫn đến tự kỷ nếu không có sự can thiệp từ bố mẹ.

Trong trường hợp tiểu dầm do các bệnh lý gây nên thì thực sự là một điều đáng báo động. Vì các căn bệnh nấp đằng sau chứng đái dầm kia mới chính là kẻ đa dọa đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ khi phát hiện cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám.

Khi trẻ có các dấu hiệu đái dầm bệnh lý mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Khi trẻ có các dấu hiệu đái dầm bệnh lý mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu cảm thấy trẻ đang có những dấu hiệu sau đây: 

  • Trẻ đi tiểu nhiều lần, đái dầm thường xuyên, chữa trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm;
  • Trẻ đau phần bụng dưới;
  • Trẻ quấy khóc, thay đổi tính tình,cộc cằn, tính khí bất thường;
  • Có dịch lạ trong nước tiểu của bé, nước tiểu có màu lạ,…
  • Trẻ đã lớn nhưng đái dầm liên tục.

5. Cách trị đái dầm ban đêm ở trẻ

5.1. Đừng đổ lỗi cho con

Đừng đổ lỗi cho trẻ chỉ vì chúng đái dầm vì thực sự chúng cũng chẳng hề muốn chuyện này xảy ra một tí nào cả. Đổ lỗi cho trẻ chỉ làm chúng sợ hãi, rụt rè và ngày càng giấu giếm tình trạng của chúng mà thôi.

5.2. Trấn an bé

Hãy động viên trẻ và gợi mở những phương pháp điều trị để trẻ hiểu và phối hợp thực hiện chúng, giúp hiệu quả điều trị được nâng cao.

5.3. Dùng chuông báo đái dầm

Hãy cho trẻ mặc tã hoặc quần được kết nối với thiết bị chuông báo. Khi một lượng nhỏ nước tiểu được tiết ra, hệ thống sẽ cảm ứng và báo động để đánh thức trẻ dậy đi tiểu.

Điều này vừa có thể chống lại tình trạng đái dầm vừa tạo thói quen đi vệ sinh cho trẻ.

5.4. Cho con đi vệ sinh đều đặn

Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn

Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn theo giờ để tạo phản xạ cho trẻ. Khi đến khung giờ nhất định, trẻ sẽ tự mắc tiểu và thực hiện việc đi tiểu bình thường. Tránh làm tồn đọng nước tiểu trong bàng quang, gây ra chứng đái dầm.

5.5. Không cho con dùng đồ chứa caffein

Các đồ uống chứa caffein có thể thúc đẩy sự sản xuất nước tiểu của cơ thể. Do đó, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng nhóm đồ uống này, nhất là vào ban đêm.

5.6. Thay đổi cách con uống nước

Bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen uống nước thường xuyên với lượng nước vừa đủ trên mỗi lần uống. Tránh uống quá nhiều trong một lần sẽ gây áp lực lớn cho thận và hệ bài tiết.

Đồng thời, bố mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước vào ban đêm, nhất là trước khi đi ngủ.

5.7. Trang bị tã lót, quần áo cho con

Chuẩn bị sẵn tã lót, quần áo sạch có thể giúp bố mẹ thay ngay cho trẻ khi chúng đái dầm. Việc làm này sẽ tạo được sự thoải mái cho cả bố mẹ lẫn trẻ, giúp trẻ tiếp tục được giấc ngủ.

5.8. Bao bọc đệm cẩn thận

Để hạn chế trẻ đái dầm làm ướt nệm, bố mẹ có thể sử dụng các miếng lót chống thấm và đặt chúng ngay bên trên bề mặt nệm.

5.9. Để trẻ phụ dọn dẹp giường

Để bé tự thu dọn giường của mình khi đái dầm

Để bé tự thu dọn giường của mình khi đái dầm

Hãy để trẻ phụ bố mẹ dọn dẹp giường sau mỗi lần trẻ đái dầm để  chúng hiểu được sự phiền phức trẻ đã gây ra, đồng thời có thể tạo cho trẻ suy nghĩ trách nhiệm, thúc giục trẻ cố gắng điều trị đái dầm.

5.10. Bài tập bàng quang

Bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ một số bài tập bàng quang để tăng cường hoạt động của các cơ vòng bàng quang, giúp chúng hoạt động tốt hơn, tăng co giãn và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của trẻ.

5.11. Massage

Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới của trẻ với dầu oliu có thể giúp tăng cường hoạt động của các cơ vòng bàng quang, giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận này và hạn chế đái dầm hiệu quả.

5.12. Sử dụng sản phẩm thảo dược

Song song các biện pháp điều trị về mặt tâm lý và bài tập vận động, bố mẹ có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện chứng đái dầm cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lựa chọn những sản phẩm phù hợp với độ tuổi và dễ uống.

Xem thêm:

6. Mẹo chữa đái dầm cho trẻ

6.1. Chữa đái dầm bằng rau ngót

Rau ngót có tính mát, lợi tiểu, giúp ổn định hoạt động của bàng quang. Bố mẹ cho trẻ sử dụng rau ngót thường xuyên có thể hạn chế đi chứng đái dầm rất hiệu quả.

Bố mẹ có thể nấu canh rau ngót và cho trẻ ăn hoặc nấu rau ngót với nước và cho trẻ uống hàng ngày cũng đều rất tốt cho sức khỏe.

6.2. Chữa đái dầm bằng mật ong

Mật ong giúp giảm đái dầm hiệu quả

Mật ong giúp giảm đái dầm hiệu quả

Mật ong có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Ăn mật ong vào buổi tối có thể giúp trữ nước, hạn chế tình trạng đi tiểu về đêm hay đái dầm xuất hiện.

Để chữa chứng đái dầm, bố mẹ hãy cho trẻ ăn một thìa cà phê mỗi ngày trước khi đi ngủ.

6.3. Chữa đái dầm bằng rau bầu đất

Rau bầu đất có tính bình, mang lại hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ thận, tỳ phế. Nên nhiều người vẫn ưa chuộng sử dụng để chữa trị các chứng tiểu gắt, tiểu buốt, đái dầm về đêm.

6.4. Chữa đái dầm từ màng mề gà

Màng mề gà sao vàng là một trong những bài thuốc dân gian nổi tiếng về công dụng chữa đái dầm rất tốt cho trẻ nhỏ, 

Cách chế biến màng mề gà cũng tương đối đơn giản. Hãy chuẩn bị màng mề gà, sao đó mang chúng đem sao đến khi vàng, rắc một ít giấm lên rồi tắt lửa là hoàn thành. Bố mẹ có thể sử dụng màng mề gà theo các cách sau:

Xay nhuyễn thành bột sau đó pha từ 2-6g bột màng mề gà với nước ấm, cho trẻ uống ngày 2 lần.

Phối hợp màng mề gà và tang phiêu tiêu mỗi vị từ 4-12g theo lượng bằng nhau, đem đi sắc với 400ml nước đến khi nước sắc còn 60-100ml là sử dụng được. Cho trẻ uống ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn chính.

6.5. Chữa đái dầm từ rễ cây hoa hồng dại, hạt tơ hồng, ngũ bội tử

Bài thuốc từ rễ cây hoa hồng dại, hạt tơ hồng và ngũ bội tử có tác dụng điều khí, bổ thận, có tác dụng chữa trị chứng đái dầm ở trẻ rất công hiệu. 

Bố mẹ hãy cho lần lượt 30g rễ cây hoa hồng, 12g hạt hoa hồng cùng 12g ngũ bội tử, đem đun với 600ml nước đến khi sắc còn 400ml là có thể sử dụng. Chia thuốc thành 3 phần và chia đều các cử cho trẻ uống trong ngày.

6.6. Một vài mẹo khác 

Ngoài ra còn nhiều bài thuốc dân gian khác có tác dụng chữa đái dầm rất hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo áp dụng ngay cho trẻ.

  • Quả óc chó và nho khô

Cho trẻ ăn vài quả óc chó và nho khô trước khi đi ngủ liên tục từ 1-2 tuần. Bố mẹ sẽ thấy chứng đái dầm được cải thiện rõ rệt.

  • Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất từ lâu đã được biết đến như một loại thức uống tốt cho sức khỏe của hệ bài tiết. Hãy cho trẻ uống một ly nước ép nam việt quốc nhỏ mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Bố mẹ sẽ cảm nhận được công hiệu đầy bất ngờ.

  • Sử dụng một số loại thực phẩm giúp tăng cường bàng quang

Nếu trẻ đái dầm do bàng quang yếu, hoạt động kém. Bố mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ để cho trẻ sử dụng các loại thuốc tăng cường hoạt động bàng quang. Từ đó giúp trẻ tăng khả năng kiểm soát và từ đó hạn chế đi chứng đái dầm.

Để tìm hiểu tận tường hơn về công dụng và cách sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị chứng đái dầm ở trẻ, bố mẹ có thể tham khảo thông tin đầy đủ hơn tại bài viết:

20 Thuốc trị đái dầm cho trẻ em – Những lưu ý mẹ cần biết!

Trên đây là những chia sẻ về trường hợp trẻ đái dầm ban đêm và cách chữa. Hy vọng, bố mẹ sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc bé tốt hơn.

[ Hỏi – Đáp] Trẻ đái dầm ban đêm vì sao? 12 cách trị đái dầm đêm
4.3 (86.67%) 3 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

Đõ thị thu phương Dothithuphuong289@gmail.com

2020-05-07 03:23:44

Bé nhà hay đái dầm, mong đc tư vấn

Trả lời
  • Forikid TW3 namnguyen.pveser@gmail.com

    2020-05-07 11:04:05

    Chào chị, để nhận được tư vấn chi tiết nhất chị vui lòng liên hệ theo Hotline 1900.3199 để được chuyên gia hỗ trợ nhé.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC