TRẺ ĐÁI DẦM PHẢI LÀM SAO? [BẠN HỎI CHUYÊN GIA TRẢ LỜI]

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 17/03/2023 09:53:28

“Trẻ đái dầm phải làm sao” là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Nhiều mẹ lúng túng và lo lắng không biết nên làm khi bé đái dầm. Những giải đáp chi tiết từ chuyên gia y tế sẽ giúp mẹ tìm được giải pháp phù hợp. 

Nội dung bài viết

1. Các loại bệnh đái dầm ở trẻ em

Trẻ lớn rồi nhưng vẫn đái dầm

Trẻ lớn rồi nhưng vẫn đái dầm

Hỏi: Con tôi đã 10 tuổi, gần đây bỗng thường xuyên đái dầm vào ban đêm. Gia đình đã tìm hiểu các biện pháp dân gian. Đã đưa con đi châm cứu để chữa trị. Nhưng vẫn không thuyên giảm. Vậy bây giờ trẻ đái dầm phải làm sao để nhanh chóng khỏi bệnh? Xin nhờ chuyên gia tư vấn! (Chị Phương – Hà Nội).

Trả lời: Xin chị đừng quá lo lắng! Bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào cũng đều khởi nguồn từ một số căn nguyên nhất định. 

Đái dầm là triệu chứng không tự chủ được tiểu tiện khi ngủ. Đái dầm xuất hiện ở đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Một vài kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ xuất hiện đái dầm ở trẻ dưới 5 tuổi là 35% và giảm còn dưới 15% với trẻ trên 7 tuổi.

Hầu hết, trẻ bị đái dầm sẽ tự khỏi khi vào tuổi dậy thì mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, những bất ổn trong hệ thống thần kinh, dị tật đường tiết niệu, tác dụng phụ của thuốc,…cũng khiến trẻ bị đái dầm.

Đái dầm được chia thành 02 loại:

  • Đái dầm tiên phát: Trẻ mắc đái dầm liên tục, không ngưng bệnh trong ít nhất 6 tháng;
  • Đái dầm thứ phát: Trẻ không bị hoặc đã hết đái dầm trên 6 tháng nhưng xuất hiện trở lại.

Đối với trẻ nhà chị 10 tuổi, đã hết đái dầm trong khoảng thời gian khá lâu. Nhưng bị trở lại thì có thể xếp vào đái dầm thứ phát.

Đa phần đái dầm không nguy hiểm. Tuy nhiên chúng ảnh hưởng xấu đến tâm lý và làm rối loạn nhịp sinh hoạt của trẻ.

2. Nguyên nhân nào gây nên chứng đái dầm ở trẻ?

Hỏi: Thưa bác sĩ, tại sao trẻ lớn rồi mà vẫn bị đái dầm. Đó là do cách sinh hoạt hay do nguyên nhân nào khác? (Anh Phúc – Hà Tĩnh).

Trả lời: Chứng đái dầm sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Hơn 22% số bậc phụ huynh cho rằng, trẻ đái dầm là do lười biếng. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. 

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ. Một ví dụ đơn giản rằng tỷ lệ đái dầm ở con trai sẽ có xu hướng cao hơn con gái, rõ ràng giới tính có ảnh hưởng khá mật thiết đến tình trạng này.

2.1. Nguyên nhân đái dầm tiên phát

Đái dầm tiên phát cũng có rất nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm:

2.1.1. Ngủ sâu

Ngủ sâu có thể khiến não bộ bỏ qua cảm giác đầy bàng quang, khiến trẻ nhỏ không cảm nhận được sự buồn tiểu và gây nên hiện tượng đái dầm ở trẻ.

2.1.2. Không sản xuất đủ hormon chống lợi tiểu (ADH)

Khi lớn trẻ vẫn đái dầm

Trẻ gặp khó khăn không kiểm soát được bàng quang dẫn đến đái dầm

ADH là một loại hormone rất có ích cho cơ thể trong việc hạn chế sự sản sinh nước tiểu vào ban đêm, nhất là khi ngủ. Điều này giúp hạn chế tối đa sự đầy nước tiểu ở bàng quang, hạn chế tiểu đêm, tè dầm ở trẻ. 

ADH sản sinh ra quá ít hoặc không đủ sẽ khiến chứng đái dầm dễ dàng xảy ra nếu trẻ chưa học được cách kiểm soát bàng quang khi ngủ.

2.1.3. Dị tật bẩm sinh của bàng quang

Yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đái dầm ở trẻ. Ở những trẻ có thể tích bàng quang nhỏ làm cho lượng nước tiểu nhanh chóng trở nên đầy và gây buồn tiểu. Điều đáng nói ở đây chính là đa số trẻ nhỏ hầu như chưa học được cách kiểm soát bàng quang hoặc ngủ say, ngủ sâu giấc làm sinh ra chứng đái dầm.

Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh trên bàng quang cũng có thể gây nên chứng đái dầm ở trẻ.

2.1.4. Chậm phát triển các kỹ năng cần thiết

Trẻ chậm nhận thức được cách kiểm soát bàng quang và những cơn buồn tiểu để có thể tự chủ được việc tiểu tiện dẫn đến tè dầm. Tuy nhiên, trẻ càng lớn, khả năng học hỏi ngày càng được nâng cao. Vì thế, đa phần trẻ sẽ tự kiểm soát được bàng quang và tiểu tiện đúng lúc khi chúng bắt đầu lớn hơn.

2.1.5. Thói quen không tốt khi tắm

Tắm rửa không sạch có thể làm khu vực sinh dục của trẻ không được sạch sẽ, gây ngứa ngáy hoặc nhiễm trùng đường tiểu,…Các triệu chứng này có thể xem là một trong những nguyên nhân tham gia vào việc gây nên chứng đái dầm ở trẻ.

2.1.6. Do di truyền

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng tỷ lệ trẻ đái dầm có liên quan mật thiết đến tính di truyền đấy.

Những thống kê gần đây cho thấy, đa phần số lượng trẻ đái dầm có bố hoặc mẹ đã từng mắc chứng đái dầm khi còn nhỏ.

Các số liệu được đo đếm như sau:

  • Đến 77% trẻ sẽ có khả năng đái dầm nếu bố mẹ của chúng đã từng đái dầm lúc nhỏ
  • 44% trẻ sẽ có khả năng đái dầm nếu một trong bố hoặc mẹ của chúng đã từng mắc đái dầm
  • Tỷ lệ này xuất hiện ở trẻ chỉ đạt khoảng 15% nếu không ai trong bố hoặc mẹ bị đái dầm

2.1. Nguyên nhân đái dầm thứ phát

Không quen giường, các vấn đề tâm lý khiến trẻ đái dầm

Không quen giường, các vấn đề tâm lý khiến trẻ đái dầm

Không chỉ riêng ở lứa tuổi nhỏ, trẻ vẫn có khả năng mắc chứng đái dầm ngay cả khi chúng đã trên 7 tuổi. Các nguyên nhân có thể dẫn đến đái dầm thứ phát ở trẻ bao gồm:

2.2.1. Bàng quang quá nhỏ, co thắt cơ bàng quang

Bàng quang quá nhỏ khiến dung tích chứa nước tiểu bị hạn chế, dẫn đến trẻ phải đi tiểu nhiều lần và thường xuyên. Điều này rất khó kiểm soát được trong lúc ngủ, nhất là đối với những trẻ ngủ quá sâu giấc dẫn đến chứng đái dầm có thể xảy ra.

Mặt khác, các dị tật bẩm sinh, co thắt bàng quang gây ảnh hưởng đến khả năng bài tiết nước tiểu của trẻ, làm xuất hiện các bệnh lý liên quan, như đái dầm chẳng hạn.

2.2.2. Thay đổi hormone vào tuổi dậy thì

Dậy thì là độ tuổi xảy ra sự thay đổi sinh lý cơ thể mạnh mẽ nhất. Việc hệ nội tiết trong cơ thể bị thay đổi có thể gây rối loạn một số cơ quan chức năng, khiến chúng khó khăn trong việc giữ ổn định khả năng hoạt động bình thường.

Sự thay đổi các hormone có liên quan đến hệ bài tiết, nhất là ADH hormone chống lợi tiểu. Sự thiếu hụt hormone này có thể khiến cơ thể sản sinh ra quá nhiều nước tiểu. Từ đó dẫn đến việc đi nhiều, đi thường xuyên trong khi trẻ sinh hoạt, ăn, ngủ dẫn đến đái dầm.

2.2.3. Các vấn đề tâm lý

Trẻ được dọn đến một nơi khác nên tâm lý ngại ngùng, trẻ sợ ma, bóng tối hay ngại trước bạn bè,… là các nguyên nhân làm trẻ nhịn hoặc không dám đi tiểu. Nhịn quá lâu cho đến khi cơ thể trẻ không thể kìm lại được nhu cầu bài tiết sẽ dẫn đến đái dầm.

2.2.4. Bất thường của hệ thống thần kinh

Các bất thường của hệ thống thần kinh xảy ra khiến trẻ giảm hoặc mất đi sự cảm nhận kích thích khi đầy bàng quang làm trẻ khó kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến đái dầm xảy ra.

2.2.5. Uống cà phê

Một điều khá thú vị rằng uống cafe có thể làm trẻ tăng cảm giác buồn tiểu. Trẻ uống nhiều cafe vào ban đêm hoặc trước khi ngủ có thể khiến trẻ tiểu đêm nhiều hơn, làm gia tăng khả năng đái dầm ở trẻ.

2.2.6. Một số vấn đề sức khỏe

Một số vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể tác động đến sự xuất hiện của chứng đái dầm ở trẻ như táo bón, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, ngưng thở khi ngủ,…

3. Khi trẻ đái dầm phải làm sao?

Hỏi: Khi trẻ đái dầm phải làm sao? Có những cách gì để hạn chế và chữa khỏi đái dầm ở trẻ không thưa bác sĩ? (Mẹ Tú Anh – Nam Định)

Trả lời: Tùy từng nguyên nhân gây nên sẽ có những cách khắc phục, điều trị khác nhau. 

3.1. Chẩn đoán nguyên nhân đái dầm

Nguyên nhân trẻ lớn đái dầm vào ban đêm

Trẻ ngủ say dẫn đến đái dầm vào ban đêm

Khi trẻ bị đái dầm, bố mẹ nên tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ.

Nếu là do các yếu tố tâm lý như sợ sệt, lười đi vệ sinh hay ngủ quá sâu bỏ qua việc tiểu tiện,… thì bố mẹ có thể định hướng giải quyết ngay tại nhà.

Tuy nhiên, nếu trẻ đái dầm là do các bệnh lý thì việc nên làm nhất chính là tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bố mẹ nên nêu rõ các biểu hiện, bệnh tình thực tại của trẻ để bác sĩ có thể xác định nguyên nhân chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

3.2. Cách khắc phục

Do yếu tố tâm lý: các biện pháp tác động đến tâm lý như trấn an, động viên, khen thưởng,…sẽ rất có hiệu quả. Ngoài ra bố mẹ còn có thể tập thói quen tiểu tiện theo giờ giấc,…để giúp bé hạn chế đái dầm.

Do bệnh lý: tùy theo loại bệnh mà bác sĩ sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Chẳng hạn các nhóm thuốc Desmopressin, kích thích tăng thể tích bàng quang với cholinergic. Đôi khi nhóm thuốc chống trầm cảm imipramine cũng được sử dụng.

4. Trẻ đái dầm phải làm sao? Thay đổi lối sống để ngăn ngừa chứng đái dầm

Hỏi: Trẻ đái dầm phải làm sao? Tôi có thể áp dụng những phương pháp nào giúp cải thiện tình trạng đái dầm của trẻ ngay tại nhà không ạ?

Trả lời: Không chỉ sử dụng thuốc mới có tác dụng ngăn ngừa đái dầm mà việc thay đổi lối sống, tạo dựng nề nếp sinh hoạt tốt cũng là một biện pháp hữu ích.

4.1. Không la mắng trẻ, khen ngợi trẻ

La mắng sẽ chỉ làm trẻ che giấu, sợ hãi và ngày càng khiến tình trạng đái dầm trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó hãy quan tâm trẻ một cách nhẹ nhàng, động viên, khen ngợi mỗi khi trẻ có tiến bộ.

Sự dịu nhẹ, thân thiện có thể giúp trẻ cởi mở hơn, thúc đẩy sự tự giác và giúp trẻ nhanh chóng kiểm soát được khả năng tiểu tiện của mình.

4.2. Điều chỉnh thời gian uống nước trong ngày phù hợp

Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết hàng ngày là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bố mẹ nên phân đều lượng nước trong ngày cho trẻ và hạn chế tối đa cho trẻ uống nước quá nhiều trước khi đi ngủ.

4.3. Đi tiểu trước giờ ngủ

Cho bé đi tiểu trước giờ ngủ giúp bé không đái dầm vào ban đêm

Cho bé đi tiểu trước giờ ngủ giúp bé không đái dầm vào ban đêm

Việc đi tiểu trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể tống hết lượng nước tiểu đang tích trữ trong bàng quang và giúp tránh tình trạng đầy bàng quang khi trẻ đang ngủ. Trẻ vẫn có thể mắc tiểu khi giữa giấc, tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra.

4.4. Đánh thức trẻ dậy đi tiểu

Bố mẹ có thể tập thói quen cho trẻ đi tiểu vào ban đêm, đánh thức trẻ dậy và cho đi tiểu. Việc làm này có thể giúp bàng quang không bị đầy, giúp hạn chế tối đa sự xuất hiện của chứng đái dầm ở trẻ.

4.5. Trang bị quần áo để thay cho bé

Chẳng ai lại mong muốn tình trạng đái dầm xảy ra. Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên trang bị sẵn một bộ quần áo hay tã lót để thay ngay khi trẻ bị đái dầm. Điều này không khiến trẻ giảm đi việc tè bậy nhưng nó giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có thể yên giấc trở lại nếu chẳng may đái dầm.

4.6. Bao bọc đệm cẩn thận

Trẻ đái dầm thường xuyên có thể khiến nước tiểu thấm vào đệm và gây nên mùi hôi khó chịu. Bố mẹ có thể sử dụng các loại drap chống thấm nước để hạn chế việc thấm nước tiểu vào đệm một cách hiệu quả. 

4.7. Dùng chuông báo đái dầm

Thiết bị cảm ứng sẽ được gắn với quần lót và cho trẻ mặc lúc đi ngủ. Khi cảm nhận được lượng nhỏ nước tiểu rỉ ra, chuông sẽ reo lớn và đánh thức trẻ dậy đi vệ sinh. Sau một khoảng thời gian sẽ tạo nên phản xạ tự nhiên, trẻ có thể cảm nhận được cảm giác buồn tiểu và thức dậy đi vệ sinh đúng lúc 

4.8. Không cho con dùng đồ chứa caffein

Các đồ uống chứa caffein làm trẻ đái dầm nhiều hơn

Các đồ uống chứa caffein làm trẻ đái dầm nhiều hơn

Các đồ uống chứa caffein, thức uống có ga sẽ khiến đẩy nhanh tốc độ bài tiết trong trẻ, khiến trẻ sản xuất nhiều nước tiểu và nhanh xuất hiện cảm giác buồn tiểu hơn. Vì thế vào ban đêm, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thức uống này để tránh việc trẻ tè dầm trong lúc ngủ.

4.9. Để trẻ phụ dọn dẹp giường

Hãy để trẻ phụ bạn dọn dẹp giường sau mỗi khi trẻ đái dầm. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tự nhận thức được mình đã làm phiền bố mẹ, tạo nên sự tự nhủ và cố gắng loại bỏ chứng đái dầm của trẻ.

4.10. Massage

Bố mẹ có thể giúp bé massage hàng ngày bằng dầu oliu tại khu vực bụng dưới nhằm thúc đẩy khả năng hoạt động của các cơ bàng quang. Từ đó giúp trẻ dễ cảm nhận được cảm giác buồn tiểu cũng như khả năng kiểm soát bàng quang của mình.

4.11. Bài tập bàng quang

Một số bài tập đơn giản cũng có thể khiến trẻ cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của mình một cách tốt hơn, giúp điều hòa tiểu tiện và ngăn ngừa đái dầm hiệu quả. Các bài tập đơn giản tại nhà mà bố mẹ có thể áp dụng ngay cho trẻ như:

  • Tập cho bé nhịn từ 10 – 20 phút kể từ khi buồn tiểu. Bài tập này sẽ khiến bàng quang nở rộng hơn, tăng khả năng chứa nước tiểu và giúp bé cải thiện tốt hơn khả năng kiểm soát bàng quang của mình;
  • Uống nhiều nước để giúp bàng quang hoạt động nhiều hơn và mở rộng hơn;
  • Nằm ngừa và khởi động chân lên xuống giúp tăng hoạt động của cơ bàng quang, giúp tăng cường khả năng kiểm soát bàng quang của trẻ.

Xem thêm: 

5. Trẻ đái dầm phải làm sao? Những thực phẩm tốt cho trẻ đái dầm

Hỏi: Bên cạnh các bài tập thì tôi nên cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm nào để tăng cường hiệu quả điều trị đái dầm không bác sĩ?

Trả lời: Có rất nhiều loại thực phẩm có công dụng chữa bệnh rất kỳ diệu, bố mẹ có thể bổ sung vào thực đơn để hỗ trợ điều trị chứng đái dầm cho trẻ.

5.1. Nước ép việt quất

Cho trẻ dùng nước ép việt quất giúp hạn chế chứng đái dầm ở trẻ

Cho trẻ dùng nước ép việt quất giúp hạn chế chứng đái dầm ở trẻ

Nước ép việt quất có thể giúp trẻ hạn chế đi cảm giác buồn tiểu, cho trẻ một giấc ngủ và sâu hơn. Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng một ly nhỏ nước ép việt quốc mỗi ngày trước khi ngủ khoảng 30 phút để hạn chế đái dầm ở trẻ.

5.2. Long nhãn hoặc vải khô

Long nhãn kết hợp với vải khô là bài thuốc điều trị bệnh lạnh tứ chi, tiểu nhiều, đái dầm ở trẻ. Cho trẻ ăn vào buổi sáng khi bụng đói sẽ rất tốt, giúp cải thiện chứng đái dầm rất hiệu quả.

5.3. Quả óc chó và nho khô

Bố mẹ có thể cho trẻ ăn một vài quả óc chó kết hợp với nho khô trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng đái dầm rất hiệu quả.

5.4. Mật ong

Mật ong có khả năng lưu giữ nước tiểu rất tốt. Vì thế hãy cho trẻ sử dụng một thìa mật ong trước khi ngủ 30 phút mỗi ngày.

5.5. Rau ngót

Rau ngót không chỉ là một loại rau giải nóng mà còn có hiệu quả trị dị ứng, đái dầm. Bố mẹ hãy thường xuyên nấu canh rau ngót cho bé.

5.6. Cây tầm ma

Cây tầm ma cải thiện chứng đái dầm hiệu quả cho trẻ

Cây tầm ma cải thiện chứng đái dầm hiệu quả cho trẻ

Tương tự như bột yến mạch, cây tầm ma giúp ổn định hoạt động của bàng quang, giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang và tăng hiệu quả bài tiết. Từ đó giúp cải thiện chứng đái dầm hiệu quả.

5.7. Hẹ

Hẹ là bài thuốc dân gian được sử dụng mỗi khi trẻ mắc các vấn đề với chứng đái dầm. Mẹ có thể nấu canh hẹ đậu phụ, lá hẹ xào trứng…

5.8. Bột yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng giúp bàng quang non nớt của trẻ hoạt động tốt và ổn định. Mẹ hãy cho bé ăn bánh yến mạch, cháo hoặc súp yến mạch, yến mạch trộn sữa… vào bữa sáng hàng ngày.

5.9. Chuối

Chuối không chỉ là loại quả nhiều năng lượng, giàu dinh dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Cho trẻ ăn 1 trái chuối mỗi ngày có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát bài tiết của trẻ tốt lên đáng kể.

5.10. Râu ngô

Râu ngô nấu với nước để uống có thể giúp điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần, giúp cân bằng hệ bài tiết và hạn chế tiểu đêm ở trẻ. Vì thế, đây là một phương pháp khá hữu dụng để giúp cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ.

6. Trẻ đái dầm phải làm sao? Mẹo chữa đái dầm từ một số bài thuốc dân gian

Hỏi: Những bài thuốc dân gian được truyền tai nhau rất nhiều, một vài người hàng xóm cũng khuyên tôi sử dụng chúng. Vậy chúng có thực sự hiệu quả và liệu có mang lại tác dụng phụ gì không thưa bác sĩ?

Trả lời: Thuốc tân dược hay thuốc dân gian đều có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên, việc chọn lọc sử dụng chúng một cách thích hợp là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ.

6.1. Mẹo chữa đái dầm bằng rau ngót

Mẹo chữa đái dầm bằng canh rau ngót

Mẹo chữa đái dầm bằng canh rau ngót

6.1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót

Rau ngót được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là các vùng nông thôn. Bố mẹ cũng có thể tìm thấy loại rau này ở hầu hết các sạp rau, củ, quả tại các chợ, siêu thị.

Rau ngót là một loại rau bổ dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Người ta ước tính rằng, trong 100g rau ngót có thể chứa:

  • Tỷ lệ đạm rất cao, gấp đôi lượng đạm có trong rau muống, trong đó có nhiều loại được xếp vào đạm thực vật quý hiếm;
  • Nhiều vitamin C, photpho, canxi,…;
  • 3,1g lysine;
  • 4,7g phenylalanine;
  • 3,3g valine;
  • 4,6g leucine;
  • 2,5g methionine,…cùng nhiều loại khoáng chất quý khác.

Từ lâu, rau ngót được xem là một vị thần dược mang lại nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe con người. Đông Y cho rằng, rau ngót là vị dược liệu mát, vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giảm độc.

Đây là một bài thuốc dùng để chữa trị chứng đái dầm rất hiệu quả, chỉ cần thực hiện đảm bảo trẻ sẽ hết đái dầm chỉ sau vài ngày.

6.1.2. Các phương pháp sử dụng rau ngót hiệu quả.

Bố mẹ có thể sử dụng rau ngót để chữa chứng đái dầm ở trẻ theo 02 phương pháp sau:

  • Phương pháp 1:

Giã nát rau ngót tươi, pha thêm một ít nước sôi sau đó vắt lấy nước và cho bé uống hai lần mỗi ngày. Cách này tuy đơn giản nhưng chữa đái dầm rất hiệu quả. Tác dụng có thể đến chỉ sau từ 2-3 ngày sử dụng.

  • Phương pháp 2:

Đun lá rau ngót với nước và để nguội cho trẻ sử dụng. Mỗi ngày nên cho trẻ uống hai lần, mỗi lần nửa bát canh sẽ giúp cải thiện tình trạng đái dầm rất hiệu quả.

6.2. Một số bài thuốc dân gian khác

Một số bài thuốc dân gian khác cũng có tác dụng trị đái dầm rất hiệu quả, các bố mẹ nên thử cho trẻ nhà mình để xua đi nỗi ám ảnh tè dầm.

6.2.1. Mang cua biển

Chưng cách thủy hoặc sử dụng phần mang cua biển như một nguyên liệu để nấu canh, cho trẻ ăn đều đặn hàng ngày. Liều lượng sử dụng ít hay nhiều tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Đái dầm sẽ biến mất chỉ sau một vài ngày sử dụng.

6.2.2. Bong bóng lợn.

Nhồi gạo nếp kèm một ít tiêu vào trong bong bóng lớn và nấu đến nhừ. Sau đó bỏ đi phần gạo nếp, chỉ lấy bong bóng. Xắt nhỏ bong bóng lợn và cho trẻ ăn khi đói, ngày ăn từ 1-3 lần.

Sử dụng ít nhiều tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

6.2.3. Dạ dày lợn

Hạt sen tươi bóc vỏ, bỏ tim, đem ngâm rượu trong 2 đêm rồi sấy khô. Sau đó nhồi vào trong dạ dày lợn và đem nấu chín mềm. Sử dụng dạ dày lợn hạt sen cho trẻ ăn hàng ngày từ 1-3 lần.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lượng sử dụng nhiều hay ít. Chỉ sau một vài ngày sử dụng, trẻ sẽ có thể cải thiện chứng đái dầm rõ rệt.

Xem thêm: Thuốc đái dầm trẻ em

7. Đái dầm có gây hại gì không?

Hỏi: Đái dầm nhiều có thể gây ra tác hại hay bệnh nguy hiểm gì không bác sĩ?

Trả lời: Về cơ bản, đái dầm không gây nên tác hại gì quá to lớn đối với sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đái dầm kéo dài có thể làm trẻ xấu hổ, tự ti… Dẫn đến tâm lý bất an nếu không có sự giải quyết phù hợp từ phía bố mẹ.

Nếu một người đã vào lứa tuổi trưởng thành nhưng vẫn xuất hiện triệu chứng đái dầm thì rất có thể đây chính là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm khác như:

  • Các chứng rối loạn thần kinh;
  • Nhiễm trùng đường tiểu;
  • Đái tháo đường;
  • Bệnh rỗng tủy sống;
  • Đột quỵ;
  • Viêm màng não;
  • Và còn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Nếu đái dầm xuất hiện liên tục, kéo dài, điều trị nhưng không thuyên giảm. Điều bố mẹ nên thực hiện nhất chính là đưa trẻ đi thăm khám ở cơ sở y tế để nhận được tư vấn điều trị từ bác sĩ.

TRẺ ĐÁI DẦM PHẢI LÀM SAO? [BẠN HỎI CHUYÊN GIA TRẢ LỜI]
5 (100%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC