Đái dầm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy vậy nếu trẻ 5 tuổi đái dầm và tình trạng này kéo dài thường xuyên thì nó không còn là hiện tượng bình thường nữa. Lúc này, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời.
1. Hiện tượng đái dầm ở trẻ 5 tuổi
Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, các mẹ hãy cùng bác sĩ giải đáp những câu hỏi sau đây.
Hỏi: “Bé Cún nhà em đã được 5 tuổi nhưng vẫn còn hiện tượng đái dầm khá thường xuyên. Nó có phải là điều đáng lo ngại không thưa bác sĩ?” (Mẹ Huyền – Bắc Ninh)
Đáp: Chào bạn. Đầu tiên phải trả lời với bạn rằng tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Theo các thống kê ghi nhận được thì có tới 35% trẻ 5 tuổi, 25% trẻ 7 tuổi, 15% trẻ 9 tuổi bị đái dầm, thông thường trẻ sẽ hết đái dầm khi đến tuổi dậy thì.
Tuy nhiên tình trạng này có thể khiến các em bị ám ảnh, mất đi sự tươi vui và năng động của lứa tuổi. Gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các em. Vì thế mẹ cũng không nên chủ quan nếu bé đái dầm thường xuyên.
2. Thế nào được gọi là đái dầm?
Hỏi: “Tôi nghe nhiều về hiện tượng trẻ đái dầm vậy nhưng đái dầm là gì thế ạ?” (Mẹ Thu Anh – Hà Tĩnh).
Đáp: Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ, xảy ra lúc trẻ em say ngủ, trong khi trẻ không hề hay biết cho đến khi thức dậy. Đái dầm khác với tiểu đêm ở chỗ là với tiểu đêm thì trẻ hoàn toàn ý thức được hành vi của mình trong khi đái dầm thì không. Có 2 loại đái dầm là bệnh đái dầm nguyên phát (tiên phát) và đái dầm thứ phát:
- Đái dầm nguyên phát: Là dạng đái dầm phổ biến, khi mà trẻ chưa bao giờ có thể giữ khô liên tục trong vòng 6 tháng. Bệnh này chủ yếu là do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc do trẻ không thể giữ nước tiểu suốt đêm.
- Đái dầm thứ phát: Là tình trạng trẻ đã có khả năng giữ khô ráo suốt đêm trong vòng 6 tháng nhưng sau đó lại đái dầm. Bệnh này có thể bắt nguồn từ tâm lý bất ổn hoặc do một số bệnh lý khác.
3. Nguyên nhân đái dầm ở trẻ 5 tuổi
Hỏi: “Đâu là những nguyên nhân chính gây ra bệnh đái dầm ở trẻ 5 tuổi nói riêng thưa bác sĩ?” (Bố Tùng – Nam Định).
Đáp: Bệnh đái dầm có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
3.1. Chậm phát triển
Bệnh đái dầm xảy ra khi trẻ bị chậm phát triển một số kỹ năng cần thiết.
Khi bàng quang của trẻ đã đầy và không thể giữ nước tiểu cho tới sáng. Bàng quang sẽ gửi tín hiệu báo cho não bộ để não điều khiển cơ thể thức dậy đi vệ sinh.
Tuy nhiên những trẻ chậm phát triển có thể bị thiếu hụt kỹ năng này nên không thể kiểm soát được bàng quang của mình, dẫn đến hiện tượng đái dầm.
3.2. Di truyền
Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân của tình trạng đái dầm tiên phát.
Theo thống kê thì nếu cha và mẹ của bé từng bị đái dầm khi nhỏ thì khả năng bé cũng bị lâm vào tình trạng này là 44%.
Nếu không có ai trong cha mẹ bé từng bị đái dầm thì trẻ bị đái dầm chỉ khoảng 14%. Nếu cả bố và mẹ từng bị đái dầm lúc nhỏ thì tỷ lệ trẻ bị đái dầm lên tới 70%.
3.3. Rối loạn nội tiết tố
Có một loại hormone lợi tiểu mang tên ADH có tác dụng ngăn ngừa cơ thể tạo nước tiểu lúc ban đêm. Nếu cơ thể của các bé không tạo ra đủ lượng hormone ADH cần thiết thì lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn. Dẫn đến tình trạng mất kiểm soát và đái dầm.
3.4. Bằng quang kém
Bàng quang phát triển bất thường về mặt sinh lý hoặc phải chịu một vài dị tật nào đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đái dầm hàng đêm.
3.5. Vấn đề tâm lý
Những sự kiện trong cuộc sống xung quanh của bé như cha mẹ ly dị, người thân qua đời, chuyển nhà, chuyển trường… có thể khiến tâm lý của trẻ bị bất ổn. Điều này vô tình ảnh hưởng tới chức năng của bàng quang, khiến bé mắc phải chứng đái dầm.
3.6. Do chế độ ăn
Chế độ ăn uống bị thay đổi, thiếu chất cũng là nguyên nhân phổ biến của bệnh đái dầm thứ cấp.
3.7. Ngủ sâu giấc và rối loạn giấc ngủ
Khi bé ngủ quá sâu, não của bé sẽ bỏ lỡ những tín hiệu từ bàng quang báo rằng lượng nước tiểu đã đầy.
3.8. Yếu tố bệnh lý
Có khoảng 3% trẻ bị đái dầm do các bệnh lý khác. Một số bệnh lý có thể gây ra đái dầm như:
- Nhiễm trùng tiết niệu: là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan đường tiết niệu (bàng quang, niệu đạo…) gây ra. Bệnh ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của bàng quang. Khiến trẻ không tự chủ được trong việc đi tiểu, dẫn đến đái dầm vào ban đêm.
- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng liên quan đến đường tiết niệu như rối loạn chức năng bàng quang (bàng quang hoạt động quá mức hoặc mất kiểm soát cơ vòng bàng quang). Từ đó dẫn đến hiện tượng không kiểm soát được việc đi tiểu. Nhưng đa số trường hợp này gặp ở người trưởng thành.
- Trẻ bị viêm amidan làm amidan bị phì đại cũng khiến bé bị khó thở, gây đái dầm khi ngủ…
Ngoài ra thì chứng ngưng thở khi ngủ, các chứng rối loạn thần kinh, tuyến tiền liệt phì đại… cũng có thể làm trẻ đái dầm vào ban đêm.
3.9. Nguyên nhân khác
Bên cạnh đó thì các thói quen không tốt như trẻ mải chơi đùa quên đi tiểu, nhịn tiểu thường xuyên cũng khiến bé dễ mắc bệnh đái dầm.
4. Trẻ 5 tuổi đái dầm có phải là bệnh không?
Hỏi: Thưa bác sỹ, con tôi năm nay đã được 5 tuổi nhưng vẫn chưa tự chủ được chuyện tiểu tiện, khá chậm so với bạn bè đồng trang lứa. Tôi muốn hỏi rằng tình trạng này có thể ẩn chứa bệnh lý gì nguy hiểm hay không? (Mẹ Hà Anh – Bắc Giang).
Đáp: Tùy vào thể trạng của từng bé mà bệnh đái dầm sẽ dần hạn chế và chấm dứt. Thường thì đến 4 – 5 tuổi bé sẽ chấm dứt tình trạng đái dầm hoàn toàn. Tuy vậy thì với nhiều trường hợp chấm dứt muộn hơn (có khi tới 10 tuổi và 99% hết hẳn khi trưởng thành) thì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý. Bệnh lý và hệ lụy từ tình trạng này không quá nguy hiểm. Nhưng cha mẹ cũng nên có biện pháp xử lý. Vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự tự tin lẫn tâm lý phát triển của trẻ.
5. Bố mẹ làm gì khi trẻ 5 tuổi mắc chứng đái dầm
Phải làm gì khi trẻ 5 tuổi nhưng vẫn đái dầm hàng đêm? Các bậc cha mẹ cần chú ý đến sự phát triển của con mình. Từ đó tìm hiểu xem chứng đái dầm của bé xuất phát từ nguyên nhân nào.
Khi đã xác định được nguyên nhân thì sẽ dựa vào đó để chọn lựa biện pháp khắc phục thích hợp. Một biện pháp khắc phục mẹ có thể tham khảo:
5.1. Phương pháp không dùng thuốc
- Tác động lên yếu tố tâm lý: Bố mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm, trò chuyện nhiều hơn với trẻ để hiểu được và giải tỏa những áp lực tâm lý của trẻ. Không nên đổ lỗi, trách phạt hay quát mắng bé mà hãy trấn an bé, khen thưởng khi bé không đái dầm. Từ đó sẽ giúp bé tự điều chỉnh tâm lý và hoạt động của bàng quang tốt hơn.
- Điều chỉnh thời gian uống nước, sữa trong ngày: Không nên cho trẻ uống nước quá nhiều nước hoặc sữa trong ngày, nhất là vào ban đêm trước lúc trẻ đi ngủ.
- Tập thói quen đi tiểu: Tập cho trẻ biết cách đi tiểu khi cảm thấy khó chịu ở bàng quang. Mẹ cũng nên tìm cách giúp trẻ hiểu rằng nhịn tiểu là không tốt với sức khỏe và sự phát triển của bé.
- Không sử dụng những đồ ăn chứa caffeine.
- Dùng chuông báo động: Đây là biện pháp chống đái dầm khá phổ biến ở Âu Mỹ.
- Hướng dẫn trẻ đi tiểu đúng cách: Chọn tư thế thoải mái nhất, thư giãn và dành thời gian đi tiểu trọn vẹn, không nên nín nhịn hay đi tiểu vội vàng.
- Biện pháp khá: Trang bị tã lót, bao bọc nệm hoặc dùng miếng lót chống thấm sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Hãy hướng dẫn bé dọn dẹp giường cùng mẹ để bé tự ý thức được đái dầm là không tốt và tự điều chỉnh.
Chi tiết bài viết: Trẻ đái dầm phải làm sao?
5.2. Phương pháp dùng thuốc
Khi đã áp dụng các phương pháp trên mà trẻ vẫn bị đái dầm. Mẹ hãy đưa bé đi khám chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kê đơn hoặc hướng dẫn mẹ các cách điều trị phù hợp. Mẹ không nên tự mua thuốc khi không có đơn từ bác sĩ.
Bố mẹ có thể tham khảo chi tiết các loại thuốc tại bài: Thuốc đái dầm trẻ em
Qua những giải đáp của bác sĩ trên đây. Có thể thấy tình trạng trẻ 5 tuổi đái dầm không quá nguy hiểm. Nhưng lại có thể ảnh hướng tới tâm lý phát triển của trẻ. Chính vì vậy mà cha mẹ bé nên có biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi đái dầm.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.