Đái dầm không phải là hiện tượng xa lạ đối với những bà mẹ đang chăm con nhỏ. Thường thì khi đã lớn thì hiện tượng này cũng sẽ chấm dứt. Tuy vậy trẻ 6 tuổi đái dầm vào ban đêm thì cha mẹ cũng nên tìm cách để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này.
1. Thế nào được gọi là đái dầm
Nước tiểu của cơ thể được sản xuất tại thận rồi di chuyển theo hai ống niệu quản để tới bàng quang. Bàng quang là túi cơ có vai trò chứa nước tiểu cho tới khi cơ thể sẵn sàng giải phóng qua niệu đạo.
Nước tiểu sẽ được giải phóng khi cơ vòng của cổ bàng quang giãn ra, đồng thời cơ co thắt tại thành bàng quang thắt lại. Cơ vòng này có vai trò như một cánh cửa, cho phép nước tiểu được giải thoát. Để việc tiểu tiện diễn ra bình thường thì cơ vòng và cơ co thắt phải hoạt động cùng một lúc.
Ở người bình thường thì quá trình này diễn ra một cách vô thức. Trái lại thì khi các cơ của bàng quang không hoạt động đúng chức năng thì trẻ sẽ bị đái dầm. Nói cách khác thì đái dầm là tình trạng trẻ không thể tự chủ việc tiểu tiện của mình trong khi ngủ.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ thì có khoảng 1,5 tới 8,9% trẻ em mắc chứng đái dầm. Tình trạng này thường biến mất khi trẻ lớn dần.
Khi được 5 tuổi, khoảng 20% trẻ mắc phải bệnh đái dầm tiên phát, tỉ lệ này giảm còn 1% ở tuổi 16. Khi mắc chứng đái dầm mà không được điều trị đúng cách, có thể trẻ sẽ mắc bệnh suốt đời. Tần suất đái dầm theo tuổi như sau:
Tuổi | Tần suất | Tuổi | Tần suất |
5 tuổi | 20% | 11 tuổi | 4% |
6 tuổi | 12% | 12 tuổi | 3% |
7 tuổi | 10% | 13 tuổi | 2.5% |
8 tuổi | 7% | 14 tuổi | 2% |
9 tuổi | 6% | 15 tuổi | 1.5% |
10 tuổi | 5% | 16 tuổi | 1% |
2. Phân loại tình trạng đái dầm
Có 2 cách phân loại đái dầm như sau:
Cách 1:
- Đái dầm ban ngày: trẻ chỉ đái dầm vào ban ngày.
- Đái dầm ban đêm: Trẻ đái dầm vào ban đêm nhưng vẫn tự chủ được việc tiểu tiện của mình vào ban ngày.
- Đái dầm cả ngày lẫn đêm: trẻ đái dầm vào cả ban ngày và ban đêm, không thể tự chủ được việc đái dầm của mình.
Cách 2:
- Đái dầm nguyên phát: Là tình trạng đái dầm xuất hiện khi trẻ còn nhỏ, khi trẻ chưa bao giờ giữ khô liên tục trong vòng 6 tháng. Đây chính là dạng đái dầm phổ biến nhất (chiếm từ 75 đến 80%).
- Đái dầm thứ phát: Tình trạng trẻ đã có khả năng giữ khô ráo suốt đêm trong 6 tháng nhưng lại bị đái dầm trở lại.
3. Giải thích hiện tượng đái dầm ở trẻ 6 tuổi
Thông thường đến 5 – 6 tuổi thì chứng đái dầm ở trẻ sẽ tự biến mất. Nhưng nếu ở độ tuổi này mà trẻ vẫn chưa thể tự chủ được việc tiểu tiện của mình thì chứng đái dầm có thể bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân sau đây.
3.1. Ngủ sâu
Khi bàng quang đã đầy thì các “cảm biến” ở bộ phận này sẽ truyền tín hiệu giục bé đi vệ sinh. Tuy nhiên thì khi ngủ sâu, bộ não sẽ không cảm nhận được dấu hiệu này, khiến bàng quang bị mất tự chủ, dẫn đến đái dầm.
3.2. Các yếu tố tâm lý
Tâm lý của trẻ nhỏ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực như bị sợ hãi với môi trường mới, căng thẳng trong cuộc sống, trẻ bị bắt nạt, …. Sự căng thẳng trong tâm lý khiến hệ thần kinh cũng như khả năng tự chủ vệ sinh cá nhân của trẻ cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng đái dầm kéo dài.
3.3. Dung tích bàng quang giảm
Dung tích bàng quang giảm, trở nên quá “nhỏ bé” nên không thể chứa được lượng nước tiểu sản sinh cũng là nguyên nhân làm trẻ bị đái dầm.
3.4. Yếu tố di truyền
Nếu như bố mẹ của bé cũng đã từng mắc chứng đái dầm khi còn nhỏ thì tỉ lệ bé mắc phải chứng này khoảng 40%. Ngược lại thì nếu không ai trong bố mẹ mắc phải chứng này thì tỉ lệ sẽ giảm xuống còn 14%. Nếu cả bố và mẹ đều bị đái dầm lúc nhỏ thì khoảng 70% trẻ sẽ bị đái dầm.
3.5. Bé bị táo bón
Trẻ bị táo bón khiến phân bị đùn trong trực tràng và không thể thoát ra ngoài. Sự chèn ép này khiến bàng quang bị giảm khả năng chứa nước tiểu đồng thời gửi tín hiệu sai lên não khiến trẻ đái dầm.
3.6. Các bệnh lý
Một số bệnh lý cũng là tác nhân gây ra chứng đái dầm kéo dài ở trẻ 6 tuổi:
- Tiểu đường: Tiểu đường làm tăng số lần trẻ phải đi “tè” vào ban đêm.
- Nhiễm trùng tiết niệu: Đường tiết niệu bị nhiễm trùng khiến trẻ khó kiểm soát việc tiểu tiện của bản thân.
- Một số bệnh lý về thần kinh: các bệnh lý về thần kinh sẽ làm các dây thần kinh làm nhiệm vụ kiểm soát việc tiểu tiện hoạt động kém hiệu quả.
- Thiếu hồng cầu hình liềm: bệnh thiếu hồng cầu hình liềm không chỉ ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn mà còn có thể khiến người bệnh mắc phải chứng đái dầm.
3.7. Không sản xuất đủ hormone vasopressin
Hormone Vasopressin có tác dụng kiểm soát khả năng thải nước tiểu. Khi cơ thể không sản sinh đủ lượng hormone này thì chắc chắn việc kiểm soát tiểu tiện sẽ trở nên khó khăn hơn.
4. Trị đái dầm ở trẻ 6 tuổi
Một số mẹo sau đây sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đái dầm đạt hiệu quả tốt hơn. Mẹ hãy áp dụng cho bé hàng ngày.
4.1. Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ
Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, giảm thiểu lượng nước chứa trong bàng quang để giảm tải cho bộ phận này.
4.2. Điều chỉnh thời gian uống nước, sữa phù hợp
Nên cho trẻ uống nước, uống sữa hoặc các chất lỏng khác theo lịch trình thích hợp. Không nên để trẻ uống nước tùy tiện, nhất là trước khi đi ngủ để không gây rối loạn cho hệ bài tiết và bắt bàng quang phải hoạt động liên tục.
4.3. Tác động lên tâm lý của bé
Khi nhận thấy con có những dấu hiệu bất ổn tâm lý, bố mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện, tìm hiểu và giải quyết vấn đề giúp trẻ.
Nếu thấy bé đái dầm, mẹ đừng nên quát nạt, chỉ trích mà hãy cùng bé dọn dẹp giường ngủ. Trong lúc đó, mẹ hãy giải thích nhẹ nhàng hoặc sử dụng cách nói chuyện vui vẻ để bé hiểu rằng đái dầm là không tốt, từ đó bé sẽ tự nhận thức và điều chỉnh.
4.4. Dùng chuông báo
Cài đặt chuông báo vào những khoảng thời gian nhất định để nhắc bé đi tiểu đúng giờ. Và nên đặt chuông báo trước khi bé đi ngủ 5 phút.
4.5. Biện pháp khác
Với những trường hợp đái dầm do bệnh lý, cha mẹ nên đưa con mình đến bệnh viện để chẩn đoán và tìm cách điều trị phù hợp.
5. Bài thuốc dân gian và món ăn trị đái dầm cho trẻ 6 tuổi
5.1. Bài thuốc dân gian
Cha mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc được lưu truyền trong dân gian để giúp con mình thoát khỏi tình trạng đái dầm.
5.2. Món ăn cho trẻ 6 tuổi đái dầm
- Món canh hẹ óc heo: là món ăn có tác dụng ôn thận, kiện tỳ dưỡng tâm, rất hợp với các bé bị yếu thận:
- Nguyên liệu: 1 óc heo, 100g đậu phụ, 100g hẹ, 600ml nước dùng, gia vị….
- Làm sạch óc heo rồi nấu chín.
- Khi óc heo đã chín kỹ thì cho hẹ đã thái khúc vào để nấu mềm. Cho tiếp đậu phụ đã thái miếng vừa ăn vào nấu sôi trở lại, nêm nếm vừa ăn.
- Món tim heo hầm tua sen: Món ăn có tác dụng ích thận, trị đái dầm ở trẻ nhỏ.
- Nguyên liệu: 1 quả tim heo, 10 – 20g hạt sen, 10 – 20g khiếm thực, 10 – 20g táo đỏ, gia vị…
- Bổ đôi tim heo, làm sạch gân rồi nhồi tua sen vào trong.
- Cho vào nấu với hạt sen, táo đỏ và khiếm thực. Nêm nếm vừa ăn.
6. Trẻ 6 tuổi đái dầm có gây hại gì không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh đái dầm không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu để tình trạng kéo dài đến 6 tuổi thì bé không chỉ mắc phải tâm trạng tự ti, dễ mắc cỡ… mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, vì vậy mà cha mẹ cũng nên có cách để can thiệp.
7. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà chứng đái dầm không cải thiện hoặc trẻ có những biểu hiện sau thì cha mẹ nên đưa con mình đi khám ngay lập tức:
- Đái dầm kéo dài trên 5 tuổi
- Đái dầm cả ngày lẫn đêm
- Đái dầm kèm theo tình trạng rối loạn giấc ngủ, trẻ khó ngủ, hay thức giấc, khó ngủ lại
- Tiểu lắt nhắt, tiểu ít, cơ thể bị sụt cân, thường xuyên khát nước
- Chán ăn, bỏ bữa, người xanh xao mệt mỏi
Có thể thấy chứng đái dầm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như tâm lý của trẻ. Nhưng trẻ 6 tuổi đái dầm có thể khắc phục được khi mẹ áp dụng đúng cách chữa cùng với đó là bổ sung những món ăn bổ dưỡng giúp trẻ hết đái dầm.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.