Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi: Nguyên nhân và cách xử lý 

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/03/2023 14:37:57

Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi khá thường gặp phải ở mọi gia đình. Đây là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh phải “đau đầu”. Vậy nguyên nhân tình trạng này là do đâu? Cách xử lý khi bé bị táo bón thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân khiến cho trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón

Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi là “ám ảnh” của rất nhiều bà mẹ

Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi là “ám ảnh” của rất nhiều bà mẹ

Táo bón là tình trạng bé đi ngoài phân bị khô, cứng và thời gian đi ngoài giữa 2 lần liên tiếp kéo dài hơn 3 ngày. Bên cạnh đó, việc đi ngoài thường rất khó khăn, khiến bé bị đau đớn và quấy khóc. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi thường là do ảnh hưởng của những yếu tố dưới đây.

1.1. Do chế độ ăn

Trước 6 tháng tuổi, thức ăn của bé chủ yếu là sữa mẹ. Hệ tiêu hóa của con đã quen loại thức ăn dạng lỏng và có cấu trúc đơn giản. Do vậy, khi bé 6 tháng tuổi ăn dặm, hệ tiêu hóa sẽ phải làm quen với thức ăn đặc hơn, cấu trúc phức tạp hơn. Điều này, có thể khiến cho trẻ bị táo bón trong thời gian ngắn.

Việc thay đổi chế độ ăn từ sữa mẹ sang ăn dặm cũng có thể khiến trẻ bị táo bón

Việc thay đổi chế độ ăn từ sữa mẹ sang ăn dặm cũng có thể khiến trẻ bị táo bón

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu nước… làm phân bị vón, cứng. Đồng thời, thành ruột không có chất nhờn bôi trơn. Điều này khiến phân khó đào thải, tắc ứ và khiến trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón.

1.2. Ít vận động

Mẹ có thể dễ dàng phát hiện tình trạng táo bón được cải thiện tốt hơn khi con vận động nhiều hơn. Do hoạt động cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu động của ống tiêu hóa. Khi bé ít vận động, nhu động tiêu hóa sẽ chậm và ít đợt co bóp hơn khiến thức ăn khó được tiêu hóa và gây ra hiện tượng táo bón.

1.3. Sử dụng sữa công thức

Trong sữa công thức có thể chứa thành phần khiến bé bị nóng và gây ra táo bón

Trong sữa công thức có thể chứa thành phần khiến bé bị nóng và gây ra táo bón

Sữa công thức là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, một số loại sữa công thức có hàm lượng đạm vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột, khiến cơ thể bé kích thích quá trình tái hấp thu nước để hòa tan lượng đạm dư thừa này. Hệ quả là hàm lượng nước trong phân giảm xuống quá mức bình thường dẫn đến tình trạng táo bón.

1.4. Ảnh hưởng một số loại thuốc

Các thuốc kháng sinh có thể gây loạn khuẩn ruột làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ

Các thuốc kháng sinh có thể gây loạn khuẩn ruột làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ

Ở độ tuổi 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Do đó, bé sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn trước đó. Việc sử dụng thuốc điều trị như thuốc  kháng sinh, chống viêm… có thể ảnh hưởng đến hệ khuẩn đường tiêu hóa hay nhu động của đường ruột. Các rối loạn xảy ra là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón ở trẻ.

1.5. Các vấn đề về bệnh lý

Nhiều mẹ có thể bỏ qua yếu tố này mà khiến táo bón ở trẻ nghiêm trọng hơn. Các bệnh lý có thể gây táo bón cần biết là:

  • Hội chứng ruột kích thích (Colic)
  • Trào ngược dạ dày bẩm sinh do thoát vị hoành.
  • Các bệnh lý ở: gan, tụy, dạ dày
  • Nhiễm khuẩn đường ruột….

Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc đang mắc một trong các bệnh trên. Mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay. Tránh tình trạng tự ý điều trị ở nhà khiến bệnh tiến triển và khó điều trị.

2. Xử lý đối với tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi

Sau khi thấy bé 6 tháng tuổi có những dấu hiệu bị táo bón. Mẹ có thể tham khảo các cách xử lý tình trạng táo báo ở trẻ sau.

2.1. Trị táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi bằng thực phẩm

Bổ sung chất xơ giúp cơ thể của trẻ cải thiện tiêu hóa và hết táo bón

Bổ sung chất xơ giúp cơ thể của trẻ cải thiện tiêu hóa và hết táo bón

Sử dụng thực phẩm để giải quyết tình trạng bé 6 tuổi bị táo bón là cách đầu tiên mẹ nên thực hiện. Dù là bé vẫn còn bú sữa mẹ hay đã ăn dặm. Thực phẩm vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của trẻ. Một số thực phẩm tốt cho tiêu hóa mà mẹ nên bổ sung như:

  • Rau xanh: Rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp, rau ngót, rau cải… Đây đều là các loại rau giúp bôi trơn niêm mạc đường ruột. Nhờ vậy, phân sẽ được tống ra ngoài dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng táo bón của bé.
  • Hoa quả: Các loại hoa quả là nguồn bổ sung nước và vitamin tuyệt vời cho đường ruột. Đồng thời, đây cũng là nguồn chất xơ vô cùng dồi dào mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ. Mẹ có thể chọn các loại quả như cam, bưởi, quýt, bơ… để cho ăn hoặc ép nước cho bé uống.
  • Thực phẩm kích thích tiêu hóa: gồm có sữa chua, men vi sinh, men tiêu hóa… Những thực phẩm kích thích tiêu hóa giúp bổ sung lợi khuẩn và enzyme cho đường ruột. Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tình trạng táo bón của bé chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh những thực phẩm nên dùng. Các mẹ cũng cần lưu ý về những thực phẩm cần hạn chế. Nhờ vậy để tránh tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

  • Sữa công thức: Sữa công thức có thể khiến trẻ bị nóng và dẫn đến táo bón. Các mẹ cần để ý thành phần thật kỹ trước khi có ý định dùng cho con.
  • Thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường: Các thực phẩm này qua sữa vào cơ thể bé sẽ kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn. Do đó có thể làm rối loạn nhu động đường ruột và gây táo bón.

2.2. Bài tập giúp cải thiện tiêu hóa ở trẻ 6 tháng tuổi

Việc luyện tập thể chất thường xuyên sẽ kích thích nhu động của ống tiêu hóa, từ đó đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn, hạn chế việc thức ăn bị lưu trữ trong ruột quá lâu.

Bài tập đạp xe là lựa chọn phổ biến giúp khắc phục táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi

Bài tập đạp xe là lựa chọn phổ biến giúp khắc phục táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi

Bài tập phổ biến nhất là bài tập đạp xe đạp. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:

  • Mẹ cho bé nằm ngửa trên giường. Chú ý con phải thoải mái và vui vẻ khi nằm.
  • Hai tay mẹ nắm vào hai chân bé đưa lên cao. Lần lượt từng tay đẩy đầu gối bé tạo tư thế chân giống như đang đạp xe đạp.
  • Thực hiện liên tục khoảng 3 – 5 phút thì có thể dừng lại.

Bài tập này mẹ nên giúp con tập mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Bên cạnh đó bài tập có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau như trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón hay trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón.

2.3. Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón

Các tiêu chí giúp mẹ lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón cho con:

  • An toàn: Mẹ nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thảo dược cho con.
  • Phù hợp: Các sản phẩm mẹ chọn phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Hiệu quả
  • Dễ uống: Sản phẩm được bào chế dưới dạng lỏng, mùi vị dễ chịu sẽ giúp trẻ dễ uống hơn.
  • Uy tín, chất lượng.

2.4. Một số mẹo chữa táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi khác

Ngoài những điều chỉnh cần thiết trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bé như trên. Mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo để khắc phục tình trạng táo bón cho con như:

  • Massage bụng cho bé: Massage nhẹ nhàng bụng theo chiều kim đồng hồ. Vừa kích thích nhu động tiêu hóa của đường ruột đồng thời giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Ngâm nước ấm: Mẹ có thể cho bé ngâm hậu môn với nước ấm khoảng 3 – 5 phút. Điều này giúp cơ hậu môn co giãn tốt hơn từ đó giảm khó chịu lúc đi tiêu.
  • Rau mồng tơi ngoáy hậu môn: Chất nhớt của rau mồng tơi giúp phân trơn và dễ dàng ra ngoài. Từ đó giảm đau rát hậu môn cũng như khó chịu ở hệ tiêu hóa. Mẹ nên chọn ngọn mồng tơi non, nhiều nhớt và ngoáy hậu môn của bé từ 2-3 lần/ngày.
  • Bôi mật ong ở hậu môn: Mật ong cũng giúp cho việc đi tiêu của con dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đường ở mật khá cao nên sau khi con đi tiêu, mẹ cần rửa sạch tránh vi khuẩn.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ đã hiểu về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi. Từ đó, giúp con lớn khỏe và phát triển tốt nhất.

Táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi: Nguyên nhân và cách xử lý 
3.8 (75%) 4 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

Đinh Thị Việt Tuanhacker1322@gmail.com

2020-12-18 07:59:45

Bé nhà e nay 6 tháng tuổi bị bón bé bú mẹ hoàn toàn kh dùng sữa ngoài mỗi lần con rặn đi ngoài không đi được nguyên nhân do âu ạ

Trả lời
  • Forikid TW3 namnguyen.pveser@gmail.com

    2021-04-23 07:56:21

    Bạn liên hệ theo số hotline để được dược sĩ tư vấn kỹ hơn nhé: 1900 3199

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC