Phát hiện ngay bé 8 tháng tuổi bị táo bón với 5+ dấu hiệu sau

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/03/2023 10:25:17

Tình trạng bé 8 tháng tuổi bị táo bón khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, không an lòng. Làm cách nào để phát hiện ra bé nhà mình đang bị táo bón? Nguyên nhân do đâu? Cách xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

1. Dấu hiệu của bé 8 tháng tuổi bị táo bón

Tuy trẻ nhỏ rất ít khi báo cho mẹ biết về tình trạng cơ thể mình. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể dễ dàng phát hiện chứng táo bón ở trẻ qua một số biểu hiện phổ biến sau.

1.1. Tần suất đi ngoài của trẻ giảm

Đây là dấu hiệu dễ để nhận biết nhất nếu như bé 8 tháng bị táo bón. Nếu như trẻ bị táo bón, chắc chắn việc đào thải phân sẽ trở nên khó khăn. Ngoài ra, phân cũng sẽ bị khô cừng, dẫn đến việc đi tiêu bị đau rát. Chính vì lẽ đó, bé sẽ có xu hướng nhịn đi tiêu để hạn chế việc đau đớn.

Tần suất đi ngoài giảm là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bé 8 tháng tuổi bị táo bón

Tần suất đi ngoài giảm là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bé 8 tháng tuổi bị táo bón

Dĩ nhiên, không phải bất cứ trẻ nào có tần suất đi ngoài giảm đều sẽ bị táo bón. Tuy nhiên, gần như 80% trẻ bị táo bón sẽ có tần suất đi đại tiện rất ít so với trẻ bình thường. Bố mẹ nên đặc biệt lưu ý tới dấu hiệu này vì đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.

1.2. Phân cứng, vón cục và có mùi hôi

Với việc bị ứ đọng quá lâu trong đường ruột, phân sẽ bị hấp thụ dần nước. Từ đó, phân sẽ trở nên khô, cứng hơn và có thể vón cục. Khi đào thải ra, mẹ có thể thấy những cục phân nhỏ bằng đầu ngón tay. Ngoài ra, do bị ứ đọng quá lâu trong đường ruột, đây sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hoạt động và phân hủy tạo mùi hôi thối.

Do vậy, khi bé đi tiêu xong, bố mẹ hãy thử kiểm tra lại tình trạng phân của trẻ. Nếu có những dấu hiệu trên thì rất có thể là trẻ đang mắc phải tình trạng táo bón.

1.3. Khi đi ngoài bé phải gắng sức để rặn

Khi bị táo bón, việc đi tiêu của bé sẽ vất vả và mất sức hơn bình thường

Khi bị táo bón, việc đi tiêu của bé sẽ vất vả và mất sức hơn bình thường

Những khối phân lâu bị đào thải sẽ cứng và vón cục lại. Điều này dẫn tới việc đi tiêu của bé trở nên khó khăn và mất sức hơn. Bé sẽ phải vất vả rặn để đẩy được phân ra ngoài.

Ngoài ra, phân quá khô, cứng cũng sẽ gây đau đớn do chạm vào thành hậu môn. Do vậy, nếu như mẹ thấy bé khi đi tiêu mà phải gắng sức rặn, cùng với đó là những biểu hiện đau đớn như nhăn mặt… Thì rất có thể là việc đào thải phân ra ngoài của bé đang gặp vấn đề.

1.4. Bé bị chướng bụng, bụng cứng

Đây chính là một trong những biểu hiện tiếp theo mà mẹ có thể kiểm tra được. Do phân tồn đọng trong cơ thể lâu ngày sẽ khiến trực tràng bị đùn ứ và trương cứng lên. Mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được sự trương cứng này ở trẻ khi bị táo bón. Để kiểm tra, mẹ hãy dùng tay xoa nhẹ bên ngoài vùng bụng dưới của trẻ.

1.5. Biếng ăn, không chịu ăn

Việc không đi tiêu được dẫn tới việc bé sẽ không muốn tiếp nhận thêm thức ăn mới

Việc không đi tiêu được dẫn tới việc bé sẽ không muốn tiếp nhận thêm thức ăn mới

Không đào thải được phân ra ngoài, phân bị ứ đọng trong ruột… Những điều này khiến bé 8 tháng tuổi có thể xuất hiện các tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Bé sẽ luôn có cảm giác khó chịu trong đường ruột và không muốn tiếp nhận đồ ăn mới. Tình trạng này dẫn đến việc bé không chịu ăn, biếng ăn, thậm chí là sợ bữa ăn…

1.6. Bé bị đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là một trong những biểu hiện rõ nhất báo hiệu bé 8 tháng tuổi bị táo bón. Táo bón làm cho phân ở trạng thái thô, cứng hoặc vón cục, gây ra nhiều khó khăn cho việc đi ngoài của trẻ. Khi trẻ cố sức rặn những khối phân to, cứng ra khỏi cơ thể có thể gây rách hậu môn, làm phân lẫn máu.

2. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng táo bón

Bé 8 tháng tuổi bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nguyên nhân này có thể tới từ cả những tác động bên trong và ngoài cơ thể.

2.1. Chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu chất xơ

Đây là nguyên nhân khiến bé 8 tháng tuổi bị táo bón thường thấy nhất. Chức năng cơ bản và giá trị nhất của chất xơ chính là giữ nước, làm xốp và mềm phân. Nhờ vậy mà quá trình tiêu hóa có thể diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu hóa của trẻ

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu hóa của trẻ

Do vậy, nếu thiếu chất xơ, phân của bé sẽ trở nên khô cứng, vón cục và khó đào thải. Điều này kéo dài trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây ra táo bón. Thiếu chất xơ không chỉ là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi mà còn có thể gặp ở những người trưởng thành.

2.2. Thay đổi từ bú mẹ sang ăn dặm

Độ 8 tháng tuổi là độ mà trẻ bắt đầu được tập ăn dặm thay bên cạnh sữa mẹ. Tuy nhiên, tại thời điểm mới thay đổi từ ăn sữa sang ăn dặm cũng có thể gây táo bón. Dạng đồ ăn mới sẽ đặc hơn sữa, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không thể kịp làm quen. Như vậy, khả năng bé bị rối loạn tiêu hóa và xảy ra tình trạng khó tiêu và táo bón là rất cao.

2.3. Do sử dụng sữa công thức

Có thể một số thành phần trong sữa công thức sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây táo bón ở trẻ

Có thể một số thành phần trong sữa công thức sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây táo bón ở trẻ

Việc sử dụng thêm sữa mẹ cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc bé bị táo bón. Các loại sữa công thức có hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng rất cao. Điều này có thể dẫn tới việc bé bị nóng trong và khó tiêu, táo bón.

Đồng thời, có thể một số thành phần trong sữa công thức không hợp với bé. Như vậy, bé hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Như vậy, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thụ, tiêu hóa và gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi.

2.4. Trẻ vận động kém hoặc lười vận động

Việc nằm quá nhiều, ít vận động cũng sẽ khiến bé 8 tháng bị táo bón

Việc nằm quá nhiều, ít vận động cũng sẽ khiến bé 8 tháng bị táo bón

Vận động có tác dụng kích thích nhu động đường ruột, khiến hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Chính vì điều đó, khi mà bé kém vận động, hệ tiêu hóa cũng sẽ hoạt động kém đi. Chính điều này ảnh hưởng tới khả năng đào thải phân ở trẻ và gây ra táo bón.

Vận động kém có thể đến do trẻ nằm nhiều, không bò, không tập đi… Ở độ 8 tháng tuổi, điều này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa mà còn khá bất bình thường cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ.

2.5. Một số vấn đề sức khỏe, tiêu hóa

Khi trẻ bị ốm sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao và cần một lượng nước để bù đắp, giải nhiệt. Khi đó, lượng nước trong cơ thể và đường ruột sẽ giảm bớt khiến phân khô cứng, khó đào thải. Cùng với đó, khi ốm, sốt, mệt… các cơ quan của cơ thể sẽ bị suy giảm chức năng. Hệ tiêu hóa đường ruột cũng không nằm ngoài những cơ quan này.

Ngoài ra, những vấn đề của hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng tới khả năng đi ngoài ở trẻ. Điển hình trong đó là khi bé bị khó tiêu, chướng bụng… Bên cạnh đó là một số bệnh, dị tật của hệ tiêu hóa như: tổn thương bẩm sinh trên đại tràng, đại tràng phình lớn…

2.6. Ảnh hưởng của thuốc trên cơ thể bé

Việc tiêm phòng ở trẻ nhỏ cũng có thể sẽ gây ra tình trạng táo bón ở bé

Việc tiêm phòng ở trẻ nhỏ cũng có thể sẽ gây ra tình trạng táo bón ở bé

Một số loại thuốc kháng sinh khi sử dụng sẽ có tác dụng phụ làm giảm chức năng tiêu hóa. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh trên trẻ thì hoàn toàn có thể gây ra táo bón. Ngoài ra, nếu như mẹ dùng thuốc và cho con bú thì bé cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc.

Không chỉ sử dụng thuốc kháng sinh, nếu như trẻ vừa tiêm phòng xong. Hàm lượng thuốc vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng tới các cơ quan lẫn hệ tiêu hóa.

2.7. Không có thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Khoảng thời gian 8 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu tò mò và muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Không những vậy, lúc này cũng là thời điểm bé bắt đầu tập đi, tập đứng… Chính vì lẽ đó, bé thường có xu hướng ham chơi mà ít tập trung, hay nhịn đi ngoài. Nhiều lần như thế sẽ khiến cơ thể mất đi phản xạ muốn đi ngoài tự nhiên ở trẻ. Lâu ngày thì hoàn toàn có thể dẫn tới tình trạng bé 8 tháng tuổi táo bón.

2.8. Dấu hiệu của một số bệnh

Tình trạng táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh

Tình trạng táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh

Trên thực tế, táo bón còn có thể là biểu hiện của một số căn bệnh tiềm ẩn. Một số căn bệnh ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa có thể kể đến như: suy tuyến giáp, viêm đường tiêu hóa, bệnh lý về hệ thần kinh… Đây đều là những bệnh lý khá nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ở trẻ.

Do đó, nếu thấy trẻ bị táo bón kèm những triệu chứng bất thường: chậm lớn, chậm phát triển, đau đớn… Mẹ hãy mau chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng xử lý phù hợp. 

3. Cách xử lý tình trạng táo bón ở bé 8 tháng tuổi

Táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm trẻ không có cảm giác thèm ăn, không muốn ăn. Vậy nên mẹ hãy nhanh chóng xử lý bằng một số biện pháp được gợi ý sau đây.

3.1. Bổ sung chất xơ cho bé

Bổ sung chất xơ là cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi

Bổ sung chất xơ là cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi

Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, củ quả… Vì thế, mẹ hãy tăng cường sử dụng những thực phẩm này để tránh táo bón ở trẻ. Có rất nhiều cách để bổ sung rau quả cho bé mà mẹ có thể thực hiện.

  • Thêm rau củ được nấu kỹ và nghiền nhuyễn vào trong bột cháo của bé.
  • Vắt hoa quả hoặc ép hoa quả lấy nước cốt. Cho bé ăn nước ép hoa quả thay cho nước uống hàng ngày.
  • Độ 8 tháng thì bé vẫn còn bú mẹ, nên mẹ cũng tăng cường rau xanh trong bữa ăn. Từ đó sữa mẹ sẽ có hàm lượng chất xơ cao hơn.

Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế ăn hoặc cho trẻ ăn thức ăn nhiều đường, thực phẩm chiên, cay, nóng… Vì đây là các loại thực phẩm rất dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

3.2. Kiểm tra thành phần sữa công thức

Mẹ cần kiểm tra thật kỹ thành phần của sữa công thức để chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất cho bé

Mẹ cần kiểm tra thật kỹ thành phần của sữa công thức để chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất cho bé

Nếu như nguyên nhân khiến cho bé 8 tháng tuổi táo bón tới từ sữa công thức. Việc kiểm tra lại các thành phần có trong sữa là điều mà mẹ nên làm. Nhờ vậy mẹ sẽ biết được các thành phần trong sữa có dễ tiêu cho trẻ không? Có thành phần nào làm rối loạn tiêu hóa? Từ đó giúp mẹ chọn lựa được sản phẩm sữa phù hợp với hệ tiêu hóa và phát triển của trẻ.

Sữa công thức đảm bảo phù hợp cho hệ tiêu hóa của trẻ, thành phần nên chứa: Đạm whey, chất sơ hòa tan FOS, lợi khuẩn, khoáng chất…

3.3. Tăng cường vận động cho trẻ

Như đã nói ở trên, vận động có tác dụng rất tốt đối với nhu động ruột ở trẻ. Do vậy, tăng cường vận động là một cách cải thiện táo bón ở trẻ hiệu quả. Tránh việc nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu cũng như trong thời gian dài.

Việc cho bé vận động nhẹ nhàng như tập đi, tập đứng cũng là cách giải quyết tình trạng táo bón hữu hiệu

Việc cho bé vận động nhẹ nhàng như tập đi, tập đứng cũng là cách giải quyết tình trạng táo bón hữu hiệu

Đối với trẻ 8 tháng, mẹ nên cho bé vận động nhẹ nhàng như tập đi, tập đứng, tập bò… Ngoài ra có thể áp dụng bài tập đạp xe đạp vô cùng hiệu quả. Bé chỉ cần nằm và mẹ dùng tay nâng 2 chân bé lên xuống mô phỏng động tác đạp xe trong 15 phút. Đây là bài đạp rất dễ thực hiện mà hiệu quả với hệ tiêu hóa rất tốt.

Đây là cách xử lý tình trạng này vô cùng phù hợp dù là đối với trẻ 8 tháng hay là trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón.

3.4. Rèn luyện thói quen đi vệ sinh hằng ngày

Ngoài những biện pháp trên, rèn luyện thói quen đi vệ sinh cũng là điều mà mẹ nên nghĩ tới. Việc có thói quen đi vệ sinh hằng ngày, đúng vào một khung giờ nhất định vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vừa giảm thiểu khả năng táo bón mà còn tránh rối loạn tiêu hóa liên quan tới hoạt động bài tiết.

Mẹ có thể tập cho bé đi ngoài vào những khung giờ nhất định như buổi sáng, lúc sau ăn… Bên cạnh đó, hãy luôn nhắc nhở bé về việc đi ngoài đúng giờ. Như vậy, bé sẽ hình thành được thói quen đi ngoài cũng như cải thiện phản xạ đi ngoài tự nhiên.

3.5. Luôn tạo cho bé tâm lý thoải mái

Tâm lý thoải mái cũng sẽ giúp việc đi tiêu ở bé diễn ra dễ dàng hơn

Tâm lý thoải mái cũng sẽ giúp việc đi tiêu ở bé diễn ra dễ dàng hơn

Theo các bác sĩ, tâm lý thoải mái ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tiêu hóa của cơ thể. Khi vui vẻ, không căng thẳng… hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Chính vì vậy, khi thấy bé nhà mình bị táo bón, đừng la mắng hay tạo không khí khiến bé lo sợ. Mẹ hãy tạo một tâm lý thật thoải mái cho con, không để bé sợ hãi việc đi ngoài. 

3.6. Sử dụng sản phẩm bổ trợ

Một trong những cách giúp điều trị táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi có thể kế đến đó là dùng các sản phẩm bổ trợ. Mẹ nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để an toàn khi cho trẻ dùng. Đồng thời, sản phẩm phải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Sản phẩm phải được bào chế dưới dạng lỏng, mùi vị dễ uống. Và nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, uy tín.

3.7. Áp dụng một số mẹo dân gian chữa táo bón

Ngoài những phương pháp trên thì vẫn còn một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình hình táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi mà mẹ có thể áp dụng.

  • Ngâm mông trẻ trong nước ấm: Có tác dụng làm mềm và giãn nở các cơ vòng hậu môn. Từ đó giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Dùng cọng rau mồng tơi ngoáy hậu môn: Chất nhớt của rau mồng tơi sẽ bôi trơn và kích thích nhu cầu đi đại tiện ở trẻ.
  • Bôi mật ong vòng quanh hậu môn: Giúp bôi trơn và kích thích nhu động ruột hoạt động.

3.8. Đưa trẻ tới các cơ sở y tế

Hãy đưa trẻ đi khám kịp thời để phòng tránh tình trạng táo bón ở trẻ ảnh hưởng tới sự phát triển

Hãy đưa trẻ đi khám kịp thời để phòng tránh tình trạng táo bón ở trẻ ảnh hưởng tới sự phát triển

Đối với một số trường hợp cụ thể, mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Từ đó biết được tình trạng táo bón cũng như có phương pháp điều trị cụ thể nhất.

  • Tình trạng táo bón kéo dài: Dù mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Có thêm các biểu hiện khác lạ: Một số biểu hiện như quấy khóc, sút cân, đau đớn… cũng cần đặc biệt lưu ý và đưa đi khám kịp thời.
  • Đi ngoài ra máu đen: Nếu thấy phân có kèm theo máu đen. Mẹ cần đặc biệt lưu ý vì rất có thể trẻ đang bị chảy máu trong.

4. Phòng ngừa táo bón ở trẻ thế nào?

Để có thể phòng tránh chứng táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi, các mẹ có thể lưu ý:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo chất xơ và lượng nước mà cơ thể cần.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, thường xuyên cho trẻ vận động.
  • Xây dựng thói quen đi ngoài đúng giờ.
  • Thường xuyên quan tâm và chú ý đến sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Hy vọng qua bài viết ở trên đây, các mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra cũng như biết được cách xử lý tình trạng bé 8 tháng tuổi bị táo bón. Từ đó giúp cho cho bé cải thiện thể trạng và phát triển một cách tốt nhất.

Phát hiện ngay bé 8 tháng tuổi bị táo bón với 5+ dấu hiệu sau
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC