Sử dụng các mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ được khá nhiều mẹ lựa chọn. Những mẹo này vừa đem lại an toàn, ít có tác dụng phụ lại còn rất dễ để thực hiện. Hãy cùng Forikid TW3 tìm hiểu các mẹo dân gian dùng để chữa táo bón cho trẻ nhé.
1. Mật ong
Mật ong là sản phẩm của tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong mật ong có hàm lượng lớn các vitamin và enzyme tự nhiên. Từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng hấp thu dinh dưỡng. Mật ong còn giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột.
Ngoài ra, mật ong cũng bôi trơn, ổn định nhu động ruột và duy trì tỷ lệ nước trong phân. Từ đó giúp khối phân mềm và dễ dàng được tống ra ngoài hơn. Đây là lý do từ lâu mật ong được biết đến là một mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những cách trị táo bón ở trẻ 2 tuổi được nhiều mẹ áp dụng nhất.
Để dùng mật ong cải thiện táo bón cho con, mẹ có thể lựa chọn một trong những cách sau:
- Mật ong – Sữa: Mẹ làm ấm khoảng 250ml sữa không đường rồi hòa chung với 100ml mật ong. Sau đó cho bé uống một lần vào buổi sáng sớm. Lưu ý: Sữa không được làm nóng quá để tránh phá vỡ cấu trúc enzyme và vitamin có trong mật ong.
- Mật ong – cà chua – chanh – sữa: Ép một quả cà chua, nửa quả chanh kết hợp với 200ml sữa và một chút mật ong cho bé uống hàng ngày. Hỗn hợp này không chỉ bổ sung enzyme tiêu hóa và vitamin mà còn cung cấp chất xơ rất tốt cho trẻ đang bị táo bón.
- Nước ấm – mật ong: Trường hợp mẹ không có nhiều thời gian thì chỉ cần pha mật ong với nước ấm. Cho bé uống mỗi ngày 3 lần, một lần 1 thìa cà phê là được.
Lưu ý: Mật ong có hàm lượng đường cao và có thể gây dị ứng nên các mẹ cần theo dõi kỹ các phản ứng của bé trong thời gian sử dụng.
2. Rau mồng tơi
Tác dụng trị táo bón của rau mồng tơi đến từ thành phần chất nhờn của rau. Thành phần này giúp giảm ma sát giữa khối phân và thành ruột, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn. Ngoài ra, thành phần chất xơ trong mồng tơi cũng giúp giữ nước trong phân tốt hơn. Nhờ vậy sẽ làm giảm độ khô, cứng của khối phân. Đây là một trong những cách cải thiện rất tốt táo bón ở trẻ 2 tuổi, 3 tuổi thậm chí là táo bón ở trẻ em 4 tuổi.
Rau mồng tơi được các mẹ sử dụng để điều trị táo bón cho trẻ bằng cách sau:
- Dùng mồng tơi qua đường ăn uống: Mẹ có thể nấu canh rau mồng tơi với ngao hoặc tôm đều được.
- Mẹo dùng mồng tơi ngoáy hậu môn: Mẹ chọn một cọng mồng tơi tươi và non, tước vỏ rửa sạch sau đó đưa vào hậu môn trẻ và ngoáy đều khoảng 4 – 5 lần. Chất nhờn trong mồng tơi sẽ giúp khối phân trơn và dễ đẩy ra ngoài hơn.
3. Rau dền gai
Không chỉ được dùng khi bị táo bón, rau dền gai còn rất bổ dưỡng với các thành phần như: Protein, chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng như vitamin K, B2, B6, B12, sắt, kẽm, calci, phospho,…
Theo Đông y, rau dền gai có vị ngọt, tính lạnh giúp thanh nhiệt, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Rau thường được sử dụng để điều trị các bệnh như: Kiết lỵ, táo bón ở trẻ nhỏ.
Bài thuốc trị táo bón từ rau dền gai như sau:
- Nguyên liệu: 250gr rau dền, bột vừng đen
- Cách thực hiện: Mẹ đem rau dền rửa sạch rồi luộc sôi khoảng 3 phút. Sau đó, mẹ trộn rau cùng với bột vừng đen để bé ăn cùng với cơm.
- Cách sử dụng: Một tuần mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3 bữa để ngăn chặn tình trạng táo bón xuất hiện.
4. Nha đam
Lô hội là thảo dược được sử dụng phổ biến trong cả lĩnh vực mỹ phẩm và dược phẩm. Các nhà khoa học cho biết, trong thành phần của lô hội có chứa đến hơn 75 chất khác nhau bao gồm: Vitamin, khoáng chất và 22 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Chất tạo ra đặc tính trị táo bón của lô hội là anthraquinon. Chất này hoạt động như một chất nhuận tràng giúp tăng lượng nước giữ trong phân đồng thời kích thích niêm mạc ruột bài tiết chất nhầy làm giảm ma sát giữa phân và thành ruột. Ngoài ra, anthraquinon cũng làm tăng nhu động ruột và tăng co bóp để tiêu hóa thức ăn.
Cách sử dụng lô hội trị táo bón như sau:
- Nguyên liệu: 1 nhánh nha đam và đường phèn
- Cách thực hiện: Mẹ dùng dao gọt bỏ toàn bộ phần vỏ xanh bên ngoài, chỉ giữ lại phần ruột trong. Sau đó, đem phần ruột tách được cắt nhỏ rồi nấu với đường phèn.
- Cách sử dụng: Chia hỗn hợp nha đam nấu đường phèn làm 3 lần rồi cho trẻ uống trong ngày.
Lưu ý: Tính nhuận tẩy của lô hội khá mạnh nên khi mẹ thấy phân của bé đã mềm thì cần ngừng ngay để tránh gây tiêu chảy. Phần vỏ xanh phải được loại bỏ hoàn toàn để tránh chất đắng trong đó gây kích thích ruột.
5. Lá diếp cá
Rau diếp cá được xếp vào nhóm dược liệu có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc. Từ đó khắc phục các triệu chứng do nóng trong gây nên. Các nghiên cứu Y học hiện đại thì cho thấy, diếp cá có hàm lượng nước và chất xơ cao giúp khắc phục tình trạng phân khô gây táo bón.
Cách dùng rau diếp cá như sau:
- Rau diếp cá khô: Lấy rau diếp cá khô đem pha trà lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Rau diếp cá tươi: Ép lấy nước cho bé uống 1 ly mỗi ngày sẽ thấy vấn đề táo bón được khắc phục rõ rệt.
6. Rau ngót
Trong Đông y, rau ngót là vị thảo mộc có vị ngọt, tính mát thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, kích thích sinh tân dịch, nhuận tràng… Ngoài ta, y học hiện đại cũng phát hiện trong rau ngót có ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein nên rất tốt cho sức khỏe chung của cơ thể.
Để trị táo bón cho trẻ từ cây rau ngót, mẹ có thể áp dụng cách sau:
- Nguyên liệu: rau ngót, thịt nạc xay
- Cách thực hiện: Mẹ mua thịt lợn nạc xay về sau đó xào qua rồi thêm nước đun đến khi sôi thì thả rau ngót vào nấu đến chín và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
- Cách sử dụng: Cho trẻ ăn canh rau ngót, thịt nạc 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện chứng táo bón của trẻ tốt nhất.
7. Bồ kết
Nước bồ kết được phát hiện có tác dụng kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và rút ngắn thời gian phân ở trong đại tràng. Điều này giúp khối phân không bị tái hấp thu nước nhiều lần và trở nên khô cứng.
Cách dùng quả bồ kết trị táo bón cho con như sau:
- Nguyên liệu: 2 – 3 quả bồ kết.
- Cách thực hiện: Mẹ đem bồ kết đi nướng chín rồi đun sôi với khoảng 500ml nước.
- Cách sử dụng: Để nước nguội thì dùng xi lanh bơm một chút nước vào hậu môn của bé.
Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng với các bé trên 1 tháng tuổi.
8. Hạt vừng đen
Hạt vừng đen có chứa thành phần tinh dầu và chất xơ có tác dụng bôi trơn đường ruột và làm cấu trúc phân rỗng, bớt khô cứng giúp khắc phục tình trạng táo bón. Đây cũng là dược liệu chữa táo bón được sử dụng rất phổ biến trong Đông y.
Cách sử dụng hạt vừng đen như sau:
- Nguyên liệu: 50g vừng đen và 30ml mật ong nguyên chất
- Cách thực hiện: Đầu tiên mẹ cần sao vừng đen đến khi thơm rồi để nguội trộn với mật ong đã chuẩn bị. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn 2 – 3 lần, tình trạng táo bón sẽ nhanh chóng hết.
9. Hạt thì là
Hạt thì là được sử dụng từ lâu đời để khắc phục các vấn đề về tiêu hóa như đầy chướng bụng, khó tiêu, táo bón. Hạt thì là có tác dụng kích thích co bóp nhu động ruột đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một số chuyên gia còn cho rằng hạt thì là có khả năng ức chế sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột.
Cách sử dụng loại hạt này để trị táo bón như sau:
- Nguyên liệu: Hạt thì là khô
- Cách thực hiện: Đem hạt thì là khô đã chuẩn bị đi sao vàng sau đó nghiền thành bột. Mỗi ngày, mẹ lấy khoảng nửa thìa cà phê bột hạt thì là pha cùng 1 cốc nước ấm.
- Cách sử dụng: Các mẹ cho con uống đều vào buổi sáng tới khi tình trạng táo bón được cải thiện.
10. Mận khô
Trong mận khô có chứa thành phần là polyphenol. Đây một chất chống oxy hóa có tác dụng kích thích nhu động tiêu hóa của dạ dày và ruột. Từ đó cải thiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón…
Cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Nguyên liệu: 500g mận tươi và 200g mật ong
- Cách thực hiện: Mận tươi đem khứa đều rồi phơi khô trong khoảng 3 – 5 ngày. Sau đó, đem mận tẩm cùng mật ong rồi sấy trong khoảng 30 phút. Mận được sấy khô nên bảo quản trong lọ kín
- Cách sử dụng: Mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn từ 2 – 3 quả hoặc pha với nước sôi để lấy nước uống như trà.
11. Nho khô
Trong thành phần của nho khô chứa lượng lớn chất xơ có tác dụng hỗ trợ táo bón và kích thích nhu động ruột. Ngoài ta, chất xơ trong quả nho còn giúp hấp phụ cặn bã trong lòng ruột, làm sạch lòng ruột và ngăn chặn các bệnh về tiêu hóa.
Cách sử dụng nho khô như sau:
- Nguyên liệu: 4 – 5 quả nho khô
- Cách thực hiện: Mẹ lấy 4 – 5 quả bỏ vào cốc nước lọc ngâm qua đêm. Đợi đến hôm sau khi nho đã nở,mẹ vớt lấy nho rồi ép lấy nước cốt.
- Cách sử dụng: Cho bé uống nước cốt vào buổi sáng. Cách này có thể thực hiện đến khi tình trạng táo bón của bé được cải thiện.
12. Lá bạc hà
Theo các chuyên gia, lá bạc hà có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm kích thích thần kinh và làm ổn định nhu động co bóp đường tiêu hóa rất tốt. Đây cũng là lý do khiến trà bạc hà được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị táo bón cho trẻ nhỏ.
- Nguyên liệu: Một vài lá bạc hà tươi.
- Cách thực hiện: Mẹ lấy vài lá bạc hà tươi rửa sạch, cho vào ấm rồi hãm trà. Lưu ý nên hãm trà loãng để cho trẻ uống.
- Cách sử dụng: Cho trẻ uống trong thời gian bé bị táo bón. Nên cho trẻ uống khi trà còn ấm, có thể uống thay nước.
Với những mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ trên đây, hy vọng các mẹ sẽ tìm ra phương pháp tốt nhất cho con mình. Từ đó giúp trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh nhất.
Forikid TW3 với chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và giảm nguy cơ táo bón. Được bào chế dưới dạng cao lỏng giúp lưu giữ tối đa thành phần dược liệu, giúp phát huy tác dụng tối đa khi sử dụng, vị dễ uống.
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.